Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. CON NGƯỜI BẤT TỬ

21/05/201311:53(Xem: 5684)
V. CON NGƯỜI BẤT TỬ

HÉ MỞ CỬA GIẢI THOÁT

Thiền Sư Thích Thanh Từ

--- o0o ---

V

CON NGƯỜI BẤT TỬ

Thế theo lời yêu cầu của vị Ðại diện Tăng Ni hôm nay, tôi nói với quý vị về “Con người bất tử” trong đây tôi chia làm ba phần: Con người bất tử, ngay con người sanh tử có con người bất tử, nhập con người bất tử, ba phần nầy thật là hệ trọng, phần một phần hai tôi giải quyết được, phần ba tôi chỉ dẫn Kinh làm chứng, vì việc này tôi chưa làm xong.

Con người bất tử.

Thế nào là con người bất tử? Ở đây tôi nói con người bất tử, chính trong Kinh nói là pháp thân, là Như Lai, là Chơn Tâm, là Niết bàn... chính đó là cái bất tử sẵn có nơi chúng ta. Nhập được cái đó gọi là Như Lai, là Phật vv... Ðây tôi nói danh từ, nhận ra con người bất tử là gì? Quý vị thường tụng Kinh Pháp Hoa, nhớ phẩm mười sáu Như Lai Thọ Lượng, tức là tuổi thọ của Ðức Phật trong kinh Phật kể tuổi thọ là bao nhiêu. Ai có thể tính được? Phật nói tổng quát thế nầy, giả sử có người đem thế giới tam thiên đại thiên nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi làm mực, người ấy dùng thần thông đi qua cả trăm ngàn thế giới mói chấm một hạt bụi xuống, cứ như thế nào đến chấm hết mực của thế giới tam thiên đại thiên, gom hết những thế giới đã chấm mực và không chấm mực ấy, nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi tính thành một kiếp, tuổi thọ của Phật là bao nhiêu? Ðó là lỗi nói để diễn tả con người bất tử. Bất tử là không chết, bởi không chết nên tuổi thọ không làm sao tính toán được.

Như thế, đã biết rõ con người bất tử là mãi mãi không chết song tại sao tôi nói bất tử mà ở trong Kinh nói Vô Sanh (Niết Bàn)? Sao tôi không nói Vô Sanh lại nói bất tử, vì tất cả thế gian thích sanh, sợ tử. Nói vô sanh thì họ buồn, nói bất tử thì họ chịu, nên tôi phải nói con người bất tử. Thật ra có sanh thì có tử, không sanh thì lấy đâu mà tử. Cho nên trong Kinh nói vô sanh là chỉ thẳng cái nhơn, nhơn không thì quả làm gì có. Chúng ta quen nói bất tử thì chịu, nó vô sanh thì không ưa. Ðây là lý do tôi nói khác trong Kinh. Nếu chúng ta nhận ra con người bất tử thì đó là Như Lai, vì thế nói tuổi thọ Như Lai không thể tính, không thể đếm, không làm sao biết được hết. Một nhà toán học tài tình cũng không tài nào tính nổi.

Kế phẩm Như Lai thọ lượng đến phẩm thứ mười bảy tên là Phân Biệt Công Ðức. Phân biệt là so sánh, so sánh người nhân hiểu tuổi thọ Phật, khác với những làm việc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn... tôi dẫn một đoạn Phật nói “Nếu người nào khởi một niệm tin hiểu tuổi thọ Như Lai thì người có công đức không thể tính lường được”. Lại một đoạn nữa. Ðức Phật nói: Nếu có người thiện nam thiện nữ, đối với thọ mạng Như Lai tin hiểu không nghi, người đó chính họ sẽ thấy Phật ở núi Kỳ Xà Quật. Vì các Vị Bồ Tát lớn và các vị Thanh Văn vây quanh nói pháp. Nghĩa là ai đối với thọ mạng dài của Phật, hiểu được thì người đó thấy Phật ở Hội Linh Sơn và nói pháp. Tại sao? Bởi thấy được con người bất tử là thấy Phật. Phật Thích Ca là thân xác thịt, con Phật ở đây nói là Phật Pháp thân. Nơi Phật Thích Ca có con người bất tử. Nhận ra được gọi là thấy Phật. Ðó là hiệu nghiệm của người nhận ra “Con người bắt tử”.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan khi nghe Phật giải thích trong cái sanh diệt có cái không sanh diệt. Ðến đoạn cuối Thất Ðại, Ngài tỉnh ngộ, tỉnh ngộ rối, Ngài làm một bài kệ tán Phật, Pháp và nói lên chí nguyện của Ngài. Bốn câu đầu là:

Diệu trạm tổng trì bất động tôn,

Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng.

Bất lịch tăng ký hoạch pháp thân.

Bốn câu đó thôi, quý vị thấy khi nhận được con người bất tử là có lợi ích lớn. Câu đầu tán Phật “Diệu trạm là nhiệm mầu trong lặng, tổng trì là gồm nhớ giữ, bất động là chẳng lay động, tôn là đấng tôn trọng, chỉ Ðức Phật là bậc nhiệm mầu trong lặng là gồm nhớ giữ, là không lay động. Câu thứ hai tán thán Pháp Phật, nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm là vua các kinh thật ít có trên đời. Nhờ nghe các kinh nầy Ngài tiêu được cái tướng điên đảo muôn ức kiếp. Khi ngộ được pháp thân thì nó tiêu tan hết. Thế nào là tướng điên đảo? Tướng điên đảo là cai gì mà tưởng thật. Cái thật mà tưởng là không bao giờ thấy cái giả hẳn là giả, cái thật hẳn là thật chớ chẳng phải là không. Quý vị thấy chỉ nhận đúng thì tướng điên đao liền tiêu. Ðến câu cuối “Bất lịch tăng, kỳ hoặch pháp thân” nghĩa là không trải vô số kiếp mà được pháp thân. Tại sao vậy? Bởi vì trong kinh nói người tu theo đại thừa tiệm thứ từ sơ phát tâm trải qua thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và tứ gia hạnh là trải qua số kiếp thứ nhất, gọi là tam thiền. Từ sơ địa đến bát địa là vô số kiếp thứ hai. Từ bát địa đến qua Diệu Giác (Phật) là vô số kiếp thứ ba. Người tu đến sơ-địa mới thấy được pháp thân. Cho nên hàng sơ-địa Bồ Tát gọi là phá một phần vô minh thấy một phần pháp thân, cũng gọi là phần giác. ngài A-Nan không cần trải qua số kiếp mà thấy được pháp thân, nên nói “Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân, nên nói “Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân”. Như vậy là tu vượt bực, cho nên nói là “đốn ngộ” thấy được một cách nhanh chóng, không cần thứ lớp, đây là lợi ích,khi nhận nơi mình có con người bất tử.

NGAY CON NGƯỜI SANH TỬ CÓ CON NGƯỜI BẤT TƯÛ

Lý thật là ngay con người sinh tử đã có con người bất tử. Bọn phàm phu chúng ta si mê nên chẳng thấy. Chư Phật, Bồ Tát và những người đạt đạo đều nhận thấy. Thiền sư Huệ Nam ở Hoàng Long nói: “Người người trọn nắm hạt châu linh xà, mỗi mỗi tự ôm hòn ngọc Linh Sơn mà không tự hồi quang phản chiếu. Nhớ châu quên chỗ nơi đâu không nghe nói. Khi ứng lỗ tai dường như hang trống, tiếng lớn tiếng nhỏ đều đầy đủ: khi ứng con mắt như ngàn mặt trời, muôn tượng không thể trốn hình bóng; nghĩ suy theo hình sắc mà tìm, dù Tổ Ðạt Ma từ Tây Trúc sang cũng chịu thua”.

Hạt châu linh xà hay hòn ngọc Long Sơn đều chỉ cái sẵn có, chẳng sanh chẳng diệt nơi chúng ta. Ngay nơi thân sanh diệt đã có cái không sanh diệt. Nó ứng ra lỗ tai thì tiếng lớn tiếng nhỏ đều đủ. Ứng ra con mắt thì muôn tượng không thể trốn hình bóng. Thế mà chúng ta quên nó, cứ chạy theo cái suy nghĩ cho là tâm mình. Bản chất cái nghĩ suy là nương tựa với hình sắc âm thanh bên ngoài, là tướng sanh diệt. Nếu chúng ta cứ bám chặt vào nó, dù Tổ Ðạt Ma từ Tây Trúc sang, cũng không làm sao chỉ cho chúng ta thấy tánh được. Chúng ta phải quay lại xem nơi mình, sáu cửa hằng phóng quang ấy, từ đâu mà ra, khả dĩ chúng ta sẽ nhận thấy hạt châu linh xà hay hòn ngọc Linh Sơn.

Thiền sư Việt Nam ngài Thuận Chơn nói kệ: Chơn tánh thường vô tánh: Chơn tánh thường không tánh Hà tằng hữu sanh diệt: Ðâu từng có sanh diệt Thân thị sanh diệt pháp: Thân là pháp sanh diệt Pháp tánh vị tằng diệt: Pháp tánh chưa từng diệt. Ở đây nói pháp tánh tức là pháp thân. Thân tứ đại là pháp sanh diệt nên nói “Con người sanh tử” pháp thân không ngoài thân tứ đại nầy mà có, nếu khéo nhận ra, khác nào trong ngọn núi cháy, lượm được hòn ngọc tươi nhuần.

NHẬP CON NGƯỜI BẤT TỬ

Phần này, chúng tôi chỉ dẫn Kinh qua lời dạy của đức Phật cho quý vị thấy lối vào. Cũng trong Kinh Lăng Nghiêm sau lời kệ tán Phật và thề nguyện rồi, ngài A Nan bạch Phật:Ví như kẻ lang thang được nhà vua tặng cho một ngôi nhà đẹp vô cùng, được nhà đẹp rồi, không biết cửa nào vô mà làm sao vô? Yêu cầu Phật chỉ cho cái cửa để vô nhà, sau đó Phật bảo 25 vị thánh thay nhau trình sở ngộ của mình, để chọn cái căn cơ thích hợp và cái cửa tiến vào ngôi nhà này. Như vậy ngộ rồi là biết mình có hòn ngọc báu hay biết mình có ngôi nhà đẹp, nhưng vào cửa chưa được để ngồi nghỉ ngơi trong nhà, còn phải nhập được. Vì vậy nên Kinh Pháp Hoa khai thị ngộ nhập. Ngộ là nhận ra, nhập là tiến thẳng vào, chứ không phải ngộ rồi là hài lòng nơi đó. Vào được trong mới thật là sống với cái “bất tử”. Thế nên người ngộ thì bớt được tưởng điên đảo song hoặc vi tế chưa hết, vẫn còn tham vẫn còn sân. Chừng nào nhập được mới sạch hết cái hoặc vi tế, chúng ta biết rõ người tu muốn nhập được tri kiến Phật hay con người bất tử thì công phu rất chín chắn, rất cẩn mật, chớ không phải là thường. Song nhập ở đâu và nhập bằng cách nào? Tuy chúng ta chưa nhập, nhưng thấy con đường về nhà và cái nhà của chúng ta ở chỗ nào, đi bao lâu tới để khỏi lầm. Trong kinh Niết bàn bài kệ đơn giản nhất mà cũng đầy đủ nhất là:

Chư hạnh vô thường: Các hạnh vô thường

Thị sanh diệt pháp: Là Pháp sanh diệt

Sanh diệt dĩ diệt: Sanh diệt diệt rồi

Tịch diệt vi lạc: Tịch diệt là vui

Các hành là hành nghiệp thuộc vô thường là pháp sanh diệt. Vọng tưởng của mình có phải là hành nghiệp không? Một niệm dấy lên là hành nghiệp. Hành nghiệp tế. Hành nghiệp ra thân khẩu là hành nghiệp thô. Vì vậy, còn một niệm là còn hành nghiệp. Nó thuộc về vô thường, vừa dấy niệm lên là sắc tướng sanh diệt, danh diệt là vô thường, nếu bám vào vô thường thì muôn đời không bao giờ nhập được con người bất tử. Người bất tử cái chân thường phải buông tức là tôi nói rũ sạch các duyên vô thường rồi, mới nhập được con người bất tử. Cho nên nói sanh diệt rồi tịch diệt là vui, tức là cái mầm sanh diệt diệt hết, cái tịch diệt hiện tiền kế đó là vui.

Giờ đây, tôi sang một đoạn kinh Di Ðà trong kinh Phật nói: Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn chuyên trì danh hiệu, nhược nhất nhật nhược nhị nhật, nhất tâm bất loạn, kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Ðà Phật dự chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền” Ngài nói nếu có người thiện nam hay thiện nữ chuyên trì danh hiệu Phật A Di Ðà, hoặc một ngày hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn là gì? Loạn là duyên sanh tử, loạn là động, còn niệm tức là còn dấy động, còn loạn là sanh tử. Nhất tâm là như như bất động là nhập được con người bất tử. Nhập được như vậy, kinh Niết bàn gọi là “Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt mới là cái chơn thật, Phật A Di Ðà dịch nghĩa là Vô Lượng Thọ, tức là tuổi thọ vô lượng. Tuổi thọ vô lượng là con người bất tử chứ gì. Cõi Cực Lạc là vui tột, không còn sanh tử chẳng phải vui tột là gì?.

Quý vị so sánh Kinh Niết Bàn có vẽ trừu tượng, nói cái sanh diệt rồi, cái tịch diệt rồi, cái tịch diệt là vui. Mình không biết cái tịch diệt là vui thế nào. Người nào hết mầm sanh diệt, được tịch diệt rồi sẽ thấy, kinh A Di Ðà nói có vẽ phấn khởi hơn, vì khéo dùng lối nhân cách hóa và cụ thể hóa. Nói rằng người niệm Phật, được nhất tâm bất loạn, khi sắp lâm chung sẽ thấy Ðức Phật A Di Ðà đến tiếp đón. Tức là có một đức Phật như con người đến đón mình về cõi Phật, là nhân cách hóa cõi Cực Lạc là nơi an vui tột độ. Là cụ thể hóa, cái vui của người tu là thoát ly được sanh tử, nếu thoát ly được sanh tử mới thật là vui. Chữ khổ trong tứ đế là gì? Tức là vô thường, còn bị vô thường chi phối là khổ, tứ khổ khổ, vân vân... đều y như trong lý vô thường, vì vậy muốn hết khổ phải hết mầm sanh tử, mầm sanh tử diệt rồi, cái đó mới thật vui. Ðây là nhập con người bất tử. Nhập được con người bất tử, chừng đó tha hồ tự do tự tại. Nói theo kinh Di Ðà thì được rước về cõi Cực Lạc tha hồ mà hưởng đủ thứ vui.

Dẫn chứng thứ ba là Kinh Lăng Nghiêm. Trong kinh Bồ Tát Quán Thế Âm, kể lại hạnh tu của Ngài cho đức Phật và đại chúng nghe, tôi dẫn một đoạn chánh văn: “Sở ư văn trung, nhập lưu vong sở, sở nhập kỳ tịch, động tịnh nhi tướng, liễu nhiên bất sanh, như thị tiệm tăng, văn sở văn tận, tận văn bất trụ, giác sở giác không, không giác cực viên, không sở không diệt, sanh diệt dị diệt, tịch diệt hiện tiền, hốt nhiên siêu diệt, thế xuất thế gian thập phương viên minh, hoạch nhi thù thắng, nhất giả thương hợp thập phương chư Phật, bổn diệu giác tâm, dư Phật Như Lai, đồng nhất từ lực, nhị giả, hạ hợp thập phương nhất thiết lục đạo chúng sanh, dữ chư thánh chúng đồng nhất bi ngưỡng”.

Ðoạn nầy Ngài kể lại công hạnh tu hành cho đến tịch diệt “sở ư văn trung” là trong tánh nghe ban đầu “nhập lưu văn sở” tức là nhập được tánh nghe rồi quên hết những tiếng động bên ngoài “sở nhập kỳ tịch, động tịnh nhi tướng, liễu nhiên bất danh là cái sở nhập được sâu lặng rồi, thì hai tướng động tịch không còn nữa. “Như thị tiệm tăng” tới đó lần lần tiến lên. “Văn sở văn tận” tức là cái hay nghe và cái bị nghe đều hết. Cái hay nghe và cái bị nghe hết rồi cũng không dừng ở đó tức là “tận văn bất trụ” và phải tiến lên giác sơ giác không, cái năng giác và cái sở giác cũng phải hết nữa. Năng giác sở giác hết rồi thì “không giác cực viên” cái không giác tròn đầy, không sở cũng không diệt. Giai đoạn đó diệt rồi, mới đến sanh diệt dị diệt, tịch diệt hiện tiền, khi tịch diệt hiện tiền, bổng dưng siêu xuất cả thế gian và xuất thế gian thấy mười phương đều tròn sáng, được hai thứ thù thắng. Cái thù thắng thứ nhất là trên hợp với mười phương chư Phật, tâm diệu giác sẵn có của mình hợp với tâm diệu giác của chư Phật mình và Phật đồng một lòng tu. Hai là hợp với tất cả chúng sanh trong lục đạo, đồng một lòng bi ngưỡng. Trên hợp với chư Phật nên có lòng từ, dưới hợp với chúng sanh nên có lòng bi.

Ở đây chúng ta thấy rõ, muốn đi đến cứu cánh, cũng phải sanh diệt hết rồi, tịch diệt hiền tiền, không phải tới tịch diệt hiện tiền là hết. Chừng đó mới thấy siêu xuất của thế gian và xuất thế gian. Ðược siêu xuất thề và xuất thế gian rồi, mình mới hợp với chư Phật có lòng từ ban vui cho chúng sanh. Hợp với chư Phật có lòng từ ban vui cho chúng sanh. Hợp với chúng sanh khởi lòng bi, nhổ hết gốc khổ cho họ. Ðó là công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tôi đối chiếu sơ qua công hạnh nầy với mười mục chăn trâu trong nhà thiền. Thiền sư trước kia có phác họa mười mục chăn trâu để kẻ hậu tu thấy bước tiến từ thô đến tế của mình. Từ “Sở ư văn trung, nhập lưu vong sở” vào được trong tánh nghe quên hết tiếng bên ngoài. Ví như con trâu được chăn điều phục nắm mũi lôi nó về, nó quên cỏ quên lúa mạ ở ngoài, chỉ theo người chăn xoay trở lại, đến chỗ “động tịnh nhi tướng liễu nhiên bất sanh”. Khi con trâu thuần thục, chú mục đồng ngồi dưới cội cây thổi sáo, trâu nằm im trên bãi cỏ, không còn đi đứng phá phách gì nữa. Ðến văn sở tận là chỉ bức tranh không còn trâu chỉ còn thằng chăn. Ðến “giác sở giác không” thì thằng chăn mất luôn, năng giác sở giác đều không, rồi “không sở không diệt” là tới chỗ một vòng tròn, là mất luôn năng không sở không. Phải qua được vòng tròn nầy “tịch diệt hiện tiền” là bức tranh thứ chín “lá rụng về cội, chim bay về tổ” tức là hợp với tâm diệu giác của chư Phật, hợp với tất cả chúng sanh lòng bi ngưỡng, chỉ thiền sư buông thõng tay vào chợ, đem mình vào trong chúng sanh là bức họa thứ mười. Trong nhà thiền thường nói “Ông chỉ vào Phật giới chưa chỉ vào ma giới”. Phật giới là chỗ hợp với mười phương chư Phật. Ma giới là chỗ hợp với tất cả chúng sanh.

Thế nên người tu muốn đến nơi đến chốn là phải trải qua những giai đoạn như trên. Chớ không đơn giản. Vậy mà có một số người nghe hiểu sơ sài, hài lòng tưởng mình đã hay, uông trà ngâm thơ, cho như vậy là đúng. Ðây là bệnh không đi đến đâu hết, sanh tử vẫn còn nguyên huống là người chưa được gì hết!

Cho nên đường tu không đơn giản, không phải bình dị như người ta tưởng mà phải hết sức nổ lực, hết sức cố gắng, tận lực phấn đấu cho đến ngày viên mãn. Trong nhà thiền nói con người can đảm tột độ là “giết người mà không ngó lại” mới khả dĩ tiến đạo. Còn chúng ta mới rầy người khác buồn, thì đã nhìn lại rồi, xem mặt họ có buồn chăng. Chúng ta cái gì đã bỏ lại tiếc, đã qua thì ngó lại không bao giờ dám dứt khoát, bởi không dứt khoát, nên không tiến được, phải gan dạ dứt khoát, thì khả dĩ tiến tới chỗ cuối cùng. Con đường trước mắt của mình hoa thơm cỏ lạ dẫy đầy, song trên đường đi cũng gai chông không ít. Chúng ta không phải đi vào ngõ bí, đi vào lối cùng, mà đang đi đến chỗ vô biên vô tận. Thật là “nguồn cùng núi tột” nghi không lối, hoa nở liễu xanh riêng một thôn (Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh biệt nhất thôn). Vì vậy khi biết rõ chỗ đi của mình, đến đó có những cái gì để chúng ta hăng hái tiến lên, trong khi tiến đương nhiên phải có gai góc, khó khăn không phải làm cho chúng ta chùn chân, mà để cho chúng ta nỗ lực, để thấy khả năng của mình. Khi nỗ lực rồi, chúng ta dẽ thấy kết quả tốt, nhưng nói nỗ lực ở đây không phải bậm môi trợn mắt cả ngày như giận ai lắm vậy, nỗ lực ở đây là hằng tỉnh giác, lúc nào cũng tỉnh, lúc nào cũng giác. Ðược như vậy chúng ta mới rũ sạch duyên sanh tử, vào được con người bất tử. Ðó là chủ yếu tôi muốn nói chuyện với quý vị hôm nay.


--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2017(Xem: 11003)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 6954)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9025)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14009)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7068)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7772)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9637)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5487)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9147)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8460)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]