Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. THẤY THÂN GIẢ CÓ PHẢI QUAN NIỆM CHÁN ÐỜI CHĂNG

21/05/201311:48(Xem: 5465)
III. THẤY THÂN GIẢ CÓ PHẢI QUAN NIỆM CHÁN ÐỜI CHĂNG

HÉ MỞ CỬA GIẢI THOÁT

Thiền Sư Thích Thanh Từ

--- o0o ---

III

THẤY THÂN GIẢ CÓ PHẢI QUAN NIỆM CHÁN ÐỜI KHÔNG?

Ða số người nghe trong kinh Phật nói “xem thân như huyễn hóa” cho là tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại nhà Phật thấy thân như huyễn hóa là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh. Như nói “Bồ Tát lấy thân như huyễn độ chúng sanh hữu tình như huyễn”, bởi Bồ Tát thấy thân hình không thật nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiễm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn có mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng sanh hữu tình như huyễn nên độ chúng sanh mà không chấp nhơn ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn sợ hãi, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an lạc tự tại... Ta hãy nghe bài kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thạnh suy vô bố úy

Thạnh suy như lộ thảo đâu phô

Dịch:

Thân như bóng chớp có rồi không

Cây có xuân tươi, thu đượm hồng

Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi

Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.

Biết bao lời Phật, ý Tổ trong các kinh, luận thấy thân như huyễn đã đạt tinh thần vô úy như thế.

THẤY THÂN NHƯ HUYỄN HÓA LÀ ÐÚNG LẼ THẬT

Phật giáo nói thân này do tứ đại hòa hợp thành nên không chắc thực bền lâu. Tứ đại là đất, nước, gió, lửa, bốn thứ này bủa khắp trời đất vạn vật nên nói là tứ đại. Chất cứng trong thân là đất, chất ướt là nước, chất động là gió, chất ấm là lửa, bốn chất này thiếu một thì sẽ bị hoại. Song bốn chất này luôn luôn thù địch chống đối nhau. Lửa không ưa nước, đất không ưa gió, ngược lại cũng thế. Khi lửa thạnh hơn nước sanh nóng bức ban đầu; gió thạnh hơn đất sanh nhọc nhằn đau nhức; chúng hằng chống đối nhau, nên lúc nào thân này cũng sẵn sàng bệnh hoạn hay chực tan rã. Ta khéo điều hòa thì thân này còn an ổn, không khéo chúng lại băng hoại. Sự băng hoại của thân thật là bất định, một mạch máu bể, một cái sảy chân, một luồng gió độc, một viên đạn xuyên qua là... mất mạng. Sự hòa hợp của tứ đại thật là khó khăn không đảm bảo lâu dài, vì chúng mang bản chất thù địch nhau. Như bốn người thù địch nhau chung làm một công tác, nếu thiếu một trong bốn người thì công tác phải đổ vỡ. Thử hỏi chúng ta dám bảo đảm bốn người này hòa hợp lâu dài chăng? Và công tác họ đang làm có thể thành tựu viên mãn không? thực không ai dám hứa điều đó hết, vì thấy rõ tính chất thù địch của chúng. Sự hòa hợp của bốn kẻ thù, dù ai ngu tối mấy cũng biết rất tạm bợ mỏng manh. Thế thì, nói thân tạm bợ hư dối là nói đúng sự thật không còn ngi ngờ gì nữa.

Chẳng những sự hòa hợp của chúng rất tạm bợ mỏng manh, chính khi đang hòa hợp, chúng cần phải vay mượn tứ đại bên ngoài hỗ trợ mới được tồn tại. Sự vay mượn tứ đại bên ngoài bị thiếu hay ngưng trệ, nguy cơ tan vỡ xuất hiện ngay. Lỗ mũi chúng ta đang hít thở là mượn gió, miệng ta uống nước, ăn cơm là mượn nước, mượn đất và lửa. Sự vay mượn ấy được thuận chiều ổn thỏa thì thân an vui khỏe mạnh. Sự vay mượn bị trở ngại khó khăn, là thân đau đớn nguy kịch. Quả thật cuộc an vui hạnh phúc là do sự vay mượn và tống trả một cách an ổn điều hòa, ngược lại là sự sống bất hạnh. Sự sống còn là nhờ vay mượn làm sao dám nói thân nầy là thật, là lâu dài?

Thế mà người đời sí mê nhiều kiếp, cứ nghĩ thân nầy là thật, là lâu bền, là của ta. Thậm chí đất nước gió lửa bên ngoài là của thiên nhiên trời đất, mà một khi mượn vào xài, liền chấp của mình. Nhứ lỗ mũi vừa mượn không khí đem vào chưa đến một phút, thở trả ra liền nói hơi của tôi, nước, đất cũng chấp như vậy, một vật gì vừa qua thân nầy đều nói là của tôi. Không ngờ cái tôi này cũng vay mượn nốt. Bao nhiêu đó đủ thấy cái si mê chấp ngã của chúng ta quá nặng nề vì chấp ngã nên mù quáng, không thấy lẽ thật. Bởi vậy nên nghe nói thân này như huyễn hóa liền hằn học chống đối ngay.

Nếu thân này là thật, phải có bảo đảm tồn tại trong thời gian bao lâu. Quả thật không dám bảo đảm làm sao nói thân này là thật được. Có người ra chợ mua hàng, thấy món hàng vừa ý muốn mua, song còn ngại đồ giả. Chàng ta hỏi cô bán hàng: Ðây là đồ thiệt hay đồ giả? Cô bán hàng đáp: Ðồ thiệt! Tôi bảo đảm ông đồ tốt lâu bền... có thật mới bảo đảm, nếu giả không bảo đảm, trừ kẻ bướng bỉnh. Thân này đã không, có ai dám bảo đảm, nói giả dối là hợp lý còn gì nghi ngờ.

Song nói giả dối hay huyễn hóa để chỉ sự có mặt của nó rất tam bợ không lâu bền, không chủ tể, chớ chẳng phải không ngơ, không có gì hết. Có người bảo đạo Phật nói thân như huyễn hóa, tại sao các người tu đạo Phật vẫn ăn, vẫn mặc...? biết thân huyễn hóa, là biết một cách tạm bợ ngắn ngũi, dễ tan hoại, chẳng phải là không, sự ăn mặc đối vói nó là lẽ thường có gì phải nghi. Thấy được lẽ thật là tạm bợ của thân này, chúng ta phá cái chấp ngã sai lầm vô lý, dừng tay, không tạo nghiệp ác, đem lại sự cảm thông tương trợ lẫn nhau để được chút an vui trong cuộc đời tạm bợ.

THẤY THÂN HUYỄN HÓA ÐỂ TRỪ TAM ÐỘC

Tham, sân, si là ba con rắn độc sát hại người không thể kể xiết. Chẳng những chúng hại người trong đời nầy, mà còn gây tai ương không biết bao nhiêu kiếp nữa. Còn tham sân si là con người còn đau khổ. Thấy thân như huyễn hóa là lối nhìn đúng sự thật bằng con mắt trí tuệ. Con mắt trí tuệ mở sáng thì si mê tan biến là phá được si.

Si đã tan thì tham theo đó mà dừng. Tham hết thì sân không còn lý do trỗi dậy. Bởi si mê nên thân duyên hợp hư dối ta tưởng lầm là chơn thật quý báu. Do tưởng thân thật nên quý, nên sanh lòng tham muốn thu góp mọi nhu cầu mà thân ưa thích. Sự thu góp bị ngăn trở liền nổi sân lên. Thế là từ si khởi tham, từ tham sanh sân, tạo nghiệp gây khổ cho mình cho người. Hành giả biết rõ cội gốc của tam độc là si mê, dùng cây xẻng tí tuệ bứng tung gốc si mê lên. Gốc si mê đã tróc thì thân tham và cành lá sân cũng đổ ngã theo, cây tam độc ngang đây sẽ khô khan rã mục. Quả là chúng ta đã tháo được cây chốt cửa giải thoát. Bài kinh Bát Nhã bổ khuyết cho tất cả thời khóa tu tập chủ yếu là ở chổ này. chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ. Nếu không thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ thì mục đích giác ngộ ắt phải xa vời. Kinh Pháp cú Phật dạy “các ông tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Trong mười hai nhân duyên, bắt đầu từ vô minh, từ vô minh tiếp nối đến sanh tử luân chuyển. Vô minh diệt cho đến sanh tử diệt là hoàn toàn diệt. Do vô minh dẫn mãi đi trong luân hồi sanh tử. Vô minh là cái tên khác của si mê. Chúng ta đã thấy đích thực bộ mặt ác độc của hắn rồi, không ra tay tiêu diệt hắn, biết bao giờ chúng ta mới hết khổ. Vì thế hành giả thẳng tay trừng trị đích đáng kẻ ác độc nầy với cây kiếm trí tuệ cầm sẳn trong tay. Bất cứ nơi chốn nào, thời gian nào, hành giả bằng lia kiếm trí tuệ, bọn quân si mê ngã rạp không còn một đứa dám sáp lại gần là thắng trận, trên đường tiến đến thành giác ngộ. Ngược lại, là kẻ bại trận không thể cứu.

THẤY THÂN HUYỄN HÓA ÐẠT ÐẾN KHÔNG HUYỄN HÓA

Lý do không bi quan của đạo Phật là thấy thân huyễn hóa để đạt đến không huyễn hóa. Không phải như những kẻ phàm phu tục tử, có lúc nhàn hạ ngồi yên suy gẫm cuộc đời, thấy nó ngắn ngũi tạm bợ đâm ra chán chường kinh hoàng. Thấy cuộc sống đi vào ngõ cụt, họ ê chề chán ngán có khi liều mình tự tử. Hành giả dùng trí tuệ quán sát thấy thân đúng lẽ thật, nó hư dối tạm bợ không có gì đáng quý. Song lại có cái chân thật tàng ẩn trong ấy, chỉ có người đạt đạo mới thấy được. Ta hãy nghe ba câu trong bài ca Chứng đạo của Thiền sư Huyền Giác.

“Huyễn hóa không thân tức pháp thân

Pháp thân giác liễu vô nhất vật

Bản nguyện tự tánh Thiên Chơn Phật”

Ngay trong thân không thật huyên hóa nầy tức là pháp thân. Giác ngộ pháp thân thấy không có một hình tướng sự vật gì. Pháp thân nầy cũng gọi là bản nguyện, tự tánh. Thiên Chơn Phật. Pháp thân là tên khác của tâm thể lặng lẽ, tràn đầy trong sáng của mọi chúng ta. Nó không có hình tướng nên không bị vô thường, không dấy động nên không sanh diệt, hàng trong sáng nên chẳng phải ngu ngơ. Vì chúng ta quen nhìn cái gì cũng theo hình tướng, theo dấy động mới cho là có, ngược lại cho là không? để sáng tỏ ý này, chúng ta nghe lời đối đáp của thiền sư Hoài Nhượng với Lục Tổ. Sư đến Tào Khê Lục Tổ hỏi: Ở đâu đến? Sư thưa: Ở Trung Sơn đến. Tổ hỏi: Vật gì đến? Sư thưa: Nói in tuồng một vật tức không trúng. Tổ hỏi: Lại có tu chứng chăng? Sư thưa: Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được. Tổ bảo: Chính cái không nhiễm ô nầy là chỗ bộ niệm của Chư Phật, người đã như thế, ta cũng thế.

Tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng có sẵn trong mọi người. Nên nói là bản nguyên, là tự tánh. Tại vì vọng tưởng dấy khởi liên miên, khiến chúng ta chỉ thấy vọng tưởng, không thấy được tâm thể nầy. Bỏi chỉ thấy vọng tưởng nên chấp nhận vọng tưởng làm tâm mình, hài lòng ngang đây, cam chịu nó lôi chạy trong lục đạo luân hồi. Mỗi vọng tưởng dấy lên, mỗi niệm khởi, đã cắt xén tâm thể tràn đầy thành những mãnh vụn. Những mãnh vụn này tung tóe lên che khuất tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng. Như mặt biển lặng lẽ, tràn đầy trong sáng một cơn gió mạnh thổi qua, những lượn sóng trỗi dậy nối tiếp, đã cắt xén mặt biển phẳng lì thành vô lượng mãnh vụn, đang săn đuổi nhau. khi nầy người ta nhìn không còn thấy mặt biển phẳng, chỉ thấy bao nhiệu lượn sóng gầm thét rượt nhau.

Sóng đã dạy làm sao dừng? Chỉ khi nào gió lặng. Sóng Tâm muốn dừng chỉ khi nào gió nghiệp lặng. Vọng tưởng dấy lên đều có đối tượng. Ngã là pháp đối tượng chủ yếu của vọng tưởng. Nghĩ cái gì? Nghĩ về ta, về người hay vạn vật. Thấy thân duyên hợp như huyễn, cảnh duyên hợp như huyễn và vô hiệu hóa gió nghiệp. Ðã biết thân cảnh hư dối còn gì phải bận lòng, đối tượng đã phá vỡ thì vọng niệm không còn chỗ tựa để phát sanh. Thế là gió nghiệp lặng, sóng vọng niệm từ từ im bặt, chỉ còn mặt biển tâm lặng lẽ tràn đầy trong sáng như xưa. Công tác quan trọng của người tu là trí tuệ bát nhã, nhờ nó chúng ta mới phá được mê lầm muôn kiếp. Nó góp công lớn lao trong việc đem lại an bình cho tâm thể.

Vọng niệm dấy khỏi là loạn động, sanh diệt, là cắt xén vụn vặt, là che phủ ngạo dục. Có vọng niệm thì không thể thấy được tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng. Vì thế, mọi người đều có tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng mà ít người nhận ra. Ðã không nhận ra, dù tu hành cũng không tin mình thành Phật. Ðây là nguyên nhân lùi sụt của đa số người tu. Nghe trong kinh nói có chơn tâm Phật tánh, tri kiến Phật... thực tế không bao giờ họ nhận thấy mặt mày của nó. Tu lâu rồi họ xoay ra lo cất chùa to, tổ chức lễ lớn... lấy đó làm Phật sự, việc giác ngộ giải thoát xem như vô phần. Muốn thấy chơn tâm, Phật tánh, trước tiên chúng ta phải dừng vọng niệm đã dừng thì tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng hiện tiền. Chẳng cần cầu mong trông đợi cũng tự thấy. Vọng niệm không phải dễ dừng, nó đã thành một dòng sinh diệt liên tục trong chúng ta. Ðể chận đứng nó, trước tiên chúng ta phải đập nát đối tượng chủ yếu làm cơ sở phát sinh của nó là ngã và pháp. Dùng trí bát nhã thấy ngã pháp như huyễn hóa, là chiếc búa thần đập tan đối tượng chủ yếu của vọng niệm. Ðối tượng đã đỗ vỡ thì vọng niệm còn nương đâu phát sinh. Thế là, nhờ trí tuệ bát nhã thấy ngã pháp như huyễn hóa, hành giả đạt đến tâm thể chân thật không huyễn hóa.

BI TRÍ TRÒN ÐỦ

Trí tuệ khai phát, hành giả tháo gỡ lẫn những mối rối bòng bong trong tâm tư.l đến khi mọi việc suông sẻ, trí giác tròn sáng là xong phần tự giác. Phần giác tha do tâm từ bi thúc đẩy, đến lúc viên mãn thì công phu hành giả mới được tròn đủ. Khi thực hiện giác tha, hành giả phải chuẩn bị thế nào? Tâm từ bi là ban vui cứu khổ. chúng sanh có nhiều loại khổ, không ngoài hai thứ, khổ về vật chất, khổ về tinh thần. Khổ về vật chất tuy cấp bách song không trầm kha miên viễn bằng khổ về tinh thần. Thể hiện lòng từ bi bằng hành động bố thí, trong ba thứ bố thí, tài thí đứng đầu. Vì thích ứng với nhu cầu cấp bách vật chất, nên phải thực hiện tài thí trước, người đang đói rét mà mời đi nghe pháp là việc làm của kẻ khờ dại. Trước nhất, chúng ta phải cho họ có cơm ăn áo mặc, sau đó mới hướng dẫn đạo lý thâm sâu, do đó pháp thí đặt sau tài thí. Phật tử muốn cứu người thoát khỏi cái khổ trầm kha, miên viễn của tinh thần, trước phải lo giúp đỡ người giảm bớt cái khổ về vật chất. Vì thế, tuy thấy thân như huyễn hóa, các pháp như huyễn hóa, chúng ta vẫn cần cù lao động làm ra nhiều tài sản của cải để giúp những người cần giúp. Nhiên hậu mới đem chánh pháp hướng dẫn, giáo hóa họ. Thấy thân như huyễn, các pháp như huyễn, để rồi nhìn cảnh ngắm trăng nhịp đù ngâm thơ, là người không có lòng từ bi, không thấu hiểu ý nghĩa Phật dạy. Hoặc gặp ai cũng cố gắng khai mở trí bát nhã cho họ, mà không đếm xỉa gì đên bản thân người đang no hay đói, là kẻ thuyết pháp chẳng hợp thời cơ. Vì muốn cứu cái khổ trầm kha, miên viễn tinh thần của mọi người, chúng ta phải cố gắng nổ lực cứu cái khổ vật chất cấp bách cho họ trước đã. Ðược vậy, sự tự giác giác tha, chúng ta mới tròn đủ. Tự giác là trí, giác là tha là bi. Ðạo Phật chủ yếu đưa người đến giác ngộ, nên bi trí cũng đến một chữ giác.

KẺ SI MÊ NGƯỜI TRÍ TUỆ CAN ÐẢM HY SINH

Kẻ si mê can đảm hy sinh không ngoài ba yếu tố chính là tham lam, sân hận, si mê. Vì tham danh, tham lợi, tham sắc..., họ can đảm hy sinh, vì đam mê không mãn ý, họ can đảm hy sinh. Vì nóng giận h ận thù họ can đảm hy sinh. Sự can đảm hy sinh của họ do động lực bên ngoài thúc đẩy. Họ can đảm trong cái sợ sệt, hy sinh trong cái liều lĩnh. Người đời muốn lợi dụng lòng can đảm, hy sinh của họ bèn cám dỗ bằng danh lợi, kích động bằng hận thù, xây dựng bằng lý tưởng. Bởi không tự chủ được, họ phải làm theo cái gì mà người khác muốn họ phải làm. Cuộc sống của họ xem ra rất ngang dọc, anh hùng, song là cái anh hùng của người khác tạo nên. Họ hy sinh trong cái tự cao, ngã mạn trong nhắm mắt đánh liều.

Người trí tuệ can đảm hy sinh do nhận chân lẽ thật vì lòng từ bi cứu khổ chúng sanh. Khi thấy rõ thân này duyên hợp như huyễn, chúng sanh không biết chấp là thực, gặp cảnh khổ liền kinh hoàng, hoảng sợ. Người trí tuệ thấy thế dám hy sinh thân mình để đem sự an vui cho mọi người. Ðôi mắt trí tuệ với lòng từ bi, người trí tuệ can đảm hy sinh giúp người cứu vật, không do động lực khác nào thúc đẩy. Nói can đảm hy sinh mà thực không có gì đáng hy sinh. Bởi thấy thân như huyễn hóa, sự còn mất có đáng giá gì, gọi là hy sinh. Cho nên, hy sinh cho mọi người, vẫn không thấy có mình hy sinh, đây là tâm hồn Bồ Tát. Bồ Tát thấy chúng sanh khổ coi như mình khổ, xả thân mình giải khổ cho người là việc làm dễ dàng thường nhật của Bồ Tát.

KẾT THÚC

Qua những lý do trên, chúng ta được quyền khẳng định rằng thấy thân giả dối là đúng lẽ thật, là diệt trừ tam độc, là giải thoát sanh tử, tích cực vì người là can đảm hy sinh, không phải là quan niệm bi quan yếm thế. Mọi khổ đau, mọi hèn nhát, phắt nguồn từ cái ngã khổng lồ. Phá tan được bản ngã nầy, có sự lợi ích nào mà chẳng dám làm, sự đau khổ nào mà chẳng dám cứu, sự nguy hiểm nào mà chẳng dám xông vào. Bồ Tát Ðịa Tạng đâu không nói: “Nếu ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục”. Có phải chăng là một sức mạnh vô biên, khi thấy thân không thực. Chỉ trừ khi bọn phàm phu, sau khi trà dư tửu hậu, ngồi suy ngẫm cuộc đời, thấy kiếp sống mỏng manh của cuộc đời tạm bợ, nảy sinh ra quan điểm chán đời. Với cái nhìn của bọn người nầy không dính dáng vì với trí tuệ bát nhã. Trí tuệ bát nhã không rời từ bi. Bi trí viên mãn mới tròn Phật quả.

--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7801)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11556)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10183)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10504)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9976)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29494)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102149)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8696)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7962)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11600)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]