Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[10] Trở thành Phật tử Becoming a Buddhist

20/05/201320:10(Xem: 6942)
[10] Trở thành Phật tử Becoming a Buddhist

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 10

Trở thành người Phật tử

Becoming a Buddhist

Những điều bạn nói thật là thú vị đối với tôi. Làm thế nào để tôi trở thành một Phật tử?

Ngày xưa có một người tên là Ưu-Ba-Ly. Ông là tín đồ của một đạo khác đến gặp Đức Phật để tranh luận với Ngài, cố gắng làm Ngài cải đạo. Nhưng sau khi nói chuyện với Đức Phật, ông quá cảm kích đến nỗi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật, nhưng Đức Phật khuyên rằng:

"Trước hết hãy dò xét cho kỹ. Tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như ông".

Ưu-Ba-Ly nói:

"Bây giờ tôi rất vui và hài lòng hơn khi Đức Thế Tôn dạy:"Trước tiên hãy dò xét kỹ". Vì nếu là thành viên của một tôn giáo khác bảo đảm là khi tôi là một tín đồ, họ tuyên bố cho cả thành phố biết rằng: "Upali đã theo đạo của chúng tôi". Nhưng Đức Thế Tôn đã nói với tôi rằng:"Trước tiên hãy dò xét cho kỹ. Tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như ông." (MII 379)

Trong Phật giáo, sự hiểu biết là điều tối quan trọng và đòi hỏi có thời gian để tìm hiểu. Vì vậy đừng vội vàng đến với Phật giáo. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và suy xét cẩn thận, rồi mới đi đến quyết định. Đức Phật không quan tâm đến số lượng lớn các tín đồ. Ngài chỉ lưu ý mọi người nên thực hành theo lời dạy của ngài như là một kết quả từ việc tìm hiểu và suy xét cẩn thận

What you say so far is very interesting to me. How do I become a Buddhist.

Once there was a man called Upali. He was the follower of another religion and he went to the Buddha in order to argue with him and try to convert him. But after talking to the Buddha, he was so impressed that he decided to become a follower of the Buddha. But the Buddha said:

"Make a proper investigation first. Proper investigation is good for a well-known person like yourself."

"Now I am even more pleased and satisfied when the Lord says to me: 'Make a proper investigation first.' For if members of another religion had secured me as a discipline they would have paraded a banner all around the town saying: 'Upali has joined our religion.' But the Lord says to me: Make a proper investigation first. Proper investigation is good for a well-known person like yourself."

In Buddhism, understanding is the most important thing and understanding takes time. So do not impulsively rush into Buddhism. Take your time, ask questions, consider carefully, and then make your decision. The Buddha was not interested in having a large number of disciples. He was concerned that people should follow his teachings as a result of a careful investigation and consideration of the facts.

Nếu tôi đã tìm hiểu và tôi chấp nhận lời Phật dạy, tôi phải làm gì nếu tôi muốn trở thành một người Phật tử?

Tốt nhất là tham gia sinh hoạt ở một ngôi chùa đàng hoàng hoặc gia nhập vào các nhóm Phật tử, hỗ trợ họ và bạn sẽ được họ giúp đỡ, rồi tiếp tục học hỏi nhiều hơn về giáo lý. Khi bạn đã sẵn sàng chính thức trở thành một Phật tử là phải Quy Y Tam Bảo.

If I have done this and find the Buddha's teaching acceptable, what would I do then if I wanted to become a Buddhist?

If would be best to join a good temple or Buddhist group, support them, be supported by them and continue to learn more about the Buddha's teachings. Then, when you are ready, you would formally become a Buddhist by taking the Three Refuges.

Quy y Tam Bảo là gì?

Quy y là chỗ nương tựa nơi người ta tìm đến khi họ buồn phiền hay họ cần sự yên tĩnh và an ổn. Có nhiều cách nương tựa. Khi không hạnh phúc, họ nương tựa nơi bạn bè, khi họ lo âu và sợ hãi họ có thể nương tựa vào niềm tin và những hy vọng hão huyền. Khi họ gần kề với cái chết, họ có thể nương tựa vào đức tin ở cõi thiên đàng vĩnh cửu. Nhưng Đức Phật lại dạy rằng không có chỗ nào kể trên là chỗ nương tựa thật sự cả vì thực tế nó không đem đến sự thoải mái và an toàn.

Thành thật không là nơi nương tựa an toàn, không là nơi nương tựa cao vời, Nương tựa nơi ấy không thể thoát khỏi mọi khổ đau.

Mà hãy nương tựa vào Phật Pháp Tăng để có hiểu biết thật sự về bốn chân lý mầu nhiệm.

Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, vượt qua khổ đau và con đường Bát Chánh Đạo, đưa đến sự diệt khổ.

Đây quả thật là chỗ nương tựa an toàn, là nơi nương tựa siêu việt, nương tựa nơi đây, người ta thoát khỏi mọi khổ đau.(Dp 189-192)

Quy y Phật là chấp nhận niềm tin rằng con người có thể giác ngộ và hoàn thiện như Đức Phật. Quy y Pháp có nghĩa là hiểu được Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm và cuộc sống của mình nương theo Bát Chánh Đạo. Quy y Tăng tức là tìm sự hỗ trợ, khuyến tấn, và hướng dẫn những ai đã thực hành Bát Chánh Đạo. Thực hiện được như thế sẽ trở thành một Phật tử và là bước khởi đầu để đến Niết bàn.

What are the Three Refuges?

A refuge is a place where people go when they are distressed or when they need safety and security. There are many types of refuges. When people are unhappy, they take refuge with their friends, when they are worried and frightened, they may take refuge in false hopes and beliefs. As they approach death, they might take refuge in the belief in an eternal heaven. But, as the Buddha says, none of these are true refuges because they do not give comfort and security based on reality.


Truly these are not safe refuges,
not the refuge supreme.Not the refuge whereby one is freed from all sorrow.

But to take refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha and to see with real understanding the Four Noble Truths.

Suffering, the cause of suffering,
the transcending of suffering and
the Noble Eightfold Path that leads to the transcending of suffering.

This indeed is a safe refuge,
it is the refuge supreme.
It is the refuge whereby one is
freed from all suffering.

Taking Refuge in the Buddha is a confident acceptance of the fact that one can become fully enlightened of the fact that one can become fully enlightened and perfected just as the Buddha was. Taking Refuge in the Dhamma means understanding the Four Noble Truths and basing one's life on the Noble Eightfold Path. Taking Refuge in the Sangha means looking for support, inspiration and guidance from all who walk the Noble Eightfold Path. Doing this one becomes a Buddhist and thus takes the first step on the path towards Nirvana.

Những thay đổi gì xảy ra trong đời khi bạn thọ giới Tam quy?

Như hàng triệu người khác hơn 2500 năm qua, tôi nhận thấy giáo lý của Phật đã cho biết tri giác của ta vượt thoát thế gian đau khổ, Đạo Phật cũng chỉ rõ cuộc sống này là vô nghĩa, Đạo Phật cũng đã cho tôi những giá trị nhân bản và từ bi để dẫn dắt đời tôi, chỉ cho tôi phương pháp để có thể đạt được trạng thái an tịnh và hoàn thiện trong đời sau. Một nhà thơ Ấn Độ cổ đại đã viết về Đức Phật như sau:

Đến với Ngài để nương tựa, để tán dương Ngài, để tôn kính Ngài và thực hành theo giáo pháp của Ngài là một việc làm thông minh.

Tôi hoàn toàn đồng ý lời phát biểu này.

What changes have taken place in your life since you first took the three refuges?

Like countless millions of others over the last 2500 years, I have found that the Buddha's teachings have made sense out of a difficult world, they have given meaning to what was a senseless life, they have given me a humane and compassionate ethics with which to lead my life and they have shown me how I can attain a state of purity and perfection in the next life. A poet in ancient India once wrote of the Buddha:

To go to him for refuge, to sing his praise, to do him honour and to abide in his Dhamma is to act with understanding.

I agree with these words completely.

Tôi có một người bạn luôn cố gắng thuyết phục tôi theo đạo anh ta. Tôi thật sự không thích đạo ấy, tôi đã nói lên điều này nhưng anh ta vẫn không để tôi yên. Tôi có thể làm gì đây?

Trước tiên bạn phải hiểu rằng người ấy thật sự không phải là người bạn. Một người bạn chân thành phải chấp nhận bạn và tôn trọng nguyện vọng của bạn. Tôi cho là người này đang chỉ giả vờ làm bạn để có thể cải đạo bạn mà thôi. Khi người ta muốn đánh tráo ý đồ của họ với bạn thì chắc chắn người ấy không phải là bạn.

I have a friend who is always trying to convert me to his religion. I am not really interested in his religion and I have told him so but he won't leave me alone. What can I do?

The first thing you must understand is that this person is not really your friend. A true friend accepts you as you are and respects your wishes. I suspect that this person is merely pretending to be your friend so he can convert you. When people are trying to impose their will on you they are certainly not friends.

Nhưng anh ta nói là muốn chia sẻ đạo của mình với tôi.

Chia sẻ tín ngưỡng của mình với người khác là một điều tốt. Nhưng tôi thấy người bạn của bạn không nhận ra sự khác nhau giữa việc chia sẻ và áp đặt. Nếu tôi có một trái táo, tôi tặng bạn một nửa và bạn chấp nhận, đó là tôi đã chia sẻ với bạn. Nhưng nếu bạn nói với tôi "cám ơn tôi đã ăn rồi" mà tôi vẫn tiếp tục nài bạn lấy nửa trái đến khi bạn chịu thua trước sức ép của tôi, điều này khó gọi là chia sẻ. Người giống như "bạn" của bạn cố che giấu hành vi xấu bằng cách gọi đó là "chia sẻ", "thương yêu" hay "rộng lượng" nhưng cho dù tên gọi của nó là gì, hành vi của họ vẫn là khiếm nhã, thô lỗ, và ích kỷ.

But he says he wants to share his religion with me.

Sharing your religion with others is a good thing. But I suggest that your friend doesn't know the difference between sharing and imposing. If I have an apple, I offer you half and you accept my offer, then I have shared with you. But if you say to me "Thank you, but I have already eaten" and I keep insisting that you take half the apple until you finally give in to my pressure, this can hardly be called sharing. People like your 'friend' try to disguise their bad behaviour by calling it 'sharing', 'love', or 'generosity', but by whatever name they call it, their behaviour is still just rude, bad manners and selfish.

Làm sao tôi có thể ngăn cản anh ta?

Đơn giản thôi. Trước hết, phải biết rõ bạn muốn làm gì. Thứ hai là nói rõ ràng, ngắn gọn với người ấy. Cuối cùng, người ấy sẽ hỏi bạn những câu hỏi như sau "Niềm tin của anh là về vấn đề này là gì?" hay "Tại sao anh không muốn đến cuộc họp với tôi? ", câu trả lời đầu tiên của bạn phải rõ ràng, lịch sự và nhắc lại một cách kiên định:

"Cám ơn lời mời của anh nhưng tôi không đến thì hơn".
"Tại sao không?"
"Đó thật sự là chuyện riêng của tôi. Tôi không đến thì tốt hơn."
"Nhưng có nhiều người vui thích ở đó mà."
"Tôi chắc là có, nhưng tôi không muốn đến."
"Tôi mời anh vì tôi quan tâm đến anh."
"Tôi mừng là anh quan tâm đến tôi nhưng tôi không muốn đến."

Nếu bạn lập lại lời mình một cách rõ ràng, kiên nhẫn, liên tục và từ chối để bạn không còn dính líu vào cuộc bàn cãi đó nữa, cuối cùng người ấy sẽ chịu thua. Thật là hổ thẹn mà anh phải làm thế, nhưng lại rất quan trọng để người ta hiểu rằng họ không thể áp đặt đức tin hay ý muốn của họ lên người khác được.

So how can I stop him?

It is simple. Firstly, be clear in your mind what you want. Secondly, clearly and briefly tell him so. Thirdly, when he asks you questions like "What is your belief on this matter?" or "Why don't you wish to come to the meeting with me?", clearly, politely and persistently repeat your first statement.

"Thank you for your invitation but I would rather not come".
Why not?"
"That is really my business. I would rather not come."

"But there will be many interesting people there."

"I am sure there will be but I would rather not come."

"I am inviting you because I care about you."

"I am glad you care about me but I would rather not come."

If you clearly, patiently and persistently repeat yourself and refuse to allow him to get you involved in a discussion he will eventually give up. It is a shame that you have to do this, but it is very important for people to learn that they cannot impose their beliefs or wishes upon others.

Người Phật tử có cố gắng chia sẻ giáo lý với người khác không?

Có chứ, người Phật tử nên làm. Và tôi nghĩ hầu hết các Phật tử đều hiểu sự khác nhau giữa sự chia sẻ và áp đặt. Nếu người ta hỏi bạn về Đạo Phật, hãy nói cho họ biết. Thậm chí bạn có thể chia sẻ giáo pháp của Phật mà không cần họ hỏi. Nhưng nếu họ có lời nói hay hành động cho thấy họ không quan tâm và không chấp nhận, thì bạn nên tôn trọng sự ý muốn của họ. Điều quan trọng khác nên nhớ rằng bạn chia sẻ với họ về giáo lý một cách có hiệu quả qua sinh hoạt của mình hơn là chỉ thuyết giảng suông. Chỉ dẫn giáo lý cho họ với sự luôn quan tâm, từ ái, khoan dung, chánh trực và chân thành. Hãy để đạo lý tỏa sáng qua lời nói và hành động của bạn. Nếu mỗi người chúng ta, bạn và tôi, hiểu chân lý rốt ráo, thực hành chân lý đầy đủ và chia sẻ nó một cách rộng rãi với người khác, chúng ta có thể là nguồn lợi ích to lớn cho chính mình và người khác.

-Hết -

Should Buddhists try to share the Dhamma with others?

Yes, they should. And I think most Buddhists understand the difference between sharing and imposing. If people ask you about Buddhism, tell them. You can even tell them about the Buddha's teachings without their asking. But if, by either their words or actions, they let you know that they are not interested, accept that and respect their wishes. It is also important to remember that you let people know about the Dhamma far more effectively through your actions than through preaching to them. Show people the Dhamma by always being considerate, kind, tolerant, upright and honest. Let the Dhamma shine forth through your speech and actions. If each of us, you and I, know the Dhamma thoroughly, practise it fully and share it generously with others, we can be of great benefit to ourselves and others also.

- The End -

--- o0o ---
Trình bày:Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4706)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5011)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4509)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3739)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7553)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4742)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6171)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12114)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5349)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]