Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[07] Trí tuệ và Từ bi Wisdom and Compassion

20/05/201319:56(Xem: 7805)
[07] Trí tuệ và Từ bi Wisdom and Compassion

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 7

Trí Tuệ và Từ Bi

Wisdom and Compassion

Tôi thường nghe Phật tử nói về trí tuệ và từ bi. Hai từ này có ý nghĩa gì?

Một số tôn giáo tin rằng từ bi hay tình thương là phẩm chất tinh thần quan trọng nhất nhưng họ đã không thành công về việc phát triển trí tuệ, kết quả chỉ là một người khờ tốt bụng, một người tử tế có chút ít hiểu biết hoặc không biết gì cả. Những hệ thống tư tưởng khác như khoa học, tin rằng trí tuệ có thể tốt nhất để phát triển, trong khi tất cả mọi tình cảm kể cả từ bi bị loại ra. Hậu quả của kiểu suy nghĩ này mà khoa học có khuynh hướng bận tâm về kết quả mà lãng quên đi là khoa học phải phục vụ con người chứ không phải để kiểm soát và khống chế con người. Nói khác hơn, làm cách nào các nhà khoa học mặc cả khả năng của mình để phát triển bom nguyên tử, chiến tranh vi trùng.v.v... Tôn giáo luôn xem lý trí và trí tuệ như là kẻ thù của tình cảm cũng như yêu thương và lòng trung thành. Khoa học luôn xem tình cảm như yêu thương và trung thành là kẻ thù của lý trí và tính khách quan. Và dĩ nhiên, hễ khoa học phát triển thì tôn giáo suy thoái. Mặt khác, Phật giáo dạy rằng để trở thành một người hoàn hảo phải phát triển cả trí tuệ và lòng từ bi. Vì nó không phải là giáo điều mà dựa vào kinh nghiệm, Phật giáo không có gì phải e ngại khoa học cả.

What do the terms wisdom and compassion mean in Buddhism?

Some religions believe that compassion or love (the two are very similar) is the most important spiritual quality but they fail to develop any wisdom. The result is that you end up being a good-hearted fool, a very kind person but with little or no understanding. Other systems of thought, like science, believe that wisdom can best be developed when all emotions, including compassion, are kept out of the way. The outcome of this is that science has tended to become preoccupied with results and has forgotten that science is to serve man, not to control and dominate him. How, otherwise could scientists have lent their skills to develop the nuclear bomb, germ warfare, and the like. Religion has always seen reason and wisdom as the enemy of emotions like love and faith. Science has always seen emotions like love and faith as being enemies of reason and objectivity. And of course, as science progresses, religion declines. Buddhism, on the other hand, teaches that to be a truly balanced and complete individual, you must develop both wisdom and compassion. And because it is not dogmatic but based on experience, Buddhism has nothing to fear from science.

Như vậy theo Phật giáo, trí tuệ nghĩa là gì?

Trí tuệ tối thượng thấy rằng tất cả các hiện tượng sự vật đều không hoàn hảo, không thường hằng và vô ngã. Sự hiểu biết này là tự tại hoàn toàn và đưa đến phúc lạc lớn lao, được gọi là Niết bàn. Tuy nhiên, Đức Phật không nói nhiều về mức độ trí tuệ này. Không phải là trí tuệ nếu chúng ta đơn giản tin tưởng vào những gì người khác nói lại. Trí tuệ thực sự là nhìn thấy trực tiếp và tự mình hiểu. Ở mức độ này, trí tuệ làm cho tâm cởi mở hơn là tâm lượng hẹp hòi, lắng nghe những quan điểm của người khác hơn là tin mù quáng; cẩn thận xem xét những sự kiện ngược lại hơn là vùi đầu trong mê lộ; phải khách quan hơn là thành kiến hay phe phái; dành thời gian để hình thành ý kiến và niềm tin hơn là chỉ chấp nhận điều đầu tiên hay điều dễ cảm xúc nhất đưa đến cho ta ; và luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin một khi sự thật tương phản lại ta. Người làm được điều này chắc chắn là khôn ngoan và cuối cùng đến gần với hiểu biết chân chính. Con đường của người Phật tử đòi hỏi phải có lòng can đảm, kiên nhẫn, linh động và thông minh.

So what, according to Buddhism, is wisdom?

The highest wisdom is seeing that in reality all phenomena are incomplete, impermanent, and not self. This understanding is totally freeing and leads to the great security and happiness which is called Nirvana. However, the Buddha doesn’t speak too much about this level of wisdom. It is not wisdom if we simply believe what we are told. True wisdom is to directly see and understand for ourselves. At this level then, wisdom is to keep an open mind rather than being closed-minded, listening to other points of view rather than being bigoted; to carefully examine facts that contradict our beliefs, rather than burying our heads in the sand; to be objective rather than prejudiced and partisan; to take time about forming our opinions and beliefs rather than just accepting the first or most emotional thing that is offered to us; and to always be ready to change our beliefs when facts that contradict them are presented to us. A person who does this is certainly wise and is certain to eventually arrive at true understanding. The path of just believing what you are told is easy. The Buddhist path requires courage, patience, flexibility and intelligence.

Tôi nghĩ là có rất ít người có thể làm điều đó. Vậy thì điểm nổi bật của Đạo Phật là gì nếu chỉ có một ít người có thể thực hành?

Sự thật không phải mọi người đều sẵn sàng theo Đạo Phật. Vì vậy có thể nói rằng chúng tôi nên dạy đạo mà mọi người có thể dễ hiểu hơn là thất bại trong sự buồn cười. Phật giáo nhắm vào chân lý và nếu người chưa hiểu hết bây giờ, họ có thể sẵn sàng ở kiếp sau. Tuy nhiên có nhiều người, chỉ với những lời chân thật hay khuyến khích thì có thể làm tăng trưởng sự hiểu biết của họ. Vì thế người Phật tử cố gắng trong khiêm tốn và âm thầm chia sẻ sự hiểu biết về đạo của mình với người khác. Phật dạy chúng ta lòng từ bi và chúng ta truyền dạy đến người khác cũng vì lòng từ bi.

What is the point of Buddhism if only a few can practice it?

It is true that not everyone is ready for Buddhism yet. But to say therefore that we should teach a religion that is false but easily understandable so everyone can practise it is ridiculous. Buddhism aims at the truth and if not everyone has the capacity to understand it yet, they perhaps will be ready for it in their next life. However, there are many who, with just the right words or encouragement, are able to increases their understanding. And it is for this reason that Buddhists gently and quietly strive to share the insights of Buddhism with others. The Buddha taught us out of compassion and we teach others out of compassion.

Theo Phật giáo từ bi là gì?

Như trí tuệ bao gồm sự hiểu biết hay tri thức từ bản thể của ta, từ bi bao gồm tình cảm hay cảm giác của bản tính con người. Giống như trí tuệ, từ bi là phẩm chất duy nhất của con người. Từ bi được tạo thành bởi hai từ "co" làcùng nhauvà "passion" là cảm giác mạnh.Và đó là từ bi. Khi ta thấy một người nào đó buồn khổ chúng ta cảm thấy nỗi đau của họ như là nỗi đau của chính ta và cố gắng loại bỏ hay xoa dịu nỗi đau của họ thì đó là từ bi. Vì thế, tất cả mọi người đều tốt, tất cả đều có đức tính như Phật là chia sẻ, sẳn sàng an ủi, thông cảm, quan tâm và chăm sóc - tất cả đều là biểu hiện của lòng từ bi. Bạn cũng nên chú ý rằng trong con người có lòng từ bi, sự quan tâm và yêu thương người khác cũng là bắt nguồn từ sự chăm sóc và thương yêu chính mình. Chúng ta có thể thật sự hiểu người khác khi ta thật sự hiểu được chính mình. Chúng ta biết điều gì tốt nhất đối với người khác cũng như ta biết cái gì tốt nhất cho chính ta. Vì vậy trong Đạo Phật, sự phát triển tâm linh của riêng mình sẽ nở rộ một cách tự nhiên trong sự quan tâm đến sự lợi lạc của người khác. Cuộc đời của Đức Phật đã minh chứng rất rõ điều này. Ngài đã dành sáu năm dài để tìm ra hạnh phúc cho mình, sau đó Ngài mang lại lợi ích đó cho toàn nhân loại.

What, according to Buddhism, is compassion?

Just as wisdom covers the intellectual or comprehending side of our nature. Like wisdom, compassion is uniquely human quality. Compassion is made up of two words. 'co' meaning together and 'passion' meaning a strong feeling. And this is what compassion is. When we see someone is in distress and we feel their pain as if it were our own, and strive to eliminate or lessen their pain, then this is compassion. So all the best in human beings, all the Buddha-like qualities like sharing, readiness to give comfort, sympathy, concern and caring - all are manifestations of compassion. You will notice also that in the compassionate person, care and love towards others has its origins in care and love for oneself. We can really understand others when we really understand ourselves. We will know what’s best for others when we know what’s best for ourselves. We can feel for others when we feel for ourselves. So in Buddhism, ones own spiritual development blossoms quite naturally into concern for the welfare of others. The Buddha’s life illustrates this very well. He spent six years struggling for his own welfare, after which, he was able to be of benefit to the whole of mankind.

Vậy Ngài nói rằng có thể giúp người khác hữu hiệu nhất khi ta tự giúp mình. Đó không phải là ích kỷ hay sao?

Chúng ta thường thấy lòng vị tha, quan tâm đến người khác trước khi cho chính mình, ngược lại với tính ích kỷ là lo cho mình trước rồi mới nghĩ đến người khác. Phật giáo không xem cách nhìn trong hai thái độ này mà hòa lẫn cả hai. Thật sự quan tâm đến mình sẽ dần dần hướng sự quan tâm đến người khác khi người ấy nhận ra người khác thật sự cũng giống như mình. Đây mới thật sự là từ bi. Từ bi là viên ngọc báu trong vương miện của những lời dạy của Đức Phật.

Isn’t it selfish to say that we are best able to help others after we have helped ourselves.

We usually see altruism, concern for others before oneself, as being the opposite of selfishness, concern for oneself before others,. Buddhism does no see it as either one or the other but rather as a blending of the two. Genuine self-concern will gradually mature into concern for others as one sees that others are really the same as oneself. This is genuine compassion. Compassion is the most beautiful jewel in the crown of the Buddha’s teaching.


--- o0o ---
Trình bày:Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5758)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6501)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6532)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8345)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6370)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6945)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7219)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7581)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6693)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7221)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]