Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[03] Phật giáo và quan niệm Thượng Đế Buddhism and the God-idea

20/05/201319:36(Xem: 6563)
[03] Phật giáo và quan niệm Thượng Đế Buddhism and the God-idea

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 3

Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Buddhism and the God-idea

Người Phật tử có tin ở Thượng Đế không ?

Không, chúng tôi không tin. Có nhiều lý do để giải thích điều này. Đức Phật, như các nhà tâm lý học và xã hội học hiện đại, tin rằng ý niệm đạo lý và nhất là quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Đức Phật từng nói:

"Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu." (Pháp cú 188)

Con người vào thời sơ khai tự thấy mình sống trong một thế giới nguy hiểm và thù địch, sợ hãi loài dã thú, không có khả năng kiếm đủ thực phẩm, lo sợ mình bị thương hay bệnh hoạn và hãi hùng khi những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, núi lửa luôn đe dọa họ. Họ nhận ra sự bất an và chính họ tự tạo ra những tư tưởng thần thánh để tự an ủi mình trong một hoàn cảnh, và khơi dậy lòng can đảm khi họ lâm nguy và để an ủi họ khi hoàn cảnh trở nên xấu đi. Đối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, bạn sẽ thấy người ta trở về với tín ngưỡng nhiều hơn, bạn sẽ nghe họ nói rằng tin tưởng vào một vị thần, một vị thánh nào đó thì họ sẽ có được sức mạnh để có thể đương đầu với cuộc sống. Bạn sẽ nghe họ giải thích rằng họ tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được đáp ứng. Tất cả những điều này đã được Đức Phật dạy rằng ý niệm về Đấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Đức Phật dạy chúng ta nên cố gắng tìm hiểu những nỗi sợ hãi của chúng ta, hãy loại bỏ đi những tham muốn và hãy tiếp nhận những gì không thể đổi thay được trong bình tĩnh và can đảm. Đức Phật đã thay thế nỗi sợ hãi ấy không phải bằng một niềm tin phi lý mà bởi chánh kiến hợp lý

Lý do thứ hai, Đức Phật không tin vào thần linh vì ở đó dường như không có một bằng chứng nào để xác tín cho ý tưởng ấy. Có nhiều tôn giáo tuyên bố rằng chỉ có lời dạy của Đấng giáo chủ của họ là được duy trì, rằng họ hiểu là chỉ có một vị Chúa độc nhất, rằng Đấng thiêng liêng của họ đang hiện hữu còn những giáo chủ của những tôn giáo khác thì không có. Một số tôn giáo thì tuyên bố Thượng Đế là nam, nhưng một số khác thì cho rằng Thượng Đế là nữ, số còn lại thì cho là trung tính. Tất cả họ đều thỏa mãn rằng có nhiều bằng cớ để chứng minh Thượng đế của họ?hiện hữu nhưng họ lại cười mỉa mai và không tin vào những chứng cứ cho sự có mặt Thượng Đế của những tôn giáo khác. Thật không có gì ngạc nhiên, vì có quá nhiều tôn giáo đã bỏ ra nhiều thế kỷ để cố gắng chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế mà vẫn không có thật hoặc không có chứng cớ cụ thể nào được tìm thấy. Đối với người Phật tử ngưng hết mọi phán quyết ấy cho đến khi những chứng cứ đó được phơi bày.

Lý do thứ ba, Đức Phật không tin vào Thượng Đế, vì tin tưởng như thế không cần thiết. Một số người tuyên bố rằng tin tưởng ở Thượng Đế là cần thiết để lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng điều này không đúng. Khoa học có một lối giải thích rất thuyết phục về quá trình hình thành của vũ trụ mà không liên hệ gì đến ý niệm của Thượng Đế. Có một số cho rằng tin tưởng vào Thượng Đế là cần thiệt để có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Một lần nữa chúng ta thấy điều đó cũng không đúng. Không kể đến tín đồ Đạo Phật, có hàng triệu người không theo tôn giáo nào và có tư tưởng tự do, không đặt niềm tin nơi Thượng Đế mà vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa và hữu ích. Một số cho rằng tin vào sức mạnh của Thượng Đế là cần thiết vì con người là những sinh vật yếu đuối không đủ sức để tự cứu lấy mình. Một lần nữa, chứng cớ ấy vẫn đưa đến sự mâu thuẫn. Người ta thường nghe rằng có người từng vượt qua bao chướng ngại, bao tai họa, bao xung đột và bao khó khăn bằng nỗ lực nội tâm của họ mà không tùy thuộc vào niềm tin nơi Thượng Đế. Một vài người tuyên bố rằng tin tưởng Thượng Đế là cần thiết để con người được cứu rỗi. Lý lẽ này chỉ đúng nếu trường hợp bạn là người chấp nhận lý thuyết của cứu rỗi và với người Phật tử không chấp nhận một quan niệm như thế. Dựa vào kinh nghiệm bản thân, Đức Phật nhìn thấy rằng mỗi chúng sanh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn, phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình.

Do Buddhist believe in god?

No, we do not. There are several reasons for this. The Buddha, like modern sociologists and psychologists, believed that religious ideas and especially the god idea have their origin in fear. The Buddha says:

"Gripped by fear men go to the sacred mountains,

sacred groves, sacred trees and shrines".(Dp 188)

Primitive man found himself in a dangerous and hostile world, the fear of wild animals, of not being able to find enough food, of injury or disease, and of natural phenomena like thunder, lightning and volcanoes was constantly with him. Finding no security, he created the idea of gods in order to give him comfort in good times, courage in times of danger and consolation when things went wrong. To this day, you will notice that people become more religious at times of crises, you will hear them say that the belief in a god or gods gives them the strength they need to deal with life. You will hear them explain that they believe in a particular god because they prayed in time of need and their prayer was answered. All this seems to support the Buddha’s teaching that the god-idea is a response to fear and frustration. The Buddha taught us to try to understand our fears, to lessen our desires and to calmly and courageously accept the things we cannot change. He replaced fear, not with irrational belief but with rational understanding.

The second reason the Buddha did not believe in a god is because there does not seem to be any evidence to support this idea. There are numerous religions, all claiming that they alone have god’s words preserved in their holy book, that they alone understand god’s nature, that their god exists and that the gods of other religions do not. Some claim that god is masculine, some that she is feminine and others that it is neuter. They are all satisfied that there is ample evidence to prove the existence of their god but they laugh in disbelief at the evidence other religions use to prove the existence of another god. It is not surprising that with so many different religions spending so many centuries trying to prove the existence of their gods that still no real, concrete, substantial or irrefutable evidence has been found. Buddhists suspend judgement until such evidence is forthcoming.

The third reason the Buddha did not believe in a god is that the belief is not necessary. Some claim that the belief in a god is necessary in order to explain the origin on the universe. But this is not so. Science has very convincingly explained how the universe came into being without having to introduce the god-idea. Some claim that belief in god is necessary to have a happy, meaningful life. Again we can see that this is not so. There are millions of atheists and free-thinkers, not to mention many Buddhists, who live useful, happy and meaningful lives without belief in a god. Some claim that belief in god’s power is necessary because humans, being weak, do not have the strength to help themselves. Once again, the evidence indicates the opposite. One often hears of people who have overcome great disabilities and handicaps, enormous odds and difficulties, through their own inner resources, through their own efforts and without belief in a god. Some claim that god is necessary in order to give man salvation. But this argument only holds good if you accept the theological concept of salvation and Buddhists do not accept such a concept. Based on his own experience, the Buddha saw that each human being had the capacity to purify the mind, develop infinite love and compassion and perfect understanding. He shifted attention from the heavens to the heart and encouraged us to find solutions to our problems through self-understanding.

Nhưng nếu không có Thượng Đế thì làm sao có được vũ trụ?

Mọi tôn giáo đều có những chuyện huyền bí để giải đáp cho câu hỏi này. Ngày xưa, con người ngây ngô chưa biết gì, những chuyện huyền bí như vậy rất phù hợp. Nhưng vào thế kỷ hai mươi này, trong thời đại vật lý, thiên văn học và địa chất học, những điều huyền bí như thế sẽ bị những cơ sở khoa học đẩy lui. Khoa học đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không theo ý niệm của Thượng Đế.

But if there are no gods how did the universe get here?

All religions have myths and stories which attempt to answer this question. In ancient times, when many simply did not know, such myths were adequate, but in the 20th century, in the age of physics, astronomy and geology, such myths have been superseded by scientific fact. Science has explained the origin of the universe without recourse to the god-idea.

Như vậy thì Đức Phật đã nói gì về nguồn gốc của vũ trụ?

ĐÁP : Thật là thú vị là lời giải thích của Đức Phật về nguồn gốc của vũ trụ rất phù hợp và gần gũi với quan điểm khoa học. Trong Kinh Trường A-Hàm, Đức Phật mô tả vũ trụ bị hoại diệt và rồi tái tiến hóa thành hình dạng hiện nay vô số triệu năm. Cuộc sống sơ khai hình thành từ những sinh vật có dạng đơn giản đến dạng phức hợp trên mặt nước trải qua vô số triệu năm. Tất cả những tiến trình đó không có khởi đầu và kết thúc, và được vận hành theo những nguyên lý tự nhiên.

What does the Buddha say about the origin of the universe?

It is interesting that the Buddha’s explanation of the origin of the universe corresponds very closely to the scientific view. In the Aganna Sutta, the Buddha described the universe being destroyed and then re-evolving into its present form over a period of countless millions of years. The first life formed on the surface of the water and again, over countless millions of years, evolved from simple into complex organisms. All these processes are without beginning or end, and are set in motion by natural causes.

Bạn nói không có chứng cớ về sự hiện hữu của Thượng đế. Vậy những phép lạ là cái gì?

Nhiều người tin rằng những phép lạ là bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Đế. Chúng ta từng nghe những lời tuyên bố bừa bãi về cách dùng phép lạ để chữa khỏi bệnh, tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ có được một chứng cứ nào từ văn phòng y khoa hay của một bác sĩ xác nhận về việc đó. Chúng ta đã nghe những tin đồn rằng có một số người được cứu sống khỏi những thiên tai một cách kỳ lạ nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy có được một lần chứng kiến giải thích về việc ấy. Chúng ta đã nghe đồn đoán rằng lời cầu nguyện có thể đi thẳng vào thân thể hay đến với tứ chi què quặt của bệnh nhân, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy chụp quang tuyến hay có một lời nhận xét đúng đắn của những bác sĩ và y sĩ. Thật hiếm khi những phép lạ có bằng chứng rõ ràng và những bằng chứng này lại không thay thế được những lời tuyên bố bừa bãi, những bản báo cáo và tin đồn nhảm.Tuy nhiên, đôi khi những trường hợp không thể giải thích cũng có xảy ra, những sự kiện không chờ đợi đã xảy đến. Chúng ta phải thừa nhận sự bất lực của con người không thể giải thích được những bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Đế. Điều đó chứng minh rằng kiến thức của chúng ta còn giới hạn. Trước thời kỳ nền y học hiện đại phát triển, người ta không biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh và tin rằng Thần linh hay Thượng đế tạo ra bệnh tật để trừng phạt con người. Ngày nay chúng ta đã biết được lý do nào gây ra bệnh và khi đau bệnh chúng ta uống thuốc. Đã đến lúc kiến thức của chúng ta về thế giới ngày càng hoàn thiện hơn, chúng ta có thể hiểu cái gì tạo ra những hiện tượng không giải thích được, cũng như những nguyên do gây ra bệnh.

You say there is no evidence for the existence of a god. But what about miracles?

There are many who believe that miracles are proof of god’s existence. We hear wild claims that a healing has taken place but we never get an independent testimony from a medical office or a surgeon. We hear second-hand reports that someone was miraculously saved from disaster but we never get an eye-witness account of what is supposed to have happened. We hear rumours that prayer straightened a diseased body or strengthened a withered limb, but we never see X-rays or get comments from doctors or nurses. Wild claims, second-hand reports and rumours are no substitute for solid evidence and solid evidence of miracles is very rare.

However, sometimes unexplained things do happen, unexpected events do occur. But our inability to explain such things does not prove the existence of gods. It only proves that our knowledge is as yet incomplete. Before the development of modern medicine, when people didn’t know what caused sickness people believed that god or the gods sent diseases as a punishment. Now we know what causes such things and when we get sick, we take medicine. In time when our knowledge of the world is more complete, we will be able to understand what causes unexplained phenomena, just as we can now understand what causes disease.

Nhưng có quá nhiều người tin vào một vài hình thức của Thượng Đế, điều đó chắc là đúng?

Không hẳn. Đã có lúc người ta tin rằng trái đất này là bằng phẳng. Nhưng họ đã sai. Số người đã tin vào tư tưởng mà họ không dựa trên sự thật thường hay sai lầm. Chúng ta có thể nói việc ấy đúng hay sai chỉ bằng cách quan sát các sự kiện và kiểm tra lại chứng cớ.

But so many people believe in some form of god, it must be true.

Not so. There was a time when everyone believed that the world was flat, but they were all wrong. The number of people who believe in an idea is no measure of the truth or falsehood of that idea. The only way we can tell whether an idea is true or not is by looking at the facts and examining the evidence.

Như thế, nếu như người Phật tử không tin vào Thượng Đế thì họ tin vào cái gì?

Chúng tôi không tin vào Thượng Đế vì chúng tôi tin ở con người. Chúng tôi tin rằng mỗi con người là cao quý và quan trọng, rằng tất cả đều có một tiềm lực để thành một vị Phật - một con người toàn hảo. Chúng tôi tin rằng con người có thể vượt thoát được vô minh, những điều phi lý và thấy được mọi sự vật đúng như thật. Chúng tôi tin rằng ghen ghét, giận dữ, ganh tị khinh khi có thể thay thế bằng lòng yêu thương, nhẫn nhục, rộng lượng và tử tế. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều này đang có sẵn ở trong mọi người, nếu họ nỗ lực và được hướng dẫn, được những Phật tử thuần thành hỗ trợ và được hấp thụ giáo lý của Đức Phật. Như lời Phật dạy:

"Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta.
Không ai có thể và không ai có thể làm được.
Chính ta phải bước vào con đường này.
Chư Phật chỉ là người dẫn đường" (
Kinh Pháp Cú 165)

So if Buddhists don’t believe in gods, what do you believe in?

We don’t believe in a god because we believe in man. We believe that each human being is precious and important, that all have the potential to develop into a Buddha – a perfected human being. We believe that human beings can outgrow ignorance and irrationality and see things as they really are. We believe that hatred, anger, spite and jealousy can be replaced by love, patience, generosity and kindness. We believe that all this is within the grasp of each person if they make the effort, guided and supported by fellow Buddhists and inspired by the example of the Buddha. As the Buddha says:

"No one saves us but ourselves,

No one can and no one may.

We ourselves must walk the path,

But Buddhas clearly show the way". (Dp 165)


--- o0o ---
Trình bày:Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2015(Xem: 7958)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9389)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 6833)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9175)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
07/11/2015(Xem: 8486)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12324)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
05/11/2015(Xem: 8161)
Chuyến tàu chở chúng tôi từ Paris về ga Saint Foy La Grande đúng không sai một phút. Xuống tàu tìm mãi không thấy ai đón. Chúng tôi ra ngoài cửa ga đợi nửa tiếng vẫn không thấy ai. Thế là bắt đầu sốt ruột. Tìm lại trong người và hành lý thì hoàn toàn không có điện thoại của Làng Mai, không có địa chỉ. Nghĩ lại thấy mình thật là không cẩn thận, không chu đáo. Biết đi đâu bây giờ. Từ ngày rời Việt Nam tôi không hề dùng điện thoại, chỉ check email và vào facebook up tin một chút vào buổi tối mới mà thôi.
05/11/2015(Xem: 14167)
Chúng con, một nhóm PT mới dịch xong cuốn quotations "All You Need Is Kindfulness " của Đại Sư Ajahn Brahm. “Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
31/10/2015(Xem: 14051)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
26/10/2015(Xem: 10649)
Trung tuần tháng10 tới đây, tại La Residence Hue Hotel & Spa (số 5 – Lê Lợi Huế), bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ - sẽ ra mắt độc giả cuốn “Thư Chủ gửi Tớ” của chị. Đây cũng là những góc nhìn dưới nhiều khía cạnh của một doanh nhân am hiểu và tự tin, không chỉ trong lĩnh vực sở trường của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]