Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 07

20/05/201313:08(Xem: 7415)
Phần 07

 

Khai Thị
Đại Sư Tuyên Hóa
Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới,
Vạn Phật Thánh Thành

--- o0o ---

Phần 07

61. Cuộc Đời Như Mộng, Như Ảnh [^]

Có một bài kệ tụng, rất hợp đạo lý, nay xin đọc ra để tham khảo:

Bất cầu đại đạo xuất mê đồ

Túng phụ hiền tài khởi trượng phu

Bách tuế quang âm thạch hỏa chước

Nhất sinh thân tự thủy bào phù

Thê tài phao hạ phi quân hữu

Tội nghiệt tương hình nan tự khi

Thí vấn đôi kim đẳng sơn nhạc

Vô thường mãi đắc bất lai hồ.

Bất cầu đại đạo xuất mê đồ (Chẳng cầu đại đạo để ra khỏi đường mê): Cuộc đời của chúng ta như mộng ảo, như bọt nước, như làn sương, như điện chớp, phải quán nó là như vậy. Mạng sống con người là vô thường, sự nghiệp vô thường, phú quý vô thường, cho nên "niềm vui là nhân của khổ." Tất cả khoái lạc trong thế giới này cũng đều hàm chứa cái khổ. Muốn lìa khổ để an vui, tất phải lo tu đạo. Tu đạo thì trước hết phải trừ tập khí. Trừ như thế nào? Bên trong thì khắc kỷ phục, bên ngoài thì đoạn dục khử ái, cả hai đàng cùng dụng công, ắt sẽ thành công.

Con người sanh ra bởi sắc dục, chết bởi sắc dục, đó là lẽ thường của thế tục, và thuận theo thế tục thì cứ sống đi chết lại không ngừng. Kẻ xuất gia thì đi ngược lại, có đi ngược mới thành thánh, nên cái gì hay với thế gian thì lại không hay với người xuất gia; người thế gian tham, chúng ta không tham; cái gì người thế gian yêu thích, chúng ta không yêu thích; cái gì người thế gian mê, chúng ta không mê. Muốn cầu đại đạo ắt phải ra khỏi đường mê.

Thế nào là đường mê? Chính vì vô minh tác quái nên bất cứ đi hướng nào cũng là hồ đồ, rút cuộc chẳng biết làm sao. Mê cũng là nghĩa mất phương hướng, con đường phải đi lại không nhận ra, mà đi lạc vào chỗ khác. Phải biết rằng chẳng cầu đạo thì chẳng ra khỏi đường mê. Muốn ra khỏi đường mê tất phải tu đạo.

Tu đạo cần phải có thiện tri thức chỉ điểm cho sáng mắt. Thiện tri thức biết cách thức dạy ta tu sao cho được dứt đường sanh tử, giúp ta không trở lại với cảnh luân hồi. Cái thấy vàcái biết của thiện tri thức là chính xác, trong đó không có chút nào gọi là tà tri tà kiến.

Túng phụ hiền tài khởi trượng phu?(Để phụ cái tài trí thì đâu phải trượng phu?): Nếu chúng ta không cầu đạo, không ra khỏi đường mê, ắt là ta phụ cái hiền tài của ta, hiền tài cũng là cái trí huệ đức tướng của ta. Phật đã từng nói: "Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như-lai." Nếu quả chúng ta không tu hành, ắt ta chẳng thành tựu được gì. Như vậy chúng ta đã cô phụ cái trí hiền tài, tức đâu còn là kẻ trượng phu nữa?

Bách tuế quang âm thạch hỏa chước(Quang âm của trăm năm qua đi như lửa lóe ra - từ đá đánh lửa): Tỷ dụ có thể sống tới trăm năm thì ngày tháng cũng qua nhanh như tia lửa chớp, trong thoáng qua đã tắt.

Nhất sinh thân tự thủy bào phù(Một đời, thân xác giống như bọt nước): Từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, gọi là một đời người. Thân thể này giống như một cái bọt trên mặt nước, nổi trôi bồng bềnh, thật là hư vọng chẳng có gì là thực chất, chỉ trong một sát-na đã thấy nó biến mất. Vậy thì lưu luyến nó làm gì? Hà tất chấp trước vào nó?

Thê tài phao hạ phi quân hữu(Tài sản và vợ bỏ lại, anh chẳng có gì): Tới khi lâm chung, dù anh có bao nhiêu tiền cũng không đổi được cái chết. Hết thảy nào vàng bạc, châu báu, anh đều bỏ lại, một đồng cũng không mang đi. Lúc đó, vợ và tài sản đều không còn là của anh, anh chỉ còn hai tay buông xuôi về chầu Diêm vương.

Tội nghiệt tương hình nan tự khi(Tội vạ đi theo như hình, không thể tự dối): Bất cứ loại nghiệp nào, sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu, đều theo ta như hình với bóng, như câu nói: "Mọi thứ mangchẳng được, chỉ có nghiệp tùy thân." Nghiệp tội thì không thể dối gạt được, bởi chính ta tạo ra thì nhất định ta phải lãnh quả báo, chẳng ai có thể thay ta lãnh giùm.

Thí vấn đôi kim đẳng sơn nhạc(Thử hỏi vàng chất lên thành núi): Chất đầy vàng bạc, cao như núi, thành vua kim tiền, giầu bậc nhất thiên hạ, thử hỏi khi chết những thứ đó có ích gì? Để lại cho con cháu, thì con cháu nào hay, chúng chẳng cần tới, con cháu nào xấu thì lấy tiền tạo nghiệp xấu, còn nặng tội hơn.

Vô thường mãi đắc bất lai hồ(Liệu có mua được luật vô thường chăng?): Tuy vàng bạc chất lên cao bằng núi, nhưng liệu chúng ta có mua nổi quỷ vô thường không? Không thể mua được. Quỷ vô thường rất là công bình, không thiên lệch, không nói chuyện ân tình, cũng không nhận quà cáp.

Cảnh ngộ của người ta tại thế gian là như vậy. Chúng ta là người xuất gia, chính là vượt qua thói tục, không chịu để thói tục giam hãm. Nay lại không tu hành nghiêm chỉnh thì còn chờ tới lúc nào nữa? Phải nhớ rằng mục tiêu của kẻ xuất gia là dứt đường sanh tử, vượt qua luân hồi, chớ không thể sống như thế tục. Quý vị! "Tướng quân bất hạ mã, các tự bôn tiền trình,"quý vị hãy ráng sức tu hành!


62. Rốt Cuộc Đạo Là Thế Nào ? [^]

Đạo, rải ra thì trùm lục hợp, cuốn lại thì nó ẩn tàng. Đạo lớn, không có gì ở ngoài nó và nhỏ thì không gì ở trong nó. Không có cá nhân nào mà không nằm trong đạo, không chúng sanh nào có thể chạy ra ngoài đạo. Đạo chính là tánh mà tánh là bổn thể của chúng sanh. Phật nói: "Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật."Chẳng kể loại gì, thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh, chim, cá, động vật, thực vật, trong bốn loài sanh trên hay trong chín pháp giới chúng sanh (tứ sanh cửu hữu), tất cả đều có đầy đủ đạo này.

Đạo Đức Kinh nói: "Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi. Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo."Lão tử nói về nghĩa đạo như vậy, nghiên cứu thấy nó thật là đến lý. Giải thích sơ lược như sau:

Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi (Hàng thượng sĩ nghe đạo, cảm thấy và làm theo): Thượng sĩ là hạng người có trí huệ, hàng có thiện căn sâu dầy, hạng người thượng đẳng. Nghe đạo chính là nghe cách thức để tu hành đạo. Đức Khổng-tử đã nói: "Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ,"sớm nghe đạo, tối chết cũng được rồi, chẳng hận gì nữa. Tại sao? Bởi nghe đạo mà khai ngộ, mà thấu hiểu được đạo này, ai ai cũng có nó, không ai không có, không bao giờ lìa đạo. Chẳng qua, chúng ta quay lưng với đạo mà chạy, càng chạy càng xa đạo. Đạo này là gì vậy? Chính là quy củ. Theo đúng quy củ mà đi, nghĩa là tu đạo. Không theo quy củ mà đi tức không phải tu đạo. Quy củ là gì? Đó là giới luật. Y theo giới luật tu hành, chính là tu đạo.

Nói từ gốc rễ thì đạo là con đường dẫn tới liễu sanh thoát tử. Tu đạo là khép cánh cửa sanh tử. Cửa sanh tử là gì? Chính là dục niệm. Mang tâm dâm dục là mở cửa sanh tử, đoạn trừ tâm dâm dục là khép cửa sanh tử. Hạng người thượng đẳng khi nghe qua đạo này bèn nghĩ rằng: "?! Vốn nó là như vậy!"Do đó cảm thấy mà làm theo, để trở về nguồn cội, quay chiếu lại mình, xoay lưng với trần cảnh mà hướng về giác ngộ (bội trần hiệp giác), và dụng công tu đạo. Từ sáng đến tối ở đó tu hành, như tình trạng gà ấp trứng, như rồng nuôi ngọc, như mèo rình chuột, tập trung tinh thần để dụng công. Chỉ một lòng tu đạo, không còn vọng niệm gì khác.

Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong (Hạng trung sĩ nghe đạo, lúc còn lúc mất): Đây là bậc trung đẳng, cũng là hạng người bình thường. Đầu óc loại này thì một nửa trí huệ, một nửa ngu si. Nghe xong đạo này thì tựa hồ nhớ được chút ít, cũng tựa hồ quên chút ít, tóm lại vừa đúng vừa sai, chẳng có gì là chắc chắn. Có khi họ chấp không, có khi chấp có, không dứt khoát.

Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo (Hạng hạ sĩ nghe đạo, bật cười lớn. Chẳng cười chẳng gọi là đạo): Hạ sĩ để chỉ hạng ngu si. Nếu chúng ta bảo họ trừ dục cắt ái là tu đạo, hay giữ quy củ là tu đạo, thì họ sẽ trả lời ngay: "Ấy! Vậy là ngốc quá! Các người tu hành đúng là ngu si hết mức, cớ gì mà không ham tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ? Đó là khoái lạc về ngũ dục, thú biết mấy!" Bởi vậy, nghe đạo thì họ bật cười, cho rằng tu đạo là ngu ngốc. Nếu họ không cười như vậy, thì không phải là đạo.

Hàng ngày tôi giảng kinh thuyết pháp cho các quý vị, điều khẩn yếu vẫn phải nhấn mạnh về đoạn trừ các niệm dâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lòng dâm không trừ, thì không ra khỏi cõi trần." Nhất định phải trừ các niệm về dâm dục, mới mong lìa khỏi cảnh hồng trần, cho nên có câu: "Lòng dâm không đoạn, nấu cát ra cơm, chẳng thể có việc này."Quý vị! Người tu hành không giống người trong thế tục. Cái gì người đời tham, ái, mê, thích thì chúng ta cần phải diệt trừ. Có câu nói: "Thoát trần ly tục,"nghĩa là hết thảy các thứ từ lời nói đến tư tưởng, người tu và người tục không giống nhau. Điểm này quý vị phải chú ý, không thể bị nhiễm ô theo giòng thế tục.

Phàm những ai trú tại Vạn Phật Thánh Thành, quyết phải tu hành, phải giữ quy củ, phải trì giới luật. Người xuất gia không giữ quy củ và giới luật thì còn ý nghĩa gì nữa? Xuất gia và tại gia không giống nhau. Như đã xuất gia lại còn giữ tập quán của thế tục, thì xuất gia làm gì? Về điểm này cũng phải hiểu cho rõ.

Tại sao có thời mạt pháp? Bởi phước báo của người mỏng, nên không có thánh nhân ra đời, không có chánh pháp trụ thế. Tôi vốn không tự lượng sức mình, quyết một lòng giữ chánh pháp trụ thế, kiên trì không đổi, không chịu đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Kiên trì như vậy tốn hao công sức, nhưng đó là lòng quyết tâm của tôi. Bất kể gặp gian nan ra sao, tôi vẫn phải hoàn thành sứ mạng.

Quý vị! Quý vị đều là đệ tử theo tôi học đạo, nên hiểu rằng thời đại này là thời đại gì? Phải cố gắng thành người xuất gia gương mẫu, là người lãnh đạo siêu quần, không thể bị nhiễm ô theo thông tục, nếu không, kẻ xuất gia không thể ngóc đầu lên được.


63.Thượng Đức Bất Đức, Hạ Đức Chấp Đức [^]

Cổ đức nói: "Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức, chấp trước chi đức, bất minh đạo đức." Nay xin giải nghĩa như sau:

Thượng đức bất đức:Thực hành đạo Bồ-tát, nhưng không chấp vào hình tích gì, làm việc thiện nhưng không ghi lại hình tích của hành động thiện. "Vi thiện tu đức," là chuyện tự nhiên, là bổn phận của mình, do đó không có gì làm cho mình thêm kiêu ngạo, thêm tự mãn. Không nên nói rằng: "Tôi làm điều phước đức, tôi làm điều thiện, tôi làm những việc hay," và ngay những ý nghĩ như vậy cũng không nên có nữa.

Người ta nói: "Thiện, mà muốn cho người ta thấy thì chẳng phải là chân thiện; ác mà muốn cho người ta không biết, là điều đại ác." Kẻ chân chánh thực hành Bồ-tát đạo thì làm việc gì cũng như không làm, hết thẩy mọi thứ đều không chấp trước. Bất cứ làm công đức gì, không có tâm chấp, không thừa nhận một công đức nào và đối với mọi người không hề có tâm kiêu ngạo hay tự mãn. Đó là nghĩa của "thượng đức bất đức."

Người có trí huệ chân chánh, không nhận mình là người có trí huệ. Người có đạo đức chân chánh không thừa nhận mình có đạo đức. Người có học vấn chân chánh, không có tâm kiêu ngạo, không coi thường kẻ khác. Người tu trì một cách chân chánh, không sanh tâm tự mãn, tự mình tuyên truyền cho mình.

Hạ đức chấp đức: Một số phàm phu tục tử, làm được chút ích công đức đã cho là nhiều, đi đâu cũng quảng cáo việc mình làm, nào tôi làm điều thiện này, tôi làm công đức kia, đi đâu cũng nêu ra để lừa dối người, hy vọng người khác sẽ quý trọng mình.

Kẻ thượng đức, tuy làm công đức nhưng không chấp trước công đức. Kẻ hạ đức, tuy làm chút ít công đức lại chấp vào công đức, tới đâu cũng thừa dịp để tuyên truyền, nào tôi tạo nên cái chùa này, nào xây cái tháp kia, in kinh này, thuyết pháp như thế kia, tóm lại, nói hoài không hết công đức. Đó là tác phong của kẻ hạ đức chấp đức.

Chấp trước chi đức: Nghĩa là chấp trước những việc, đại khái như: tôi bắc cái cầu trên sông này, tôi lát con đường kia v.v.

Bất minh đạo đức:Như trên là không có công đức. Người nào có những ý nghĩ như vậy tức là không thấu hiểu nghĩa thật của đạo đức.

Tự mình tuyên truyền cho mình, tự mình mừng cho mình, đây chính là vọng tâm tác quái. Có câu nói: "Chúng sanh không có chân tâm, vì có vọng tâm," vọng tâm chính là vọng tưởng. Một niệm động, thí dụ như niệm về sát sanh nổi lên, hay có một ý nghĩ về trộm cướp chẳng hạn, tức là vọng tưởng. Động một niệm về dâm, về nói dối, về uống rượu, đều là vọng tưởng cả. Nói chung động niệm nổi lên là vọng tưởng. Vọng tưởng là chướng ngại đối với kẻ tu hành. Làm sao để vọng tưởng không nổi lên? Phải tham thiền, tụng kinh trì chú, tinh thần tập trung, trong tâm không có hai niệm, đó chính là cách canh giữ vọng niệm.


64. Bởi Đâu Không Tương Ưng Với Đạo ? [^]

Tu hành lâu rồi mà vẫn không tương ưng với đạo là do nguyên nhân gì vậy? Là vì vọng tưởng tác quái. Nếu tâm còn vọng tưởng thì nó sẽ phá hoại giới, phá hoại định, phái hoại huệ. Tâm có vọng tưởng thì trì giới không kiên cố, tu định cũng không kiên cố, còn nói gì tới huệ. Vọng tưởng nổi lên thì tâm chạy ngay theo duyên, nhân đó mà chuyển theo với vạn vật. Sắc trần do mắt tiếp nhận, thanh âm do tai nghe được, hương do mũi nhận ra, vị do lưỡi nếm, xúc do thân đụng chạm, và pháp do ý nhận thức, tất cả những thứ này hợp lại tạo thành vạn vật. Nếu cứ trụ vào các cảnh giới của các thứ trên tức là chạy theo vạn vật, nên từ đó mà tâm tham cầu sẽ nổi lên.

Trước một sự việc gì mà chúng ta cảm thấy hoan hỷ trong tâm, thì lòng tham cầu sẽ phát sanh. Một khi có tham, tức sẽ nghĩ ra cách chiếm lấy. Chiếm được rồi vẫn chưa biết đủ, nên lòng tham vẫn còn nguyên. Lòng tham không có đáy, chẳng bao giờ chất đầy lòng tham, cho nên nói: "Dục vọng không có chỗ ngừng." Người tham tiền, khi đã có tiền rồi thì lại tham danh, có danh rồi, đến tham các thứ khác, tham nhà, tham xe hơi, tham máy bay, tham thuyền máy v.v.. tất cả đều do sự tham cầu. Cầu mà không được toại nguyện thì phiền não phát sanh.

Khi có phiền não thì bao nhiêu vọng tưởng ùn ùn kéo đến. Có vọng tưởng tức có sự ưu sầu, làm cho thân khổ, tâm khổ, bầy ra trước mắt nào những thứ tạp nhạp, những ý tưởng không thanh tịnh. Những quan hệ vừa kể dẫn tới tình trạng không hợp với đạo, không đưa tới sự dứt đường sanh tử, nên cứ quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi mà không nghĩ ra lối thoát. Càng luân chuyển nhiều thì càng đi xa hơn, lạc sâu vào biển khổ không rút chân ra được.

Bổn thể của tự tánh là đạo chân thường. Thế nào gọi là đạo chân thường? Nó là vô hình vô tướng, không hình tích cụ thể. Hiểu được như vậy thì có thể tới được đạo đó. Không hiểu như vậy thì mỗi ngày một đi xuống. Nếu lại giác ngộ đạo này thì trí huệ luôn luôn hiện tiền, tánh diệu chân như cũng hiện tiền, lúc đó gọi là tương ưng với đạo.


65. Thần Thông Của Người Tại Sao Không Hiển Hiện ? [^]

Thần thông là gì? Có câu nói: "Diệu dụng khó lường là thần, tự tại vô ngại là thông."Thần thông là một lực tự tại, không bị ngăn ngại, không thể lường được, nó là cảnh giới thiên biến vạn hóa, chẳng thể nghĩ bàn. Thần thông từ đâu mà sanh ra? Nói đơn giản là người tu pháp tiểu thừa, chuyên tu tứ đế và quán thập nhị nhân duyên, khi đạt tới mức độ viên mãn thì lúc đó chứng được thần thông.

Thần thông của hàng La-hán và của hàng Bồ-tát có chỗ không giống nhau. Thần thông của La-hán có hạn định, chỉ biết được nhân duyên trong phạm vi tám vạn đại kiếp trở lại. Hơn nữa họ phải chú tâm quán sát mới thấy được. Thần thông của Bồ-tát thì không có giới hạn, có thể thấy được cả quốc độ của vi trần, vi trần trong quốc độ, các chư Phật trong vô lượng quốc độ (nhiều như vi trần) có thể nghe chư Phật ở khắp các quốc độ trùng trùng đang diễn nói pháp mầu; có thể biết hết thảy ý nghĩ của các chúng sanh trong vô số quốc độ nhiều như vi trần; có thể biết các nhân duyên ngoài phạm vị tám vạn đại kiếp, khỏi cần vào trong định, chỉ cần tâm khởi lên ý tưởng quan sát là đủ.

Quý vị Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo, khi nào công đức viên mãn sẽ có các loại thần thông trên. Nếu chúng ta phát Bồ-đề tâm, thực hành Bồ-tát đạo cũng có thể đạt được mức thần thông này. Chỉ cần tu đến chỗ viên mãn, chẳng cần phải mong cầu, vẫn có thần thông.

Khi có thần thông rồi, có phải Bồ-tát không nên hiển lộng thần thông chăng? Không phải vậy. Nếu Bồ-tát có thần thông, mà lại không hiển lộng thì thần thông đó dùng làm gì? Có khác gì một người có hạt châu quý, lại mang dấu nó đi trong áo, không biết nó là một của quý vô giá. Cam phận nghèo khổ, không có cơm ăn, không có áo mặc, không có chỗ trú, mà vẫn không biết đổi hạt châu đi lấy tiền độ nhật. Nếu có thần thông mà không xử dụng thì cũng giống như vậy đó.

Không có thần thông mà muốn xử dụng thần thông thì không được rồi. Cái đó có khác gì leo cây mà bắt cá, chỉ là mộng tưởng của kẻ si ngốc mà thôi. Tuy nhiên, nếu có thần thông thì phải tận dụng thần thông. Giáo hóa chúng sanh, lấy thần thông ra hiển lộng, làm tăng gia tin tưởng của chúng sanh, như vậy hiệu quả tăng gấp bội. Cái đó cũng gọi là dùng phương tiện thiện xảo. Quý vị nên chú ý điểm này! Ma cũng có thần thông, có thể khiến cho những ai ham cầu thần thông mà chưa đủ đạo lực, lạc vào tròng của chúng, để đến nỗi tiêu ma đạo nghiệp của mình rồi làm quyến thuộc cho ma vương. Về điểm này, xin quý vị đặc biệt lưu ý và không thể không cẩn thận.

Hiện nay có một số người thiếu hiểu biết, tín đồ của Phật giáo mà không am hiểu gì, thấy người ta nói làm sao thì nói theo làm vậy. Về yếu lý của Phật pháp thì họ tựa hồ biết mà chẳng biết, không biết đến ngọn nguồn, hễ chứng kiến thấy có người thị hiện thần thông liền kêu lên kinh ngạc rằng: "Vào thời mạt pháp, người ta không thể có thần thông như vậy!" Nói như vậy thì thật là quá ấu trĩ! Nói thẳng ra đó là cái nhân đọa địa ngục, đối với Phật pháp chẳng hiểu một tí gì. Quý vị hãy chú ý! Đối với bất cứ sự việc gì hễ ta chưa biết cho rõ ngành ngọn, ta không nên phê phán bậy bạ, không thể tùy tiện quyết đoán nọ kia. Đi sai nhân quả thì phải đọa địa ngục.

Phật giáo có đạo lý chân chánh, có định luật bất biến từ ngàn xưa, có ngàn vạn lời vàng ngọc do chính đức Phật nói ra, phát xuất từ chính kinh nghiệm của Ngài, chớ không phải là thứ đạo lý dối mình dối người. Giáo lý do Phật nói ra là Kinh tạng, giáo lý do thân Ngài biểu hiện là Luật tạng, phần do các đệ tử của Phật chú giải là Luận tạng. Ba tạng và mười hai phần kinh là giáo lý của chân lý, ý nghĩa toàn là chân thực không ngoa.

Chân lý ở đâu thì mười phương chư Phật đều tới đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì mười phương chư Bồ-tát đến đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì thiên long bát bộ cũng đều tới để ủng hộ. Hiểu thấu chân lý mới là Phật giáo đồ chân chánh, không hiểu chân lý thì đó là Phật giáo đồ lầm lạc. Quý vị phải nhận cho rõ chân lý, phải phân biện cho rõ phải trái, chớ khá hồ đồ, ai nói ra sao thì tin làm vậy, điều đó không thể chấp nhận được.

Bồ-tát có các loại thần thông, và các Ngài dùng như thế nào? Nói chung, lấy thần thông làm phương tiện thiện xảo giáo hóa chúng sanh, khiến họ phát Bồ-đề tâm để không bị nhiễm ô theo giòng thế tục. Như nghe nói sao thì nói làm vậy, đó là kẻ hồ đồ, không những không nghiên cứu chân lý, mà còn chạy theo đường tà, nghe theo pháp tà, phỉ báng chánh pháp, những loại Phật giáo đồ đó thật đáng thương.

Hiện nay là thời mạt pháp, có rất nhiều pháp thân đại sĩ, dạo trên thuyền từ bi, tới thế giới Ta-bà để giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh thức tỉnh, xa lìa tà tri tà kiến, và gần gũi với chánh tri chánh kiến. Phật nói pháp là chánh pháp, ma nói pháp là tà pháp. Y theo lời dạy để phụng hành, y theo pháp để tu hành, nghiêm trì giới luật, thực hành giới luật, đó là chánh pháp, còn ngược lại là tà pháp. Hễ điều gì đi ngược lại giới luật thì không làm; hợp với giới luật thì hết sức thi hành, đó là con đường của các Bồ-tát.

Tâm của Bồ-tát thì tuyệt đối không tự tư tự lợi, tuyệt đối không màng tới danh vọng. Bồ-tát với tâm bi tha thiết, ngọt ngào dỗ dành giáo hóa chúng sanh lìa khổ tới chỗ an vui. Bồ-tát lấy lợi ích chúng sanh làm khởi điểm, chớ không phải vì ý nghĩ lợi ích của riêng mình. Đó là tinh thần Bồ-tát đạo. Bồ-tát hành đạo chẳng phải xuất phát từ cảm tình riêng mà do lòng từ bi, từ của Bồ-tát là vô duyên từ, bi là đồng thể đại bi, trong lòng tuyệt đối không có sự phân biệt. Bồ-tát độ hết thảy mọi chúng sanh, không ngại khó nhọc, không kể ngày đêm, ra tay cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển khổ để được an vui. Bồ-tát coi việc độ chúng sanh là việc phải làm, thành ra Bồ-tát có thần thông.

Bồ-tát có thần thông, có thể hiển lộng, vậy cớ sao người ta không thể hiển lộng thần thông được? Đây là một sự ngộ nhận. Người nào chỉ trích như vậy, trong lòng phải có một dụng tâm khác. Người ta muốn cho chánh pháp chẳng tồn tại, chẳng muốn cho quý vị siêu phàm trong hàng tín đồ Phật giáo tồn tại.

Hiện nay có một số tín đồ Phật giáo không có trí huệ, đi đến đâu cũng nói rằng thời mạt pháp này không nên hiển lộng thần thông, mà cũng không ai có thần thông mà hiển lộng. Vì cớ gì họ lại tuyên truyền như vậy? Bởi họ ngu si, không chịu dụng công tu hành, lại thường có tâm đố kyï. Họ chẳng có thần thông, bèn cho rằng người khác cũng không có thần thông. Chẳng những vậy, gặp những người có thần thông họ cũng không nhận ra. Bồ-tát nếu gặp tín đồ nào có chánh tri chánh kiến, lại đương dụng công tu hành, lúc đó mới hiển thần thông, để cho tín đồ thêm tín tâm, khiến cho họ nỗ lực tu đạo tới chỗ giải thoát.

Quý vị thiện tri thức! Có vị nào có thần thông, chẳng cứ ai, nếu hiển lộng được thần thông thì tôi rất hoan nghênh. Nếu quả nói như vậy là có tội, tôi xin một mình chịu tội, có bị đọa địa ngục tôi cũng cam lòng, một mình tôi chịu không dính dáng gì tới quý vị cả, quý vị khỏi lo. Chỉ ngại là quý vị chẳng có thần thông, không hiển lộng được. Còn như có thể biểu diễn thần thông ra, tôi xin hết lòng ủng hộ.

Thời mạt pháp rất cần có quý vị thật tâm tu đạo, rất cần quý vị khai ngộ, rất cần những người chứng quả. Sau khi chứng quả lại trở về dẫn dắt các bạn hữu duyên, hướng dẫn họ ra khỏi tam giới để tới cõi tinh độ Thường Tịch Quang, đó là kỳ vọng của tôi đặt vào các vị.


66. Kinh Lăng Nghiêm: Biểu Tượng Của Chánh Pháp [^]

Các kinh điển của Phật giáo đều là trọng yếu cả. Kinh Lăng Nghiêm lại càng đặc biệt. Nơi nào có Kinh Lăng Nghiêm tức nơi đó có chánh pháp. Kinh Lăng Nghiêm mà không còn thì lúc đó là mạt pháp. Tín đồ Phật giáo chúng ta phải mang hết tâm trí, và mồ hôi nước mắt để ủng hộ bộ Kinh này.

Kinh Pháp Diệt Tận có nói: "Tới lúc mạt pháp, Kinh Lăng Nghiêm diệt đầu tiên, sau đến các Kinh khác." Nếu quả kinh Lăng Nghiêm không bị diệt, thì chánh pháp hiện tiền, cho nên Phật giáo đồ chúng ta quyết lấy mạng sống ra để hộ trì, lấy mồ hôi nước mắt để hộ trì, lấy chí nguyện để hộ trì kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng nghiêm mà tồn tại mãi với thế gian, được phát huy rộng lớn, lưu thông tới tận từng hạt bụi vi trần, phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới, và tới tận cùng hư không khắp các pháp giới, nếu được như vậy thì chánh pháp quả là sáng sủa rực rỡ.

Tại sao lại nói rằng Kinh Lăng Nghiệm diệt đầu tiên? Bởi Kinh này giảng đạo lý rất là chân thật. Thiên ma ngoại đạo chịu không nổi mới tìm đủ mọi cách để phá hoại Kinh, tiêu diệt cho được Kinh này. Trước hết, chúng rêu rao rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải do chính kim ngôn của đức Phật nói ra, mà do người đời sau ngụy tạo, như vậy Kinh Lăng Nghiêm là Kinh giả, là ngụy Kinh. Đó là những thủ đoạn xấu xa của bọn ngoại đạo, cốt dùng cưỡng từ đoạt lý để phá hoại Kinh Lăng Nghiêm.

Kinh Lăng Nghiêm là thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu của Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm có bốn loại giáo huấn thanh tịnh, có hai mươi lăm vị thánh thuật lại kinh nghiệm viên thông và có nói tới năm mươi cảnh giới ấm ma. Những pháp này có thể ví như cái kính chiếu yêu, khiến cho bàng môn ngoại đạo phải lộ hết nguyên hình, yêu ma quỷ quái hết chổ ẩn náu, do đó để tự vệ chúng phải rêu rao rằng Kinh Lăng Nghiêm là Kinh ngụy tạo, không nên tin theo.

Một số người khác, chẳng hiểu biết gì, không đủ trí huệ để phân biệt thật giả, ai nói sao thì nói theo làm vậy, cũng phụ họa với chúng mà bảo rằng Lăng Nghiêm không phải do Phật nói. Kinh Lăng Nghiêm nói về đạo nghĩa thì thật là chính xác, thật là hợp lý, nên yêu ma quỷ quái, cũng như hạng bàng môn tả đạo không còn chỗ ẩn náu, chúng phải dùng những thủ đoạn xấu xa như vậy để hòng phá hoại Kinh. Làm như vậy ắt phải đọa địa ngục.

Gần đây, một số học giả thiếu hiểu biết, rồi một số Phật giáo đồ ngu si, không nhận thức đúng về Phật giáo, không hiểu minh bạch về Phật học, tóm lại là biết nửa mùa, đem lời của thánh nhân ra để phê phán, rồi phát biểu một cách càn dỡ.

Người học Phật pháp nên hiểu thấu đáo nghĩa lý Kinh Lăng Nghiêm, để có thể đề xướng Kinh này ở khắp mọi nơi, tuyên dương, giải thích và hộ trì Kinh này, ngỏ hầu giữ cho chánh pháp trụ thế, cho tà pháp bị tiêu diệt. Đó chính là trách nhiệm của tất cả Phật giáo đồ.

Ngày hôm nay tôi xin bảo đảm với tất cả quý vị rằng kinh Lăng Nghiêm là kinh chân chánh. Nếu quả không phải như vậy, tôi xin nguyện xuống địa ngục, bởi lý do tôi không có nhận định đúng về Phật pháp, lấy giả cho là thật, tôi xin cam lòng chịu quả báo đó. Như Lăng Nghiêm là Kinh thật, tôi còn phát nguyện rằng đời đời kiếp kiếp tôi sẽ hoằng dương pháp Lăng nghiêm, và tuyên giảng chân lý trong Lăng nghiêm. Quý vị thử nghĩ coi, nếu Kinh này không phải do Phật nói ra, thì ai có thể nói được một loại pháp chánh xác như vậy? Tôi hy vọng người nào đó phê phán Kinh Lăng Nghiêm và bảo nó là Kinh giả thì hãy mau mau sám hối, sửa lại sự sai trái của mình. Nếu không, ắt bị đọa địa ngục rút lưỡi. Tôi mong cầu những ai niệm Kinh Lăng Nghiêm, giảng Kinh Lăng Nghiêm, tuyên dương Kinh Lăng Nghiêm, lưu thông Kinh Lăng nghiêm, tất cả đều sớm thành Phật đạo.


67. Tu Đạo Phải Đoạn Dục Khử Ái [^]

Tại sao chúng ta có phiền não? Bởi lòng tự tư (ích kỷ). Tại sao có tự tư? Bởi có dục tâm, mới tìm hết cách để giữ lấy nó, sợ nó đi mất. Nếu nó bị thương tổn thì sẽ phát ra nóng giận. Tại sao nóng giận? Chính là do vô minh và tình ái tác quái. Giả thử, không có vô minh, không có tình ái, thì tâm nóng giận sẽ chạy xa cả mười vạn tám ngàn dặm, muốn kiếm nó cũng kiếm không được.

Nếu có tình ái tất có tự tư. Có tâm tự tư rồi thì chẳng còn từ một thủ đoạn nào để tiến tới mục đích, thậm chí có thể hy sanh cả mạng sống mà không tiếc thân. Truy ra tận gốc là vì dục niệm. Nếu quả không có dục niệm, tất không có tâm tự tư. Không có tự tư thì không có phiền não.

Có phiền não, tất có sanh tử; nếu không có phiền não, thì không có sanh tử. Ý nghĩa này, ai ai cũng biết, có điều không thực hành mà thôi. Phải biết rằng, không có dục thì không có vô minh. Phá được vô minh thì pháp tánh hiển hiện. Chúng ta học Phật, đầu tiên là trừ vô minh, đoạn phiền não. Dụng công tới chỗ viên mãn thì chứng được giải thoát.

Tại sao chúng ta không có trí huệ? Bởi vì vô minh. Vô minh sanh ra dục, dục sanh ra tự tư, tự tư sanh ra phiền não. Tham cầu mà không được thì có phiền não, người đối với ta không tốt cũng là nguyên nhân của phiền não. Tại sao có phiền não ? Bởi có cái Ngã. Nếu quả là vô ngã, thì không có phiền não. Nếu có thể tới được chỗ không có vô minh, không có tự tư, thì phiền não sẽ biến mất. Quý vị tin hay không tin, cái lý nó là như vậy. Thiên kinh vạn điển, nói tới nói lui cũng chỉ có thế. Cho cái ngã không còn, phá cái vô minh, tiêu diệt cái dục, thì sẽ không có tự tư, không có phiền não, kiếm phiền não cũng không kiếm ra được. Tại sao? Bởi gốc gác của vấn đề đã được giải quyết.

Quý vị phải chú ý! Năm thứ dục, tài, sắc, danh, thực, thụy (ngủ), đều do vô minh và tình ái mang đến. Nếu như không có tình dục, ta sẽ thấy không có gì là trọng yếu. Bởi có tình dục nên mới cảm thấy cái này không tốt, cái kia cũng không tốt, cái gì cũng không đúng, đó chính là con quỷ tình dục nó tác quái. Nếu chúng ta hàng phục được quỷ tình dục này, thì chúng ta vào nhà của Như Lai một cách mau chóng, lên tòa Như Lai, mặc áo Như Lai và thuyết pháp Như Lai.


68. Thiền Thất Khai Thị [^]

Thế nào là tự tại ?

"Quán-Tự-Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách."

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã giảng xong ngày thứ ba vừa qua. Hôm nay, nhân dịp khai mạc khóa Thiền thất mùa đông, tôi xin giảng cho đại chúng nghe câu mở đầu của Tâm Kinh, mà cũng là tinh yếu của Kinh này.

Bồ Tát Quán Tự Tại chính là Ngài Bồ Tát Quán Thế AÂm. Ngài chứng được nhĩ căn viên thông. Ngài chứng như thế nào? Ngài vốn tu pháp "Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo." Nguyên do bởi Ngài biết cách lắng nghe trở lại cái tự tánh nên Ngài mới được tự tại.

Gọi là tự tại khi nào người ta tới được cảnh giới không người, không ta, không chúng sanh, và không thọ giả. Cảnh giới đó ở đâu? Nơi nào thì có tự tại? Nơi nào thì không có?

- địa vị các bậc thánh thì có tự tại, còn ở địa vị phàm phu thì không có tự tại. Tại sao vậy? Tại vì các vị Thánh không còn vướng vào bốn tướng, tướng nhân, tướng ngã, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nên các vị thánh được tự tại. Phàm phu thì hãy còn vướng vào các tướng này, do đó mới không có tự tại.

Chúng ta là kẻ tu hành, như nếu không thực hiện được bốn không đối với các tướng đó, thì chẳng bao giờ có thể chứng được sự tự tại, và dứt khoát chúng ta phải quét trừ ba tâm và bốn tướng. Ba tâm là nói về tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai. Cả ba tâm đều bất khả đắc. Tâm quá khứ bất khả đắc! Tại sao lại chẳng thể nắm bắt được? Tại vì nó đã qua rồi, đâu còn nữa mà nắm bắt? Tâm hiện tại, thì khi ta vừa nói xong về cái tâm đó, nó đã trở thành quá khứ rồi, chẳng thể nắm bắt được nữa. Còn tâm vị lai, thì vì nó chưa tới, nên nó chưa hiện hữu, vậy làm sao nắm bắt được nó? Vậy là cả ba tâm đều chẳng thể nắm bắt. Rồi đối với bốn tướng, quý vị cũng thực hiện được bốn không, tức quý vị đã có thể quán tự tại.

Thiền thất cốt để làm gì? Để quán tự tại! Ai ai cũng phải quán tự tại. Ai có thể tự tại thì người đó quán tự tại. Ai chẳng tự tại thì người đó chẳng phải quán tự tại. Quán tự tại chẳng phải là của riêng của Bồ-tát Quán Thế AÂm, hết thẩy mọi chúng sanh đều có thể là Quán Tự Tại.

Chúng ta ngồi thiền là để quán sát mình có thể tự tại hay không. Nếu là tự tại quý vị sẽ soi thấu năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều không, tức là thực hành sâu xa bát-nhã ba-la-mật. Một khi thực hành sâu xa Bát-nhã ba-la-mật, quý vị mới có thể soi thấu năm uẩn đều không. Có như vậy quý vị mới vượt qua được mọi khổ ách. Mọi khổ ách đã vượt qua, lúc đó mới chứng đắc tự tại.

Nhân khóa Thiền thất 98 ngày tại Phật Giáo Giảng Đường,

San Francisco (tiền thân của Kim-sơn Thánh Tự),

từ ngày 15 tháng 11 năm 1970 tới ngày 23 tháng 2 năm 1971.


69. Hãy Trở Về Quê Hương Của Chúng Ta [^]

Chẳng riêng ngài Quán Thế AÂm với chúng ta là cùng một thể, mà cả chư Phật mười phương và chư vị Bồ-tát trong mười phương với chúng ta là cùng một thể. Tuy nhiên, chúng ta với chư Phật chẳng phải là một thể. Tại sao như vậy? Nghĩa này giống như đoạn sau đây trong kinh Pháp-Hoa:

"Có một anh chàng hết sức nghèo khó. Cha anh thì lại là một trưởng giả giầu có vô cùng. Nhưng anh đã bỏ nhà đi lưu lạc tha phương, và không nhận ra lối trở về quê quán, do đó, có một ngày, anh gặp cha anh mà không nhận ra đó là cha mình. Tại sao vậy? Bởi vì anh đã xa cha anh một thời gian quá lâu rồi đến nỗi khi gặp lại anh không biết đó làcha mình

Lý do chúng ta không hợp cùng một thể với chư Phật và chư Bồ-tát cũng giống như trường hợp anh chàng nghèo khổ không nhận ra cha của mình, như vừa kể. Chúng ta tu đạo, thay vìphải xa lìa mộng tưởng điên đảo, hướng tới Niết-bàn rốt ráo, chúng ta lại xa lìa pháp thân là cha mẹ chúng ta, rồi hướng ra ngoài lang thang ăn xin, để không tìm ra được lối trở về quê, thật là đáng thương biết bao!

Phải nhớ rằng chúng ta với Phật và Bồ-tát là người trong nhà, cho nên Phật mới nói: "Hết thảy chúng sanh, đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật."Nay chúng ta ra ngoài cam làm người nghèo khổ, quên cha mẹ, quên quê nhà, cha mẹ chúng ta là pháp thân, chính là Phật và Bồ-tát. Họ đều mong mỏi chúng ta mau sớm trở về quê nhà - nơi cõi tịnh độ Thường Tịch Quang.

Bây giờ chúng ta ngồi thiền - thiền cái gì? Chính là tìm lại cha mẹ pháp thân. Gọi là: "Bể khổ vô biên, hồi đầu thị ngạn,"nghĩa là chỉ cần quay đầu lại là có thể trở về quê hương gốc cũ. Bởi ý nghĩa trở về quê quán nên mới có khóa thiền mùa đông 98 ngày này vậy.


70. Một Trăm Ngày Thiền Thất [^]

Một khóa thiền kéo dài 98 ngày, ở một nước phương Tây này, tuy trong tương lai chưa hẳn là vô song, nhưng tính đến nay phải nói là chưa từng có. Chính là: chứng kiến một chuyện chưa từng thấy, nghe một chuyện chưa từng nghe! Mấy ngàn năm nay thực sự chưa hề có một cuộc tu tập nào khổ công như vậy! Sáng sớm, từ hai giờ đã bắt đầu ngồi thiền, xen vào giữa là một giờ nghỉ, cho đến đêm 12 giờ mới ngủ. Vậy là mỗi ngày dụng công trọn 21 tiếng đồng hồ. Bởi vậy mới nói là một khóa thiền chưa từng có.

Quý vị tham dự khóa thiền này, tất phải khảo nghiệm, cố gắng chịu đựng, để từ đầu thông suốt cho tới cuối, chớ không thể nửa chừng bỏ dở. Nếu không thì công phu bỏ ra sẽ thành uổng phí hết, chẳng được chút gì, lại cô phụ bao nhiêu tâm nguyện của mình lúc khởi thủy. Có câu nói: "Nếm mùi cực khổ trong cái khổ, mới trở thành kẻ thượng nhân."Có như thế mới là kẻ siêu việt trong hàng Phật tử chân chánh.

Khóa thiền thất này lại khiến cho tôi vui mừng vì có mấy vị Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni phát tâm "Dạ bất đảo đơn," nghĩa là tới giờ ngủ, họ không trở về phòng mà ngồi luôn tại ghế thiền nghỉ. Cách thức tu trì như thế thực quả tại Tây-phương chưa từng có. (Sách kỷ lục có ghi: Bây giờ tất cả các Pháp sư tại Vạn Phật Thành đều phát nguyện giữ đúng "mỗi ngày một bữa (ăn), đêm không ngã lưng" (Nhật trung Nhất thực, Dạ bất Đảo đơn). Tinh thần như vậy thật đáng ngưỡng mộ.

Khi ở Hương-cảng, tôi đãtừng tham dự mười tuần thiền thất. Trong khóa tu, có cả một vị Trưởng lão mang râu - Hòa-thượng Minh Quán, cũng có dự nữa. Đó là một vị lão tu hành, còn tôi thì không. Chúng tôi cùng nhau ngồi đủ bẩy mươi ngày, kết quả giữa chúng tôi không ai hơn ai kém.

--- o0o ---

| Mục Lục| | 01| 02| 03| 04| 05| 06| 07| 08|



--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả|

--- o0o ---

Vi tính : Diệu Nga - Samuel
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2012(Xem: 9068)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 8593)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 8316)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 9097)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 9048)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7245)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8354)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9540)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 7963)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
02/05/2012(Xem: 8942)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com