Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 04

20/05/201311:32(Xem: 4460)
Phần 04

 

Khai Thị
Đại Sư Tuyên Hóa
Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới,
Vạn Phật Thánh Thành



--- o0o ---

31. Bổn Phận của Một Tín đồ Phật-giáo [^]

Chúng ta không gặp may mắn, sanh vào thời mạt pháp, cách xa với thời đức Phật. Nay lại xuất gia, nếu chỉ khoác áo theo Phật, ăn nhờ cửa Phật, lấy Phật làm chiêu bài, ca theo Phật điệu, thâu đồ đệ, nhận đồ cúng dường, rồi bầy ra dưới trướng nào hàng xuất gia, nào cư sĩ tại gia, nêu cao danh là đệ tử của Phật, thực ra đó chỉ là những kẻ ham danh háo lợi, để lụy cho Phật giáo, làm bại hoại Phật giáo, là tội đồ của Phật giáo đó!

Tại làm sao Phật pháp bị suy đồi? Bởi chúng ta không chịu tu, không nghiêm chỉnh giữ giới luật, không thực lòng tu tập cho thân tâm thanh tịnh. Pháp vốn là một thứ không hình, không tướng, không thể, tất cả là do hành vi của con người mà biểu hiện ra mọi thứ thiện ác, xấu đẹp. Tâm của chúng sanh nếu hướng thiện, mọi người nếu giữ năm giới, tu thập thiện, bộ mặt của thế giới sẽ trở nên hiền hòa, tươi tốt, đó mới là chánh pháp chân thực. Còn như tâm chúng sanh hướng tới điều ác, cả một bầu tham sân si sẽ làm ô nhiễm hư không, khiến chánh pháp bị hãm trong mầu hắc ám, như vậy thì còn pháp gì để nói nữa. Bổn thân của pháp không có thủy, hay mạt, chỉ vì hành vi chánh tà của con người, nên mới nói có thủy có mạt. Trạng huống này há chỉ lấy cái tâm hổ thẹn mà có thể cứu vãn được chăng? Phải chấn chỉnh cái nguy cơ. Chúng ta vô luận là người xuất gia hay tại gia, nếu đã là đệ tử của Phật thì phải đem thân mình làm gương, không chịu ở phía sau mọi người, hết sức cố gắng cứu nguy Phật pháp. Tất cả chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, làm cho Phật giáo xán lạn, hưng thịnh, thức tỉnh thế giới khiến cho nhân loại hiểu thấu Phật pháp, tin theo Phật giáo và sùng kính Phật giáo.

Các vị thiện tín! Năm xưa đức Phật được cả người và trời cung kính cúng dường, trông thấy như vậy, chúng ta phải tự lấy làm hổ thẹn. Ngày nay, có một số, kể cả các cư sĩ tại gia, không coi các Tăng sĩ ra gì cả, họ coi người xuất gia như hạng "quỷ thần, kính nhi vin chi," đó cũng là một hiện tượng của thời nay. Cho đến một số nhân sĩ trong xã hội, tương đối có hiểu biết, hay nói tới số trí thức, số học giả, họ lại càng coi thường người xuất gia. Họ nhận thấy rằng tăng sĩ không nắm vững giáo lý Phật pháp, không có trí huệ chân chánh, nói lời vu vơ, gạt gẫm. Nay chúng ta lấy đó để cảnh giác, phát thành nguyện lớn, lập chí vững, dốc một lòng nghiên cứu giáo lý, giữ nghiêm chỉnh giới luật, gắng gỏi tu hành, biến cải thời mạt pháp thành thời chánh pháp. Chỉ cần chúng ta đi những bước chắc chắn trên con đường tu tập và hành đạo, thì có lo gì chúng ta không chứng quả! Chứng quả rồi, thì ở đâu chúng ta cũng có thể dựng cờ pháp, thổi còi hiệu pháp, nổi hồi trống pháp, rồi có thể hoằng dương Phật giáo ngay tại những nơi chưa có pháp, đủ khiến cho người ta khởi lòng tin Phật. Bởi vậy cho nên chúng ta phải tinh cần, quyết tu tập giới định huệ, diệt tắt tham sân si, và chứng ngộ Phật quả là mục tiêu của tất cả chúng ta.

Chứng quả là chứng nghiệm cái gì đây? Người đã chứng quả thì không có tâm tham, cũng không có tâm sân, cũng không có tâm si. Ba độc là tham sân si đều bị tiêu diệt. Tại bất cứ lúc nào, vô luận nghịch cảnh nào, hoặc bị phỉ báng, hoặc được tán dương vinh hiển, họ vẫn giữ một vẻ an nhiên tự tại, tựa như không bị các duyên bên ngoài lôi kéo, tư thái như như, hồn nhiên sinh hoạt trong niềm thanh tịnh của giới hạnh. Đối với họ, mọi giới luật đều chẳng còn mang vẻ gò ép, bởi lẽ hành động của họ đã từng hòa đồng với tịnh giới. Người đã chứng quả có định lực chân chánh, do đó hư danh lợi lộc chẳng hấp dẫn họ, cho dù người khác có đánh chửi cũng không làm cho tâm họ kích động, phát ra những lời nói bất thiện. Cũng đừng mong nghe được những giọng quát tháo hung ác của họ, bởi ba con rắn độc tác quái (tham, sân, si) không còn nữa. Người đã chứng quả có trí huệ chân chánh, sự tình gì họ nghe qua cũng hiểu hết, vấn đề gì đến tay họ, họ cũng trực diện giải quyết. Ai đến với họ, nhìn ngay họ đã biết rõ căn cơ, muốn gạt họ quý vị cũng chẳng lọt được cặp mắt thông tuệ của họ. Người đã khai ngộ chứng quả rồi, có thể ví như mặt trời ban mai giữa bầu không trung tinh khiết, có thể ví như vừng trăng trong vắt lơ lửng giữa trời bát ngát không gợn mây, như làn nước trong mặt hồ xuân, như những bông sen xanh biếc trong sương sớm. Trong tâm của họ, trong khóe mắt, trong lời nói, không bao giờ chứa đựng cái gì là ác nhân, ác sự, ác ngữ; chỉ cần gặp họ, thân cận họ, chẳng cần nói năng, kẻ lành cũng trở thành bực thánh, kẻ ác thành người lành. Người đã chứng quả, họ có sẵn oai lực chiêu cảm như vậy, mà họ lại chẳng khác gì chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày.

Chúng ta mang danh là đệ tử của Phật, không thể thoái thác trách nhiệm mà phải đứng ra gánh vác để phục hưng giáo pháp. Đừng có lấy cớ là thời mạt pháp mà chẳng chịu tu hành! Vậy chớ tại sao chúng ta lại theo đạo Phật? Lại còn cắt ái ly gia nữa? Cái đó chẳng phải tự dối mình sao? Tự mình coi thường chính mình sao? Đây mới chính là một sự hồ đồ, điên đảo, một hạng bại hoại trong Phật giáo, một tội đồ! Tôi đã từng phát nguyện như sau: Tôi đến địa phương nào thì tại nơi đó chánh pháp phải trụ thế, chớ không thể là mạt pháp. Tuy hồi đó Phật đã từng cảm khái than rằng trong tương lai sẽ tới thời mạt pháp, nhưng nguyên nhân là do người tạo tác mới sanh ra mạt pháp, vậy thì đương nhiên cũng có thể lấy sức người, để chuyển mạt pháp thành chánh pháp. Nếu quả thực, mỗi đệ tử của Phật, tại gia cũng như xuất gia, nương theo lời dạy mà phụng hành, siêng tu các thứ pháp môn, sinh hoạt trong giới luật mà Phật đã chế ra, y chiếu các kinh điển của Phật mà hành trì, hiểu rõ minh bạch ý nghĩa lời Phật dạy, thực hành những lời mà chư Tổ đã xiển dương, nhất loạt noi theo ba tạng Kinh, Luật, Luận đã chỉ thị, thì lấy đâu ra mạt pháp nữa? Làm gì có cái lý là không thể khai ngộ chứng quả? Giả thiết như mình không làm theo các điều vừa kể, đi ngược với đạo chẳng hạn, lười biếng, bạ đâu thì theo đó, ham danh ham lợi, làm chùa lớn để hưởng thụ, như vậy chẳng biến ra mạt pháp thì cũng là điều lạ.

Chúng ta dám bỏ sanh mạng mà cầu đạo vô thượng, hy sinh sanh mạng để làm rạng rỡ Phật giáo, cải tiến Phật giáo. Phật giáo đã từng trải qua biết bao thời đại trào lưu, khó tránh được tình trạng không thích ứng với chúng sanh ở một nơi nào đó, vậy cho nên chúng ta phải khéo léo dùng phương tiện mà châm chước, mà cải thiện, mỗi đệ tử Phật phải tích cực bắt tay vào, nhất là đối với các vị xuất gia phải hiểu rõ không thể coi thường.

Nói đến đây, tôi nghĩ rằng nhất định sẽ có người đặt nghi vấn, tại sao người nào không tham sân si là người đã chứng quả. Nay đề cập tới sự trọng yếu của tham sân si, tôi hãy lấy những hình ảnh rất là thông tục nhưng d hiểu, nói ra cho quý vị nghe. Tham tâm đó chính là dục niệm, cái tâm dâm dục. Không có tham tâm, tức là dứt khỏi dục niệm; không có dục niệm, tức là không có tâm dâm dục nữa. Nam nữ gặp nhau tiếp xúc với nhau, lúc đó vọng tưởng sẽ không nổi lên, không những dục niệm không sanh, luôn cả các phản ứng sinh lý cũng không phát sinh nữa, căn tính trai gái không giao động, lúc đó mới gọi là dứt được thực sự dục niệm, và tâm tham không còn nữa.

Quý vị chớ có lấy làm kinh ngạc khi thấy tôi nói hết ra một cách trắng trợn như vậy, bởi vì thiên kinh vạn quyển, ba tạng mười hai phần kinh, đến tận cùng thì cũng chỉ nói tới vấn đề này thôi. Nếu chẳng có vấn đề "dục," thì kinh điển gì cũng chẳng cần thiết, mọi thứ pháp đều "không," mọi thứ pháp đều "như." Bởi vì có vấn đề đó, chúng ta mới phải tu. Nếu quý vị chẳng thể nào bỏ ái và đoạn dục, thì dù có xuất gia tu đến tám vạn đại kiếp, cũng uổng phí công phu, hoài ngày tháng, ở trong chốn đạo ăn cơm chùa mà tạo nghiệp. Nếu chấm dứt ái dục, trừ dâm tâm, mới thực sự hết tâm tham, không có tham ắt không có phiền não. Vậy tới khi nào thì bỏ được tâm tham đây? Tất nhiên phải phá được vô minh, mới đoạn trừ tâm tham được. Lý do các vị Bồ-tát tu hành dũng mãnh và tinh tấn, chính là để phá trừ một phần vô minh, chứng được một phần pháp thân, tới khi chứng được quả vị Đẳng giác thì mới đem hết vô minh diệt trừ để chứng quả vị Phật. Tâm tham là một trong ba độc rất khó đoạn trừ. Chúng ta lúc mới phát tâm tu hành, thì cái làm chướng ngại sự dụng công của chúng ta chính là tâm tham dâm, nam thì ham nữ, nữ thì ham nam, một vấn đề căn bản. Kinh Lăng-nghiêm nói rất rõ: "Tâm dâm không trừ, trần ai chẳng ra khỏi," như chẳng muốn trừ tâm tham dâm mà lại mong thành Phật đạo, thì chẳng khác gì lấy cát nấu lên để làm cơm ăn, một chuyện không thể xẩy ra được.

Bây giờ tôi lại nói về tâm sân. Tâm sân cũng là phiền não, không có tâm sân chẳng phải là không có phiền não, nhưng lấy công phu tu hành, cải biến phiền não thành tâm Bồ-đề, lấy lửa vô minh biến thành nước trí huệ, dùng nước trí huệ tưới tẩm mầm non Bồ-đề, thì tương lại sẽ có Phật quả Bồ-đề. Nếu lửa vô minh không diệt được, nước trí huệ sẽ không sinh ra, thì không kết được quả Bồ-đề. Quý vị! Hy vọng tất cả mọi người đặc biệt chú ý lắng nghe, ghi nhớ vào thửa ruộng a-lại-da thức của mình để tùy thời thọ dụng. Quý vị cũng đồng thời quay về xét lại khoảng thời gian bao năm học Phật pháp, nghe kinh, lạy Phật, tụng chú, ngồi thiền, ngày ngày tinh tấn, vậy tại sao chưa đạt được công phu đoạn dục? Nếu chưa đạt được, thì phải gấp rút siêng tu giới định huệ. Nếu đã đạt được trình độ đoạn dục, cũng còn phải tu giới định huệ. Quý vị đã nghe kinh Hoa Nghiêm, trên mỗi phẩm đều có nói tới các vị Bồ-tát trong hư không khắp pháp giới chuyên hành Bồ-tát đạo, mà không quên tu giới định huệ, ba món vô lậu học này. Các vị Bồ-tát, chẳng tiếc sanh mạng mình, đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi, cũng không thoái chuyển. Chúng ta mới xuất gia được ít ngày, đã nghĩ tới chuyện hưởng thụ, đúng là một việc đáng thương xót, một sự điên đảo, hạt giống của mạt pháp vậy. Phàm là đệ tử Phật, phải lấy sự hưng suy của Phật giáo làm trách nhiệm của mình, nhất là các vị xuất gia phải đứng ra đảm đương việc lớn. Ai ai cũng nghĩ như thế, lo gì Phật pháp chẳng được hoằng dương lớn rộng! Chẳng qua vì người nọ đẩy cho người kia, rồi riêng mình thì đóng cửa lại khuếch trương, phát triển riêng thế lực của mình, tất cả chuyện hưng suy của Phật giáo gác ra ngoài, nói lời vô trách nhiệm, anh trông vào tôi, tôi trông vào anh. Đây là một tình huống chuyện chung không ai lo, anh nhìn tôi, tôi nhìn anh, hoặc là, chẳng phải chuyện của tôi, cứ ném ra tức khắc có người lo. Ai ai cũng nghĩ chuyện lùi bước, làm cho Phật giáo chìm đắm trong bầu tử khí, bảo sao Phật giáo chẳng tới lúc mạt? Kỳ thực nguyên nhân là ai nấy đều vị kỷ, trong lòng đầy tự tư tự lợi. Nếu chẳng tu hành, trên thì không cầu Phật pháp, dưới không độ chúng sanh, không hạ công phu làm Phật sự, mà còn lười biếng, thoái lui, cái đó mới khiến cho Phật pháp tới chỗ mạt thời mà tiêu vong. Các vị thiện tín! Chúng ta đã rõ câu chuyện như vậy nên tôi mong rằng tất cả chúng ta vì Phật sự mà tận tâm tận lực hộ trì. Để tự cứu tự độ chúng ta phải dũng mãnh tinh tấn học tập Phật pháp. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực làm cho Phật giáo mỗi ngày một hưng thịnh, lớn mạnh rực rỡ, khiến chánh pháp còn trụ mãi với thế gian, rạng rỡ như khi Phật còn tại thế vậy.

Nói tới tu hành, tôi nhận thấy đối với người xuất gia, điểm thứ nhất là không nên lân la nơi quyền quý giầu sang. Điểm thứ nhì là không nên luôn luôn hướng ra ngoài để hóa duyên. Thứ ba là mọi sự việc không nên cầu duyên ở người. Tại Kim Sơn Thánh Tự có câu đối như sau:

Đống tử bất phan duyên,

Ngạ tử bất hóa duyên,

Cùng tử bất cầu duyên.

Tùy duyên bất biến,

Bất biến tùy duyên.

Dịch nghĩa:

Chết lạnh không phan duyên,

Chết đói không hóa duyên,

Chết nghèo không cầu duyên.

Tùy duyên chẳng đổi,

Chẳng đổi tùy duyên.

Đó là ba tông chỉ của chúng ta, và tôi hy vọng tất cả các đệ tử xuất gia cũng tán đồng tông chỉ ấy, và cùng khuyến khích nhau nhất định làm theo cho đúng. Thêm nữa, chúng ta lại cùng nhau lập ba đại nguyện:

1. Xả mạng vì Phật sự-Vì Phật sự quên thân mình:đã là tín đồ Phật giáo lại là thành phần xuất gia, chúng ta không thể đứng yên mà nhìn Phật pháp suy đồi và để người ta khinh thị. Thà mang sanh mạng này để trùng quang Phật giáo, lấy chánh pháp cứu nguy cho thế giới trong lúc tàn khốc này, khiến tất cả chúng sanh được sống trong sự hòa bình an lạc.

2. Tạo mạng vi bổn sự-Tạo mạng là bổn phận:chúng ta vốn là phàm phu tục tử, nhưng chúng ta có thể biến cải gốc phàm phu để thành kẻ thánh nhân. Cổ nhân nói: "Người quân tử có cái học tạo mạng, mạng do ta lập ra, phước do ta cầu, họa phước không có cửa, chỉ do người chiêu lấy," đó là lời của Lão-tử, nếu nhận thấy câu ấy có lý, chúng ta có thể lấy để tham khảo. Nếu lời nói ra không hợp đạo lý thì chúng ta chẳng chấp người đã nói ra.

3. Chánh mạng vi Tăng sự. Đại sư Thái-Hư nói:"Chánh mạng là việc của tăng sĩ;" gọi là chánh mạng, chẳng phải là nói về cái tính mạng, như khi người ta đổ máu hy sinh, mà ý nghĩa ở đây là sự cải cách. Truyền thống các tùng lâm còn để lại tất cả thanh quy. Cái gì hay, cố nhiên chúng ta phải bảo tồn, nhưng cũng có những quy tắc hủ lậu, hoặc không còn thích ứng với thế giới ngày nay thì chúng ta có thể tùy theo nhu cầu thực tế mà mạnh dạn sửa đổi. Pháp là cái chết cứng, con người là cái sống động, hà tất chúng ta phải tử thủ không cho nó biến đổi? Thấy cái gì sai trong quá khứ, cái gì cần trừ bỏ, chúng ta đều phải bỏ đi, lý luận nào thiếu chính xác, chúng ta đều phải sửa lại. Tóm lại, những gì liên quan tới sự hưng thịnh của Phật giáo, thì phải làm tới chớ không thể cẩu thả, do dự không quyết.

Tức sự minh lý, Minh lý tức sự.

Nghĩa là gặp sự thì hiểu lý, hiểu lý gì thì thực hiện lý ấy, lấy cái đó làm nguyên tắc, để truyền thừa mạch huyết tâm truyền của các Tổ sư.

Ai nấy đều thiết thực bắt tay vào, chỉ nên nói hai phần mà hành động cụ thể thì tới ba phần, nếu như mình có thể tin được mình thì người khác nhất định sẽ bắt chước theo. Kẻ xuất gia nếu làm hết bổn phận của mình như vậy, Phật giáo từ đó mà chấn hưng, mạt pháp sẽ chuyển ra chánh pháp. Tôi muốn khẳng định rằng: "Kim Sơn Thánh Tự còn một ngày, thì cũng còn một ngày chánh pháp ở với thế gian." Hiện nay, Phật giáo mới tới các nước Tây phương, thì điều cần thiết là phải có chánh pháp, phải có thánh nhân, do đó chúng ta phải mau mau tạo điều kiện để có sự chứng quả của thánh nhân. Phàm là đệ tử của Phật, không cứ tại gia hay xuất gia, tất cả đều nên lập chí tu, làm nên bậc thánh.

Thời gian mới tới nước Mỹ, tôi đã từng mang những tâm nguyện lớn: Tôi tự hỏi tôi đến Tây phương để làm gì? Tôi muốn đến đây làm người thợ nặn tượng, tôi muốn nặn thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ sư sống. Trong quá khứ đã không làm nên chuyện gì, nay tôi muốn làm việc tế thế, cứu nhân. Tôi còn muốn đem hết mọi chúng sanh trên thế giới này biến thành Phật sống, thành Bồ-tát sống, thành Tổ-sư sống. Có người bảo tôi làm không nổi, phát tâm nguyện như vậy là quá ngông cuồng, tôi cho rằng nhất định tôi làm được. Nếu không biến cải được hết các chúng sanh trên thế giới này thành Phật sống, Bồ-tát sống,Tổ sư sống, tôi nguyện sẽ vĩnh viễn không thành Phật. Chính hiện nay tôi đương tích cực làm công tác đó. Quý vị tin cũng vậy mà không tin cũng vậy, đó vẫn là mục tiêu của tôi. Quý vị không thấy tôi đã độ không ít các thanh niên nam nữ Tây phương vào cửa Phật sao? Khó độ là các giới trẻ nam nữ người Mỹ, quý vị không thấy họ đã cạo râu cắt tóc xuất gia hay sao? Đây chỉ là bước đầu, chưa có gì là lạ. Rồi tất cả chúng sanh đều nối bước nhau đến với Phật, vào nhà của Phật.

Tôi nghĩ nhất định phải có người hoài nghi: Không có phiền não thì thành thánh nhân sao? Đúng như thế. Nhưng, phiền não không dễ gì đoạn trừ, cho nên Bồ Tát Phổ Hiền đã từng nói qua: ". . . Cho đến vì phiền não không thể cùng tận, đại nguyện của tôi cũng không cùng tận." Tuy nhiên, chúng ta có thể phát nguyện: "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn," chúng sanh vô tận, hư không vô tận, phiền não vô tận, nhưng nguyện lực của chúng ta cũng có thể vô tận. Mục đích chúng ta tu hành là cầu nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí, như trí huệ nhiệm mầu của đức Phật, lấy trí huệ bát-nhã phá vô minh, tức ba độc, chuyển phiền não thành Bồ-đề, thành đại trí huệ, lúc đó thì thật không còn phiền não nữa và thành bậc thánh.


Lửa vô minh rút cuộc là gì? Nói một cách rất đơn giản, rất gọn gàng thì nó chính là tâm dâm dục của tình tham ái nam nữ. Loại tâm niệm đó mà khởi động, thì không ai nói giỏi được, không có pháp nào mà chế ngự nó. Cho nên biết bao nhiêu người bị vướng trong cảnh hồ đồ, tạo ra những việc hồ đồ, có thể nói rằng một lần sai sẩy, tức thành cái hận thiên thu, không phương cách nào cứu vãn. Khi hai phái nam nữ đương trong thời kỳ luyến ái, nếu như ai có hỏi họ, tại sao lại thương anh ấy? Tại sao thương chị ấy, chắc chắn họ sẽ hồi đáp: "không biết tại sao." Đó là tại vô minh. Rất mong các vị xuất gia đều có thể dứt được ái, trừ được dục, tu trì thì dụng công, xin cố gắng!



32. Hưng Khởi Vạn Phật Thánh Thành [^]

Các vị thiện tín! Bồ-tát tinh tấn tu hành, ngày đêm không lười biếng, tích lũy công đức về ba nghiệp thanh tịnh, trang nghiêm thân tâm, cho nên lúc nào cũng chăm chỉ không biết mỏi, nguyện chúng sanh siêng tu ba nghiệp, thanh tịnh thân, khẩu, ý, mới có công đức thanh tịnh thiện căn, và thân tướng được trang nghiêm viên mãn. Chúng ta là người học Phật tu đạo, bất cứ thời khắc nào cũng không thể buông lung, nhất là phải chú trọng đặc biệt tới ba nghiệp để cầu cải tiến, rồi từ đó tích lũy dần dần các công đức thiện, trồng đại thiện căn không kể thời kiếp, cứ tinh tấn như thế tự nhiên đạo nghiệp thành tựu, tướng trang nghiêm cũng được viên mãn. Nói về tướng: tuy là do tu, nhưng nếu ta bẩm sinh ra đời với một hình tướng xấu xí, ai trông thấy cũng không khởi tâm hoan hỷ mà tìm cách tránh xa, như vậy cũng là khó cho ta đi giáo hóa chúng sanh. Hồi Tổ sư Đạt-ma đến Trung quốc, người Trung quốc trông thấy Tổ mặt đầy râu ria, mắt to, lông mày rậm, tướng dễ sợ. Cho nên Tổ Đạt-ma phải diện bích, đối diện với bức tường trên mười năm, chỉ giáo hóa được rất ít chúng sanh, may mắn trong đó có một vị là Nhị Tổ Thần Quang, người đến cầu pháp, quỳ suốt chín năm, lại chặt một cánh tay, mới được Tổ Đạt-ma lấy tâm truyền tâm, từ đó mới có tông Thiền, truyền cho đến nay. Nay tôi đến Tây phương hoằng pháp, dìu dắt các vị tu học Phật pháp, cùng chỉ vẽ cho quý vị phải tu công đức phước thiện, để trang nghiêm thân tướng của chính mình.

Thế nào là tu công đức phước thiện? Tới đâu để tu? Đúng vậy, tu hành làm việc đạo cũng cần phải có một chỗ an thân. Cơ hội này cũng là do nhân duyên đã thành thục nên bây giờ mới ở tại Vạn Phật Thánh Thành. - đây cần cả vạn vị Phật đến trang nghiêm thành này. Nói là vạn Phật, chẳng phải đã thành được vạn Phật, mà đương thành vạn Phật, là đã phát tâm Bồ-đề, hiện phát tâm Bồ-đề, đương phát tâm Bồ-đề của các đệ tử Phật.

Vạn Phật Thánh Thành,

Vạn Phật Thánh Thành,

Vạn Phật đều thành!

Công trình tại Kim Sơn Thánh Tự trong mấy năm nay chính là đãi cát tìm vàng, rất may là đã gạn lọc ra được rất nhiều Phật vàng. Hết thẩy thất chúng đến Kim Sơn Thánh Tự không sanh lòng thối chí, do có một phần của Vạn Phật Thánh Thành. Cho nên chúng ta phải trân quý túc duyên đó mà đồng tâm hiệp lực, phát nguyện rộng lớn:

1. Nguyện lấy Vạn Phật Thánh Thành làm cộng đồng sanh mạng của chúng ta; để sanh mạng chúng ta được duy trì, Vạn Phật Thánh Thành phải là nơi an toàn, không có hiểm nghèo, để sanh mạng đó có đủ sức sống và phát triển.

2. Nguyện coi Vạn Phật Thánh Thành là cái đầu não của chúng ta, do đó chúng ta phải bảo hộ cái đầu để Vạn Phật Thánh Thành sẽ vĩnh viễn lãnh đạo chúng sanh dưới ánh hào quang của Phật, và chúng sanh sẽ được tận hưởng an lạc trong đời sống.

3. Nguyện lấy Vạn Phật Thánh Thành là cặp mắt của chúng ta, và như cặp mắt được gìn giữ, chúng sẽ có thể quan sát mọi nhân duyên của chúng sanh một cách tường tận, vĩnh viễn không xa cách chúng sanh. Chúng ta tất cả, xin hãy một lòng tha thiết gắn bó với lời thệ nguyện phát triển Vạn Phật Thánh Thành, nhất định thành tựu cho được lời nguyện vạn Phật tới trang nghiêm thành này, lấy sự hưng thịnh của toàn Thành làm trách nhiệm và thiên chức của chính mình. Hy vọng mọi người không coi nhẹ trách nhiệm, bỏ bê phận sự của mình.

Sự việc trong thế gian, luôn luôn theo chiều hướng lên xuống, cái này lên thì cái kia xuống, không có cái gì là vĩnh viễn hưng hay vĩnh viễn suy. Hiện nay Phật giáo tại châu Á suy vi, thì Phật giáo tại Mỹ lại hưng khởi. Lịch sử của một dân tộc hay một quốc gia cũng giống như thế. Nước này suy, nước kia thịnh, như vừng thái dương lúc buổi sáng mọc lên ở phương Đông, chiều đến xuống dần và lặn ở phương Tây. Nói lặn nhưng chẳng phải là mất hẳn, lặn nơi này mà mọc ở nơi khác. Tại Mỹ khi chúng ta ngắm mặt trời lặn, thì cũng là lúc rạng đông ở Trung Hoa. Nhất thiết các sự tướng đều bầy ra như vậy. Phật giáo đến với xã hội Tây phương thì Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta là nơi phát nguyên - cái cơ sở gốc vậy. Năm ngoái lão Pháp sư Đông Sơ qua Mỹ, có đến Vạn Phật Thánh Thành. Ngài nói rằng Vạn Phật Thánh Thành có thể ví như núi Linh Thứu tại Ấn-độ, và cũng có thể nói rằng Vạn Phật Thánh Thành là Phật Giáo Mỹ Quốc Thánh Thành. Đất này cũng có Diệu Giác sơn, đúng là Linh Sơn Thánh Thành. Địa hình của Diệu Giác sơn như tượng một người nằm, vừa trong giấc ngủ tỉnh giấc, không riêng tự giác ngộ mà còn chiếu cố các chúng sanh khắp mười phương, cho nên mới có tên là Diệu Giác; do đó, Vạn Phật Thánh Thành có thể gọi là Giác Sơn Thánh Thành, Bồ Đề Thánh Thành, hay Diệu Giác Sơn Thánh Thành cũng được.

Lão Pháp sư Đạo Nguyên lúc đến đây, Ngài lấy mấy chữ tên của Ngài "Đạo Nguyên" (nguồn đạo), ghép lại mà rằng: "Nguồn đạo, nguồn đạo, nguồn của đạo, nguồn của tu đạo, Vạn Phật Thánh Thành chính là nguồn hành đạo của chư Phật tại Tây phương." Tại Trung quốc ở tỉnh Quảng Châu có "Tây lai sơ địa," để ghi nhớ nơi Tổ sư Đạt-ma lần đầu tiên đặt chân tới Trung Hoa. Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta cũng có thể kêu là "Đông lai sơ địa," nhưng đó chẳng phải là ám chỉ tôi "sơ lai"-mới đến. Đây là nói lão Pháp sư Đông Sơ ghé qua nơi này, chẳng phải là nói sư phụ của quý vị từ Đông phương mới đặt chân tới. Từ nay về sau, bất cứ lúc nào, và ở chỗ nào, không nên đề cập đến tên tôi là tốt hơn cả. Tại sao? Tôi không muốn giống mọi người trong thế tục. Các ông coi Tổ Sư Bồ-đề Đạt-ma, người đến cũng không, người ra đi cũng không, cái gì cũng không có. Tuy nói Tổ ngồi tại Hùng Nhĩ sơn trong chín năm, nơi mà Tổ ngồi vẫn còn ở đấy, nhưng người thì không. Vậy cứu cánh thì Tổ ở đâu vậy? Không ai biết. Bởi vậy lúc sinh thời tôi không muốn dùng tên tôi, trong tương lai không còn ở tại thế gian này, cũng không cần đến tên tôi nữa. Tôi thường nói với quý vị rằng, cái tên của tôi là giả, cái tên khác cũng chẳng phải là chân. Nay mỗi cá nhân chúng ta phải phát nguyện làm một phần tử của Vạn Phật Thánh Thành, tức không còn là kẻ chỉ đứng ngoài bàng quan không mó tay tới việc gì; chúng ta có sức thì góp sức, có tiền thì xuất tiền, cống hiến tận tình công sức của chúng ta, đưa kế hoạch mục tiêu để phát triển Vạn Phật Thánh Thành, tận lực hộ vệ Vạn Phật Thánh Thành, hộ trì nơi phát nguyên ra Phật Giáo Tây phương, nơi đất thánh này, như thế mới hết cái nghĩa chúng ta coi trọng Vạn Phật Thánh Thành. Công trình của chúng ta chẳng phải có ý nghĩa tạm thời. Trong tương lai, khi ghi lại lịch sử phát triển của Phật giáo Tây phương, đây là một điểm phải đặc biệt chú trọng, chẳng phải chúng ta hy vọng có cái danh trong sử này, chỉ là muốn người chép sử của Phật giáo Tây phương ghi ra những điều trung thực. Việc trước mắt là chúng ta bất tất lo những chuyện này, mà nhớ rằng chúng ta đã là đệ tử Phật tại Vạn Phật Thánh Thành thì phải đem hết chân tâm và năng lực, đổ mồ hôi nước mắt chịu khổ, chịu nạn cho công trình này, chẳng hãi sợ, chẳng lui bước, coi như sự đương nhiên, nếu không thì chẳng đúng là dân của Vạn Phật Thánh Thành. Còn nhớ năm 1972, tôi đã từng viết bài "Vũ Trụ Bạch," sau chót có hai câu: "Lưu huyết hãn, bất hưu tức," nghĩa là đổ mồ hôi, đổ tâm huyết, cũng chẳng thôi, cũng chẳng tạm nghỉ, quyết mang huyết hãn để thực hiện cho được lý tưởng và mục đích của chúng ta.



33. Kiền Thành Niệm Cát Tường Thần Chú [^]

Năm nay, kể từ ngày Nguyên-đán, chúng ta cùng thành tâm niệm thần chú Tiêu Tai Cát Tường:

"Nam mô.Tam mãn đa. Mẫu đà nẫm. A bát la để. Hạ đa xá. Sa nẵng nẫm. Đát điệt tha. Án. Khư khư. Khư hê. Khư hê. Hồng hông. Nhập phạ ra. Nhập phạ ra. Bát ra nhập phạ ra. Bát ra nhập phạ ra. Để sắt xá. Để sắt xá. Sắt trí rị. Sắt chí rị. Sa phấn trá. Sa phấn trá. Phiến để ca. Thất lí duệ Sa bà ha."

Nếu như quý vị chuyên tâm trì niệm, chắn chắn sẽ có cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn và tới được cảnh giới như trong câu nói: "Cảm ứng đạo giao."

Tại sao chúng ta cần phải niệm Thần Chú Tiêu Tai Cát Tường? Để cầu cho toàn thế giới, toàn thể nhân loại tai qua nạn khỏi, đến chỗ cát tường. Đó là lý do thúc đẩy Vạn Phật Thánh Thành cử hành Pháp-hội Tiêu Tai Cát Tường. Tóm lại, chính là giúp chúng sanh thoát ly khổ hải, chớ không có mục đích gì khác.

Một số các Chùa, bất luận mở pháp hội nào đều nhằm vào các thí chủ công đức (người xuất tiền của để làm công đức). Vạn Phật Thành không giống như vậy, chẳng có pháp hội nào mà chúng ta nhằm vào các công đức chủ, chúng ta chỉ có chủ công đức mà thôi. Thế nào gọi là chủ công đức? Nghĩa là Vạn Phật Thánh Thành chủ trì công đức và hồi hướng tất cả công đức cho toàn thể nhân loại trên thế giới này.

Tại đây chúng ta mang hết thành tâm và thành ý niệm thần chú Tiêu Tai Cát Tường, vì lợi ích của toàn thể nhân loại chớ không phải chỉ riêng lợi ích của mấy người ở tại Vạn Phật Thành. Pháp hội này lớn rộng, đại nhi vô ngoại, nghĩa là to lớn đến độ bao trùm hết các chúng sanh, không một chúng sanh nào ở ngoài cả. Bất cứ ai, không kể người tin Phật hay không tin Phật, kẻ thiện người ác, chúng ta đều mang công đức hồi hướng cho tất cả, làm cho mọi người thoát ly khổ ách và được hưởng an vui.

Thực hiện những pháp hội này, chúng ta không hề đặt giá, chỉ lo châu toàn bổn phận, hết một lòng với thiên chức, lẽ đương nhiên cầu an lạc là phải cầu cho hết mọi chúng sanh. Nếu không nhận thức cho rõ, chúng ta sẽ làm mất hết ý nghĩa của pháp hội. Bởi vậy chúng ta phải niệm với một sự chí thành, một sự tha thiết, để có thể cảm động tới lòng từ bi của Phật và Bồ-tát, khiến các Ngài rủ lòng thương xót giúp giảm nhẹ tai nạn cho chúng sanh, tai nạn lớn biến thành nạn nhỏ, tai nạn nhỏ thì được hóa giải luôn. - đây chúng ta hết lòng cầu nguyện cho toàn thể nhân loại, được tiêu tai cát tường. Đó là cái đáng giá!

Chúng ta nhờ vào vị thế ưu việt của đạo tràng Vạn Phật Thành mà làm tiêu được tai nạn cho toàn thể nhân loại trên thế giới, thì thật là một điều hết sức lý tưởng. Nếu không có địa điểm đó, thì không nơi nào có thể giúp chúng ta làm được công đức này. Cho nên tại Vạn Phật Thánh Thành, có quy định làm "sái tịnh," tức dọn dẹp sạch sẽ, vào đêm trừ tịch của âm lịch, để sáng ngày mồng một Nguyên-đán bắt đầu niệm thần chú Tiêu Tai Cát Tường. Vạn Phật Thánh Thành làm chủ công đức, nghĩa là chủ trì việc làm công đức để hồi hướng đến các chúng sanh trên toàn thế giới.

Quý vị! Tham gia các loại pháp hội này là một vinh dự! Một vận may! Quý vị hãy phấn chấn tinh thần, thành tâm mà niệm, chớ có bôi bác bề ngoài che đậy tâm lười biếng. Mọi người phải cùng nhau một lòng vì cứu độ chúng sanh mà niệm. Hãy niệm! Niệm! Niệm! Niệm!



34. Ngũ Giới Thập Thiện Tiêu Tai Nạn [^]

Vì chúng sanh tạo nghiệp nên trên thế giới mới thấy xuất hiện bao nhiêu là tai nạn. Có câu nói: "Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo," ba thứ này liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu không khởi hoặc thì sẽ không tạo nghiệp, và từ đó không có quả báo.

Khởi hoặc là khởi lên sự mê lầm, do thiếu trí huệ chân chánh nên không sáng suốt khi đối diện với sự lý, nghĩa là tâm điên đảo. Nói rõ hơn, đây là trường hợp không biết phân biệt rõ ràng các điều thị phi, thiện ác, ngay đến trắng đen cũng không phân định, chánh tà cũng không biết. Tóm lại, tất cả đều do sự thiếu xét đoán minh bạch mà nguồn gốc chính là sự tác quái của vô minh.

Tạo nghiệp thì phải kể cả tạo thiện nghiệp và tạo bất thiện nghiệp. Tạo thiện nghiệp sẽ được quả sanh ở trên thiên, tạo ác nghiệp thì bị đọa địa ngục. Bởi không phân biệt rõ nên mới tạo ra nào nghiệp trộm cắp, nghiệp tà dâm, nghiệp nói dối, nghiệp uống rượu v.v.. nhưng trong các nghiệp này thì cũng có sự khác biệt về mức độ nặng nhẹ.

Sát sanh: Như hành động giết những con muỗi, con kiến chẳng hạn, đó gọi là sát sanh. Giết bò giết heo là sát sanh. Nhưng trong trường hợp này nghiệp báo không nặng lắm, bởi súc sanh là loài ngu si, nhất thời không kiếm ra được kẻ giết mình, mà có kiếm ra thì cũng không biết phương cách gì để báo thù. Thế nhưng, trong thế gian, luật nhân quả rất là công bình. Trong sự mông lung của đời sống, chẳng biết từ đâu và do đâu, ta sẽ thấy nhân quả kiếm tới, có thể ta sẽ mắc phải một quái tật, hay sẽ bị bệnh hành hạ, đó là một thí dụ về sự báo cừu có tính cách tiêu cực. Như ngày nay những người mắc bệnh ung thư, phần đông là do kiếp trước hay kiếp này đã tạo ra các nghiệp trọng về sát sanh, nên mới gặp loại bệnh không có thuốc chữa này.

Trong các nghiệp sát sanh thì nghiệp sát nhân là nghiêm trọng nhất. Nạn nhân bị giết biến thành oan hồn, tức khắc theo dõi anh, oan cừu chẳng báo, chẳng cam tâm, nên nhất định sẽ chờ, có cơ hội là báo oán xưa. Kẻ sát nhân ắt bị pháp luật trừng trị, hoặc giả tâm thần không an ổn, đứng ngồi không yên, luôn luôn ở trong một hoàn cảnh bị đe dọa, chẳng chóng thì chầy tinh thần sút kém, nếu chẳng chết thì cũng bị điên loạn.

Trộm cướp:Phàm là kẻ trộm cướp, tâm thường phập phồng sợ hãi. Người ta thường nói: "Tặc nhân đởm hư," kẻ trộm thì gan mật suy yếu. Nếu chẳng có hành vi trộm cắp thì ngửng lên chẳng hổ, cúi xuống chẳng thẹn, có gì đâu mà hãi sợ? Việc ta làm, ta tạo tác, rất là đường hoàng quang minh, còn sợ gì nữa?

Tà dâm:Hành dâm là điều cấm tuyệt đối với người xuất gia, còn đối với các đệ tử Phật tại gia thì việc tà dâm chỉ cấm nếu không phải là giữa vợ chồng. Ngoài ra, tư tưởng dâm dục cũng phải giới, không thể nào cứ từ sáng đến tối hồ tư loạn tưởng, suốt ngày để cho tư tưởng dâm dục ám ảnh cho đến bạc cả tóc, rụng cả răng! Có biết đâu, tới kiếp sau những tư tưởng đó vẫn còn theo đuổi, rồi kiếp kế tiếp mãi mãi không thôi, đúng là "vì dâm dục mà sanh, vì dâm dục mà tử."

Nói dối:Người nói dối, không bao giờ tin vào lời nói của bất cứ ai. Bởi chính mình không nói lời chân thực nên cứ nghĩ rằng người khác cũng không nói thực. Có câu nói: "Lấy cái tâm tiểu nhân, đo lòng người quân tử." Chính mình chuyên nói dối để gạt người khác do đó mới cho rằng người khác cũng nói lời dối gạt như mình.

Uống rượu:Phàm người uống rượu dễ bị mất lý trí. Đương lúc hăng say không kịp nghĩ tới hậu quả nên đã tạo ra những việc thương luân bại lý. Lý do là "Tửu hậu Vô đức" lý trí lúc bấy giờ không kềm hãm được tình cảm nữa.

Nguyên nhân các tai nạn trên thế giới đều do con người không giữ ngũ giới, không biết tu thập thiện. Trong thời kỳ Chuyển Luân Thánh Vương trị thế, mọi người đều giữ Ngũ-giới, tu Thập-thiện, cho nên hồi đó trên thế gian không có mảy may tai nạn, đúng là thời kỳ "Gió thuận mưa hòa, quốc thái dân an". Nay thì ai nấy đều không giữ Ngũ-giới, không tu Thập-thiện, cho nên mới có nhiều tai nạn như vậy, điều căn bản chính là ở chỗ đó.



35. Đầy Rẫy Sát Khí Trên Thế Giới [^]

Người nào cũng mang trong mình một đầu đạn nguyên tử (phiền não), chỉ chờ cơ hội bùng nổ. Sức mạnh của phiền não còn ghê gớm hơn sức mạnh của đạn nguyên tử nữa. Các vị thử coi! Ngày nay loài người trên thế giới rất d nóng giận. Không kể nhân dân nước nào đó chẳng có công phu tu dưỡng, mà đầu óc còn đầy rẫy những tư tưởng A-tu-la, họ giống như là những chuyên gia về đấu tranh, từ sáng đến tối chỉ nhằm tìm phương cách làm sao đấu tranh cho thắng lợi. Trong tình huống như vậy, làm cho sát khí bốc lên, tràn ngập tam thiên đại thiên thế giới. Trên không trung đặc một bầu khí độc, khiến trong đời sống của nhân loại phát sinh những chứng bệnh kỳ quặc.

Hậu quả nặng nề nhất của nghiệp sát sanh là các thiên tai gây tai họa cho loài người, hoặc đó là nạn động đất, hoặc nạn sóng cồn [tidal waves], hoặc nạn lạnh, nạn nóng quá dữ dội, cho đến các cảnh mưa không đều, gió không thuận, dân chẳng an, nước chẳng thịnh, tức là những hiện tượng bất thường xẩy ra. Còn những người mù, điếc, câm ngọng đều do những kiếp trước tạo nghiệp sát sanh nặng nề, khiến sau khi chết bị đọa địa ngục thọ quả khổ, rồi chuyển sang làm quỷ đói, làm súc sinh, lên làm người. Tuy kiếp hiện tại được làm người, nhưng vì quả báo nên sáu căn không được đầy đủ.

Những người có lục căn không đầy đủ, không có cơ may được thấy Phật, được nghe Pháp, được gặp Tăng, vì sự chướng ngại đó mà thành vô duyên với Tam Bảo; tóm lại cứ phải luân hồi trong vòng lục đạo, chuyển lên chuyển xuống, tìm không ra cánh cửa giải thoát.

Những ai làm việc thiện, có thể sanh lên ba nẻo đường thiện, cảnh trời, cảnh người, cảnh A-tu-la. Những ai tạo nghiệp ác thì sẽ sanh vào ba nẻo ác (tam ác đạo), tức địa ngục, quỷ đói, súc sanh. Người xưa có câu: "Xuất mã phúc, nhập lư thai, Diêm Vương diện tiền kỷ độ hồi. Cương tòng Đế Thích điện tiền quá, hựu đáo Diêm quân oa lý lai." Người ta chẳng phải nhất định cứ giữ thân người mãi, có lúc làm ngựa, có lúc làm lừa, thường thường là khách viếng điện Diêm Vương, bồi hồi chẳng đi, chẳng biết đã bao nhiêu lần rồi. Vừa mới đi ngang qua trước điện Linh Tiêu ở trên cung vua Đế Thích (Ngọc Hoàng Đại Đế), tức vừa ở trên tầng trời, nhưng thời gian ở đây chẳng được lâu, nay đã phải tới chầu Diêm Vương, lọt vào cái vạc dầu sôi nóng bỏng.

Chẳng ai có thể tự mình bảo đảm kiếp nào cũng làm được công đức, tạo nghiệp thiện. Cũng có khi vì đầu óc hồ đồ, không phân biệt rõ ràng, do hoàn cảnh sai khiến mà tạo nên nghiệp tội, phạm vào các nghiệp sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu, năm giới cấm.

Chẳng phạm ngũ giới mà tu thập thiện thì có thể sanh lên các tầng trời, hưởng thọ phước trời và khoái lạc. Phước báo ở trên cõi trời so với phước báo ở thế gian thì gấp vạn lần. Cho nên lên tới cảnh trời rồi thì chẳng ai còn muốn xuống thế gian. Khi phước báo cõi trời đã hưởng hết, phải trở về thế gian thì cũng là hạng đại phú đại quý, chẳng phải hạng tầm thường trong xã hội.

Làm kiếp A-tu-la là do nhân duyên có tâm đấu tranh kiên cố. Họ chỉ có thiên phước mà không có thiên quyền và thiên đức. Tên của họ có nghĩa là "vô tửu." Bởi không có rượu uống nên họ phải đi ăn cướp. Họ tuy ở tầng trời, nhưng không có rượu uống, do đó thường hay tranh đoạt với trời Đế Thích, với mục đích chiếm ngôi báu. A-tu-la chính là một loại thổ phỉ ở trên tầng trời. Số thổ phỉ trên thế gian chính là hóa thân của A-tu-la vậy. Nói tóm lại, A-tu-la chính là hạng ưa đấu tranh.


36. Ngày Nguyên Đán Nói Giáo Lý Phật [^]

Hôm nay là ngày xuân tiết, nhằm năm Nhâm Tuất của vòng sáu mươi hoa giáp, thuộc năm con chó. Có người bị thương nặng vì chó cắn, có người thì được chó bảo vệ an toàn. Chó bảo vệ người lành mà cắn người ác. Người ác tuy ác, nhưng tạm thời được vô sự, cái đó là lý do gì? Người xưa thường nói: "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ hữu lai tảo dữ lai trì,"nghĩa là "thiện thì có quả thiện báo, ác có quả ác báo; thiện ác đến cùng đều có báo ứng, chỉ có báo sớm và báo muộn mà thôi, tơ hào không hề sai sót". Nhân quả là một định luật không thay đổi từ ngàn xưa.

Gieo trồng nhân lành sẽ kết thành quả lành, nhân ác sẽ kết quả ác. Những điều chúng ta gặp đều do nghiệp xưa đã được tạo tác, thế tất phải thọ lãnh quả. Khi thọ lãnh quả, chúng ta không nên trách trời oán người mà phải coi như chuyện đương nhiên, giữ tâm bình thản mà thọ lãnh. Vận mệnh cũng không phải là cái gì nhất định vì tất cả đều do chính chúng ta tạo tác. Làm nhiều việc thiện, vận xấu biến thành tốt, làm nhiều điều ác, vận tốt biến thành xấu cho nên vận mạng cũng là nằm trong tay chúng ta. Người xưa thường nói: "Mệnh do ngã lập, phúc tự kỷ cầu. Họa phúc vô môn duy nhân tự chiêu," nghĩa là mạng do ta lập ra, phước do chính ta cầu; họa phước đều không có cửa, do người tự chuốc lấy. Nói về sự an bài của vận mạng, thì người bình thường có số mạng còn đối với những bậc đại thiện nhân vận mạng của họ vượt ra ngoài khuôn khổ của số mạng. Kẻ đại ác cũng thế, không hạn định trong vòng số mạng. Như vậy là nghĩa gì? Lấy thí dụ, cá nhân này sanh ra đời không thể làm ác, nhưng người đó đã gây ra tội ác, như vậy tức đã vượt ra ngoài vòng số mạng. Cũng như thế, người kia ra đời không thể làm việc thiện, vậy mà đã làm được việc thiện, tức cũng đã vượt ra ngoài vòng số mạng. Nếu vượt ra ngoài số mạng thì vận mạng cũng có thể cải biến.

Người làm việc thiện sẽ có các vị thiện thần hộ pháp tới ủng hộ, người làm việc ác cũng có thần ác đi theo, cho nên người ta nói: "Sự báo ứng của thiện ác như bóng đi theo hình." Nói tóm lại, làm việc thiện thì được sống lâu, làm việc ác thì bị giảm thọ, thọ mạng chính là do mình vậy. Nếu muốn cải tạo vận mạng của mình, quý vị hãy đọc "Liu Phàm Tứ Huấn," trong sách đó có nói rất tường tận, ở đây khỏi nói thêm.

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm kể theo nông lịch. Có câu: "Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng cánh tân," nghĩa là ngày đầu thì trở về bắt đầu lại, muôn sự đều đổi mới, vậy chúng ta nên bắt đầu từ hôm nay, canh tân trong việc tu hành, nhất định làm cho hay, kẻo uổng phí thời gian, không giống như năm vừa qua không thực hiện được gì. Năm nay, quyết phải khai ngộ. Trước hết ta hãy phát điều nguyện này, chắc chắn có chí thì nên!

Mọi người tu đạo trong cái kho băng lạnh [ice box] này cần phải hết sức dũng mãnh và tinh tấn, nếu không sẽ bị đông cứng thì quả là không đáng, uổng phí một phen tâm huyết, cô phụ cái quyết chí của chúng ta lúc ban đầu. Kim Sơn Thánh Tự là cái tủ tuyết, Vạn Phật Thánh Thành là cái kho băng. Cho nên đa số đến thành Vạn Phật, không chịu nổi lạnh, phải bỏ đi nơi khác, chỉ có một vài người ngu si không sợ lạnh, không sợ cóng mới ở lại kho băng để dụng công tu đạo. Nhưng cũng có người cắn răng cố gắng chiến đấu với lạnh, đáng khen ở cái chí, ở cái tinh thần không chịu khuất phục, nhưng lại đáng tiếc ở chỗ ưa ngủ nghỉ mà không muốn tu. Nếu đã muốn ngủ, sao không đến chỗ ấm áp để ngủ, mà phải tới cái kho băng này để ngủ? Như vậy đâu có thoải mái.

Tại sao chúng ta phải khổ tu như vậy? Chính là muốn sanh đạo tâm. Nếu ở tại đạo tràng này, thì ngày ngày phải tu đạo, chớ không phải để vui đùa, ngày ngày ngủ cho đã, để lãng phí thời giờ quý báu. - trong cảnh ngộ khổ, mới biết phát tâm đạo, mới phát tâm Bồ-đề, không tham hưởng thọ, không mưu cầu an lạc. Tuy trong hoàn cảnh khổ mà tâm vẫn an nhiên, không bị cảnh ngộ chuyển đổi, mà ngược lại có khả năng chuyển đổi cảnh ngộ.

Người ta bảo: "Nghịch cảnh tạo anh hùng." Chúng ta ở trong hoàn cảnh gian nan khốn khổ, phát tâm Bồ-đề rộng lớn, coi tất cả thế gian là không, coi:

Phú quý ngũ canh xuân mộng

Công danh nhất phiến phù vân

Nhãn tiền cốt nhục dĩ phi chân

Ân ái phản thành cừu hận

Mạc bả kim già sáo cảnh

Hưu tương ngọc tỏa triền thân

Thanh tâm quả dục thoát hồng trần

Khoái lạc phong quang bổn phận

Dịch nghĩa là:

Cảnh phú quý một trường xuân mộng

Bả công danh một đám phù vân

Thân này xương thịt chẳng chân

Tình ân ái sẽ đổi thành cừu hận

Gông vàng đeo cổ chi thêm quẩn

Ngọc quý đừng mang bận tấm thân

Thanh tâm bớt dục thoát trần

Hưởng thú phong quang làm bổn phận.

Chúng ta nên theo như vậy mà tỉnh ngộ, ngay trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta hãy dụng công tu đạo.

Nhân dịp năm con chó, có bài kệ tụng như sau:

Cựu niên qua khứ hựu nghinh tân

Kê minh cẩu đạo khởi củ phân

Khẩn thủ môn hộ phòng thất thiết

Tự lợi lợi tha tận duy tâm.

Giải thích sơ lược như sau: Năm ngoái đã qua rồi, nay lại nghênh tiếp năm mới. Năm cũ là năm con gà, năm nay là năm con chó, tức không phải thời kỳ tốt, cho nên chúng ta phải cẩn thận giữ gìn cửa ngõ, kẻo của quý bị mất. Của quý này chính là bổn tính chân thực của mình, cũng là cái trí huệ sẵn có của mình, chớ để nó mất tiêu, do đó sáu cửa là sáu căn phải được canh giữ, kẻo của quý vô giá bị thất thoát. Tự lợi lợi tha là hành đạo Bồ-tát, chỉ có do tâm mà thấy được, chớ không phải do bên ngoài. Tôi mong mọi người biết tiếc thời giờ, không giống như năm ngoái để ngày tháng qua đi suông, rất uổng. Năm nay quyết cố gắng nhiều lên, dụng công thiền quán, phát nguyện khai ngộ. Chúc các vị, xuân tiết an lạc, vạn sự như ý!



37. Bắt Chước Tinh Thần Bồ Tát Địa Tạng [^]

Thế nào gọi là Bồ Tát Địa Tạng? Vị Bồ-tát này cũng như đại địa, chứa hết vạn vật. Hết thảy vạn vật do đất mà sanh ra, nương đất mà lớn lên. Bất kể chúng sanh hữu tình hay vô tình, không thể rời khỏi đại địa mà tồn tại được, từ đó mà suy ra con người chúng ta mỗi một lần thở ra, thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động, từng giờ từng khắc, đều sinh hoạt ở trên pháp thân của Bồ Tát Địa Tạng, chẳng qua chính chúng ta không hay biết đó mà thôi.

Như con kiến càng bò trên con thuyền, nó không biết tới con thuyền. Con thuyền trôi nổi trên biển, ghé khắp mọi nơi, nhưng con kiến càng đâu có biết thuyền là cái gì? Thuyền đi tới đâu? Hoàn toàn không biết gì cả. Lý do tại sao vậy? Bởi thuyền thì quá lớn, kiến thì quá nhỏ. Chúng ta sinh tồn trên pháp thân của Bồ Tát Địa Tạng cũng cùng một ý nghĩa như vậy.

Chúng ta sống trên quả địa cầu, không nương vào một chỗ nào trong không gian cả. Địa cầu do phong luân nhiếp trì, theo quy luật tự nhiên mà vận hành bất tuyệt trong quỹ đạo. Trong hư không, địa cầu phiêu diêu xoay chuyển, rồi cuối cùng nó đi tới đâu? Sự hiểu biết của các nhà Thiên văn học bất quá chỉ là danh từ mà thôi, rốt cuộc như thế nào họ cũng chẳng biết.

Chuyện huyền bí của trời đất chẳng ai hiểu rõ một cách chân chánh. Biết được thực sự bí mật của vũ trụ họa chăng chỉ có các bậc thánh nhân đã chứng quả. Chúng ta là kẻ phàm phu tục tử không thể hiểu hết, ý nghĩa của nó là chẳng thể nghĩ bàn. Chúng ta đều là hạng hồ đồ ăn uống tạp loạn.

Chúng ta sinh ra đời, từ thiếu niên lên tráng niên, từ tráng niên đến tuổi già, từ tuổi già đến chết, đó là con đường mà người đời trải qua, không ai có thể thoát ra ngoài định luật này. Trong cuộc sống như vậy, có người thì gặp rất nhiều khổ nạn - nghiệp chướng nặng - lãnh tận cùng sự khổ đau, rồi từ đó nhận thấy thân tâm tính mạng tựa hư ảo, sanh ra những tư tưởng yếm thế, coi cuộc đời chẳng còn hứng thú gì nữa. Có người xuất thân trong gia đình giầu sang - nghiệp chướng nhẹ - các thứ ăn mặc nơi ở đều thuộc giới thượng lưu, đời sống đầy đủ, được toại lòng xứng ý. Như người ta thường nói: "muốn gió có gió, muốn mưa có mưa," thậm chí muốn cả mặt trăng, cha mẹ cũng chiều lòng tìm cách đưa trăng xuống cho con. Đời sống như vậy, trông vào thì tuồng như rất vui sướng, rất mỹ mãn. Kỳ thực, chẳng phải như vậy, mà chính là một đời hồ đồ chẳng điều gì được minh bạch, có thể nói là "túy sinh mộng tử," sống say chết mê. Không có được sự hiểu biết chân chánh, tỷ dụ như vì sao ta đến thế giới này? Đến để làm gì? Đến để ăn uống chăng? Để mặc áo quần chăng? Hoặc giả đến để lừa gạt người? Đến để hưởng thụ? Đó là những điều mà thế gian mê mờ, không ai có thể phá được sự chấp mê đó.

Chẳng riêng gì số người tại gia không phá được cái cửa mê này, mà đối với giới xuất gia cũng còn bị hãm trong vòng mê hoặc. Danh không buông được, lợi không bỏ được, chỗ nào cũng chạy theo duyên, chỗ nào cũng vướng mắc, thật là đáng thương vô cùng. Những người xuất gia phải nên có ý nghĩ, tại sao ta xuất gia? Bởi vì ta đã coi nhẹ hết thảy mọi thứ trên thế gian này, chẳng chấp các pháp thế gian, do đó mới xuất gia tu đạo đặng giải quyết vấn đề sanh tử.

Người xuất gia phải tha thiết với vấn đề sanh tử, phát tâm Bồ-đề, chớ không thể hồ đồ chờ chết, như người ta nói: "Một ngày làm sư, một ngày đánh chuông." Với một tâm lý đó xuất gia, đối với vấn đề sanh tử quả là không nắm vững được tí nào.

Chúng ta vào thất Địa Tạng, nên học hỏi tinh thần cứu độ chúng sanh của Bồ Tát Địa Tạng. Trong thời quá khứ, Bồ-tát từng phát mười tám lời nguyện lớn, nguyện chúng sanh thoát ly biển khổ, tới bờ an lạc. Ngài nói rằng: "Địa ngục chưa trống, nguyện chẳng thành Phật," và "Độ hết chúng sanh, mới chứng Bồ-đề." Ngài lại nói: "Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục." Thật là những lời nguyện vĩ đại! Các vị phải nên bắt chước pháp của Bồ-tát, học hỏi tinh thần cứu người quên mình. Bồ Tát Địa Tạng nay vẫn còn trong địa ngục chịu khổ để thuyết pháp cho các chúng sanh.

Chúng ta cùng ở trong pháp thân của Ngài Địa Tạng, lại cùng là người xuất gia, cùng với Ngài vốn là đồng chí đồng đạo trong việc quảng độ chúng sanh. "Đặt mình trong chốn nước sôi lửa bỏng, cứu chúng sanh tới bờ mát mẻ" chính là bổn phận của người xuất gia. Được như vậy không uổng một đời xuất gia, hy vọng tất cả cố gắng!

Người xuất gia không thể có tâm tham, phải quét trừ cho sạch tâm này, nếu không sẽ không đủ tư cách làm người xuất gia. Nếu còn tham cái này, tham cái kia, cái gì cũng tham, càng nhiều càng tốt, thậm chí vơ vào hết mọi thứ rác rưởi để tích trữ lại, như vậy quả là đáng thương đến cực điểm vậy!

Niệm danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thì chúng ta phải niệm cho thật rõ ràng, để Bồ-tát hiểu rõ tâm ý của chúng ta. Tại sao chúng ta niệm Bồ Tát Địa Tạng? Mục đích của chúng ta là khiến Bồ-tát sau khi nghe tiếng chúng ta niệm, Ngài biết rõ ý muốn của chúng ta để phát tâm từ bi, cho chúng ta được thỏa mãn tâm ý.

Năm nay chính là năm đầu của thời kỳ "Cửu tinh liên châu," tượng trưng cho sự hung hiểm. Chúng ta không cần biết có hung hiểm hay không hung hiểm, chỉ biết là chúng ta một tâm kiền thành niệm "Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ-tát," nguyện cầu tai họa lớn của thế giới đổi thành tai họa nhỏ, nếu là tai họa nhỏ thì biến thành tiêu tan. Bởi vậy chúng ta chỉ một lòng khẩn thiết, vì toàn thể nhân loại trên thế giới nguyện cầu hòa bình, hạnh phúc, đó chính là mục đích chúng ta vào thất Địa Tạng.

Đây chính là quảng đại tâm, vô lượng tâm mà kẻ xuất gia ai cũng phải ghi tạc trong lòng, coi chúng sanh như người thân của mình, giống như câu người ta nói: "Người chết đuối, ta chết đuối, người đói ta đói," phải phát tâm Bồ-tát, tự lợi lợi tha,tự giác giác tha, tự độ độ tha. Bởi vậy trong thời gian vào thất của pháp hội Bồ Tát Địa Tạng, chúng ta thành tâm chừng nào thì sẽ tốt chừng ấy, chúng ta đem hết thành tâm ấy niệm "Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát."

Miệng chúng ta hết sức thành kính niệm Bồ Tát Địa Tạng, vậy là bánh xe của sáu nẻo luân hồi ngừng xoay. Không biết bao nhiêu là chúng sanh nhờ cơ hội này mà có thể ra khỏi cảnh luân hồi thoát ly khổ ách. Có thể nói rằng niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng là một công việc thần diệu, một công đức chẳng thể nghĩ bàn, do đó chúng ta không nên niệm trong sự mưu đồ, trong sự đặt giá, không phải vì sự trả ơn của chúng sanh mà niệm, tóm lại chúng ta niệm vì lòng tình nguyện. Bởi các lý do trên đạo tràng của chúng ta đột nhiên cử hành thất Địa Tạng, chẳng báo trước gì, cũng không tuyên bố gì. Trong số trú tại Vạn Phật Thánh Thành mà cũng có người không hay biết. Cái đó chính vì cơ duyên, cơ duyên hội đủ nên mới cử hành thất Địa Tạng.

Thất Địa Tạng kết thúc thì tiếp theo là thất Quán Âm (ngày 19 tháng 2 âm lịch), để cầu cho hòa bình thế giới, xin tất cả mọi người cố gắng đến niệm "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát."

Có câu "chúng chí thành thành," tức là góp ý chí - của số đông - sẽ tạo thành thành trì, tất cả cùng một lòng niệm, gắng sức niệm, hết sức thực tâm niệm, tức có cảm ứng, như câu "cảm ứng đạo giao" vậy. Cử hành thất Địa Tạng hay Quán Âm, chúng ta chỉ cần không có lòng riêng tư, tự lợi, không tranh, không tham, không cầu, mà thực sự chỉ vì hạnh phúc của chúng sanh trên thế giới.

Tại Vạn Phật Bảo Điện của Vạn Phật Thánh Thành,

từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 3 năm 1982



38. Không Nên Làm Ô Nhiễm Hư Không [^]

Chúng ta cùng với hư không là một, chúng ta có những vọng tưởng gì, tự nhiên chúng ta sẽ phát ra những ý vị cùng loại, làm đầy ắp hư không. Hư không đã bị ô nhiễm, chúng ta lại hấp thụ khí ô nhiễm vào mình, bèn sanh ra tật bệnh, nhẹ thì thân thể không thơ thới, nặng thì ôi thôi!

Những vọng tưởng về tà tri tà kiến của chúng ta, như các tâm sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, sân hận, ghen ghét, những loại tâm chướng ngại, đều chứa đựng độc tố ở bên trong, nên khi chúng phát ra sẽ làm cho không gian bị ô nhiễm. Bởi không gian chứa nhiều độc tố, thành thử hấp thụ chúng vào cơ thể, cơ thể sẽ trúng độc, các tế bào sẽ biến thể, nạn nhân nếu không mắc chứng ung thư thì cũng là một loại bệnh nặng, không vượt qua được. Bởi lý do đó, chúng ta phải làm sao cho tư tưởng và hành vi lúc nào cũng chánh đại quang minh kẻo trời đất bị nhiễm thêm độc khí. Vũ trụ mà bị tràn ngập độc khí, thì chúng sanh toàn thế giới phải trúng độc mà tử vong,.

Vọng tưởng của chúng ta mang tính cách bất thiện, độc khí trong hư không sẽ tăng thêm một chút ít; vọng tưởng của chúng ta mà thiện thì cái ý vị tốt lành trong hư không cũng sẽ tăng thêm. Độc khí nếu đầy ắp hư không sẽ vạn lần tàn khốc hơn bom đạn nguyên tử.

Trong con người của chúng ta, cũng có đạn nguyên tử, đạn khinh khí, đạn hạch tâm. Nếu trong tâm không có thứ này thứ kia, thì trên thế giới cũng không có hiện tượng này, hiện tượng kia. Cái đó nghĩa là, bên trong có cái gì thì bên ngoài cũng hiện ra cái đó, nếu trong không có gì, ngoài cũng không thấy có gì biểu hiện, như câu nói: "Vạn pháp duy tâm tạo."

Người xưa có câu: "Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiệu chi," nghĩa là thiên hạ tự nó chẳng có chuyện gì, có chuyện là do người gây rắc rối. Đây là ám chỉ những kẻ ngu si, nhận thấy cái nầy thật, cái kia thật, thật này thật kia, rồi chết cũng thật, mà chính mình chẳng hiểu chết ra sao, đáng thương quá!

Kẻ ngu si, sống trong thế gian, nào điên đảo, nào phiền não, nào tranh cãi, chẳng bao giờ thôi. - ngoài không có, ở trong thì có ; ở trong không có, trong giấc ngủ thì có. Có cái gì? Có vọng tưởng. Vọng tưởng rối bời, tâm không thanh tịnh. Phải nhớ rằng vọng tưởng chính là hòn đá buộc chân người tu đạo, trở ngại cho chúng ta khó thành tựu đạo nghiệp.

Các vị coi! Người ta đúng là một quái vật, chính mình lại không nhận ra mình là quái vật, còn coi tấm thân này là quý giá phải yêu thương bảo vệ, lúc nào cũng nghĩ tới nó. Phải uống viên thuốc bổ vitamin đi! Sống thêm vài năm nữa! Bất cứ ai, Linh mục, Mục sư, Hòa thượng, phần đông cứ mỗi ngày phải uống những viên vitamin, coi như đó là nguồn sinh lực, nguồn khang kiện, một phương cách duy trì sinh mạng, trường sanh bất tử.

Bây giờ tôi nói cho quý vị nghe! Hãy bớt vọng tưởng đi, cái đó còn hữu dụng hơn bất cứ thứ thuốc bổ nào. Không tin sự thật đó thì quả là quá si mê. Đó là đạo lý chân chánh, không thể không tin, nếu như không tin tức là không có trí huệ. Người không có trí huệ thì không biết tin vào chân lý.

Thế nào là chân lý? Chân lý là đạo lý chân chánh. Lấy một thí dụ, người có nhiều lòng dục, thì dùng thuốc bổ gì cũng vô hiệu. Lý do là ở tính chất của chữ "lậu," lậu tức là thấm ra, thoát ra ngoài.

Người đó không hiểu rõ ý nghĩa của phép dưỡng sanh chân chánh: thanh tâm quả dục, giữ tâm trong sạch, ít dục vọng. Chúng ta là kẻ tu hành, đầu tiên là bỏ ái trừ dục, một quy tắc căn bản, nếu không, dù có tu đến tám vạn đại kiếp cũng chẳng thành tựu được gì.

Tôi từ San Francisco đến Vạn Phật Thánh Thành giảng kinh, lẽ dĩ nhiên tôi phải nói đúng sự thật, khiến quý vị hiểu rõ thực tánh của việc tu đạo. Nếu tôi không nói thật cho quý vị hay thì trời lạnh như thế này, tất cả đều ngồi ở trong giảng đường sẽ bị gió lạnh xâm nhập, nếu như không đạt được chân lý, thì công chịu lạnh chẳng được ích gì, cứu vãn không lại.

Điều tôi nói ngày hôm nay là sự thật, tôi mong quý vị nghe xong thì tự liệu lý lấy ba độc tham, sân, si của mình, đừng phóng độc khí lên không gian, ngỏ hầu giúp cho hết thẩy chúng sanh được hít thở chút không khí tươi mát, thì công đức của quý vị thật là vô lượng, giống như gián tiếp làm cuộc phóng sanh vậy. Tôi hy vọng thêm rằng tất cả chúng ta hãy cố tiêu diệt vọng tưởng. Nếu không có vọng tưởng thì hoàn toàn được tự tại, rất quý. Như vậy, có chịu lạnh cũng không uổng công.

Mùa đông tại Vạn Phật Thánh Thành chính là để khảo nghiệm định lực của các vị tu hành, để huấn luyện thân tâm của các vị. Tới mùa hè, Vạn Phật Thánh Thành cũng là một trường khảo nghiệm.

Hết thẩy là khảo nghiệm,

Coi thử mình ra sao,

Đối cảnh như không biết,

Phải luyện lại từ đầu.

Các vị phải ghi nhớ mấy câu này.

Sau đây mấy ngày chúng ta sẽ tổ chức Phật-thất và Thiền-thất (một Phật-thất, ba Thiền-thất, hạn kỳ là 28 ngày). Theo nghĩa câu "Đông thiền, Hạ học," thì trong mùa Đông, khí hậu lạnh lẽo, người ta nên tu tập tham thiền. Trong những ngày hè vì trời nóng bức, tốt hơn là nghe giảng kinh và thuyết pháp. Tại sao? Nếu như tham thiền trong bầu không khí oi ả, ngồi như vậy sẽ đổ mồ hôi, trong tâm sinh phiền muộn và ngồi lâu không nổi. Trời Đông, lạnh ngăn ngắt, khi ngồi xuống tựa như ôm một khối băng trong lòng phải cắn răng chịu đựng. Lúc đó trong mình sẽ có một luồng hơi ấm bốc lên, xua đuổi khí lạnh không cho nó len lỏi vào cơ thể, và như vậy sẽ an tâm tĩnh tọa, dễ có cơ duyên vào định. Nếu như không phát động được luồng hơi ấm trong thân, hành giả sẽ cảm thấy lạnh xâm nhập. Ôi chao! Trời lạnh quá! Lạnh chết người à! Quý vị không dụng công, cố nhiên cảm thấy lạnh; nếu dụng công thì chẳng thấy lạnh.

Nay có công án này, nói ra để tham khảo. Trước đây có một vị thiện tri thức dẫn một nhóm đệ tử đi ra ngoài hành cước tham vấn đạo. Tất cả đều là dân miền Nam, nay đi lên phương Bắc lại gặp lúc mùa đông giá lạnh, trời băng đất tuyết khiến các loại côn trùng đều bị chết lạnh. Nhóm đệ tử chịu không nổi lạnh mới đốt lửa lên để sưởi ấm. Vị thiện tri thức thấy vậy bèn quở cho một phen: "Người tu đạo nếu không ráng chịu được đói rét thì còn tu tập gì được," nói rồi ông tính lấy nước để dập tắt lửa đồng thời dạy rằng: "Các ngươi không biết phát động lò lửa bên trong của mình, lại chạy ra ngoài kiếm lửa cho ấm, thật là chẳng có chút chí khí nào, chẳng có chút quyết tâm nào!" Các đệ tử thấy Sư phụ giận, đều im tiếng không dám nói một câu, dập tắt hết lửa, thấy lửa bên trong mình nhen nhúm lên, bèn ngồi luôn xuống đất tĩnh tọa và không còn cảm thấy lạnh nữa. Từ đó thấy rằng, chúng ta không thể nhờ cậy vào duyên bên ngoài, mà phải biết tự cường, dùng nghị lực của chính mình để khắc phục mọi hoàn cảnh bất như ý.



39. Đạo, Quý ở Hành [^]

Học Phật pháp thì càng học càng phải thông minh mới có được cơ hội khai ngộ. Chẳng thể càng học càng ngu si, học lâu mà trí huệ không tăng trưởng, lại còn hồ đồ thêm, chẳng hiểu như thế nào là chánh pháp với tà pháp. Tại sao có tình trạng đó? Lý do vì không chịu nghiên cứu đến tận cùng. Nghe xong Phật pháp thì chúng ta phải thi hành một cách thực tin, y giáo phụng hành, y pháp tu hành. Chẳng phải nghe xong kinh thì mang kinh cất trên kệ sách, rồi chẳng kể đến kinh nữa. Đạo lý nghe xong, phải nên tha thiết tự hỏi chính mình, có noi theo được đạo lý đó không. Học Phật pháp như vậy mới không uổng công phu, mới không lãng phí thời gian quý báu.

Người xưa nói: "Lời nói là pháp, việc làm là đạo." Còn nói rằng: "Nói cho tốt, nói cho hay, chẳng thực hành, chẳng phải đạo," lại có câu: "Đạo là hành, chẳng hành, đạo chẳng có dụng ích; Đức là lập thành, chẳng lập đâu còn đức." Trời giá lạnh như thế này, đến để giảng Phật pháp, để nghe Phật pháp, thế tất phải thực hành một cách thực tin, mới gọi là biết nghe pháp. Nếu không, nghe được bao nhiêu kinh, bao nhiêu pháp, đều thành vô dụng. Về điểm này, mong quý vị phải hiểu một cách sâu xa.

Tu đạo! Tu đạo! Tu đạo! Phải tu đạo! Như thế nào là tu đạo? Ăn cơm là tu đạo, mặc áo là tu đạo, ngủ là tu đạo. Khi ăn ta phải ăn cho hết sạch, chớ không phải chỉ ăn nửa chén cơm còn nửa kia thì đổ vào thùng rác, vậy là tiêu hết phước báo. Khi mặc thì quần áo phải cho sạch sẽ, không thể mặc dơ dáy, nếu không sẽ mất vẻ oai nghi. Khi ngủ cũng phải giữ sạch như vậy, chăn gối phải cho chỉnh tề tinh khiết, chớ không sống luộm thuộm, để người ngoài trông vào thì hết cả vẻ trang nhã. Hơn nữa, đối với người xuất gia thì bốn oai nghi lớn là đi, đứng, nằm, ngồi càng phải được chú trọng.

Vạn Phật Thánh Thành trong lúc còn mới mẻ, thì chỗ nào cũng phải có quy củ, hết thẩy mọi thứ phải làm cho tốt đẹp. Trước tiên hãy bắt đầu từ chỗ nhỏ, mỗi ngườì dọn dẹp sạch sẽ nơi căn phòng của mình, một tờ giấy, một cây bút, cũng phải xếp vào nơi chốn của chúng; một cái kim, một sợi chỉ cũng không vứt bừa bãi. Phải nuôi dưỡng các thói quen tốt, để ngày sau đi ra ngoài tham vấn, hoặc tá túc (quải đơn) tại một đạo tràng nào còn giữ được cung cách tề chỉnh, không sai sót, tránh trường hợp "thiên đơn" (phải đi nơi khác). Điểm này, xin đặc biệt chú ý.



40. Giữ Miệng Phòng Tâm [^]

Cổ đức có câu: "Thiện ác lưỡng điều đạo, tu đích tu, tạo đích tạo" (thiện ác hai con đường, đường tu và đường tạo). Điều này nói ra hoàn toàn xác đáng. Tu cái gì? Tu đường thiện. Tạo cái gì? Tạo nghiệp ác. Thiện tri thức cảnh giác chúng ta mà không bao giờ chán, có điều chúng ta ngu si, không biết lãnh giáo những điều ngay, cứ việc ta ta làm, chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ lợi cho người khác và, nói cách khác là chỉ biết tạo nghiệp ác, không tu thiện, cho nên không thể nào ra khỏi sáu nẻo trong vòng luân hồi.

Ý nghĩ của chúng ta kể ra thì vô lượng, vô biên, vô cùng tận. Niệm thì chạy lên thiên đàng, niệm thì xuống địa ngục. Vọng tưởng về thiện tức thuộc phạm vị thiên đàng, vọng tưởng về ác thì thuộc về địa ngục, do đó, chúng ta nhất cử nhất động, một lời nói một công việc làm, lúc nào cũng phải thận trọng, từng giờ từng khắc lưu tâm, đâu đâu cũng phải chú ý, trong ngoài như một.

Trông bề ngoài thì hành động rất tốt, nhưng bên trong thì đầy vọng tưởng, cái đó cũng không mang lại kết quả. Phải làm sao cho trong ngoài như một, không chạy theo vọng tưởng mới được. Có những người trong tâm thì đầy vọng tưởng, nghĩ rằng người ngoài không ai biết, rồi cứ như vậy ngày ngày vọng tưởng, cho đến khi xuống địa ngục cũng mang theo, mà chính mình thì không biết tại sao đọa địa ngục. Những hạng người như vậy thật đáng thương!

Chúng ta là người tu học, ở chung phải giữ miệng. Đại chúng ở chung một nơi, phải đề phòng chuyện thị phi. Có câu nói rất chí lý: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập." Nghĩa là họa do bởi lời từ miệng thốt ra, bệnh cũng do từ miệng mang vào. Chúng ta không nên bạ đâu nói đấy, cố tránh chuyện phiền phức, giữ miệng cho kín là tốt hơn cả. Lại có câu: "Thị phi chỉ vì hay mở miệng, phiền não đều do cưỡng xuất đầu." Độc tọa phòng tâm, nghĩa là khi ngồi một mình chúng ta phải cẩn thận đề phòng tâm ý, chớ theo vọng tưởng, nhất là các tư tưởng về dâm dục. Người xuất gia càng phải đặc biệt chú ý, quản lý kỹ càng cái tâm, không cho những tư tưởng vô ích đến quấy nhiễu.

Vọng tưởng thì ai ai cũng có, nhưng khi đã khởi vọng tưởng thì ta phải vận dụng các phương cách để khống chế, không cho vọng tưởng làm mưa làm gió. Những phương cách đó là hoặc ta niệm Phật, hoặc ta trì chú, hoặc giả ngồi thiền, bái sám, tóm lại kiếm một cái gì khác để làm, sao cho tinh thần tập trung lại thì sẽ không có vọng tưởng.

Người tu đạo, thứ nhất phải phá được cánh cửa sắc dục. Nếu không phá được nó thì không có hy vọng tu tập thành công. Cả ngày mà đầu óc hồ đồ, tâm điên đảo, cũng không thành công. Cho nên tôi thực thà nhắn quý vị là chúng ta phải hàng phục cái tâm này. Hàng phục tâm chính là dứt cái niệm dâm dục. Nếu không đoạn trừ được nó thì dù tu cho đến tám vạn đại kiếp cũng chẳng khác gì nấu cát để hòng có cơm ăn, xưa nay chẳng có chuyện đó bao giờ.

Các vị có muốn tu thành quả thánh vô lậu không? Đoạn dục cắt ái, thanh tâm quả dục, thì còn có chút hy vọng, nếu không, không hy vọng gì, tốt hơn là mau mau hoàn tục kẻo lãng phí thời gian!

Bất kể là phái nam hay phái nữ, hoặc giả là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, là người già hay trẻ nít, ai nói đạo lý chánh đáng thì ta nghe, ai nói không chánh đáng thì đừng có tin, chúng ta nhất định phải có con mắt chọn pháp (trạch pháp nhãn). Hợp đạo lý thì đi tới, không hợp đạo lý thì rút lui; chọn điều thiện mà theo, bất thiện thì sửa đổi, đó là quan điểm hết sức cơ bản của người tu.

Có người biết rõ lỗi của mình mà không sửa đổi, biết mà vẫn làm quấy. Những hạng người này rất khó giáo hóa, họ chẳng kham nổi Phật pháp, chẳng thể học gì thêm. Người ta nói: "Gỗ mục khó đẽo gọt, tường bằng phân khó trét," nếu chính mình không tự giúp cho mình, tự mình coi thường mình, thì ai còn coi trọng mình, ai còn giúp đỡ mình nữa? Đó là điều cần phải tự xét cho kỹ.




--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---
Vi tính : Diệu Nga - Samuel
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2025(Xem: 48)
Tôi sinh ra đời khi Thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ tại Âu châu. Thế nhưng tại một tỉnh lỵ nhỏ bé tại miền Nam trên quê hương tôi, nơi tôi sinh ra đời, thì người dân vẫn sống yên lành. Thật ra gốc gác của gia đình tôi ở thật xa nơi này, tận miền Bắc. Cha tôi là một công chức trong chính quyền thuộc địa, được thuyên chuyển về cái tỉnh lỵ này một năm trước khi tôi ra đời. Tuy thế, khi lớn lên tôi vẫn cứ xem cái tỉnh lỵ bé tí xíu đó là cả một góc quê hương gần gũi và thân thiết nhất đối với tôi, nơi mà người ta chôn buồng nhau của mẹ tôi và cái cuống rốn của tôi.
25/01/2025(Xem: 226)
Xuân về, mong đời một cõi an nhiên! Ngày 25 tháng chạp, khi Trời còn nặng hơi sương, tôi thức dậy sớm để cùng gia đình chuẩn bị tảo mộ ông bà, một phong tục thiêng liêng của người Việt Nam. Buổi sáng, tôi theo dì đi chợ, chợ hôm nay đông hơn mọi ngày, không khí Tết đã về trên những nẻo đường, tấp nập và nhộn nhịp. Sau khi đi chợ về, cậu làm một mâm cơm để cúng, xin ông bà cho phép cháu con được động vào mồ mả, rồi tôi và người trong gia đình bắt đầu quét dọn, nhổ cỏ, lau mộ, những nén nhang trầm tỏa làn khói ấm làm cho không gian nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên càng trở nên linh thiêng, ấm cúng.
25/01/2025(Xem: 48)
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm? Nguyên Giác Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào?
22/01/2025(Xem: 500)
Vần Thơ Tiễn Biệt Bạn Hiền Phật tử Nguyễn Thị Truyên Pháp danh: Quảng Hoa (1957-2024)
22/01/2025(Xem: 301)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 294)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 284)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 352)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
20/01/2025(Xem: 344)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Còn không bao nhiều ngày nữa là Xuân Ất Tỵ sẽ đến. Trước thềm năm mới, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức và Phật tử, quý thiện hữu hảo tâm xa gần.. chúng con, chúng tôi lại có cơ hội tiếp tục lên đường gieo hạt Từ tâm. Buổi phát quà thực hiện trong tuần qua tại hai làng Mocharim và Kela Village, hai ngôi làng toàn bằng những lều tranh xiêu vẹo, phong phanh.. cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 14 cây số . Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
08/11/2024(Xem: 981)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]