Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương II . Có và Không theo quan niệm về hạnh phúc và khổ đau

13/05/201316:14(Xem: 7375)
Chương II . Có và Không theo quan niệm về hạnh phúc và khổ đau

Có và Không

Thích Như Điển

Phật lịch 2544 - 2000

Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam

tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Xuất Bản

---o0o---

Chương II 

Có và Không theo quan niệm về hạnh phúc và khổ đau

Hạnh phúc và khổ đau nó cũng chỉ là những danh từ trừu tượng. Người ta không tự biết khi nào người ta đau khổ. Tại sao họ đau khổ cũng như vì đâu họ có hạnh phúc v.v... Ví dụ người Hoa hay chúc với nhau là: "Ngũ phúc lâm môn". Có nghĩa là 5 điều phúc đức theo quan niệm của thế gian luôn luôn ở trong nhà của họ. Đó là :

1.Đa lộc

2.Đa thọ

3.Đa phú quý

4.Đa tử tôn

5.Đa kiện khang

Trong đời sống hằng ngày đây là 5 điều mà ai ai cũng muốn có. Có như thế gọi là hạnh phúc mà không có những điều như thế tạm gọi là nghèo nàn hay khổ đau. Đây là một cái nhìn đơn thuần về phương diện vật chất. Nơi đây chúng ta phân tích ra từng điểm một để thấy rõ vấn đề hơn.

Lộc ở đây có nghĩa là màu xanh, cũng có nghĩa là của cải, luôn luôn tươi thắm được nhiều như lá cây mùa xuân, không bị tàn phai theo thời gian năm tháng; nhưng trên thực tế thì lá cây có mọc ra, có xanh tốt, ắt có ngày phải vàng úa và một ngày nào đó phải rời khỏi cành. Ngày tháng trôi qua lá cây sẽ trở thành phân, thành cát bụi để bón lại cho cây cỏ vẫn còn chuyển xoay theo sự vận chuyển của đất trời.

Sống lâu là một cái phước. Vì kiếp trước không gây nhân giết hại người hay sinh mạng của những vật khác; nên kiếp nầy được thọ mạng dài lâu; nhưng không phải ai sống được lâu là không bịnh không khổ đau. Có nhiều người muốn chết mà vẫn không chết được. Vì còn phải sống trên giường bệnh để trả nợ của kiếp xưa. Sống như thế trên thực tế rất khổ đau; nhưng biết làm sao hơn khi mạng căn vẫn còn tiếp diễn.

Giàu có tiền bạc chẳng ai là không ham hết. Có nhiều người ham làm giàu đến nỗi quên ăn bỏ ngủ, ham làm giàu quên cả lễ nghĩa ở đời, ham làm giàu quên cả tội lỗi v.v... Nếu ai đó có nói đến chuyện bố thí làm phước thì luôn luôn tìm cách để chối từ. Vì cứ muốn cho mình cứ giàu mãi lên. Những người nhà giàu dễ sinh tâm keo kiệt hơn là những người nghèo hoặc trung lưu. Vì nhà nghèo họ nghĩ là họ phải làm phước để kiếp sau được giàu có hơn. Còn người đã giàu có rồi, họ luôn muốn giàu hơn nữa và cánh cửa từ bi của họ ít dễ dàng mở ra để đón nhận những khó khăn thiếu thốn của những người khác.

Có một câu chuyện đời xưa kể về một người giàu có mà luôn luôn hà tiện cho người nay nghe cũng vui vui. Chuyện kể rằng: Có một ông nhà giàu nhất làng; nhưng không bao giờ rộng rãi, lúc nào ông cũng so đo tính thiệt, tính hư, miễn sao cho bồ thóc của nhà ông đầy và tránh việc phí phạm tài sản một cách phi pháp. Một hôm ông bàn với bà vợ là cả hai đều già rồi nên ngồi lại để chung lo bàn chuyện hậu sự. Sau đó cả hai đi đến quyết định là đi đến một tiệm bán quan tài để mua hòm về dưỡng già phòng khi có hậu sự xảy ra không lo kịp. Sau khi trả giá quan tài ông thấy cái nào cũng đắt; nhưng cuối cùng thì hai ông bà đã chọn được hai cỗ quan tài rất vừa ý. Do vậy mà ông mua và tính keo kiệt của ông vẫn còn, mặc dầu biết rằng ngày chết không còn bao lâu nữa; nhưng ông vẫn cố nài nỉ với người bán hòm, thôi hãy thêm cho tôi một cái quan tài nữa thì tôi mới mua hai cái quan tài kia. Người bán hòm tròn xoe đôi mắt và tự nhủ với lòng mình là: "Tại sao mà chết vẫn còn hà tiện nhỉ ?".

Nhiều con cái ở Phi Châu và Á Châu ngày nay là một đại nạn; nhưng mấy người lo lắng. Vì lẽ họ hay quan niệm rằng: "Trời sinh voi, sinh cỏ - sinh người sinh lộc" nên cứ thế mà sinh. Càng sinh nhiều gọi là phước đức. Trong khi đó người Âu Mỹ lại ít sinh con; nhưng họ lo cho con cái của họ một cách chu đáo hơn. Do vậy theo quan niệm ngày xưa sinh nhiều con là hạnh phúc, chúng ta ngày nay cần phải xét lại cho thật là kỹ vậy. So ra những người không có con và những người già sống không gia đình, họ không có thê triền, tử phược, cũng không ai nói rằng họ không có hạnh phúc. Mới đầu thế kỷ thứ 20, Việt Nam chỉ có hơn 20 triệu dân; đến cuối thế kỷ 20 Việt Nam đã lên 76 triệu và nghe đâu với mức sinh sản nầy Việt Nam đến năm 2025 sẽ có 125 triệu dân. Ấn Độ đã sinh ra đứa trẻ thứ 1 tỷ và Trung Quốc thì đã vượt qua con số nầy từ lâu. Nhân loại ngày nay đã có hơn 6 tỷ con người trên quả địa cầu nầy và trong khi đó thì Á Châu chiếm hơn phân nửa số lượng dân số hiện có trên thế giới. Như thế vấn đề phải cần xét lại kỹ càng hơn.

Phần cuối của Ngũ Phúc Lâm Môn là chúc cho nhiều sức khỏe không bệnh tật. Quả đúng như vậy. Người xưa thường nói: "Sức khỏe là vàng" mà có thể còn quý hơn cả vàng nữa kia. Vì lẽ có một núi vàng mà không có sức khỏe và không hưởng được của cải ấy thì vàng kia cũng kém giá trị vậy. Vì vậy cho nên bất cứ người Âu Mỹ hay Á Phi lúc nào gặp nhau cũng hỏi thăm nhau về sức khỏe trước.

Đây là năm điều phúc đức của người thế gian; nhưng xem ra chúng không thật có. Nó chỉ là một sự giả hợp để tồn tại và phát triển mà thôi. Nếu đủ duyên thì chúng ở, thiếu duyên thì chúng tan vậy. Chúng không có thực tại, không có chỗ đứng. Tất cả cũng chỉ nương nhờ vào nhau để phát triển với nhau và để rã rời nhau. Không hình tướng nên chúng ta không thấy được. Tuy chúng vẫn hiện hữu. Đây là một thực tế mà ai trong chúng ta cũng có thể chấp nhận được.

Bước sang lãnh vực khổ đau cũng vậy. Đức Phật đã chẳng dạy lần đầu tiên về Tứ Diệu Đế trong đó chữ khổ vẫn đứng đầu. Nào là sanh, lão, bệnh, tử khổ. Ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội và ngũ ấm xí thạnh khổ v.v... tất cả những loại khổ nầy chúng cũng không có hình tướng nhưng luôn ẩn hiện dưới nhiều hình thức khác nhau giữa thế gian nầy. Cái khổ không tìm, chúng vẫn tới. Còn hạnh phúc mọi người đều đi tìm nhưng chúng vẫn vượt xa khỏi tầm tay. Đời là thế. Oái oăm lắm, không thể diễn tả bằng ngôn từ được. Tuy nhiên tất cả những sự khổ đau nầy chúng cũng không thật tướng. Ví dụ tôi vẫn thường hay quan sát những sự khổ đau của mọi người khi bị mất người thân trong gia đình, nhất là vợ hay chồng. Lúc một người thân lâm chung, ai trong gia đình cũng phải khổ tâm. Có người khổ tâm nhiều, có người khổ tâm ít. Có người muốn chết theo người thân của mình nữa; nhưng sau một vài tuần thất, tôi nhận thấy sự khổ đau đã đổi đi nhiều rồi. Đến khi khăn tang trên đầu chưa xả, mà người nam hoặc người nữ còn lại đó, đã có đối tượng mới rồi. Quả thật cuộc đời là một cái gì mà khó ai định nghĩa trọn vẹn được. Hạnh phúc đó, khổ đau đó - chợt đến rồi chợt đi - như gió thoảng, như mây bay, như sương sa, như điện chớp; nhưng tất cả đều cố gắng để tìm tòi và mong đạt đến. Nếu người tu học Phật Pháp thấy được thật tướng của Hạnh Phúc và thật tướng của Khổ Đau thì người ấy sẽ tự thấy mình an lạc. Sự an lạc ấy dĩ nhiên nó cũng chỉ còn trong trạng thái đối đãi của cõi phàm tình nầy; nhưng dẫu sao đi nữa đây vẫn là bước tiến của nội tâm khi đã trải qua những thay đổi của quan niệm cũng như cuộc sống.

Đức Phật luôn luôn dạy rằng: "Tất cả mọi hiện tượng đều vô thường". "Tất cả mọi hiện tượng đều không chắc thật, không bền vững". Hãy luôn luôn quán sát khổ đau, không tướng và vô ngã để từ đó chúng ta không bị những hiện tượng giới bên ngoài làm chủ được tâm thức của chúng ta. Đôi khi và điều nầy rất thường xảy ra với con người. Có lẽ vì chúng ta quá yếu đuối cho nên để cho những hiện tượng giới ấy làm chủ mình. Ví dụ như hạnh phúc, khổ đau, giận, hờn, buồn, vui, tham, sân, v.v... Sở dĩ chúng ta nương theo chúng để tồn tại. Vì lẽ chúng là kết quả bề nổi của tâm thức. Khi tâm thức của chúng ta chưa vắng lặng, chưa biết rõ mặt mũi của tất cả những kết quả của những hiện tượng không chắc thật bên trên, thì chúng ta dễ dàng buông bỏ, để cửa trống tâm thức cho những giận hờn ngự trị. Một người mà hiểu rõ mặt mũi của những hiện tượng là một người không bị khổ đau và hạnh phúc chi phối. Vì sao vậy ? Vì chúng ta biết rằng chúng không thật. Ví dụ về vô thường. Đức Phật vẫn thường hay dạy cuộc đời là vô thường. Chúng ta phải tự hỏi tại sao nó vô thường ? Lúc lấy giờ chúng ta phân tích ra từng loại một. Về thân thể cũng bị vô thường chi phối. Khi mới sanh ra ta còn nương nơi sữa mẹ, chịu sự ẵm bồng suốt bao nhiêu năm tháng chúng ta mới lớn khôn. Sau đó đi học, thành người và xây dựng tương lai cho chính mình, lúc bấy giờ thấy đời toàn là một màu xanh, tương lai đầy hy vọng; nhưng năm tháng chất chồng, mái tóc mấy chốc đã trở thành hoa râm, rồi bịnh, rồi suy đồi thân thể, lưng còm, gối mỏi v.v... thời gian năm bảy chục năm trôi qua một cái vèo, thật đúng như trong văn Cảnh Sách, Ngài Quy Sơn Thiền Sư đã dạy "Nhựt vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ". Nghĩa là: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã bạc đầu". Như thế đứng về phương diện thân thể chẳng phải bị vô thường chi phối là gì? nhưng mấy ai dễ chấp nhận ?

Thứ đến là tâm của chúng ta cũng bị vô thường biến đổi nữa. Trong nhiều kinh điển, Phật thường dạy rằng: Tâm Viên Ý Mã". Nghĩa là tâm của chúng ta giống như con khỉ chuyền cây. Ý của chúng ta giống như con ngựa chạy hoang vậy. Khỉ chuyền cây và ngựa chạy hoang là 2 tiêu đề của nhà Phật thường hay ví tâm mình khi không điều khiển được chúng. Lúc thì tâm thương hiện lên, lúc thì tâm ganh tị hiện đến. Lúc thì buồn, lúc thì giận v.v... tất cả đều bị chi phối bởi những hiện tượng giới ở bên ngoài. Tâm tuy không có hình tướng; nhưng do tâm và từ nơi tâm có thể tạo nên thiên đường, địa ngục, tạo nên thế giới. Vũ trụ nầy hay ngôi nhà nầy tất cả đều do tâm điều khiển. Còn vật chất để tạo thành thế giới và ngôi nhà chỉ là những vật thể bị nhân duyên biến đổi mà thành. Muốn điều phục tâm, muốn gạn lọc tâm hay muốn làm cho chơn tâm hiển lộ, bắt buộc hành giả phải hạ thủ công phu tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, Thiền định v.v... nếu không thực hiện những việc nầy, kể như vô bổ. Vì càng bổ sung sự hiểu biết cho tri thức bao nhiêu, mà không dụng tâm chế ngự gạn lọc tâm thức, thì sự tu học đó nó cũng chỉ giống như một cái đãy đựng sách là cùng.

Thân và tâm thay đổi luôn luôn và thường hay bị vô thường chi phối như vậy. Ngoài ra hoàn cảnh cũng như chỗ ở của chúng ta cũng bị vô thường luôn luôn biến đổi. Ví dụ một người sinh ra và lớn lên tại xứ nầy, muốn ở luôn tại đó để lập nghiệp cũng như xây dựng tương lai; nhưng chiến tranh loạn lạc, hạn hán, mất mùa, lụt lội v.v... làm cho người đó không thể ở yên một chỗ; nên bắt buộc phải thay đổi nơi chốn cũng chỉ vì hoàn cảnh mà thôi. Riêng người Việt Nam cũng như nhiều người trên thế giới như Đức, Đại Hàn v.v... đã bị chia đôi đất nước, rồi Đức và Việt Nam được thống nhất trở lại; nhưng với một hoàn cảnh bị phân ly hơn một thế hệ như thế làm cho hai bên không hiểu nhau, không thông cảm lẫn nhau, cũng chỉ vì cái chủ nghĩa do con người dựng lên như vậy.

Hơn 2 triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau năm 1975 và hiện nay có mặt tại 40 nước trên thế giới. Họ đã vì chiến đấu cho tự do mà đã phải rời xa đất tổ và ngày hôm nay họ đã lưu lạc ở bốn phương trời. Sau đệ nhất thế chiến (1914 - 1918) nhân dân Âu Châu và nhân dân thế giới đã bắt đầu một cuộc sống an ổn; nhưng nạn độc tài và quân phiệt đã hình thành và đệ nhị thế chiến (1939-1945) đã xảy ra, làm cho Âu, Á khổ đau không biết bao nhiêu mà lường, để rồi cả triệu người Âu Châu di cư sang Mỹ Châu và Úc Châu lập nghiệp. Có lẽ những người Âu Châu, trong ấy có người Đức, lúc bấy giờ họ cũng chẳng nghĩ tại sao họ phải xa quê cha đất tổ và hoàn cảnh ấy đã bắt buộc họ phải lập nghiệp tại quê người cho đến ngày hôm nay, đã gần 100 năm xa xứ. Bây giờ nhìn về cố quốc; những thế hệ con cháu đã trải qua 3 hay 4 đời họ sẽ nghĩ rằng: xa xa đâu đó nguồn gốc tổ tiên của họ từ Âu Châu như: Đức, Pháp, Ý v.v... qua Úc, Mỹ lập nghiệp mà thôi. Tương tự như thế, người Việt Nam đã 25 năm xa xứ, ra đi với 2 bàn tay trắng. Bây giờ thế hệ thứ 2 đã sinh ra và lớn lên tại đây. Do đó thế hệ nầy chẳng hiểu vì sao họ phải xa xứ. Nếu có nghe cha mẹ, ông bà kể lại, thì đối với họ cũng là những gì xa xôi vọng lại mà thôi.

Đi xa hơn nữa chúng ta thấy rằng nơi chúng ta ở tại quả đất nầy cũng không có gì chắc thật. Vì chúng cũng bị vô thường chi phối. Sự vô thường ấy biểu trưng cho núi lửa, động đất, đại hồng thủy v.v... 5 hay 6 tỷ năm về trước, quả địa cầu nầy mới chỉ là một làn gió thổi qua và 5 hay 6 tỷ năm về sau nữa trên mặt đất nầy có lẽ cũng chẳng còn có một vi sinh vật nào cả. Vì tất cả đều phải đổi thay và tất cả đều phải trở về sự quên lãng. Có nhiều người cho rằng vũ trụ nầy là chắc thật; nhưng đứng trên bình diện khoa học cũng như Phật Giáo, không có gì là đứng yên một chỗ cả. Do tâm niệm, do thời gian làm chuyển đổi tất cả những gì có hình tướng trong thế giới nầy. Một ngày nào đó thế giới nầy cũng sẽ đổi thay, nổ tung ra; chỉ còn lại không khí và chất lỏng, lúc ấy tâm thức của con người se trôi giạt đến một nơi khác. Theo Phật Giáo quan niệm, ngoài nơi chúng ta đang ở, còn có nhiều thế giới khác nhau nữa. Mỗi thế giới đang có một vị Phật Giáo hóa sanh và hằng hà sa số vị Bồ Tát đang thuyết pháp hoặc đi kinh hành nơi đó. Trong 3 cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới có tất cả là 28 cõi thế giới khác nhau. Ví dụ cõi dục giới có 6 cõi thế giới như :

1. Trời Tứ Thiên Vương

2. Trời Dạ Ma

3. Trời Đao Lợi

4. Trời Đẩu Suất

5. Trời Hóa Lạc

6. Trời Tha Hóa tự tại.

Cứ một ngày ở cõi trời Đẩu Suất là bằng một trăm năm nơi cõi thế gian nầy. Tại đây có Nội Viện Đẩu Suất và Ngoại Viện Đẩu Suất. Các vị Bồ Tát chuẩn bị đản sanh vào cõi Ta Bà nầy đều có mặt tại Nội Viện Đẩu Suất. Các Ngài sẽ quan sát tư cách phi phàm của một người mẹ để nhập vào thai và khi Bồ Tát ở thai mẹ thì trăm ngàn Bồ Tát khác đều giáng vào thai ấy để nghe Bồ Tát thuyết pháp và sau khi Bồ Tát nầy giáng sanh, tu hành thành Phật thì các vị Bồ Tát kia là bạn lữ đồng học và cũng là những vị đệ tử của vị Bồ Tát đã thành Phật kia.

Nếu ai tu tại đây mà phát nguyện sanh về Đẩu Suất thì nên phát nguyện vào Nội Viện; nếu chẳng may nằm ở Ngoại Viện Đẩu Suất thì vì còn ở cõi Dục giới; nên dễ bị luân hồi sanh tử trở lại, nhất là phần phước đã hưởng tại nơi nầy đã hết.

Một ngày tại cung trời Tha Hóa tự tại bằng 1.600 năm ở xứ Ta Bà nầy. Do vậy mà mạng sống ở đây rất dài lâu; trong khi đó, mạng sống của chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy rất hữu hạn.

Cõi Sắc giới có tất cả là 18 cõi trời. Mỗi cõi trời như thế có vô lượng thế giới nữa. Tại đây những người đã nhập vào Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền đầu sống và hành đạo tại đây. Những chúng sanh ở những cõi trời của Sắc giới có tuổi thọ rất dài lâu. Tuy nhiên sau khi đã hưởng hết các phước lành, vẫn lại phải luân hồi sanh tử nữa.

Cuối cùng là 4 cõi thuộc về Vô Sắc giới. Bốn cõi nầy chúng sanh không có hình tướng như hai cõi kia, tất cả đều sống an nhàn bằng tâm thức; nhưng tâm thức nầy cũng luôn biến đổi, để rồi một tỷ tỷ năm sau cũng phải chịu luân hồi sanh tử nữa. Chỉ có những người nào phát tâm tu học tiếp tục thì mới ra khỏi 3 cõi nầy để trở thành Bồ Tát và Phật, mới có thể hóa độ chúng sanh một cách tự tại được.

Từ cõi Ta Bà nầy đến cõi Tây Phương Cực Lạc còn xa xôi trong muôn vạn tỷ tỷ năm ánh sáng nữa; nơi đó đang có một Đức Phật hiệu là A Di Đà đang thuyết pháp độ sanh. Nếu chúng sanh nào có nhân duyên với Tịnh Độ, trước sau gì cũng sẽ được vãng sanh về đó. Tuy không gian và thời gian có cách ngăn nhưng quan niệm về: nhứt niệm biến tam thiên. Có nghĩa là chỉ trong một suy nghĩ, tư tưởng của ta có thể bay đi trong trăm nghìn đại thiên thế giới, nên cuối cùng, một tư tưởng đã được giải thoát thì không cần phải biến thiên qua nhiều giai đoạn, chỉ cần một kiếp thác sanh thôi.

Trong 3.000 Đại Thiên Thế Giới ấy có tất cả là 28 cõi trời và trong 28 cõi trời ấy lại có vô lượng thế giới và trong vô lượng thế giới ấy có vô lượng chúng sanh khác nhau về tâm thức, về tư tưởng, về hình dáng, về tuổi thọ v.v... là do phước báu của mỗi chúng sanh tạo ra trong mỗi đời và nhiều đời mới huân tập lại mà thành vậy. Nhưng so ra thì thế giới nầy, vũ trụ nầy không có gì chắc thật cả. Vì thế giới nầy thành tựu thì thế giới kia bị băng hoại và ngược lại cũng thế. Do đó hạnh phúc hay khổ đau khi chúng ta sống trong các thế giới ấy, tất cả đều bị vô thường biến đổi và chi phối, cho nên chúng không có thật.

Có người hỏi tôi rằng: Vậy thì cuộc đời có ý nghĩa gì? Xin trả lời rằng: Chẳng có ý nghĩa gì cả. Tất cả đều trở lại số không. Tuy con người có sinh ra, lớn lên, già, bịnh và chết đó. Một khoảng thời gian năm bảy chục năm không có một ý nghĩa gì cả và một chúng sanh nhỏ bé như chúng ta chẳng là gì cả so với một Đại Thiên Thế Giới có nhiều thế giới lớn nhỏ bao quanh.

Ý niệm về vô thường, về sinh diệt, về hạnh phúc, về khổ đau phải hiểu một cách cặn kẽ rốt ráo như thế thì mới hiểu được đạo Phật. Nếu học Phật mà không hiểu về giáo lý Phật Giáo cũng sẽ bằng thừa. Vì chúng ta không ứng dụng một tí gì giáo lý của đạo Phật vào đời sống hằng ngày của chúng ta gì cả, thì thật là một thiếu sót to lớn vậy.

Nói về khổ thì có muôn hình vạn trạng mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta qua Tứ Diệu Đế và Thập Nhi6 Nhân Duyên và phần bên trên chúng tôi đã trình bày một ít vền nạn khổ của chúng sanh rồi. Sau đây sẽ trình bày một ít về tư tưởng tánh không của Phật Giáo Đại Thừa. Tư tưởng nầy có nằm rải rác trong các kinh Bát Nhã, Trung Luận, Đại Trí Độ Luận v.v... Do chính Đức Phật giảng dạy và Ngài Long Thọ (Nagarjuna) biên tập lại mà thành.

"Ngài Long Thọ (Nagarjuna) do sinh ra dưới gốc cây A-chu-đà-na nên đặt tên là Ajuna. Ngài lại nhờ loài rồng mà thành đạo nên gọi là Long. Ngài ra đời ở vùng Nam Ấn Độ, sau khi Phật diệt độ 700 năm. Kinh Ma Ha Ma Da quyển Hạ nói: "Ngài là pháp tử của đệ tử Ngài Mã Minh là Ca Tì Ma La tôn giả, là Thầy của Đề Bà Bồ Tát". Ngài đã xuống long cung mang kinh Hoa Nghiêm về rồi mở tháp sắt truyền bá Mật tạng. Ngài là Tổ Sư của tám tông Hiển và Mật Giáo" (Tự Điển Phật Học Hán-Việt, trang 670).

"Ngài là người soạn bộ Trung Luận (Madhyàmaka-Sàstra) gọi đủ là Trung Quán luận Bồ Tát Thanh Mục chú thích. Ngài Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Là một trong 3 bộ kinh luận căn bản của tông Tam Luận. Luận nầy chủ trương Trung Đạo triệt để nhất. Có tất cả 496 câu kệ, 27 phẩm; trong đó 25 phẩm đầu nói về phá sự mê chấp của Đại Thừa, 2 phẩm sau nói về phá sự mê chấp của Tiểu Thừa. Đây là thuyết Trung Đạo bát bất, tức là Trung Đạo vô sở đắc và là tư tưởng Bát Nhã. Gồm 27 phẩm như: Phá nhân duyên - Phá khứ lai - Phá lục tình - Phá ngũ ấm v.v...

Trong Đại Tạng bây giờ, luận Thuận Trung, 2 quyển, do A Tăng Khư chú thích, Cù Đàm Bát Nhã dịch; Bát Nhã đăng luận thích gồm 15 quyển do Ngài Phân Biệt Chiếu Minh Bồ Tát giải thích, Ngài Ba La Phả Ca La dịch và Đại Thừa Trung Quán thích luận, 9 quyển, An Tuệ giải thích và Duy Tịnh v.v... dịch, đều là những tác phẩm khác có xuất xứ từ Trung Luận của Ngài Long Thọ. Tây Tạng cũng có hai hệ thống học phái Trung Quán". (PHTĐ Hán-Việt, trang 1391).

Những năm tháng đầu tiên của thế kỷ thứ nhất và thứ nhì nhờ có các vị dịch giả thực tu thực học và thực chứng như Ngài An Thế Cao, Ngài Cưu Ma La Thập v.v... có nhân duyên với Trung Quốc và Ấn Độ; nên những tác phẩm quan trọng như thế đã được dịch ra tiếng Trung Quốc. Rồi từ Hán Tạng người đời sau mới chú giải ra tiếng Nhựt, tiếng Đại Hàn, tiếng Việt Nam v.v... Dĩ nhiên là tại Ấn Độ lúc bấy giờ vào cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa cũng được phát triển mạnh mẽ và ngày nay người ta tìm thấy những tự viện cũng như kinh điển được truyền bá khắp nơi tại miền Nam Trung-Ấn và ngay cả qua đến Indonésia, Mã Lai Á v.v... nhưng vì người Hồi Giáo đã tàn phá hết tất cả chùa chiền cũng như Tăng Sĩ Đại Thừa lúc bấy giờ; nên Phật Giáo tại Nam phương còn sót lại ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện v.v.. nhiều hơn là tinh thần Trung Quán do Ngài Long Thọ chủ trương. Ngày nay thuyết nầy được Đại Thừa Phật Giáo phương Bắc và các nước Âu Mỹ rất thích; nên đã có nhiều người trở thành Sư Tăng và tín đồ rất thuần thành của Phật Giáo.

Nói về vô ngã thì có nhiều kinh sách đã đề cập đến; nhưng thiết tưởng cũng không thừa, khi nhắc lại vấn đề nầy, để mọi người có một cái nhìn tổng quát về tứ pháp ấn đã đề cập phía trên.

"Vô Ngã (Anàtman) còn gọi là Phi Ngã. Cái thể thường nhất, cái dụng có chủ tể gọi là Ngã. Đối với thân người, chấp có cái đó, gọi là Nhân Ngã (cái ta của con người). Đối với pháp, chấp có cái đó, gọi là Pháp Ngã. Đối với mình, chấp có cái đó, gọi là Tự Ngã. Đối với kẻ khác, chấp có cái đó, gọi là Tha Ngã. Nhưng thân thể của con người là do sự giả hợp của năm uẩn mà có, không có ngã thể thường nhất; còn các pháp hết thảy đều là do nhân duyên mà sinh ra, cũng không có cái ngã thể thường nhất; đã không có nhân Ngã, không có Pháp Ngã, thì tất nhiên cũng không có Tự Ngã và Tha Ngã. Như vậy, cuối cùng là không có cái Ngã. Đó là chân lý rốt ráo. Chỉ Quán, quyển bảy viết: Vì không có trí tuệ, nên mới nói là có ngã, lấy trí tuệ mà xem xét thì thực không có ngã. Ngã ở chỗ nào ? Ở đầu, chân, hay ở tay. Hết thảy xem xét thấu suốt, chẳng thấy cái ngã ở đâu cả. Vậy người và chúng sanh ở đâu mà ra ? Do nghiệp lực của chúng sanh, giả hợp theo các duyên mà sanh ra, không có chủ tể, như ngủ ở ngôi đình trống rỗng. Luận Nguyên Nhân nói: Sắc của hình hài, tâm tư của tư hệ, từ vô thủy đến nay là do lực của nhân duyên, niệm niệm sanh diệt, nối tiếp không cùng, như nước chảy xuôi, như đèn tỏa sáng. Thân tâm giả hợp, tựa như nhất thể, tựa như hằng thường. Phàm phu không biết, chấp nó là ngã. Vì cho cái ngã nầy là của báu, nên dấy lên ba món độc: tham, sân, si; ba món độc đó trói buộc cái ý, phát động ra thân khẩu, tạo nên hết thảy các nghiệp". (Từ Điển Phật Học Hán-Việt, trang 1531).

Những định nghĩa như thế cho ta biết rõ ràng về cái ngã; nhưng thông thường chúng ta hay chấp ngã. Bởi lẽ chúng ta thấy nó có hiện hữu; nhưng trên thực tế thì không có. Vì lẽ chúng do nhiều nhân duyên hội tụ lại mà thành. Vì thấy có cái ta làm chủ. Do vậy phải cần có cái thuộc về ta (ngã sở), để rồi chúng ta cứ mãi mãi vướng vào con đường chấp trước và mê lầm. Sở dĩ chúng ta hiện hữu là vì nhân duyên nhiều loại hợp thành. Nếu nhân duyên bị tan rã, tức mọi vật đều bị ảnh hưởng dây chuyền, không có cái gì tự độc lập một mình cả. Do vậy mà gọi là Vô Ngã là thế. Nếu ai hiểu được giáo lý căn bản nầy, tức hiểu được Đạo Phật và hiểu được tất cả những hiện tượng giới xảy ra chung quanh mình. Hiểu, chấp nhận là một chuyện; còn việc thực hành lại là một chuyện khác nữa. Tất cả đều phải trải qua từng giai đoạn và từng sự tướng một, lúc bấy giờ mới thực hiện được tính Vô Ngã qua hành động cụ thể của mỗi con người.

Như vậy những gì được gọi là hiện tượng ví dụ như hạnh phúc và khổ đau, có không, còn mất v.v... tất cả cũng chỉ là những đối đãi, giả hợp, không thật tướng. Nếu có đi chăng nữa, thì đó chỉ là những giả danh để gọi về con người, sự vật, thực vật và tĩnh vật mà thôi.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 5647)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7230)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7241)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7834)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6124)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
27/04/2019(Xem: 6797)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9664)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6406)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6454)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7221)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]