Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày xuân nhớ thầy

13/05/201313:02(Xem: 10269)
Ngày xuân nhớ thầy
Cho Trọn Mùa Xuân


Ngày Xuân Nhớ Thầy

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


(Ngày xuân kể chuyện ân sư để khuyến lệ tăng chúng)

htducniemMỗi năm sau lễ giao thừa rước vía Di-Lặc các huynh đệ đến đảnh lễ mừng tuổi chúc tết thầy. Hình ảnh nầy khiến cho thầy bồi hồi nhớ lại dĩ vãng cách đây ba bốn mươi năm về trước, lúc đó thầy còn là một học tăng cũng như các huynh đệ ngày hôm nay.

Cứ vào sáng mùng một Tết, các huynh đệ của thầy y áo chỉnh tề cùng nhau dẫn đến đảnh lễ mừng tuổi các bậc sư-trưởng giáo thọ. Trong những bậc sư-trưởng phải thành thật mà nói, Hòa-Thượng Giám-Đốc Thích-Thiện-Hòa là bậc ân sư mà tư duy ngôn hạnh của Ngài đã khắc sâu vào tâm thức và đã âm thầm nhắc nhở thầy trong suốt mấy chục năm hành đạo cũng như đến ngày nay. Do đó, mỗi năm vào đầu xuân tết, tự nhiên lòng thầy cảm thấy nao nao nỗi niềm thương nhớ đến những bậc ân sư giáo dưỡng, mà đặc biệt là Hòa-Thượng Giám-Đốc Thích-Thiện-Hòa. Hình ảnh ngôn hạnh từ hòa của Ngài sống lại và sống mãi trong tâm thức của thầy như cuốn phim đang trình chiếu trên màn bạc. Hòa-Thượng từ giã cõi đời vào ngày mùng một tết, ngày vía đức Di-Lặc, kết thúc báo thân để thể nhập pháp thân thường trú của chư Phật.

Mà đặc biệt nhất vẫn còn nhớ rõ, vào một buổi sáng đầu xuân khí trời mát dịu của ngày mùng một tết năm 1955, thầy và các huynh đệ chúng thường trú của Phật-Học-Đường Nam-Việt chùa Ấn-Quang, y áo chỉnh tề cùng đến tịnh liêu Hòa-Thượng đảnh lễ mừng tuổi năm mới. Với đôi mắt trong sáng hiện trên gương mặt hiền hòa, Hòa-Thượng nhìn từng huynh đệ một đang cung kính quỳ chắp tay lắng thần đợi nghe lời khuyến lệ đầu xuân, rồi Ngài nhìn thẳng vào người thầy với một giọng từ hòa trong mát chậm rãi nói: Hôm nay các huynh đệ chúc mừng tuổi cũng là nhận thêm tuổi. Nhận thêm tuổi là nhận thêm bổn phận và trách nhiệm. Bổn phận người xuất gia là cố gắng y theo giới pháp tu trì, tạo cho mình một đạo lực kiên cố, kiến thức vững chắc, để đảm đang trách nhiệm hoằng pháp lợi sanh. Các huynh đệ nên nhớ lời Phật dạy: “Ngày tháng trôi qua mau như nước dốc, mạng sống theo đó giảm dần như cá cạn nước, cái chết gần kề. Ngũ dục thế gian hăm hở cuốn lôi, không khéo tinh tấn tu hành niệm Phật thì vô tình bỏ lỡi cơ hội thiện duyên Bồ-đề đạo quả giải thoát.” Thế sự dù có chuyển biến đổi thay thế nào đi nữa, các huynh đệ nghĩ mình đã có thiện duyên Phật pháp, sống tu trong Phật-Học-Viện đã bao năm rồi, vậy nên giữ vững đạo tâm xuất gia lúc ban đầu thì sẽ được an lành tiến bộ. Huynh đệ nên nhớ kỹ “Hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn.”

Thường thì Hòa-Thượng rất ít nói, điều nầy như là một đặc tánh rõ rệt ở nơi Ngài. Ngài được thế nhân tăng cũng như tục kính ngưỡng có lẽ do hành nghi thân giáo nhiều hơn. Mọi lần chúc tết mừng tuổi, Ngài cũng ít nói. Nhưng đặc biệt xuân năm ấy, đầu xuân năm Ất Mùi 1955, sau ngày hiệp định Genève chia đôi đất nước mấy tháng, Ngài nói nhiều hơn mọi năm trước, khi tăng chúng đến chúc tết mừng tuổi. Lần nầy, Ngài khuyến lệ chúng tăng với giọng nói hết sức tha thiết cảm động như mẹ hiền khuyên nhủ các con trước tình cảnh gia đình đột biến, khiến cho lòng thầy lúc đó cảm xúc rung động, tự nhiên nước mắt thành dòng, hay chính tự cõi lòng trong trắng của thầy đã âm thầm ngấm sâu lòng kính mến bậc sư trưởng từ lâu mà nay bắt được nhịp cầu giao cảm giữa tình sư đệ?

Thiết tưởng các huynh đệ cũng nên biết, ngược dòng thời gian, tính đến đầu năm Ất Mùi 1955, trước đó mấy năm, thầy đã chánh thức được nhận vào làm chúng thường trú Ấn –Quang, thì vài năm sau đó xảy ra một biến động đau lòng cho cả dân tộc, ấy là đất nước bị chia đôi làm hai miền Nam Bắc vào mùa thu 1954. Tình thế lúc bấy giờ cực kỳ xáo trộn ảnh hưởng không ít đến chốn thiền môn vốn đã thanh tịnh từ lâu. Trước tình thế vô cùng biến động của đất nước làm cho các thanh niên tăng ni trong thời đó khó tránh khỏi phân vân về thời cuộc, mỗi người muốn tự chọn cho mình một cuộc sống để thích hợp với trào lưu xã hội đang thay đổi, nên một số tăng ni sinh xa rời Phật-Học-Viện để thi đua đi học chương trình thế pháp, nghề nghiệp thế gian. Họ nghĩ làm như vậy là để kịp thời với trào lưu biến chuyển, hợp thời tiến bộ. Một số các Phật-Học-Đường, Phật-Học-Viện cũng theo đó uyển chuyển sửa đổi chương trình giáo dục để đáp ứng nguyện vọng thầm kín của những tăng ni sinh còn đang trì chí an trú theo tu học trong các Phật-Học-Đường, Phật-Học-Viện.

Thật tình mà nói với các huynh đệ, trước tình thế cực kỳ giao động như vậy, nếu thầy không xúc động cảm thông sâu sắc tâm tư của Hòa-Thượng Giám-Đốc Thiện-Hòa qua lời khuyên nhủ trong lễ mừng tuổi tết năm đó và nếu không có lòng tin sâu sắc nơi bậc sư-trưởng, thì có lẽ thầy cũng đã bị cuốn hút theo trào lưu biến động lúc bấy giờ, và chẳng biết đã chìm nổi trôi dạt về đâu! Biết bao thanh niên tăng ni vì quá lo âu cho tương lai của mình, thiếu lòng tin tưởng sâu sắc nơi bậc sư trưởng hướng đạo, mà rời thầy xa chúng, xách gói ra đi theo trào lưu biến động của thời cuộc, để phải rơi vào cảnh “tăng ly chúng tăng tàn.”

Cũng tết năm đó, qua lời khuyên thống thiết của Hòa-Thượng Giám-Đốc Thiện-Hòa, thầy đã tâm nguyện chí ở lại Ấn-Quang, nhất định không rời Phật-Học-Viện cho dù tình thế có biến chuyển ra sao, để được thân gần cầu học với các bậc minh sư. Nhưng rồi chưa được mấy năm, tình thế đẩy đưa, thầy cùng bốn bạn đồng học được ban Giám Đốc cho chuyển đến Phật-Học-Viện Hải-Đức Nha-Trang để nhập cùng tăng chúng Phật-Học-Viện Báo-Quốc, Huế, cũng vừa mới dời vào chưa bao lâu trước đó. Ở đây tu học thời gian rồi thầy trở lại Ấn-Quang Sàigòn hoàn tất chương tú tài và cử nhân, đồng thời giúp giáo hội về giáo dục và hoằng pháp, rồi chung chịu pháp nạn 1963 và những biến động thời cuộc tiếp sau đó cho đến ngày xuất ngoại đi du học Đài-Loan.

Hôm nay nhân ngày đầu xuân Di-Lặc, thầy đặc biệt muốn nhắc đến bậc ân sư giáo dưỡng mà thầy hằng kính mến và lúc nào cũng lấy đó làm gương soi sáng, làm khuôn thước mẫu mực trên bước đường hành đạo. Các huynh đệ nên biết và nên ghi nhớ, người có tâm thành chánh tín thiết tha học đạo, nên tìm nương tựa bậc minh sư, chỉ cần hành nghi và lời khai thị của người là có thể soi sáng trọn con đường hành đạo của cả đời mình. Suốt gần mười bảy năm ở Phật-Học-Đường Nam-Việt chùa Ấn-Quang, thầy thân gần hầu học với các bậc minh sư mà trong đó đặc biệt là hành nghi pháp nhũ của Hòa-Thượng Giám-Đốc Thiện-Hòa đã thấm sâu vào tâm huyết và lúc nào cũng ảnh hiện suốt hành trình tu học của thầy, âm thầm thương nhớ đến nỗi có lúc tưởng chừng như Hòa-Thượng đang sống bên cạnh hằng ngày. Hòa-Thượng đã thật sự ảnh hưởng lớn đến cuộc đời hành đạo của thầy. Thật vậy, những lời chỉ dạy khuyên nhủ của Ngài cách đây đã ba bốn chục năm mà mãi đến ngày nay vẫn còn vang vọng trong tâm thức. Mỗi khi nghĩ đến bậc ân sư khả kính thì như ngọn đèn bừng sáng trong tim óc.

Chẳng hạn những ngày còn ở Ấn-Quang, mỗi năm đến sáng ngày 16 tháng tư âm lịch, đại chúng làm lễ kiết giới an cư, thầy đến quỳ trước Hòa-Thượng bạch lời tác pháp an-cư, Hòa Thượng hỏi: Y thùy trì luật giả? - Thầy đáp: Y Thiện-Hòa luật sư. – Hòa-Thượng khuyên: Hữu nghi đương vãng vấn! Những lời dạy đó, nó đơn giản mà trong lành mát dịu làm sao! Vô hình chung nó trở thành âm hưởng tàng sâu trong tâm thức của thầy như lời khuyên nhủ cảnh tỉnh không bao giờ dứt. Hoặc khi có việc buồn bực bất bình đến thố lộ bạch thưa, thì Hòa-Thượng dịu hiền lân mẫn khuyên: “Chút thôi! Cố gắng nhẫn thì tốt cả.” Tuy nay hình hài của Hòa-Thượng không còn trên trần thế, nhưng hành nghi pháp nhũ của Ngài vẫn mãi mãi âm vang sống động trong tâm thức của thầy. Trên đường phục vụ Phật pháp nhiều lúc gặp việc cực khó muốn buông bỏ, hay lúc chướng duyên ép ngặt mống khởi tâm dạ nản lòng, hoặc khi dòng tâm thức vọng động, chớm lên ý niệm dong ruổi bất định, thì ngay lúc đó, hình dung lời dạy hiền hòa thân thiết của Hòa-Thượng hiện lên rõ rệt trong tim óc, trong tâm tưởng như khuyên lơn sách tấn cổ lệ: “Tấn đạo nghiêm thân, dũng mãnh tinh tấn, bất khuất chướng duyên. Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhỉ.” Nhờ ghi nhớ những lời khuyến lệ như vậy mà mọi Phật sự dù thử thách khó khăn đến đâu, thầy cũng quyết kiên tâm trì chí, rồi cuối cùng cũng đạt thành sở nguyện.

Các huynh đệ nên nhớ, đời sống đạo hạnh càng cao, mang tâm nguyện vị tha bao la, thì đời sống vật chất danh vị lại càng đơn giản. Hòa-Thượng Thiện-Hòa đã thể hiện trọn vẹn đời sống đó. Ngài sống trọn một đời đơn giản chơn chất. Đơn giản từ phòng ở, ăn mặc cho đến hành vi ngôn từ. Tuy là Giám-Đốc Phật-Học-Đường Nam Viện, viện chủ chùa Ấn-Quag, đệ tử có đến số vạn thiên, đức độ trùm khắp cả miền Nam nước Việt, vậy mà hằng ngày y phục Ngài tự giặt lấy, thấy rác sân chùa Ngài cúi lượm, nhà tắm nhà vệ sinh của tăng chúng, Ngài cũng để tâm chỉnh đốn ngăn nắp, xén kiển trồng cây, không việc gì của chùa viện chúng tăng mà không có bàn tay cần mẫn của Hòa-Thượng săn sóc. Lúc nào cũng ngủ sau dậy trước tăng chúng. Suốt hơn mười mấy năm thân gần tu học, thầy chưa từng một lần nào thấy Hòa-Thượng nằm phi thời hay tỏ ra buồn chán, mặc dù trong chúng hoặc Phật sự hay thời cuộc lắm lúc cũng có chướng ngại rộn ràng. Đời Hòa-Thượng đã thể hiện trọn vẹn đức tánh nhẫn nhục khiêm cung hòa nhã bao dung lân mẫn khắp cả hoàn cảnh, thời gian và khắp cả mọi người mọi vật.

Nhớ lại ngày đầu tiên đến Ấn-Quang, người mà thầy gặp trước nhất là Hòa-Thượng. Đúng là nhân duyên hội ngộ thời, không hẹn mà gặp! Đó là ấn tượng hiền dịu khiến cho thầy an lòng tin tưởng đây đúng là nơi mình tu học, là bậc thầy mình nương tựa suốt đời. Nhớ thời đến Ấn-Quang, thầy còn là một chú sa-di ngây thơ mới vừa từ một ngôi chùa quê lên đô thành tránh sao khỏi ngơ ngác hồi hộp lo âu. Do vì nghe danh Phật-Học-Đường Nam-Việt chùa Ấn-Quang vang lừng trong giới Phật giáo, khiến cho lòng chú sa-di quê mùa chấp phác như thầy đây cũng phải khao khát ước vọng tìm đến để cầu tu học.

Các huynh đệ thử tưởng tượng, thân phận một chú sa-di quê mùa như Thầy lúc đó, ngày ngày làm ruộng vườn gánh nước tưới cây cho chùa ở miền quê, đời sống hết sức là thanh đạm giản đơn, sáng chiều lo việc chuông mõ kệ kinh tu hành, vui với chim cá đồng nội, thì làm sao có thể thực hiện chí nguyện đến Phật-Học-Đường Ấn-Quang chốn thủ đô Sàigòn để tu học. Lại nữa, trong lúc bên ngoài khói lửa chiến tranh Việt Minh đánh Pháp mỗi lúc mỗi lan tràn, bom đạn tiếp tục gieo rắc tang tóc đổ nát khắp làng mạc quê hương. Cảnh tang thương dẫy đầy trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Phần thì Việt Minh ra lệnh đào đường phá cầu để cản trở lưu thông của địch, cổ võ san bằng các nhà xây bằng gạch đá, hô hào tiêu thổ kháng chiến thiêu đốt đình miếu chùa chiền với lý do để quân Pháp không chiếm lấy làm đồn lũy. Dân tình đói rách khốn khổ trăm bề. Đường giao thông đi lại thường bế tắc nguy hiểm. Mặc cho thế sự thăng trầm chuyển biến đổi thay, tình đời thời thế kéo lôi dụ dỗ, thầy vẫn kiên trì ý chí mong ước được đến Ấn-Quang. Do vậy, đêm đêm khi trong chùa tăng chúng đều yên giấc, Thầy một mình thành kính quỳ dưới Phật đài thiết tha nguyện cầu đất nước trở lại thanh bình, dân sinh an cư lạc nghiệp, và tâm nguyện đến Phật-Học-Đường Nam-Việt Ấn-Quang sớm được đạt thành. Bên trong chùa, Thầy quỳ trước Phật đài âm thầm cầu nguyện, bên ngoài bom đạn nổ vang đì đoành, khói lửa tung hoành thiêu hủy làng mạc, dân lành khóc than, cảnh tượng kinh hoàng chẳng khác tết Mậu Thân 1968 việt cộng bất ngờ tấn công đốt phá bắn giết chôn người tập thể, thật là ghê rợn hãi hùng, thật là tội nghiệp cho một dân tộc triền miên thống khổ!

Quả thật nhiệm mầu “Hữu cầu tất ứng,” “Nhất niệm thông tam giới,” con khóc mẹ nỡ lòng nào không cho bú. Xưa nay chư Phật Bồ-Tát chẳng phụ lòng người thành tâm chánh niệm.

Thế rồi ánh xuân dương của tâm nguyện xuất hiện ở chân trời, hy vọng duyên lành Phật độ đáp lời cầu nguyện của thầy. Đó là Ngài tọa chủ chùa Bửu-Tích đặc biệt năm ấy đến dự lễ kỵ tổ chùa Long Quang, ngôi chùa đầu tiên mà thầy phát tâm quy y Tam-Bảo trên bước đường xuất gia tầm sư học đạo. Gặp mặt Chư Sơn đông đảo, Ngài tọa chủ Bửu-Tích hào hứng đàm đạo và cho biết sẽ vào Sàigòn đến thăm chùa Ấn-Quang. Thế là tâm nguyện du phương tầm sư học đạo của thầy ấp ủ từ lâu nay đã bắt đầu chớm nở trong ánh sáng mùa xuân. Trong lúc làm thị giả cho bữa trai tăng cúng dường kỵ tổ Long-Quang, thầm lắng nghe được điều mình ước nguyện, không bỏ mất cơ hội ngàn vàng, liền nghĩ cách hôm sau tìm đến chùa Bửu-Tích, Thầy đã khẩn thiết trình bày tâm nguyện với Ngài tọa chủ cầu mong Ngài giúp đỡ dẫn đến Ấn-Quang trong dịp Ngài đi Sàigòn thăm đệ tử. Qua mấy lần gạn hỏi, Ngài Bửu-Tích trầm tư nhìn thầy một hồi rồi hoan hỷ nhận lời. Khi được Ngài nhận lời thì, ôi thôi! Nỗi vui mừng không xiết kể, tia hy vọng bừng lên sáng ngời trong cõi lòng thơ ngây chơn chất, lúc đó thầy tưởng chừng như được sống trong cảnh giới Cực-Lạc Tây-Phương. Bao nỗi ưu tư, những điều khó nhọc bấy lâu dồn dập như trút hết. Nỗi lòng mong đợi cơ duyên đến Phật Đường chùa Ấn-Quang ấp ủ trải bao tháng năm, nay chỉ một tiếng hoan hỷ nhận lời “ừ được” mà có thể cứu một đời người ra khỏi tâm tư vây khốn trầm luân. Một lời hiền dịu khuyên nhủ khuyến lệ có thể hóa giải nỗi u hoài thất chí, khai mở sinh lộ cho một kiếp người. Bởi thế, Phật khuyên hàng đệ tử nên dùng ái ngữ, dùng Tứ-nhiếp-pháp để chuyển hóa chúng sanh; nên dùng lợi hành để hành đạo, nên bao dung hỷ xả để hoa giác ngộ tươi nở, nên buông thả xả kỷ sống đời vị tha để bước lên tòa liên hoa giải thoát.

Tưởng cũng nên nhắc lại cái ngày đầu thầy đến Ấn-Quang với cõi lòng ngây thơ ngơ ngác đang đứng nhìn từng nóc chùa từng viên gạch, tò mò quan sát từ tường vách cho đến góc cạnh gác chuông, bực thềm, mỗi mỗi đều để tâm xem kỹ cảnh trí Phật-Học-Đường mà bao năm ôm lòng ngưỡng mộ, thì đang lúc ấy một nhà sư lớn tuổi độ chừng năm mươi trong dáng bộ nhẹ nhàng đĩnh đạc khoan thai vừa đi vừa cúi lượm từng cọng rác nhỏ, bước đến bên thầy với giọng nói thật là hiền: Huynh ở đâu đến? – Mô Phật, dạ bạch thầy con ở chùa Long-Quang Phan-Rí đến. – Huynh đến viếng thăm? – Mô Phật, dạ thưa không, con đến đây cầu xin được ở tu học. - Tốt! Huynh đứng xem chơi, tôi có chút việc phải đi. Thế rồi cho đến mấy hôm sau thầy mới biết đó là Hòa-Thượng Giám-Đốc. Ngài ăn mặc nâu sòng giản đon, cung cách rất là bình dị, nơi người Ngài tỏa ra phong độ hiền lành thân gần khác với trí tưởng tượng của thầy. Càng về sau trên đường hành đạo dài lâu, học sâu vào những pho kinh điển mới thấy đời sống của đức Phật thật là đơn giản nhất trên đời.
Ngài chỉ có một bình bát với ba pháp y, ngày đi hoằng pháp đêm nghỉ dưới gốc cây, nhưng hàm tàng một bầu trời triết lý sống tự tại giải thoát siêu phàm, mà cho mãi đến gần ba ngàn năm sau, ngày hôm nay, chưa có một vĩ nhân nào sánh bằng. Rồi tìm đọc qua những lời khai thị, những bài kệ, sám văn của các bậc cổ đức tổ sư, càng đọc tụng càng suy gẫm càng thấm, thầy mới rõ lẽ cung cách hành nghi của Hòa-Thượng thể hiện ý nghĩa: “Không bỏ qua bất cứ một việc lành nhỏ. Vì lợi ích chúng sanh mà nhận xấu nhường tốt, nhận lấy khổ nhục hành đạo Bồ-Tát, cầu đạo Bồ-Đề.” Hòa-Thượng thường khuyên tăng chúng nên trưởng dưỡng thiện tâm vun bồi phước đức. Gánh nước bửa củi phục vụ tăng chúng chúng là phước đức thứ nhứt. Thường để tâm quét dọn chùa viện là tạo nhân duyên thuận tiện cho phước huệ phát sanh. Những lời trên đây quả thật là triết lý sống của người hành đạo Bồ-đề.

Tuy là chức vị Giám-Đốc, nhưng Hòa-Thượng chẳng mấy khi sai bảo một ai, gặp việc gì thì Ngài lặng lẽ tự làm lấy, trừ phi trong tăng chúng ai thấy vậy sẵn lòng đến xin giúp thì Ngài mới để cho làm. Ngài cũng chưa bao giờ hiện nét buồn chán hay la rầy lớn tiếng. Đối với người lớn bé trẻ già, Ngài lúc nào cũng biểu lộ thái độ hiền hòa bình đẳng khiêm cung. Ở nơi Ngài thể hiện đức tánh khiêm từ hòa nhã hỷ xả tiếp vật đãi nhơn. Những danh vị chức chưởng do hàng môn đồ xưng tụng hay Hội-Đồng Giáo-Hội tấn phong suy cử, đối với Ngài lúc nào cũng như lúc nào, vẫn trong trạng thái như như bất động sắc sắc không không chẳng mấy để ý bận lòng. Không vui không đắc, chẳng buồn khi thất. Đắc thất vô quan, biểu lộ tinh thần “nhậm vận thạnh suy vô bố úy, thạnh suy như lộ thảo đầu phô.”

Hòa-Thượng luôn luôn sống trong trạng thái thản nhiên thong dong tự tại. Người đời thường nói “nước rặc mới biết cỏ thúi, quốc loạn mới biết tôi trung, gặp việc mới biết đá vàng.” Trải qua bao cuộc biến động pháp nạn 1963-1966 và chiến tranh bom đạn tết Mậu-Thân 1968 thiêu hủy một phần chùa Ấn-Quang, Ngài vẫn an nhiên như người vô sự, chẳng tư lự lo âu hay ưu sầu than thở. Điều nầy chứng tỏ ở nơi Hòa-Thượng có một ý chí kiên cường, một định lực phi thường. Hòa-Thượng không lên tu núi, cũng chẳng nhập thất, mà vẫn thản nhiên trước mọi rộn ràng biến động, đúng như câu nói của cổ đức “bậc đại căn trí ở ẩn nơi đô thị,” thời thời khắc khắc “nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức.” Hòa-Thượng suốt một đời tận tụy với Phật pháp, tri túc lạc đạo, nghiêm trì giới luật, đem hết năng lực “kiến pháp tràng ư xứ xứ,” tạo trường sở phương tiện bồi dưỡng nhân tài chân tu thật học để hoằng truyền cháp pháp ngõ hầu “phá nghi võng ư trùng trùng, chấn hưng Phật pháp, tịnh hóa nhân gian.”

Hầu hết các bậc sư trưởng mà thầy được dịp thân gần học hỏi biết qua, phương pháp các Ngài giáo dưỡng tăng chúng đồ đệ thường thì khi cương khi nhu, nhưng đặc biệt Hòa-Thượng Thiện-Hòa luôn luôn dùng ái ngữ khuyên nhủ khích lệ môn đồ, chứ chẳng khi nào la rầy quở trách phê bình chê bai làm buồn lòng ai. Hạnh nhẫn nhục khiêm cung từ hòa của Ngài đã tỏa ra cảm hóa đại chúng. Nên bất cứ ai hễ đã một lần có duyên diện kiến đàm đạo viếng thăm Ngài thì đều cảm thấy nơi lòng mình khởi lên niềm kính mến. Bản hoài của Hòa-Thượng hiển lộ qua lời giảng khi dạy bộ luật Tứ-Phần, ngài nói: “Ước vọng tăng chúng mỗi người tạo cho mình học hạnh song toàn, hoặc học ít mà trì giới tu hnàh nghiêm chỉnh có đạo hạnh vẫn quý hơn là đa văn thất hạnh. Đa văn mà thất hạnh là điều bất hạnh cho Phật pháp.”

Nói đên đây, thầy còn nhớ năm nọ vào một ngày sau lễ rằm tháng bảy tự tứ, Hòa-Thượng dẫn thầy đi núi Thị-Vãi gần thị xã Bà-Rịa để xem đất trong chương trình kiến thiết Đại-Tòng-Lâm. Trưa hôm ấy, thầy trò ngồi dùng cơm trên tảng đá lớn dưới bóng mát tàng cây cổ thụ. Lúc ấy lòng thầy phơi phới liền gợi chuyện thưa với Hòa-Thượng nào là chuyện Đại-Tòng-Lâm tương lai, chuyện học hành thầy bạn; nào là chuyện các bậc tôn túc bạn đồng tu học với Hòa-Thương năm xưa bây giờ còn được những ai, chuyện người nầy viết văn hay, thầy kia thuyết pháp giỏi, vị nọ biện luận hùng hồn hấp dẫn v.v… Hòa-Thượng lặng thinh nhìn thầy, rồi Ngài chậm rãi từ hòa nhỏ nhẹ nói: “viết giỏi nói hay chẳng bằng tu hay. Tu chưa hay thì khó có ngày giác ngộ. Không giác ngộ thì vô vọng giải thoát!” Lời nói từ hòa nhỏ nhẹ êm dịu là đặc tánh của Hòa-Thượng. Và qua lời dạy giản gọn đó làm cho Thầy giựt mình suy nghĩ tự thẹn với lòng, thầm trách sao mà mình hiếu động quá!

Lời Hòa-Thượng thật đơn giản, nhưng hàm tàng ý nghĩa thâm sâu cho người thực tâm hành đạo. Các huynh đệ có thấy rõ điều đó không? Tầm sư tu học lấy đạo hạnh làm đầu. Phước huệ lưỡng toàn mới mong đạt thành chánh giác, giải thoát luân hồi sanh tử. Người tu học Phật mà dễ dãi với những tật xấu tánh hư của mình thì làm sao ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh được. Ba nghiệp không thanh tịnh thì mong gì ba rắn độc tham sân si rời khỏi mình. Nhà nho dạy: “Nhứt nhựt tam tỉnh ngộ thân.” Cổ đức dạy: “Thời thời thường phất thức, vật sử nhạ trần ai.” Hương-Hải thiền sư dạy đạo cho vua Lê-Dụ-Tôn: “Nghe lại điều mình thấy mỗi ngày, suy đi nghĩ lại kỹ càng hay, chớ tìm Phật tánh trong cơn mộng.”

Phương pháp tu của Hòa-Thượng Giám-Đốc Thích-Thiện-Hòa cũng thật là bình dị, có thể tóm tắt trong một câu: “Nhẫn nhục khiêm cung từ hòa. Nghiêm trì giới luật vị tha. Chuyên tâm trì niệm Di-Đà. Kiến lập đạo tràng bồi dưỡng tăng tài.” Thế nên tịnh liêu của Ngài ở đâu thì nơi đó có thiết trí tôn tượng đức Phật A-Di-Đà và Tòng-Lâm Học-Viện tăng chúng. Hòa-Thượng trọn đời không rời câu niệm Phật. Quả thật Ngài đã đạt đến tinh thần “Nhứt cú Di-Đà vô biệt niệm.” Ai đến hỏi đạo thì Ngài chỉ khuyên nên niệm Phật, nên ẩn nhẫn để được an vui.

Nhớ ngày thầy bái biệt Hòa-Thượng để lên đường xuất ngoại du học, Ngài ân cần nhắc nhủ: “Thầy Đức-Niệm nên luôn nhớ giới pháp, giữ ba nghiệp thanh tịnh, chuyên trì danh hiệu Phật trong tâm ở bất cứ mọi trường hợp.” Và sau nầy khi còn tu học ở Đài-Loan, Hòa-Thường thỉnh thoảng cũng gửi thư nhắc nhở: “Dù bận học hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi đêm trước khi đi ngủ nhớ ngồi tĩnh tâm niệm chú Đại-Bi, Bát-Nhã, và Niệm Phật.” Ngày nay Hòa-Thượng không còn trên cõi đời, nhưng lời khuyên nhủ, đức độ công hạnh của Ngài vẫn rực sáng trong cõi lòng thầy và còn lại bóng cây cổ thụ che mát tăng tín đồ Việt-Nam. Đức độ đạo hạnh tâm nguyện của Ngài đã đào tạo nên những tăng nhân tài đức hiện đang hành đạo hoằng hóa khắp quốc nội và hải ngoại.

Người tu học Phật là người đi ngược dòng đời sanh tử, như thuyền đi ngược dòng thác lũ, phải liên tục nỗ lực ra sức chống chèo mới mong vượt thoát hiểm nguy để đến đích. Cũng vậy, ngày hôm nay các huynh đệ đã phát tâm xuất gia, lập chí xuất trần để làm bậc trượng phu thượng sĩ, lìa bỏ ngũ dục thế gian, tầm sư xuất gia học đạo, nguyện theo gót chân Phật sống đời đạo hạnh vị tha, để một ngày kia thành tựu đạo quật khởi tinh thần dõng mãnh phát đại nguyện: Thà bỏ thân mạng chứ không để giới thân tâm đạo suy tàn. Cẩn trọng giữ giới như giữ đôi mắt. Thường quán nội tâm để diệt trừ vọng niệm, giữ tâm hành đạo như người giữ cương ngựa đi vào chốn đô thị, như thủy thủ giữ lái tàu giữa biển cả bão tố. Luôn luôn tinh tấn để khắc phục chướng duyên, mạnh dạn hiên ngang tiến bước trên đường hành đạo như sư tử chúa đi vào rừng. Lấy tâm hạnh đức Phật và tinh thần hành đạo của các bậc tiền bối ân sư làm gương sáng để tự khích lệ tinh thần mà tiến thân. Phật dạy: “Trên đường hành đạo dù có gặp chướng duyên nguy khó vấp ngã lần thứ một trăm, thì cũng phải hăm hở mạnh dạn đứng lên tiến bước như lần đầu.” Mỗi đêm trước khi đi ngủ, nên tĩnh tọa kiểm điểm tâm niệm hành vi của mình một ngày qua, để từ đó thấy ra điều tốt xấu mà thúc liễm thân tâm, tiến tu đạo nghiệp. Nếu không như vậy, để ngày tháng trôi qua uổng một đời xuất gia vô ích. Như bậc thiền đức nói: “Trước mặt việc đi mãi, trên đầu già đến rồi,” phải nên “thời thời thường lau quét, chớ để bụi dính nhơ.”

Hôm nay, ngày đầu xuân Giáp-Tuất 1994, bên ngoài thế nhân rộn rực áo quần mới, quà mứt đầy, vui say chè chén. Trong thiền môn đời sống xuất gia thanh đạm, sư đệ tặng quà tết cho nhau bằng nén hương lòng Gìới Định Huệ. Để thực tế cho đời sống đạo, thầy kể chuyện Ngày Xuân Nhớ Ân Sư để làm quà tết cho các huynh đệ. Ước mong các huynh đệ có thể từ món quà tinh thần nầy mà khéo thưởng thức, rồi ra một ngày kia, các huynh đệ cũng sẽ trở thành những bậc thầy mô phạm cho các thế hệ mai sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2014(Xem: 7552)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9049)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14222)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8150)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12806)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8444)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10007)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9336)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8323)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8686)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]