Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân Viễn Xứ

13/05/201312:48(Xem: 10612)
Mùa Xuân Viễn Xứ
Cho Trọn Mùa Xuân


Mùa Xuân Viễn Xứ

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


mai-10Xuân đã về rồi ư? Xuân đã về sao không thấy hoa cười, lá tươi, khí trời mát dịu trong ánh xuân dương nắng ấm? Xuân đã về rồi ư? Xuân đã về sao không thấy người người thảnh thơi trong bộ áo mới, vẫn không thấy nụ cười hiển lộ trên đôi môi để đón mừng xuân? Xuân tết ở đây, trên đất khách quê người, không còn là xuân tết của những năm trước khi còn ở quê hương!

Xuân tết ở đây không mang màu sắc đặc tính nào giống với xuân tết quê hương khi tôi còn trên đất mẹ thương yêu! Người ta bảo nhau xuân tết đã đến rồi. Nhưng tôi lục lạo tìm mãi nơi lòng tôi và hướng mắt khắp nhìn ra khoảng không gian bốn bề cảnh vật, vẫn không tìm thấy nét xuân tết đâu cả! Nhìn ra cảnh vật bốn bề, thấy đâu đâu cũng cây cối trơ cành, cỏ hoa khô héo, khí trời buốt lạnh căm căm, nhà nhà vẫn giữ chặt cái vẻ âm thầm biệt lập như những hòn đảo lạnh trơ trên mặt đại dương! Ngoài đường, người người vẫn như thường ngày hấp tấp vội vã để đến sở làm cho kịp giờ! Cảnh vật chẳng những không xanh tươi gì hơn ngày thường mà còn đó đây hiện bày ra cảnh tượng tiêu điều cằn cỗi thê lương hơn nữa! Phải chăng khí trời tạo nên tiết mùa thay đổi, hay đó chỉ là bởi tại “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!?”

Kinh Hoa-Nghiêm, đức Phật nói: “Tâm như nhà họa sĩ tài ba hay vẽ vời ra muôn ngàn cảnh vật.” (Tâm như công họa sư, tạo chủng chủng chư pháp.) Cảnh vật ở đây không thấy chúa xuân xuất hiện, không thấy nàng xuân màu sắc uyển chuyển thướt tha hoa thắm lá xanh cành mai đào búp nụ, hay đó chỉ riêng nhãn quang của kẻ tha hương lòng xuân đã chết lịm từ lâu, bởi mang đầy lo âu uẩn khúc đau khổ trong môi trường vật chất cạnh tranh dẫy đầy phiền toái thị phi mà không bắt gặp nàng xuân? Tìm lại chính bản thân, tôi vẫn thấy lòng thản nhiên như dòng nước chảy, thường tại như những ngày qua, không cảm thấy chút nào hương sắc của trời xuân đâu cả, cũng không thấy bàng bạc đâu đâu cõi lòng rung động với nỗi vui mừng về ý nghĩa xuân tết trần gian.

Nhìn lên trời dày đặc lớp vi trần thán khí của kỹ nghệ nhả ra ngăn mờ ngàn sao đêm, không còn thấy ánh sáng tua tủa lấp lánh. Bốn bề vắng ngắt lạnh tanh không nghe thấy pháo nổ mừng đón giao thừa xuân tết. Cũng khôn thấy trước mỗi nhà có trang hoàng nét đặc thù gì thêm để tỏ dấu hiệu đón mừng xuân tết. Xuân ở đâu? Hay xuân đã chìm sâu trong nỗi lòng đau khổ nhớ thương của kẻ vong quốc tha hương? Cảnh đời vô thường, vạn vật vô tình hay chính mình đang sống trong lạc lõng bơ vơ:

Quê hương đâu phải nơi nầy
Ăn nhờ ở tạm cho ngày tháng qua
Lang thang khắp cõi Ta-bà
Xót thương cái kiếp hằng sa lạc loài

Giờ đây trọn gởi niềm đau, với nỗi xót thương hướng về bên kia Thái-bình-dương ngàn xa cách trở sâu thẳm trong mù sương, quê hương chìm trong sương khói mịt mù, nơi đó dẫy đầy lao tù đói khổ, người hành hạ người cùng chủng tộc không chút tiếc thương, và tôi đây chỉ còn sống lại những kỷ niệm tết của thời dĩ vãng, chứ thực tại thì xuân quê hương đã xa cách lắm rồi!

Làm sao có thể vui hưởng mùa xuân chân thật, khi lòng còn nặng trĩu xót xa cho quê hương đang còn rách nát, đồng bào quyến thuộc đang còn bị kềm kẹp dưới ách thống trị bất nhân vô luân của cộng-sản vô thần? Khi mà quê hương còn dẫy đầy lao tù, người người còn phải chịu cảnh sống chia ly thân bằng quyến thuộc; khi mà con ma đói nghèo còn bám chặt cấu xé thân xác đồng bào, người phải ăn bo bo khoai sắn như súc vật; người phải kéo cày thay trâu bò! Ngày nào còn những hiện tượng khủng khiếp hoành hành trên đất mẹ quê hương thì ngày ấy không thể nào có mùa xuân chân thật mang trọn ý nghĩa xuân tết Di-Lặc, xuân hạnh phúc được!

Làm sao có được mùa xuân Di-Lặc, khi mà trên quê hương đất mẹ còn nhan nhản cái cảnh chùa viện giáo đường bị ác quey62n chiế dụng, bị kiểm soát theo dõi, thầy bạn bị phản phúc tù đày, huynh đệ còn sống trong cảnh ngày ngày hồi hộp lo âu thiếu thốn cơ cực? Chừng nào những cực hình nầy còn tiếp diễn, thì chừng ấy vĩnh viễn không sao có thể nở được nụ cười xuân Di-Lặc. Khi mà hải ngoại còn phủ dày trược khí nghi kỵ, xuyên tạc, vu khống, ngụy tạo chụp mũ để bôi bẩn hại nhau, thì ánh xuân dương không cách nào hiển lộ trên bầu trời trong lành tươi mát.

Ánh xuân dương hiển lộ, hoa xuân phô sắc thắm, lòng người cảm thấy đầm ấm hòa vui, là chỉ khi nào con người biết sống thật với lòng mình, thành tâm nhìn nhận sự thật, tôn trọng sự thật và sống cho sự thật trong tình ngưòi tương thân tương kính. Một khi tôn trọng sự thật là biết chọn lấy lẽ sống tiến bộ, là can đảm vất bỏ cặp kính màu vào thùng rác, là cất bước tiến lên quang lộ thánh thiện để thực hiện mùa xuân hạnh phúc cho mình và đồng loại. Đấy là yếu kiện cần thiết để hợp quần Diên-Hồng người người nhất trí với lòng thương chân thật trong cùng ý chí sắt son, thì lúc đó chủ thuyết phi nhân vô đạo ngoại lai vong bản sẽ không còn lý do tồn tại. Đấy là cơ hội để quang phục tổ quốc, xây dựng quê hương thương yêu trong tình tương thân tương kính tương trợ đồng bào đồng chủng.

Nhưng thực tế lại quá đỗi phũ phàng! Nghiệp dân vận nước vẫn còn miên man truân chuyên, bởi lòng người chưa thức tỉnh về một bài học nguyên nhân của sự bỏ nước ra đi mang kiếp sống tha hương! Khi nào trên đất mẹ sạch hết những đứa con vong bản vô minh sùng bái chủ nghĩa phi nhân vô đạo; khi nào người Việt biết thương nhau xả bỏ tỵ hiềm không làm tay sai cho các thế lực vô minh; khi nào toàn dân Việt biết trở lại sống với đạo lý truyền thống ngàn xưa của thời Đinh, Lê, Lý, Trần, thì dân tộc mới hòng có cơ độc lập tự chủ, hào quang xuân hạnh phúc mới thật sự rạng chói trên quê hương, tình chủng tộc mới thật hài hòa vui tươi. Lúc đó mọi người ai nấy tự tại sống lại trên đất mẹ thân yêu, chấm dứt mùa xuân viễn xứ tha hương, mới thật sự sống trong mùa xuân hạnh phúc của thời Lý, Trần. Ấy là mùa xuân hạnh phúc, mùa xuân dân tộc truyền thống ngàn đời của tổ tiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2012(Xem: 5829)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
25/10/2012(Xem: 8278)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8291)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6568)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6484)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5459)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8132)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6260)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8507)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]