Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay Lời Tựa

13/05/201312:32(Xem: 9993)
Thay Lời Tựa
Cho Trọn Mùa Xuân


Thay Lời Tựa

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com

Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc. Kinh Bát-Nhã nói: “Ngài Quán-Tự-Tại Bồ-Tát do tâm thức an định, trí huệ rộng sâu, mà vượt thoát tất cả phiền não điên đảo vọng tưởng, đạt đến cứu cánh an lạc Niết-Bàn”.

Người trần thế do vọng tình huân tập, tâm thức đang trong giấc ngủ say mê, khóc cười trong đại mộng trần thế. Kẻ hành đạo theo gót chân Phật sống trong trạng thái nửa ngủ nửa thức, nửa tỉnh nửa mê, biết giữ chặt giới định huệ để bảo vệ giới thân huệ mạng không bị ngũ dục thế gian va gió đời cảm nhiễm xâm nhập. Phật, Bồ-Tát là những người thường sống trong trạng thái tỉnh thức, an định giác ngộ, vượt ngoài đại mộng vọng tưởng phàm tâm, nên các Ngài sống tự tại giải thoát, thường chèo thuyền Bát-Nhã đi lại trong biển đời vô minh vọng thức, đánh trống chánh pháp, reo chuông giác ngộ, cảnh tỉnh người đời, đồng thời thả phao giải thoát cưú người trầm luân đang đắm chìm trong biển đời mộng huyễn phiền luỵ khổ đau.

Xưa nay lịch sử nhân loại cho ta thấy “nhất tướng danh thành vạn cốt khô”. Danh vọng được xây bằng tâm thức vô minh tham vọng là thứ danh vọng ô uế mộng huyễn. Tuy vẫn biết mộng huyễn, vẫn biết não phiền chồng chất mà con người vẫn miên man say đắm, không chịu tỉnh thức để chấm dứt cuộc sống đại mộng! Chẳng khác nào các bà mẹ đã khổ đau vì chồng vì con mà vẫn cứ muốn con cái tiếp tục theo con đường tình ái buộc ràng phiền khổ của mình! Do tâm thức chúng sanh mê vọng vô thường, nên tiếng cười mừng vui danh lợi chưa trọn thì đã tiếp theo tiếng than nước mắt thất vọng. Nụ cười của người trần thế quả thật ngắn ngủi mong manh, mà tiếng khóc đã vây quanh suốt đời! Điều đó rõ như ban ngày và dẫy đầy cõi trần thế, như bọt bóng trong lòng bàn tay. Thế mà người không chịu để ít phút giây nhìn kỹ suy tư, lại cứ suốt ngày đem tâm dong ruổi chạy đông rượt tây để rồi:

Vẫy vùng rồi cũng ba gang đất,
Một nắm rêu phong phủ nhạt màu!

Có sự an lạc nào bằng sự an lạc của tâm hồn thanh tịnh tỉnh thức. Có sự đầy đủ nào bằng sự đầy đủ của người biết sống tri túc buông xả. Có sự giàu sang phú quý nào bằng sự giàu sang phú quý của người có tâm từ bi vị tha bố thí. Người đời lúc nào cũng cảm thấy mình nghèo thiếu, vì không biết sống tri túc, buông xả, vị tha, bố thí. Đời người vô thường chẳng được bấy lâu, mà sao con người không chịu ngừng nghỉ tham tâm chụp bắt bóng danh lợi, để hưởng thanh nhàn giàu sang hạnh phúc? Một khi lòng thanh tịnh tỉnh thức biết trau giồi đức hạnh là lúc trời xuân tràn ngập tâm hồn. Chỉ có hạnh phúc của tâm hồn thanh tịnh tỉnh thức, biết sống với đức tánh hỷ xả vị tha, thì mới thật sự trọn hưởng giàu sang hạnh phúc muôn đời, mới thật sự thưởng thức trời xuân chơn thường an lạc.

Trong ý nghĩa đó, bút giả ghi lại dòng tâm thức của mình chảy dài với thời gian và trải rộng với hoàn cảnh. Bởi xúc cảnh sanh tình, mùa tiết đến đi, cảnh ngộ trùng phùng, nên văn ý có lúc trùng điệp. Nhưng dù sao đó cũng là tâm ảnh cảnh huống của bút giả trải qua.

Trời xuân tràn ngập nơi lòng và thể hiện trên môi người thanh tịnh tỉnh thức biết sống đời hỷ xả vị tha. Nào! Chúng ta hãy tĩnh tâm lần dở trang sách để cảm nhận trời xuân, xuân đời, xuân đạo, xuân người giác ngộ và xuân kẻ mê tình.


Hoa-Kỳ, Xuân Bính-Tý 1996
Thích-Đức-Niệm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2012(Xem: 5832)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
25/10/2012(Xem: 8280)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8291)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6568)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6485)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5462)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8133)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6261)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8508)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]