Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay Lời Tựa

13/05/201312:32(Xem: 10256)
Thay Lời Tựa
Cho Trọn Mùa Xuân


Thay Lời Tựa

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com

Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc. Kinh Bát-Nhã nói: “Ngài Quán-Tự-Tại Bồ-Tát do tâm thức an định, trí huệ rộng sâu, mà vượt thoát tất cả phiền não điên đảo vọng tưởng, đạt đến cứu cánh an lạc Niết-Bàn”.

Người trần thế do vọng tình huân tập, tâm thức đang trong giấc ngủ say mê, khóc cười trong đại mộng trần thế. Kẻ hành đạo theo gót chân Phật sống trong trạng thái nửa ngủ nửa thức, nửa tỉnh nửa mê, biết giữ chặt giới định huệ để bảo vệ giới thân huệ mạng không bị ngũ dục thế gian va gió đời cảm nhiễm xâm nhập. Phật, Bồ-Tát là những người thường sống trong trạng thái tỉnh thức, an định giác ngộ, vượt ngoài đại mộng vọng tưởng phàm tâm, nên các Ngài sống tự tại giải thoát, thường chèo thuyền Bát-Nhã đi lại trong biển đời vô minh vọng thức, đánh trống chánh pháp, reo chuông giác ngộ, cảnh tỉnh người đời, đồng thời thả phao giải thoát cưú người trầm luân đang đắm chìm trong biển đời mộng huyễn phiền luỵ khổ đau.

Xưa nay lịch sử nhân loại cho ta thấy “nhất tướng danh thành vạn cốt khô”. Danh vọng được xây bằng tâm thức vô minh tham vọng là thứ danh vọng ô uế mộng huyễn. Tuy vẫn biết mộng huyễn, vẫn biết não phiền chồng chất mà con người vẫn miên man say đắm, không chịu tỉnh thức để chấm dứt cuộc sống đại mộng! Chẳng khác nào các bà mẹ đã khổ đau vì chồng vì con mà vẫn cứ muốn con cái tiếp tục theo con đường tình ái buộc ràng phiền khổ của mình! Do tâm thức chúng sanh mê vọng vô thường, nên tiếng cười mừng vui danh lợi chưa trọn thì đã tiếp theo tiếng than nước mắt thất vọng. Nụ cười của người trần thế quả thật ngắn ngủi mong manh, mà tiếng khóc đã vây quanh suốt đời! Điều đó rõ như ban ngày và dẫy đầy cõi trần thế, như bọt bóng trong lòng bàn tay. Thế mà người không chịu để ít phút giây nhìn kỹ suy tư, lại cứ suốt ngày đem tâm dong ruổi chạy đông rượt tây để rồi:

Vẫy vùng rồi cũng ba gang đất,
Một nắm rêu phong phủ nhạt màu!

Có sự an lạc nào bằng sự an lạc của tâm hồn thanh tịnh tỉnh thức. Có sự đầy đủ nào bằng sự đầy đủ của người biết sống tri túc buông xả. Có sự giàu sang phú quý nào bằng sự giàu sang phú quý của người có tâm từ bi vị tha bố thí. Người đời lúc nào cũng cảm thấy mình nghèo thiếu, vì không biết sống tri túc, buông xả, vị tha, bố thí. Đời người vô thường chẳng được bấy lâu, mà sao con người không chịu ngừng nghỉ tham tâm chụp bắt bóng danh lợi, để hưởng thanh nhàn giàu sang hạnh phúc? Một khi lòng thanh tịnh tỉnh thức biết trau giồi đức hạnh là lúc trời xuân tràn ngập tâm hồn. Chỉ có hạnh phúc của tâm hồn thanh tịnh tỉnh thức, biết sống với đức tánh hỷ xả vị tha, thì mới thật sự trọn hưởng giàu sang hạnh phúc muôn đời, mới thật sự thưởng thức trời xuân chơn thường an lạc.

Trong ý nghĩa đó, bút giả ghi lại dòng tâm thức của mình chảy dài với thời gian và trải rộng với hoàn cảnh. Bởi xúc cảnh sanh tình, mùa tiết đến đi, cảnh ngộ trùng phùng, nên văn ý có lúc trùng điệp. Nhưng dù sao đó cũng là tâm ảnh cảnh huống của bút giả trải qua.

Trời xuân tràn ngập nơi lòng và thể hiện trên môi người thanh tịnh tỉnh thức biết sống đời hỷ xả vị tha. Nào! Chúng ta hãy tĩnh tâm lần dở trang sách để cảm nhận trời xuân, xuân đời, xuân đạo, xuân người giác ngộ và xuân kẻ mê tình.


Hoa-Kỳ, Xuân Bính-Tý 1996
Thích-Đức-Niệm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 12982)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6889)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12128)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9957)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9114)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30984)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20206)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10315)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6346)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13240)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]