Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ III: Các bài sám văn tán dương – kỷ niệm Phật – Bồ tát

10/05/201317:15(Xem: 14812)
Phần thứ III: Các bài sám văn tán dương – kỷ niệm Phật – Bồ tát

Tuyển tập các bài sám văn - Tập II: 55 Bài sám âm nghĩa trích lục

Phần thứ III: Các bài sám văn tán dương – kỷ niệm Phật – Bồ tát

Thích Đồng Bổn sưu tập

Nguồn: Thích Đồng Bổn sưu tập

84. SÁM THÍCH CA
(Sám tán Bổn sư II)


Nam mô Phật Tổ Thích Ca,
Ta bà Giáo chủ liên tòa ngự an.
Hào quang chiếu diệu huy hoàng,
Mười phương ứng hóa muôn vàn kim thân.
Thương đời xưa giáng trược trần,
Tuyết sơn tìm đạo khổ tân muôn phần.
Ðạo thành phổ độ chuùng dân,
Muôn loài nhuần gọi oai ân đức Ngài.
Vô thượng Chánh giác đạo khai,
Pháp luân thường chuyển khắp rày bốn châu.
Nhân duyên thập nhị cao sâu,
Tứ đế Bát chánh đạo mầu diệu dương.
Cùng là Lục độ chơn thường,
Muôn vàn diệu hạnh, giới hương diễn toàn.
Luân hồi quả báo nghiệt oan,
Nhiệm mầu giáo lý, đạo tràng mở mang.
Tam thừa phương tiện dẫn đàng,
Tùy duyên độ chúng mười phương khỏi nàn.
Ðồng nương Bát Nhã từ thoàn,
Vượt qua biển khổ đặng an Niết bàn.
Cao Tăng đệ tử muôn ngàn.
Bồ-tát, Duyên giác cùng hàng Thanh văn.
Tam thân, Tứ trí, huệ căn,
Ðạo hạnh viên mãn đồng đăng Phật tòa.
Pháp truyền tự giác giác tha,
Ðộ mình độ thế rất là từ bi.
Linh Sơn thuyết pháp cao kỳ,
Chánh pháp Nhãn tạng chơn vi đạo thiền.
Chơn như Diệu giác tâm nguyên,
Thật là Chánh pháp Phật truyền muôn năm.
Kim Cang Bát Nhã chơn tâm.
Vô thượng công đức thậm thâm diệu huyền.
Pháp môn phương tieän vô biên,
Trong Kinh, Luật, Luận chép biên rõ bày.
Cúi xin đức cả Như lai,
Ðộ trong thế giới hiện nay hòa bình.
Khiến cho thủy hỏa đao binh,
Tam tai bát nạn khổ hình giải tiêu.
Hằng năm võ thuận phong điều,
Nhà an nước trị tiêu diêu lạc nhàn.
Nguyền trong ba cõi trần gian.
Chúng sinh đồng đặng siêu thăng Niết-bàn.
Lại nguyền Tam bảo đạo tràng.
Nhờ ân Phật Tổ điểm ban diệu huyền.
Ðạo mầu Chánh giác hoằng tuyên.
Pháp môn vĩnh viễn rộng truyeàn khắp nơi,
Ðộ người biển khổ lưng vơi,
Lên thuyền Bát Nhã về nơi thanh nhàn.
Nam mô Ta Bà Giáo chủ, đại từ đại bi, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
--------------------
-Trích Thiền Môn Nhựt Tụng, HT Minh Trực, Phaät Bửu Tự xb, Sàigòn, 1992

85. SÁM DI LẶC (II)


Cúi đầu làm lễ Từ Bi,
Di Lặc Tôn Phật giải ly khổ nàn.
Thiên cung Ðâu Suất ngự an,
Ðương lai xuất hiện thế gian Ta bà.
Nối ngôi Phật Tổ Thích Ca,
Long Hoa đại hội diễn ra phép thiền.
Ðộ trong khắp cả tam thiên,
Chúng sinh nhuần gội vô biên đức Ngài.
Từ quang rọi khắp trần ai,
Giải trừ nghiệp chướng tam tai bát nàn.
Tôn Phật hải hội lệnh ban,
Các vì Bồ-tát mở mang đạo tràng.
Vân du khắp caû mười phương,
Cứu người mê muội theo đường giác minh.
Làm lành, lánh dữ, háo sinh,
Khỏi vương khổ não, tâm tình lạc an.
Tôn Phật diệu tướng nghiêm trang.
Từ bi tịnh lạc đức tàng viên dung.
Tử kim ánh rạng đại hùng,
Diệt tan tà quái, bố cùng phép linh.
Thiện nam, tín nữ kỉnh tin,
Lòng hằng chiêm ngưỡng Thánh minh phò trì.
Hồng danh thường niệm kỉnh vì,
Di Lặc Tôn Phật quảng thi ân lành.
Giải tan ác niệm nghiệp sanh.
Bồ-đề tăng trưởng, tín thành Kim cang.
Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Vô thượng Chánh giác đạo căn vững bền.
Sen vàng chín phẩm bước lên.
Ðạo thành chứng quả, bồi đền tứ ân.
Ngưỡng trông Tôn Phật từ nhân,
Tam kỳ mạt kiếp hóa thân độ đời.
Ðao binh thủy hỏa khắp nơi,
Cơ hàn bệnh tật hại thời vạn linh.
Cúi xin đức Phật háo sinh,
Từ bi phổ tế quần linh khỏi nàn,
Mong nhờ phước huệ rải ban,
Khắp nơi tam giới đạo tràng mở mang.
Ðộ cho quốc thái dân an.
Chúng sinh tỉnh ngộ theo đàng chánh minh.
Nguyện đời tái tạo quang vinh,
Ðạo khai đức hóa, thái bình vạn bang.
Lại nguyền Tam bảo đạo tràng,
Nhờ ân Tôn Phật điểm ban diệu huyền.
Ðạo mầu Chánh giác hoằng tuyên,
Pháp môn vĩnh viễn rộng truyền khắp nơi.
Ðộ người biển khổ lưng vơi,
Lên thuyền Bát Nhã về nơi thanh nhàn.
Nam mô Ta bà thế giới
Ðương lai Giáo chủ,
Ðại từ đai bi,
Di Lặc Tôn Phật.
---------------------
-Trích Thiền Môn Nhựt Tụng, HT Minh Trực, Phật Bửu Tự xb, Sàigòn, 1992

86. SÁM ÐỊA TẠNG
(Sám tụng chư Bồ-tát IV)


Nam mô Ðại Thánh Từ Vương
Ðịa Tạng Bồ-tát xót thương độ người.
Kiếp xưa thệ có mấy lời,
Nguyện lành độ thế muôn đời nêu cao.
“Nếu Ta địa ngục chẳng vào,
Thì ai chịu khổ mà vào cõi ni?”
Lớn thay hạnh nguyện từ bi,
Ðức ân Ðịa Tạng chơn vi hải hà,
Cứu nàn giải khổ hằng sa,
U minh thị hiện Ta bà độ an.
Phóng ra muôn trượng từ quang,
Khắp soi địa ngục mọi đàng trần ai.
Chúng sinh nghiệp ác sâu dày,
Ba đường thọ hại, nạn tai khôn lường.
Mong nhờ Ðại Thánh diệu phương
Thần thông độ chúng khỏi đường khổ nguy.
Khắp trong Ðịa ngục Thiết Vi,
Phạt hình Vô gián, âm ty các miền.
Lực, hùng, bi, trí vô biên,
Ðịa Tạng Bồ-tát hiện tiền hóa thân.
Hoằng thi võ lộ đức ân.
Cứu hồn khổ não, tâm thần đặng yên.
U minh thọ tội triền miên,
Lửa thiêu giá lấp, tỏa xiềng phủ bao.
Oan hồ uổng tử lạc vào,
Nghiệt thành thoï quả khổ đau muôn phần.
Bởi vì tham, ái, si, sân,
Nhơn nào quả nấy trầm luân biển nàn,
Âm tào nạn ách đa mang,
Chúng sinh rên siết khóc than li bì.
Tâm hồn bức rức sầu bi,
Giờ giờ khắc khắc chẳng ly mảy hào.
Não phiền thảm khổ biết bao,
Trăm bề hình phạt khác nào lửa thiêu.
Ngưỡng trông Bồ-tát dắt dìu,
Từ Vương Thập Ðiện thứ nhiêu giải nàn.
Ðộ hồn lìa cõi trần gian,
Ăn năn các tội, tâm toàn liễu tri.
Thần thông Ðại Thánh quảng thi,
Từ bi bố thí diệu vi phép mầu.
Rải ban phương tiện cao sâu,
Ðộ trong vạn loại khỏi âu tội hình.
Tỉnh hồn giác ngộ tánh linh,
Dứt trừ nghiệp chướng, biết gìn bổn chơn.
Nương về Tịnh độ Tây phương,
Một lòng tín ngưỡng chơn thường pháp minh.
Cúi nguyền Giáo chủ U Minh,
Oai linh Ðịa Tạng háo sinh phò trì.
Ðộ hồn thoát nghiệp âm ty,
Siêu thăng Cực lạc Liên trì Tịnh bang.
Di Ðà Phật niệm vững vàng,
Quy y Tam bảo thoát đàng trầm luân.
Niệm niệm hối ngộ tự tân,
Minh tâm kiến tánh, hưởng phần tiêu diêu.
Lòng thành nguyện có mấy điều,
Thánh Minh chứng chiếu độ siêu các loài.
Bước lên Cửu phẩm Liên đài,
Căn lành chứng quả Như lai Niết-bàn.
Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Ðại Từ Ðại Bi Bổn Tôn Ðịa Tạng Vương Bồ-tát Ma ha tát.
----------------------
-Trích Thiềân Môn Nhựt Tụng, HT Minh Trực, Phật Bửu Tự xb, Sàigòn, 1992

87. SÁM BỒ TÁT
(Sám tụng chư Bồ-tát V)


Cúi đầu trước mười phương chư Phật,
Chúng con nguyền chân thật kính tin,
Phát lời thệ nguyện độ sinh,
Y theo giáo pháp, luật, kinh chỉ bày.
Ngày nào cũng lắm thay công việc,
Vì ngu mê mải miết ân cần,
Ngày đêm lo tảo bán tần,
Trăm mưu ngàn kế, vô ngần thảm thương.
Lạc một bước sa đường xuống hố,
Bị vô minh lắm độ truân chuyên,
Vào ra sáu cõi triền miên,
Mang thân tứ đại thảm phiền biết bao!
Vậy nhân thế hãy mau xét kỹ,
Kiếp phù sinh chớ nghĩ lẳng lơ,
Khuyên đừng đem dạ tưởng mơ,
Trăm năm cuộc thế như cờ bị vây.
Rút gươm huệ dứt dây tham ái,
Kíp tìm thầy thọ phái quy y,
Giữ gìn ngũ giới tam quy,
Mở lòng từ mẫn, sân si quyết chừa.
Rèn lòng kinh kệ sớm trưa,
Nguyện con ra khỏi nắng mưa cõi traàn.
Ngưỡng cầu chư Phật thi ân,
Ðệ tử phát nguyện ân cần thiết tha.
Một là: Nguyện đức Di Ðà
Cầu xin bá tánh trẻ già khắp nơi.
Làm lành lánh dữ kịp thời,
Nhà nhà an lạc, nơi nơi thái hòa.
Hai là: Nguyện đức Thích Ca,
Trở đời ly loạn hóa ra thái bình.
Mở mang vận hội văn minh,
Tâm thần thơ thới, nhơn tình trung lương.
Ba là: Nguyện Chuẩn Ðề Vương,
Thần thông dẹp hết bốn phương chiến trường.
Ðộ người ngỗ nghịch bạo cường,
Bỏ tà quy chánh, theo đường thiện tâm.
Bốn là: Nguyện đức Quán Âm,
Ðộ người thù oán cừu thâm thuận hòa.
Giúp bao tai nạn xảy ra,
Cùng người tật bịnh điều hòa an thuyên.
Năm là: Nguyện đức Phổ Hiền,
Ðộ người chân chánh, giữ quyền an dân
Bốn phương tương ái tương thân,
Ðồng tuân pháp nước, nhân dân kính nhường.
Sáu là: Nguyện Ðịa Tạng Vương,
Ðộ người xiêu lạc bốn phương được về.
Cùng là người chết thảm thê,
Hồn linh độ hết đưa về Tây phương.
Kìa, Cực lạc là nơi an dưỡng,
Ðất lưu ly vô lượng khiết tinh,
Có ao thất bảo quang minh,
Có sen chín phẩm như hình bánh xe.
Ao thất bảo ngỏa nguê đẹp đẽ,
Nước bát công sạch sẽ tinh vi,
Bảy hàng cây báu lưu ly,
Lan can bảy lớp ma ni sáng ngời.
Chim nói pháp hôm mai êm dịu,
Hoa trên không lểu nhểu cúng dường.
Bồ-đề nảy búp ngát hương,
Cúi xin chư Phật, đoái thương cứu độ.
-----------------
-Trích Nghi Thức Tụng Niệm Hàng Ngày, HT Thích Thiện Thanh, THPG Tp. HCM xb, 1994

88. SÁM KHỂ THỦ QUAN ÂM NGHĨA
(Sám tụng Quan Âm III)


Cúi đầu đảnh lễ đức Quan Âm,
Tướng tốt quang minh nguyện lực thâm.
Nghìn mắt sáng soi đường tăm tối,
Nghìn tay dìu dắt kẻ mê lầm
Vô vi phát khởi Từ bi nguyện,
Chơn thật tuyên dương bí mật âm.
Thỏa mãn mọi người lòng ước nguyện,
Tiêu trừ tội chướng hết lâm trầm.
Long Thiên các Thánh đồng gia hộ,
Trăm nghìn tam muội nguyện tu tâm.
Thân được quang minh tâm trí tuệ,
Thọ trì công đức thật cao thâm,
Trần lao biển cả thề qua lại,
Siêu chứng Bồ-đề hết lỗi lầm.
Con nay xưng tụng nguyện qui y,
Các nguyện tùy tâm đều viên mãn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con biết tất cả pháp.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con được mắt trí tuệ.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con được nhiều phương tiện.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con lên thuyền Bát Nhã.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con vượt qua biển khổ.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con được Giới Ðịnh Huệ.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con lên núi Niết-bàn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con vào vô vi thất.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Xin cho con được thân pháp tánh.
Nếu con đeán núi dao,
Núi dao tự đổ vỡ,
Nếu con đến lửa nóng,
Lửa nóng tự tàn rụi.
Nếu con đến địa ngục,
Địa ngục tự khô diệt.
Nếu con đến ngạ quỉ,
Ngạ quỉ tự no đủ.
Nếu con đến tu la,
Tu la được điều phục.
Nếu con đến chúng sanh
Chúng sanh được trí tuệ.
Nam Mô Ðại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát
------------------
-Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT. Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành nội bộ, Tp. HCM, 1989

89. VĂN TÁN DƯƠNG
PHỔ MÔN 12 ÐẠI NGUYỆN
(Sám tụng Quan Âm 4)


Phổ Môn một phẩm khen Ngài,
Quan Âm Bồ-tát chẳng nài công lao.
Thị hiện phép Phật tối cao,
Nghe lời khấn nguyện tìm vào độ nguy.
Phương tiện thuyết pháp từ bi,
Bến mê biển khổ tức thì cứu lên.
Tùy duyên cảm ứng tới liền,
Dắt dìu sanh chúng về miền Lạc bang.
Bốn biển êm lặng bình an,
Ba đường tám nạn vững vàng lánh xa.
1. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Công tu đầy đủ hiệu ngài Viên Thông.
Tâm Ngài vắng lặng sạch trong,
Nêu danh Tự Tại đầy lòng từ bi.
Liền phát đại nguyện một khi,
Lời lời rộng lớn đều vì chúng sinh.
2. Nam mô Quan Âm Như lai,
Tâm lành thường niệm chẳng sai chút nào.
Trong đục thêm bớt lao xao,
Chẳng hề tưởng tới đức cao tột vời.
Còn chi ngăn ngại chơi vơi,
Nguyện ở Nam Hải là nơi thanh nhàn.
3. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Ta Bà dạo khắp chẳng nài công lao.
U minh cõi ấy thường vào,
Xét soi lời nói kẻ nào hồi tâm.
Tùy duyên ngôn hạnh ân caàn,
Nguyện đều cứu khổ người trần kẻ âm.
4. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Hàng ma trừ quái phép Ngài tối cao.
Trần gian như có người nào,
Yêu tà phá quấy lâm vào cảnh nguy.
Chí thành cầu khẩn một khi,
Nguyện giải tai ách tức thì hết ngay.
5. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Nhành dương bình tịnh của Ngài rất hay.
Tu hành muốn kiếm đường ngay,
Tâm còn xao xuyến hằng ngày chưa yên.
Cam lồ hay hóa phép Tiên,
Nguyện rửa cho sạch tâm phiền trần gian.
6. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Từ bi quảng đại tâm Ngài rộng thông.
Hỷ xả hết tội lập công,
Ăn năn sám hối quyết lòng lo tu.
Nhân lành tự tạo đền bù,
Nguyện đều độ khắp chẳng từ phân chia.
7. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Ngày đêm tuần khắp xét soi lòng người.
Tu hành chẳng có biếng lười,
Chuyên cần Chánh pháp vẹn mười điều hay.
Ủng hộ tinh tấn hằng ngày,
Thệ nguyện dứt hết trả vay ba đường.
8. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Hướng về Nam Hải cầu Ngài độ cho.
Chuyên cần niệm nguyện nhỏ to,
Thường hành Chánh pháp nương đò từ bi.
Nghiệp duyên cho dứt một khi,
Nguyện đều giải thoát tức thì thênh thang.
9. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Pháp thuyền đóng sẵn đợi ngoài biển khơi.
Mê tân khổ hải dạo chơi,
Cứu vớt muôn loại khỏi nơi sóng trần.
Ai người tu niệm ân cần,
Nguyện độ hết thảy một lần chúng sinh.
10. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Tràng phan dẫn lộ tuyền đài thẳng dong.
Bảo cái kế tiếp song song,
Kim Ðồng, Ngọc Nữ đã mong lệnh truyền.
Nguyện tiếp những kẻ hữu duyên,
Ðưa về Cực lạc ở miền Tây phương.
11. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Tây phương Cực lạc cõi ngài Thọ Vương.
Hoa sen chín phẩm biểu dương,
Lầu châu các ngọc lót đường pha lê.
Di Ðà, Thánh chúng đề huề,
Nguyện nhờ thọ ký rước về tòa sen.
12. Nam Mô Quan Âm Như lai,
Pháp thân thanh tịnh Liên đài trang nghiêm.
Pháp mầu vô lượng vô biên,
Không thêm không bớt tự nhiên an nhàn.
Khắp nơi vui vẻ phong quang,
Hoàn mười hai nguyện rõ ràng như trên.
-----------------
-Trích Kinh Nhật Tụng, Chùa Hoằng Pháp xb, Sàigòn, 1971

90. SÁM NGHĨA CỦA LỤC TỰ DI ÐÀ
(Sám tụng Di Ðà I)


NAM thứ nhứt lòng nhân bất Sát,
Khắp chúng sinh bác ái từ bi.
Chữ MÔ bỏ hết ái si,
Chớ tham dâm dục mà suy đọa hoài.
A, tam thứ bỏ ngoài Thâu đạo,
Của cải người chớ háo chớ tham.
Chữ Di nên dứt nói sàm,
Bốn điều Vọng ngữ chớ găm trong lòng.
ÐA,Ø đệ ngũ sáng trong soi trí,
Tránh ma men thì ý bình an.
Qui y Tam bảo vẹn toàn,
Nhớ lời Phật dạy rõ ràng sáu âm.
Kẻ học đạo chuyên tâm nghe rõ,
Cứ xuất gia thì tỏ ngộ ngay.
Rán lần sáu chữ từ đây,
Xét suy cạn lý ngộ rày chân tâm.

NAM về Nhãn sắc trần đều diệt,
Chớ đê mê mài miệt trần ai.
Chữ MÔ thuộc Nhĩ thinh hai,
Phải đều dẹp tắt thanh bai bước đường.
A là Tỵ mùi hương xa lánh,
Thích làm chi bịn rịn ái tình.
Chữ DI là Thiệt khiết tinh,
Vị trần chẳng mến, sóng tình khỏi chao.
ÐÀ sáng suốt chiếu vào Thân uẩn,
Ðồ vô thường đừng bận Xúc duyên.
PHẬT khuyên ý niệm chánh chuyên,
Pháp mầu giả dối chẳng bền chẳng lâu.
Này Phật tử thẩm sâu mấy chữ,
Cứu độ người sanh tử luân hồi,
Cố công trì niệm trau giồi,
An nhiên tự tại khỏi thời trầm luân.

NAM quyết chí dứt Sân hối ngộ,
Ðịa ngục kia thoát lộ siêu thăng.
MÔ lìa tham dục tánh xằng,
Khỏi đường Ngạ quỉ được thăng cảnh trời.
A, khá nhớ lo rời Si muội,
Cảnh Bàng sanh được khỏi tam tai.
DI, khuyên dứt tánh nghi hoài,
Khỏi làm Thần dị đọa đày bấy lâu.
ÐÀ, vi diệu gắn câu phước thiện,
Khỏi thân người ứng hiện tự do
PHẬT, nay tạo sẵn chiếc đò,
Rán chèo qua bể đến bờ an vui.
Muốn được vậy chớ lui một bước,
Rán công phu không trước thì sau,
Chăm hành hạnh nguyện dồi dào,
Chúng sinh độ tận bậc nào lại hơn.

NAM cố gắng đem ra Bố Thí,
Phaùp lẫn tài vô úy chớ quên,
Ðức từ mở rộng khắp miền,
Nhỏ như hột cát không riêng chút lòng.
MÔ tịnh hạnh người trong Trì Giới
Chớ ố hoen mà phải hư hèn.
Lòng bi nào kể xuống lên,
Một câu thanh bạch cũng nên đạo mầu.
A vô lượng chớ âu Nhẫn Nhục,
Hãy nhu hòa hun đúc chân nguyên.
Không màng những chuyện não phiền,
Ðớn đau tủi hổ dữ hiền cần chi.
DI tiến bước hằng khi Tinh Tấn,
Chớ kêu nài mỏi cẳng mệt hơi
Khá xem các Phật rạng ngời,
Danh truyền thiên cổ cũng thời tinh chuyên.
ÐÀ quang đãng soi miền Chánh Ðịnh,
Vẫn an nhiên thanh tịnh bình thường.
Keo sơn gắn bó luôn luôn,
Một mai giác ngộ mười phương tỏ tường.
PHẬT toàn giác khai hương Bát Nhã
Án nguyệt quang buông tỏa chín từng
Rõ thông diệu lý siêu quần,
Hoàn toàn thiện ý tâm trưng Niết-bàn.
Hành Lục độ lo toan bữa bữa,
Chớ tham van kéo nhựa kéo giây.
Hiểu rằng cõi Phật gần đây,
Di Ðà, Thế Chí với rày Quan Âm.

NAM đo đắn định tâm nghe kỹ,
Nghĩa lý kinh trí huệ soi thông,
Ấy là ngộ đặng Nhân ông,
Lo gì không đến thềm rồng Lạc bang.
MÔ học hỏi cho toàn bản giác,
Nghĩa hành kinh chớ lạc tín thâm.
Nguyện hành cho thiết một tầm,
Lên đường giải thoát chân tâm an nhàn.
A thaønh tựu rõ ràng kinh giác,
Ngộ tánh rồi thân pháp hiện ra.
Ba tòa qua lại lại qua,
Ðã nên ba đức liên hoa đủ màu.
DI thanh tịnh Tỳ lư pháp ngộ,
Thân Giá Na hoàn độ mười phương.
Thật là bí tạng không lường,
Di Ðà thân pháp, hiện thường cảnh chân.
ÐÀ vô tận báo thân viên mãn,
Lư Xá Na oai dạng trang nghiêm.
Khắp trong tam giới đắm chìm,
Thích Ca ứng hiện bể trần tiêu tan.
Phật vô lượng hóa thân thiên ức,
Ðủ muôn hình tùy bực độ sanh.
Vượt lên hết lũ hàm linh,
Long Hoa Di Lặc viên minh tánh này.
Này Phật tử nhớ ngay Lục tự
Chỉ bấy nhiêu hãy cứ hành đi.
Gắng công niệm niệm thọ trì
Bước lên Bản giác mà đi về thành.
Di Ðà Cực lạc bên mình.
---------------
-Trích Tam Bảo Tôn Kinh, Thích Ca Tự xb, Sàigòn, 1974

91. BỐN MƯƠI TÁM LỜI NGUYỆN DI ÐÀ
(Sám tụng Di Ðà 2)


Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được,
Thì nước tôi là nước tịnh thanh,
Ngục hình, ngạ quỉ, súc sinh,
Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
Nguyện thứ hai: Nước này tịnh giới,
Ðàn bà cùng con gái tịch nhiên,
Những người trong cõi Nhơn, Thiên,
Cùng loài cầm thú cần chuyên tu hành.
Thảy đều đặng hóa sinh thọ cảm,
Thất baûo trì, Cửu phẩm liên hoa.
Nguyện thứ ba: Dân chúng Phật đà,
Khi cần ăn uống, hóa ra sẵn sàng.
Bát thất bảo, bỉ bàng đựng lắm,
Trăm món ngon, khỏi sắm ở đâu,
Ăn rồi, khí dụng liền thâu,
Không cần phải rửa, phải lau nhoïc nhằn.
Nguyện thứ tư: Nhơn dân trong nước,
Muốn áo quần, khăn, lược, mão, giày,
Thảy đều hóa đủ sẵn bày,
Khỏi mua, khỏi giặt, khỏi may cực lòng.
Nguyện thứ năm: Giáp vòng địa lợi,
Từ đất bằng lên tới hư không,
Thảy đeàu lầu các, điện, cung,
Cùng là cây trái, ao, sông, cửa nhà.
Các thứ ấy đều là trân bảo,
Cùng bá thiên hoa báu, hương thơm.
Hiệp nhau thành tạo kết đơm,
Trau giồi trang sức, cho làm phồn ba,
Mùi hương ấy xông ra khắp đủ,
Cả mười phương hưởng thụ cấp kỳ.
Chúng sinh hạnh nguyện chuyên trì,
Tin và tưởng Phật, đến thì vãng sinh.
Nguyện thứ sáu: Dân lành quốc độ,
Thương kỉnh nhau, ví tợ ruột rà,
Không lời qua lại bất hòa,
Không ganh không ghét, sinh ra tranh giành.
Nguyện thứ bảy: Dân sinh trong nước,
Không có lòng uế trược, dâm ô,
Cũng không có tánh tục thô,
Cùng là nóng giận hồ đồ ngu si.
Nguyện thứ tám: Chuyên trì thiện niệm,
Cứ đường ngay tiệm tiệm lướt đi,
Nếu ai muốn nói chuyện gì,
Người kia hiểu ý tức thì khỏi phân.
Nguyện thứ chín: Chúng dân từ thiện,
Tai chẳng nghe những chuyện không lành,
Có đâu sự ác sự hành,
Mấy điều nghiệp chướng đã thành vô danh.
Nguyện thứ mười: chúng sinh đều ví,
Huyễn thân là mộng mỵ mà thôi,
Vậy nên lòng chẳng nhiễm đời,
Tánh không tham muốn, khắp nơi vui cười.
Nguyện mười một: Tiên, người tùy khác,
Hình dung đồng một sắc vàng y,
Mặt mày nghiêm chỉnh phương phi,
Trong ngần đẹp đẽ, không chi ví bằng.
Nguyện mười hai: Mười phương thế giới,
Thiên, Nhơn cùng các loại súc sinh,
Hóa thân về cõi Lạc thành,
Chứng ngôi Duyên giác, Thinh văn
trùng trùng.
Ngồi thiền tọa, tấm lòng tịch tịnh,
Hiệp cùng nhau tính tuổi ít nhiều,
Chẳng hề biết đặng bao nhiêu.
Ngàn, muôn, ức kiếp số nhiều khó phân.
Nguyện mười ba: Thiên, Nhơn trên giải,
Hiệp cùng nhau đếm mãi dân cư,
Không hề rõ biết số dư,
Tại An dưỡng quốc nhiều như cát Hằng.
Nguyện mười bốn: Dân trong quốc độ,
Thảy thảy đồng trường thọ miên miên.
Không sao biết đặng số niên,
Sống lâu vô lượng, vô biên kiếp đời.
Nguyện mười lăm: Dân thời thanh tịnh,
Trụ vào nơi thật tính trạm nhiên,
Ly chư loạn tưởng đảo điên,
Ðắc vô phân biệt, mãn viên Niết-bàn.
Nguyện mười sáu: Lạc bang dân chúng,
Vui vẻ mà thọ dụng đủ điều,
Thảy đồng với các Tỷ-kheo,
Chứng phần “Vô lậu” hết theo sự đời.
Nguyện mười bảy: khi tôi thành Phật,
Sẽ giảng kinh, thuyết pháp độ sanh.
Làm cho sở nguyện đắc thành,
Công tôi giảng đạo trọn lành hơn ai.
Nguyện mười tám: Hóa thai khỏi dục,
Người người đều đắc “Túc mạng thông”.
Rõ điều tiền kiếp xa trông,
Hằng hà sa số như đồng kim sinh.
Nguyện mười chín: chúng sinh ức vạn,
Ðắc thần thông “Thiên nhãn tịnh quang”.
Thấy toàn vũ trụ mười phương,
Trùng trùng duyên khởi thế gian tỏ tường.
Nguyện hai mươi: Tây phương dân chúng,
“Thiên nhĩ thông”, đắc dụng nghe xa,
Những lời thuyết pháp bủa ra
Của trăm ngàn ức Phật Ðà khẩu tuyên.
Nguyện hăm mốt: Nhơn, Thiên trong nước,
“Tha tâm thông” biết được chẳng sai,
Những điều tâm niệm mỗi loài,
Thập phương thế giới không ngoài tánh linh.
Nguyện hăm hai: chúng sinh quốc độ,
“Thần túc thông” đắc ngộ rong chơi,
Bao hàm thế giới nơi nơi,
Vượt qua một mạch, mau thời hơn bay.
Nguyện hăm ba: Khi tôi thành Phật,
Danh hiệu tôi vang dội mười phương.
Phật và đại chúng tán dương,
Còn dân trong nước lai Vương(1) tôi hoài.
Thiên, Nhơn với các loài thú vật,
Niệm danh tôi cho thật chí thành,
Sinh lòng vui vẻ, hiền lành,
Lâm chung sẽ đặng hóa sinh sen vàng.
Nguyện hăm bốn: Ánh quang minh chiếu,
Nơi đầu tôi, tuyệt diệu rỡ ràng,
Mặt trời cùng ánh mặt trăng,
Tuy là sáng tỏ chẳng bằng Phật quang,
Nguyện hăm lăm: Hào quang tôi chói,
Khắp cùng nơi chỗ tối khúc quanh,
Thiên, Nhơn cuøng các súc sinh;
Thấy liền đặng khởi lòng thành quy y.
Nguyện hăm sáu: Bất kỳ nhơn, thú,
Trong thập phương vũ trụ vân vân,
Nhờ hào quang chiếu đến thân,
Từ hòa tâm tánh hơn dân cõi trời.
Nguyện hăm bảy: Tiên, Người phát ý,
Tâm Bồ-đề, trì chí giới trai,
Lục Ba-la-mật quảng khai,
Làm nhiều công đức, chẳng sai một thì.
Khi thọ mạng tới kỳ viên mãn;
Có tôi và các hạng Tăng lành,
Phóng quang tiếp dẫn vãng sinh,
Ðặng làm Bồ-tát tại thành Lạc bang.
Nguyện hăm tám: Thiên, Nhơn vũ trụ.
Nghe danh tôi sắm đủ bỉ bàng,
Hương, hoa, đăng, chúc huy hoàng,
Tràng phan, bảo cái cúng dường Như lai.
Tạo tháp, tự, trì trai, thanh tịnh,
Làm việc lành tâm định tưởng tôi,
Tưởng luôn trọn một ngày thôi,
Chắc là sẽ đặng nước tôi về liền.
Nguyện hăm chín: Nhơn, Thiên mười cõi,
Nếu dốc lòng ra khỏi bến mê,
Hiệu tôi thập niệm chuyên bề,
Lâm chung sẽ đặng sinh về Lạc bang.
Trừ những kẻ hung tàn hỗn tạp,
Cùng những người Phật pháp dễ khinh,
Ai mang tội ấy vào mình,
A tỳ địa ngục thọ hình chung thân.
Nguyện ba mươi: Thiên, Nhơn, cầm, thú,
Trong thập phương vũ trụ khôn lường,
Trước đà tạo tội thường thường,
Sau nghe danh Phật, tỏ tường cung khai,
Cầu sám hối, trì trai, giới sát,
Nguyện làm lành, nước Phật mong sinh,
Lâm chung sẽ đặng công lành,
Khỏi tam đồ khổ, hóa sinh liên đài.
Nguyện băm mốt: Tiên, Người mười cảnh,
Nghe danh tôi, lễ đảnh theo về,
Vui mà tu hạnh Bồ-đề,
Người người cung kỉnh, một bề tán dương.
Nguyện băm hai: Thập phương thế giới,
Những đàn bà con gái chán đời,
Phát tâm tín niệm danh tôi,
Thân sau tránh khỏi phục hồi nữ nhơn.
Nguyện băm ba: Chúng dân mới tới,
Quả vô sinh bất thối chứng liền.
Lại thêm quả Phật siêu nhiên,
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sinh.
Tôi sẽ giúp cho thành sở mộ,
Tới tha phương tế độ hàm linh,
Hạnh tu Bồ-tát rất tinh,
Lại còn lấy sức oai linh hộ truyền.
Cho người ấy tinh chuyên tấn bộ,
Cùng chúng sinh tín thọ pháp huyền,
“Bồ-đề”, “Tịch diệt”, “Phổ Hiền”,
Tấn thêm “Tối thắng”, cần chuyên thi hành.
Nguyện băm bốn: Dân lành trong nước,
Ðộ chúng sinh, dùng đủ mọi phương,
Ước nguyền sẽ đặng như lòng,
Bao nhiêu nghiệp ác, ba đường khỏi mang.
Nguyện băm lăm: Các hàng Bồ-tát,
Muốn cúng dường chư Phật đâu đâu,
Hoa hương, anh lạc, trân châu,
Liền đi khắp đủ, vừa hầu bữa ăn.
Nguyện băm sáu: Muôn ngàn báu vật,
Muốn cúng dường chư Phật, Thánh Hiền,
Ước ra thì có đủ liền,
Cúng dâng khắp cả về miền chưa trưa.
Nguyện băm bảy: Ai vừa đọc tụng,
Hoặc thọ trì, phụng cúng chư kinh,
Ðặng tài biện luaän thông minh,
Lại thêm Bát nhã, trí lành cao siêu.
Nguyện băm tám: Giảng điều pháp lý,
Ðủ viên thông, đầy trí tuệ tâm,
Nghĩa kinh cùng với pháp âm,
Dầu rằng vi diệu cao thâm đều cùng.
Nguyện băm chín: Quốc trung Bồ-tát,
Thảy thảy đồng dõng bạt kiên cần,
Mỗi người đều đặng kim thân,
Băm hai tướng tốt, mười phân sắc màu.
Thuyết các pháp gồm thâu đạo Phật,
Cũng in như chư Phật đương thời.
Bốn mươi nguyện: Nước của tôi,
Hoàn toàn tinh sạch, chiếu soi một màu.
Chư Bồ-tát ví như muốn thấy,
Cõi Phật nào là thấy chẳng ngoa,
Dòm trong “bảo thọ” hiện ra,
Cảnh nào Phật nấy như là soi gương.
Nguyện bốn mốt: Mọi đường công đức,
Bồ-tát nào chưa được hoàn toàn,
Ðặng nghe, đặng thấy “Ðạo tràng”,
Bề cao cho đến bốn ngàn na do.
Nguyện bốn hai: Các đồ nhật dụng,
Quốc độ tôi thiệt đúng tinh minh,
Chói ngời hình sắc đẹp xinh,
Dầu Thiên nhãn chẳng nhìn hình đặng đâu.
Nguyện bốn ba: Ai ai trong nước,
Chỉ mong cầu nghe được pháp kinh,
Tự nhiên sở nguyện đắc thành,
Không chờ mời thỉnh, thường tình thế gian.
Nguyện bốn bốn: Thanh văn, Duyên Giác,
Trong nước tôi đều đắc oai thần,
Hào quang tỏ rạng vô ngần,
Biện tài thuyết pháp ngang phần Pháp vương.
Nguyện bốn lăm: Tha phương Bồ-tát,
Nghe danh tôi, tấn phát phụng hành,
Thảy đều đặng phép “Tịnh thanh”,
Ðịnh thần, giải thoát, phước lành thưởng ban.
Như ai muốn cúng dường Phật pháp,
Trong một giờ đi khắp hà sa,
Tuy là đường sá rất xa,
Ðịnh thần không lạc, Thiền na chẳng lìa.
Nguyện bốn sáu: Chư tôn Bồ-tát,
Ở tha phương nghe đạt danh tôi,
Quy y tinh tấn vừa rồi,
“Ðịnh thiền bình đẳng” phục hồi bổn nguyên.
Ðắc pháp Nhẫn lên ngôi Chánh giác,
Ðặng thấy thường các bậc Như lai.
Lời nguyện bốn bảy như vầy:
Tha phương Bồ-tát về đầy nước tôi.
Hướng đạo cả tâm hồi bất nhị,
Chẳng thối lui địa vị cao sâu,
Lời nguyện bốn tám báu mầu :
Tha phương Bồ-tát khấu đầu quy y.
Chư vị ấy đắc kỳ sở nguyện,
Nhứt, nhị, tam “Nhẫn thiện” Pháp vương,
Pháp môn của Phật khôn lường,
Thập phương vững trụ dẫn đường chúng sinh.
Khi Pháp Tạng nguyện xong bốn tám
Cõi Tam thiên sáu món rung rinh,
Hương hoa đổ xuống đầy thành,
Hư không phát tiếng “Chắc thành Như Lai”.
------------------
-Trích Nghi Thức Tụng Niệm chữ Việt, Chùa Xá Lợi, Sàigòn, 1992

92. BÀI TỤNG VÍA DI LẶC (III)


Ðêm nay ngày laønh Nguyên đán,
Giờ này phút thiêng Giao thừa;
Tuân lệ cổ tục ngày xưa,
Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
Truyền thừa di phong thuở trước,
Lên chùa lễ Phật dâng hương;
Cầu minh niên vạn sự cát tường,
Nguyện Xuân nhựt tam nguyên như ý.
Cũng trong lễ hôm nay:
Nhớ xưa có Ðại sĩ,
Ðức Di lặc hóa sanh,
Huyện Phụng Hóa Châu Minh,
Thuộc đời Lương, Trung Quốc.
Tin vui của trời đất,
Ân huệ của nhơn sinh,
Ngài có một thân hình,
Ðầy từ bi hoan hỷ.
Người có nhiều thần bí,
Rất khó nghĩ khôn lường,
Và không ít dị thường,
Thật ngờ phàm ngại Thánh.
Người có nhiều kỳ hạnh,
Nói năng không định lời,
Xôn xao trong một thời,
Không ai biết sự thật.
Có người bảo là Phật,
Có kẻ goïi là Thầy.
Ði khất thực đó đây,
Ai cúng gì cũng lấy.
Bị vải treo đầu gậy,
Vật phẩm chứa không đầy,
Có lúc thấy ở đây,
Có khi gặp nơi khác.
Khuyên người chớ làm ác,
Dạy người nên làm lành,
Không ai biết tánh danh,
Gọi Bố đại Hòa thượng.
Một hôm Ngài dựng trượng (gậy),
Tại núi chùa Nhạc Lâm,
Ngồi trên đá định tâm,
Nói bài kệ vắn tắt:
“Rằng ta chơn Di Lặc,
Phân thân ngàn muôn ức,
Thường hiện trước mọi người,
Mọi người tự không biết”.
Nói xong Ngài nhập diệt,
Diệt đông lại sinh Tây,
Ứng hóa khắp đó đây,
Vận thần thông diệu dụng.
Và trong một dịp khác,
Trước một số dân chúng,
Ngài tuyên bố như vầy:
“Ta có một vị Thầy (Phật),
Mọi người đều không biết.
Không tô vẽ son thếp,
Không chạm trổ điêu khắc,
Không một chút thể sắc,
Không một chút cát bụi.
Sạch sẽ không lau chùi,
Người vẽ vẽ không thành,
Kẻ trộm lấy không được,
Thành tánh vốn tự nhiên.
Tuy là có một thể,
Phân thân ngàn muôn ức,
Ngài sử dụng thần lực,
Hóa hiện khắp nhơn thiên.
Daïy vẽ kẻ hữu duyên,
Dắt dìu người vô phúc,
Xa lánh đời trần tục,
Ðưa vào cõi Thiên cung.
Hẹn Long Hoa tam hội tương phùng,
Nguyện Suất Ðà nhaát sanh thân cận,
Giờ này mọi nhà kính cẩn,
Xưng dương tán lễ Hồng danh,
Ðêm nay trăm họ chí thành,
Trân trọng cúng dường vía Thánh.
Trăm hoa hân hạnh,
Mừng Hóa Phật giáng sinh,
Muôn vật nghiêng mình,
Ðón Xuân thiên khai thaùi.
Ðến đây tất cả chúng con:
- Cúi đầu lễ bái,
Cầu gia đình hạnh phúc an khang,
Ngửa mặt dâng hương,
Nguyện đất nước hòa bình hưng thịnh.
Năm châu an định,
Bốn bể thanh bình,
Tình với vô tình,
Ðồng thành Phật đạo.
Nam mô Ðương Lai Hạ Sanh Từ Thị Tôn Phật.
-----------------
-Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT. Thích Hiển Tu, chùa Xà Lợi ấn hành nội bộ, Sàigòn 1989

93. BÀI TỤNG NGÀY PHẬT ÐẢN (II)


Chúng con cung kính nghe rằng:
Nhớ lại thuở xa xưa,
Ðấng đại bi cứu thế.
Ðức Bồ-tát Thiện Huệ,
Bổ xứ tại Ta bà
Từ cõi trời Suất Ða,
Quán nhân duyên thời tiết.
Tịnh Phạn Vương cung khuyết,
Ứng mộng bà Ma Gia.
Cưỡi voi trắng sáu ngà,
Mang Thánh thai Bồ-tát.
Trong vườn hoa thơm ngát,
Một buổi sáng tinh sương,
Hoàng hậu đi dạo vườn,
Bỗng hạ sanh Thái tử.
Tin lan truyền khắp xứ,
Rằng Hoàng hậu sanh con,
Mừng vui cả nước non,
Hân hoan cùng vũ trụ.
Hàng Thiên Long ca vũ,
Các tầng trời rải bông,
Tắm thân có nước chín rồng,
Ðỡ gót có hoa bảy đóa.
ƯÙng thân mở đường giáo hóa,
Linh tích báo việc độ sanh,
Ít có mộng đẹp điềm lành,
Chẳng không tình thương đạo đức.
Trong ngoài thế gian đệ nhứt,
Trên dưới trời đất độc tôn!
Từ đó: cỏ cây chờ thánh gọi hồn,
Người vật đợi thầy truyền đạo.
Nhơn gian có thêm tôn giáo,
Thiên hạ không thiếu Thánh Hiền,
Kiếp sống giảm bớt não phiền,
Cuộc đời tăng thêm lợi lạc.
Phật Ðản hôm nay khai mạc,
Trăng tròn mùa Hạ tháng tư,
Hương thơm phụng hiến một lư,
Hoa quý cúng dường mấy phẩm.
Trước điện cúi đầu suy ngẫm,
Công ơn giáo hoùa cao dầy,
Dưới tọa ngửa mặt tỏ bày,
Hạnh nguyện tín tâm kiên cố.
Chớ tạo ác duyên đau khổ,
Nên xây thiện nghiệp an vui,
Gập ghềnh đường thánh không lui,
Tăm tối ngõ phàm chờ đợi.
Việc làm: Tự tha lưỡng lợi,
Ý nghĩ: Mê ngộ phân minh,
Thương người giúp vật như mình,
Trọng mạng quý thân của chúng.
Thực hiện từ bi diệu dụng,
Trau giồi trí tuệ thần thông,
Ðạo nghiệp mong thuở thành công,
Phước duyên đợi ngày mỹ mãn.
Hôm nay đón mừng Phật Ðản,
Thành tâm tán tụng hồng danh,
Giờ này rước lễ Giáng sanh,
Cung kính quan chiêm bảo tượng.
Vị Thánh muôn đời vô thượng,
Bậc Thầy ba cõi tối cao,
Giáng thần vằng vặc bóng sao,
Hạ sanh huy hoàng mặt nhật.
Chúng con cùng tất cả chúng sinh:
Sống kiếp hậu sinh thiếu đức,
Sanh đời mạt pháp ít duyên,
Rất may gặp đường Từ thuyền,
Tốt phước đón nhằm Pháp giá.
Mong ơn Ðạo sư giáo hóa,
Thắm nhuần lẽ đạo nhiệm mầu,
Thỏa lòng mấy thuở nguyện cầu,
Vui sống bao đời giải thoát.
Cúi mong Thế Tôn đại giác,
Từ bi tác đại chứng minh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
--------------
-Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ,HT Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành nội bộ, Sàigòn, 1989

94. BÀI TỤNG VÍA PHẬT DI ÐÀ


Chúng con cung kính nghe rằng:
Thân vàng tướng hảo,
Ba đời uy đức huy hoàng,
Ao báu sen vàng,
Mười cõi hào quang rực rỡ !
Tịnh nghiệp pháp môn nguyện mở,
Thiện nhơn liên xã xin đăng.
Theo ngài Huệ Viễn cao Tăng,
Niệm Phật vãng sanh Thánh cảnh.
Nhờ đức Di Ðà đại thánh,
Thương tình tiếp dẫn Lạc bang.
Hôm nay tất cả chúng con:
Cung kính quì trước đạo tràng,
Chí thành dâng lên pháp cúng,
Di Ðà kinh văn phúng tụng,
Hồng danh Thánh hiệu xưng dương.
DÂng đủ Ngũ căn hương,
Cúng đầy Bát đức thủy,
Cùng Thất chi quả quí,
Với chúng diệu hoa tươi.
Cúng dường Cực lạc Ðạo sư,
Tôn vinh giờ thiêng vía Thánh.
Ðông tây hai cảnh,
Cảm cách một lòng,
Cúi đầu cầu mong,
Dũ lòng chứng giám.
Tất cả chúng con nghĩ rằng:
Tự tánh Di Ðà mặc cảm,
Duy tâm Tịnh độ nghĩ suy.
A Di Ðà Phật là gì?
Là Vô Lượng Quang,
Là Vô Lượng Thọ.
Là vô biên Trí huệ từ bi !
Duy tâm Tịnh độ là gì?
Là đất nước trang nghiêm công đức,
Là phương Trời tự tại đông vui !
Thế nhưng tất cả chúng con,
Từ vô thỉ kiếp đến nay,
Sáu đường sanh tử tới lui,
Ba cõi luân hồi qua lại.
Ðến như thế giới chúng con:
Tám nạn, ba tai kinh hãi,
Bốn suy, tám khổ chán chường.
Ðến đây tất cả chúng con:
Nguyện phát minh thể tánh chơn thường,
Hầu thấy Di Ðà tự tánh.
Mong xây dựng cuộc đời đạo hạnh,
Ngõ thành Tịnh độ duy tâm.
Cúi đầu thệ nguyện âm thầm,
Ngửa mong Từ bi gia hộ.
Nam mô Tây phương Giáo chủ,
Tiếp dẫn Ðạo sư,
A Di Ðà Phật.
Tác đại chứng minh.
--------------
-Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành nội bộ, Sàigòn, 1989

95. BÀI TỤNG NGÀY PHẬT THÀNH ÐẠO (II)


Chúng con kính nghe rằng:
Nhớ một thuở xa xưa,
Tại thành Tỳ La Vệ,
Một Bồ-tát xuất thế,
Con vua Tịnh Phạn Vương,
Ôm ấp một tình thương
Cứu muôn loài đau khổ.
Bỏ ngai vàng quốc độ,
Vào núi Tuyết tu hành.
Vì thệ nguyện độ sanh,
Sống sáu năm khổ hạnh.
Thế rồi trong đêm lạnh,
Dưới gốc cây Bồ-đề,
Người hạ một lời thề,
Quyết không rời bảo tọa.
Nếu không thành đạo quả,
Chẳng rời khỏi nơi đây,
Các ma vương bủa vây,
Tất cả đều hàng phuïc.
Dứt sạch mọi tham dục,
Thấy ánh sáng sao mai,
Lúc ấy độ canh hai,
Tâm hồn đều trong sáng.
Người liền tuyên lời phán:
“Rằng rất là lạ thay,
Không một ai biết hay,
Muôn loài có Phật tánh.
Ta nay đã thành Thánh,
Chúng sinh Thánh sẽ thành.
Vì tất cả chúng sinh,
Ðều có các đức tướng,
Cùng trí tuệ vô thượng,
Của các đấng Như lai.
Trong quá khứ vị lai,
Muôn đời mới xuất hiện,
Tin vui truyền non biển,
Nước Ấn Ðộ bao la.
Rằng Thái tử Ðạt Ða,
Thuộc dòng vua họ Thích,
Sau bao năm ẩn tích,
Tìm đạo để cứu đời.
Ðã tuyên bố mấy lời,
Thành Chánh đẳng Chánh giác,
Trời người đều hoan lạc,
Ðến rải hoa cúng dường.
Cùng thiên nhạc thiên hương,
Xin Pháp vương thuyết pháp.
Nhưng Người chưa vội đáp,
Vì thấy đạo thâm huyền,
Không thể được vội truyền,
Pháp thiêng của chư Phật.
Thế rồi Ngài nhập thất,
Trong hai mốt ngày liền,
Quán sát các nhơn duyên,
Cùng với các phương tiện.
Nhớ lại lời thệ nguyện,
Người đứng dậy ra đi,
Trong trí thường nghĩ suy,
Về năm người bạn cũ.
Người đến vườn Lộc Uyển,
Giảng đạo lý nhơn duyên,
Chỉ rõ gốc não phiền,
Từ vô minh trước hết.
Ðến sinh già bệnh chết,
Mười hai duyên nối liền.
Soáng cuộc đời triền miên,
Với sanh tử đau khổ.
Gốc vô minh phải nhổ,
Mới hết nỗi khổ đau,
Tứ đế đạo nhiệm mầu,
Là “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo”.
Từ đâu có quả báo?
Từ tích “Tập” khổ nhơn.
Muốn “Dứt” các “Khổ” nhơn,
Cần tu Bát Thánh “Ðạo”.
Ðó là Người dạy bảo,
Năm Ðại đức Tỷ-kheo,
Khuyên các vị tuân theo,
Sẽ dứt hết sanh tử.
Vào Niết-bàn tịch xứ,
Hết các thứ nghiệp khiên,
Hết tham sân sử triền,
Sống cuộc đời giải thoát.
Với “Ngã tịnh thường lạc”,
Hết lưu chuyển luân hồi,
Biển khổ hết nổi trôi,
Ðường mê thôi lạc lối.
Ðã vào thành bất thối,
Vui hơn các trời cao!
Kính bạch đức Bổn sư Từ phụ!
Chúng con hôm nay:
Nhìn lại ánh sao,
Nhớ thuở Bổn sư thành Ðạo.
Nhớ lời dạy bảo,
Nhớ ngày trời đất hân hoan.
Chúng con cúi mong rằng:
Mong cho ánh sáng đạo vàng,
Muôn thuở hào quang rực rỡ.
Cầu cho Hoa Ðàm lại nở,
Tỏa hương ngào ngạt nhơn gian.
Cầu cho đất nước bình an,
Nguyện cho nhân dÂn hạnh phúc.
Cúi đầu cung chúc,
Ngửa mặt ca dương.
Cha lành đoái thương,
Chứng minh gia hộ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
--------------------
-Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT.Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành nội bộ, Sàigòn, 1989



Chú thích


1 Lai vương: lại chầu vua, tức là chầu Phật, Pháp vương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8798)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6904)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10249)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7512)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8376)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5886)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6550)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8852)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 7004)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6443)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]