Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG 12: HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ, VÀ CÁI CHẾT

03/04/201313:05(Xem: 23741)
CHƯƠNG 12: HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ, VÀ CÁI CHẾT

vstp-bia

Vì sao tin Phật

Hòa thượng K. Sri Dhammananda

Thích Tâm Quang dịch Việt,
California, Hoa Kỳ, 1997

Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987


---o0o---

Chương 12

HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ VÀ CÁI CHẾT

-ooOoo-

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VÀHÔN NHÂN

Với Phật Giáo, hôn nhân được coi là một vấn đề riêng tư, cá nhân và không phải là một bổn phận tôn giáo.

Hôn nhân là một tập quán xã hội, một sự xây dựng tạo nên bởi con người cho sự sung sướng và hạnh phúc của mình, để phân biệt xã hội loài người với đời sống loài vật, và để duy trì trật tự và hòa hợp trong tiến trình sinh sôi nẩy nở. Tuy kinh sách Phật Giáo không đề cập đến vấn đề một vợ một chồng hay đa thê, người cư sĩ Phật Giáo vẫn được khuyên dạy là nên giới hạn một vợ mà thôi. Đức Phật không đặt để luật lệ về đời sống vợ chồng nhưng Ngài đã cho các lời khuyên cần thiết về hạnh phúc lứa đôi. Suy luận rộng ra qua những bài pháp của Ngài, là nên khéo léo, trung thành với người vợ và không nên đam mê nhục dục, chạy theo đàn bà. Đức Phật nhận định một trong những nguyên chính làm con người suy sụp là do dan díu với người đàn bà khác (Kinh Parabhava). Người đàn ông biết rõ những nỗi khó khăn, gian nan và đau khổ mà mình sẽ phải chịu đựng với chỉ một vợ và một mái gia đình. Những điều đau khổ ấy còn sẽ được nhân lên khi phải đối đầu với tai ương hoạn nạn. Hiểu biết bản chất yếu đuối của con người, Đức Phật khuyên dạy tín đồ qua một trong các giới không được gian dâm hay đồi bại về nhục dục.

Quan điểm Phật Giáo về hôn nhân rất phóng khoáng: với Phật Giáo, hôn nhân là một vấn đề hoàn toàn riêng tư và cá nhân, và không phải là một bổn phận đạo giáo. Không có luật lệ tôn giáo trong Phật Giáo bắt buộc một người phải lấy vợ lấy chồng, giữ độc thân hay sống một cuộc đời hoàn toàn trong trắng. Cũng không chỗ nào nói người Phật Tử bắt buộc phải sanh con, hay phải hạn chế số con. Phật Giáo cho cá nhân tự do quyết định tất cả những vấn đề thuộc hôn nhân. Có thể hỏi tại sao các Thầy Tu lại không lập gia đình vì không có luật lệ nào chống lại hôn nhân cả. Lý do rõ ràng là để phục vụ nhân loại nên các nhà sư đã chọn đường lối sống trong đó gồm có sống độc thân. Những ai từ bỏ cuộc đời trần tục tự nguyện sống cuộc đời không vợ con để tránh những ràng buộc thế gian hầu duy trì được an lạc nội tâm, và hiến trọn đời mình phục vụ người khác đạt được giải thoát tinh thần. Mặc dù các nhà sư Phật Giáo không chủ tọa các lễ hôn phối nhưng các nhà họ vẫn hướng dẫn các nghi thức tôn giáo để cầu phước cho các cặp vợ chồng.

LY DỊ

Ly thân hay ly dị không bị cấm trong Phật Giáo, tuy sự cần thiết phải ly dị sẽ rất hiếm xảy ra nếu những huấn thị của Đức Phật được triệt để thi hành. Vợ chồng phải được tự do xa nhau nếu họ thực sự không thể cùng nhau chung sống được. Xa nhau tốt hơn là phải cùng nhau chung sống một cuộc đời kéo dài khổ sở. Đi xa hơn nữa, Đức Phật khuyên các người già không nên lấy vợ trẻ vì già và trẻ không cân xứng sẽ tạo nên những khó khăn quá mức, bất hòa và suy vi (Kinh Parabhava).

Xã hội lớn mạnh nhờ hệ thống liên hệ bằng những tương quan xoắn xuýt nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi mối quan hệ là cả tấm lòng cam kết để hỗ trợ và bảo vệ nhau trong một nhóm hay cộng đồng. Hôn nhân là một phần rất quan trọng trong mạng lưới chặt chẽ của những quan hệ hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải bắt nguồn và phát triển từ sự hiểu biết chứ không phải từ sự sôi nổi tùy hứng, từ lòng trung thành thực sự chứ không phải từ lòng ham mê bồng bột. Xây dựng hôn nhân sẽ tạo một căn bản tốt đẹp cho sự phát triển văn hóa, kết hợp hài hòa của hai cá nhân được chăm sóc tránh khỏi bị cô đơn, tước đoạt và sợ hãi. Trong hôn nhân, người phối ngẫu phát triển vai trò bổ sung sức mạnh và tinh thần can đảm cho nhau, và mỗi người đồng thể hiện tinh thần nâng đỡ và cảm kích tài đức của nhau. Không nên có tư tưởng người đàn ông hơn người đàn bà hay người đàn bà hơn người đàn ông - người này bổ túc cho người kia, một sự hùn hạp bình đẳng cùng đem lại đức tính dịu dàng, khoan dung, điềm tĩnh và hy sinh cho nhau.

PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SANH ĐẺ, PHÁ THAI VÀTỰ TỬ

Mặc dù con người có tự do kế hoạch hóa gia đình cho thích nghi với mình, nhưng không thể nào bào chữa cho việc phá thai được.

Người Phật Tử không có lý do nào để chống lại phương pháp hạn chế sinh đẻ. Họ được tự do sử dụng bất cứ biện pháp nào cổ xưa hay tân tiến để ngừa thai. Những ai chống lại hạn chế sinh đẻ nói rằng điều này đi ngược lại luật của Thượng Đế đã đặt ra, phải hiểu rằng quan điểm của họ về vấn đề này không hợp lý. Việc được làm trong phương pháp hạn chế sinh đẻ là ngăn chận sự hình thành một kiếp sống của một chúng sanh. Không có giết chóc và không có hành động tạo nghiệp. Nhưng nếu có bất cứ một hành động nào để phá thai thì hành động này sai quấy vì đã lấy đi hay phá hoại một mạng sống dù nhìn thấy được hay không nhìn thấy được. Cho nên việc phá thai không thể nào bào chữa được.

Theo lời Phật dạy phải hội đủ năm điều kiện hiện hữu mới tạo thành một hành động sát sanh, đó là:

1. Một chúng sinh,
2. Biết hay nhận thức đó là một chúng sinh,
3. Có ý giết,
4. Cố gắng giết, và
5. Hậu quả là cái chết

Khi một người đàn bà mang thai, có một chúng sinh trong dạ con, và việc này hoàn thành điều kiện đầu tiên. Sau một vài tháng, người đàn bà đó biết có một mạng sống mới trong mình, và đó điều kiện thứ hai hoàn tất. Nay vì lý do này hay lý do khác, người đó không muốn có cái bào thai trong mình. Bà ta bắt đầu tìm đến một nhà phá thai làm công việc phá thai, và như vậy điều kiện thứ ba hoàn tất. Điều kiện thứ tư cho thấy cuối cùng, bào thai bị giết vì hành động này. Vậy tất cả các điều kiện đều hiện hữu. Như vậy, bà đã vi phạm giới thứ nhất "Không Sát Sanh", vì việc này tương đương với việc giết một chúng sanh. Theo Phật Giáo, không một lý do nào có thể nói là ta được quyền lấy đi mạng sống của người khác.

Trong một số trường hợp, người ta cảm thấy bắt buộc phải làm như vậy vì sự thuận tiện cho chính mình. Nhưng họ không thể biện minh cho hành động phá thai và dù thế nào đi nữa, họ cũng phải đối đầu với hậu quả của nghiệp xấu. Tại một vài quốc gia, phá thai được hợp pháp hóa, nhưng việc này chỉ để tránh một số khó khăn. Nguyên tắc đạo lý không bao giờ đầu hàng cho lạc thú của con người mà luôn đứng về phúc lợi của toàn thể nhân loại.

TỰ TỬ

Hủy bỏ mạng sống của chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều sai trái về mặt luân lý và tinh thần. Hủy hoại mạng sống của mình vì dao động hay thất vọng chỉ gây thêm nhiều đau khổ. Tự tử là một phương cách hèn nhát để chấm dứt những khó khăn đời sống của mình. Một người không thể tự tử nếu có được tâm thanh tịnh và bình tĩnh. Nếu ta từ bỏ thế giới này với một tâm bối rối và bất mãn, thì điều chắc khó cho ta được tái sanh vào hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Tự tử là một hành động bất thiện hay vụng về vì bị tác động bởi một tâm đầy tham sân si. Những ai tự tử không biết làm sao đương đầu với khó khăn, làm sao đối mặt với những sự thật của đời sống, và làm thế nào để sử dụng tâm ý đúng cách. Những người như vậy không thể hiểu được bản chất cuộc sống và những điều kiện trên cõi đời này.

Một số người hy sinh mạng sống của mình cho điều mà họ nghĩ là một sự nghiệp tốt đẹp và cao thượng. Họ hủy bỏ đời mình bằng các phương pháp như tự cống hiến tính mệnh, tự bắn, hay tuyệt thực. Những hành động như vậy được coi như gan dạ và can đảm. Tuy nhiên theo quan điểm Phật Giáo, những hành động như vậy không phải để được tha thứ. Đức Phật nhấn mạnh rõ ràng rằng các đầu óc muốn tự kết liễu mạng sống của mình sẽ đưa đến bao khổ đau hơn nữa.

TẠI SAO DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI LẠI GIA TĂNG?

Thật không có lý do nào để nghĩ rằng chỉ trong khoảng thời gian này mà dân số trên thế giới mới gia tăng.

Nếu Phật Tử không tin vào linh hồn được Thượng Đế tạo ra thì sao họ có thể giải thích về dân số gia tăng trên thế giới này? Đó là một câu hỏi rất thường được nhiều người nêu ra hiện nay. Người hỏi câu này thường chấp nhận rằng chỉ có một thế giới có chúng sinh hiện hữu. Ta phải nhận rằng đó là một điều hoàn toàn tự nhiên mà dân số tăng tại những nơi có điều kiện khí hậu tốt, có cơ sở y khoa, thực phẩm và những phương tiện phòng ngừa về sinh sản và bảo vệ chúng sinh.

Ta cũng nên nhận thức rằng không có lý do nào để cho rằng chỉ trong thời gian này dân số trên thế giới mới gia tăng. Không có cách nào để so sánh với bất cứ giai đoạn nào của lịch sử cổ xưa. Có nhiều nền văn minh rộng lớn đã hiện hữu và mất đi tại Trung Á, Trung Đông, Phi Châu và Mỹ Châu thời cổ. Không còn lưu lại mảy may nào về những bản kiểm kê về các nền văn minh đó. Dân số, cũng như mọi thứ khác trong vũ trụ, cũng chịu ảnh hưởng theo chu kỳ lên xuống. Trong những chu kỳ nhân số tăng vọt, ta dễ có khuynh hướng lý luận chống lại thuyết tái sanh trên thế giới này hay thế giới khác. Với vài nghìn năm qua, không có bằng chứng nào cho thấy số người tại nơi nào đó trên thế giới nhiều hơn ngày nay nhưng con số của các chúng sinh hiện hữu trong nhiều hệ thống trên thế giới khác thật ra không đếm được. Nếu con số của nhân loại có thể so sánh với một hạt cát thì con số chúng sanh trong vũ trụ sẽ giống như số hạt cát nơi tất cả các bờ biển trên thế giới. Khi đủ nhân duyên, khi được hỗ trợ bởi thiện nghiệp, một phần ít của con số chúng sinh không đếm được tái sanh làm người. Sự tiến bộ của y khoa nhất là vào thế kỷ thứ 19 và 20, giúp cho con người sống lâu hơn và khoẻ mạnh hơn.

Đó là một yếu tố góp phần cho dân số gia tăng. Dân số có thể tăng thêm nhiều hơn nữa trừ phi người ý thức có biện pháp kiểm soát. Vì lý do đó, công trạng hay trách nhiệm về sự gia tăng dân số phải quy về cơ sở y khoa và những hoàn cảnh thuận tiện ngày nay. Công trạng này hay trách nhiệm không thể quy về một tôn giáo đặc biệt nào hay bất cứ một nguồn gốc bên ngoài nào cả. Có những người tin rằng tất cả những sự bất hạnh diễn ra để phá hủy mạng sống con người đều do Thượng Đế tạo ra để giảm thiểu dân số trên thế giới. Thay vì mang quá nhiều đau khổ đến cho những sinh vật do chính Thượng Đế tạo ra, tại sao Thượng Đế không thể kiểm soát dân số? Tại sao Thượng Đế còn tạo càng ngày càng nhiều người tại những quốc gia đông dân mà mà lại thiếu thốn thực phẩm, quần áo, và những nhu cầu căn bản cần thiết? Những ai tin tưởng Thượng Đế tạo mọi thứ không thể trả lời thỏa đáng câu hỏi ấy. Nghèo khổ, bất hạnh, chiến tranh, đói, bệnh, nạn thiếu thực phẩm không phải do ý muốn của Thượng Đế hay do ý thích của ma quỷ nào đó, nhưng do các nguyên nhân không mấy khó để có thể tìm ra được.

SINH LÝ VÀ TÔN GIÁO

"Phần dưới của chúng ta vẫn còn là thú vật" (Gandhi)

Sự đòi hỏi sinh lý là động lực mạnh nhất trong bản chất con người. Cho nên ảnh hưởng sâu rộng về sức mạnh dục tính cần phải có biện pháp kiềm chế ngay trong cuộc sống bình thường. Trường hợp của người sống hướng về tinh thần, bất cứ ai muốn kiểm soát hoàn toàn tâm ý mình thì một biện pháp mạnh mẽ rộng lớn của kỷ luật tự giác rất cần thiết. Một năng lực mạnh mẽ như vậy trong bản tính của con nguời chỉ có thể bị khuất phục nếu người có chí biết kiểm soát tư tưởng và thực hành việc tập trung tâm ý của mình. Sự kiềm chế sức mạnh dục tính khiến sức mạnh tinh thần phát triển. Nếu ta kiểm soát được sức mạnh dục tính, ta sẽ có thể kiểm soát nhiều hơn nữa trên toàn thể bản chất của mình, trên những xúc cảm nhỏ nhặt hơn.

Độc thân là một trong những điều cần thiết cho những ai muốn phát triển tinh thần đến mức toàn hảo. Tuy nhiên, không bắt buộc mỗi hay mọi người phải độc thân để hành trì Phật đạo. Lời khuyên của Đức Phật là giữ độc thân thì thích hợp hơn cho một người muốn trau dồi để đạt thành quả tinh thần. Với người cư sĩ bình thường, giới luật là không tà dâm. Mặc dù sự đồi trụy của sức mạnh nhục dục không phải đều cùng một loại như vậy nhưng người đồi trụy lúc nào cũng bị đau khổ bởi những phản ứng xấu cả về vật chất hoặc tinh thần hay cả hai.

Một cư sĩ Phật Tử cần phải tập kiểm soát bản năng sinh lý mình ở một mức độ nào đó. Sự đòi hỏi về xác thịt phải được kiểm soát đúng cách nếu không con người sẽ có tư cách xấu hơn là con vật khi bị đam mê bởi ái dục. Hãy xét đến thái độ tính dục của cái mà ta gọi là " thấp hơn thú vật" . Cái nào mới thực sự là thấp hơn- loài vật hay loài người? Loài nào có thái độ về tính dục qua hành động bình thường và tự nhiên? Còn loài nào thi đua về đủ mọi kiểu cách bất bình thường và đồi trụy? Loài vật thường tỏ ra một sinh vật cao hơn, và con người là kẻ thấp hơn. Và tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì con người với khả năng tinh thần nếu được sử dụng đúng sẽ giúp cho họ điều khiển những thôi thúc thể xác của mình, nhưng lại đi dùng sức mạnh tinh thần này vào tác phong đáng trách và làm cho họ càng lệ thuộc vào những đòi hỏi ấy. Con người như vậy xem như còn thấp hơn con vật.

Tổ tiên chúng ta coi nhẹ phần đòi hỏi sinh lý này. Cha ông chúng ta hiểu cái đó đã đủ mạnh không cần phải dùng đến kích thích nào nữa. Nhưng ngày nay chúng ta đã làm nổ tung nó bằng cả ngàn hình thức quảng cáo, tuyên truyền, triển lãm đầy kích động và khêu gợi; và chúng ta đã trang bị cho sức mạnh dục tính bằng chủ trương nói rằng sự kìm hãm sinh lý là nguy hiểm và có thể gây nên những xáo trộn tinh thần.

Tuy nhiên, sự kìm hãm tức là sự kiểm soát tính năng là nguyên tắc đầu tiên của bất cứ nền văn minh nào. Trong xã hội văn minh tiên tiến hiện nay, chúng ta đã làm ô nhiễm bầu không khí giới tính bao quanh chúng ta - mức thôi thúc của thân tâm muốn được thỏa mãn tình dục thật là to lớn.

Hậu quả của việc khai thác tình dục này do những kẻ lợi dụng ẩn nấp trong xã hội tiên tiến, thanh thiếu niên ngày nay phát huy mạnh mẽ thái độ đối với tình dục làm thành một mối lo ngại chung. Một thiếu nữ ngây thơ không dám tự do để đi đây đi đó mà không bị quấy rầy. Mặt khác phái nữ phải ăn mặc sao để đừng khơi động bản chất thú tính ẩn tàng nơi đám thanh thiếu niên.

Con người là con vật duy nhất không có thời gian ngưng hoạt động giới tính theo tự nhiên để thân xác có thể hồi phục sinh khí. Bất hạnh thay ngành khai thác thương mại về bản tính đa dâm nơi con người đã khiến nhân loại hiện đại bị đặt trước những chướng ngại tiếp diễn không ngừng của sự kích thích tình dục từ mọi phía. Nhiều chứng loạn thần kinh trong đời sống ngày nay đều có dấu vết do tình trạng mất quân bình của những chuyện tình. Người ta muốn đàn ông chỉ nên có một vợ, nhưng đàn bà lại được khuyến khích bằng mọi cách để có thể được tự mình trở nên "quyến rữ"không phải chỉ cho chồng, nhưng để kích thích nơi mỗi người đàn ông sự đam mê mà xã hội cấm người đó tham đắm vào. Nhiều xã hội cố gắng bắt buộc chế độ một vợ một chồng. Như vậy, một người đàn ông với nhiều nhược điểm vẫn có thể là một người đạo đức, có nghĩa là người đó vẫn trung thành với một vợ theo luật định. Sự nguy hiểm nơi đây nằm trong sự kiện là người biết suy nghĩ thừa thông minh để hiểu rằng những luật lệ ấy chỉ là nhân tạo và không có căn cứ nào trên nguyên tắc tiên nghiệm, phổ thông có giá trị nào cả; những luật lệ ấy có khả năng rơi vào cách suy tư lầm lẫn giống như tất cả những luật lệ luân thường đạo lý khác .

Tình dục nên chỉ cho nhau ở nơi chốn thích hợp trong đời sống bình thường của con người nhưng chẳng nên kiềm chế mất sức khỏe mà cũng chẳng nên thái quá không lành mạnh. Nó lúc nào cũng phải được ý chí kiểm soát, và được xem như lành mạnh nếu nó được đặt trong bối cảnh thích hợp.

Không nên coi sinh lý như một chất liệu quan trọng nhất cho hạnh phúc của đời sống lứa đôi. Những ai quá tham đắm có thể trở nên nô lệ cho nhục dục mà cuối cùng làm hại đến tình yêu và sự tương kính trong hôn nhân. Như trong mọi thứ, ta nên điều độ và có lý trí trong việc đòi hỏi sinh lý của mình, cân nhắc tình cảm thân thiết và tính khí lẫn nhau.

Hôn nhân là một cam kết giữa người đàn ông và người đàn bà đi vào cuộc sống chung. Kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết là ba phẩm hạnh chính phải được phát triển và nuôi dưỡng bởi hai người. Trong khi tình yêu là mối ràng buộc hai người với nhau thì phần vật chất cần thiết để gia đình được hạnh phúc nên do người đàn ông lo lắng để vợ chồng chia sẻ. Tiêu chuẩn cho một cặp hôn phối tốt đẹp phải là "của chúng ta" chứ không phải là "của anh" hay "của em". Cặp vợ chồng tốt đẹp phải "mở rộng" con tim đối với nhau, và phải kìm hãm sự vui chơi "bí mật". ôm giấu mãi bí mật cho riêng mình có thể dẫn đến nghi kỵ và nghi kỵ là yếu tố có thể phá hoại tình yêu của người hôn phối. Nghi kỵ nuôi dưỡng hờn ghen, hờn ghen tạo sân hận, sân hận làm tăng lòng oán ghét, oán ghét biến thành thù địch và thù địch là nguyên nhân của khổ đau không thể tả kể cả đổ máu, tự tử và chí đến giết người.

-ooOoo-

Đầu trang| Mục lục| 01| 02| 03| 04| 05a| 05b| 06| 07| 08| 09| 10| 11| 12| 13| 14| 15| 16| 17


Source :
BuddhaSasana Home Page

--- o0o ---

Trình bày: Chân Đức & Nguyên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 4858)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4394)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 7758)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4286)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 4789)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8635)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4068)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7225)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 4828)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 4655)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]