Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG 4: CHÂN LÝ BẤT DIỆT CỦA ĐỨC PHẬT

03/04/201313:03(Xem: 27896)
CHƯƠNG 4: CHÂN LÝ BẤT DIỆT CỦA ĐỨC PHẬT

vstp-bia

Vì sao tin Phật

Hòa thượng K. Sri Dhammananda

Thích Tâm Quang dịch Việt,
California, Hoa Kỳ, 1997

Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987


---o0o---

PHẦN II

PHẬT GIÁO: CỐT TỦY - SO SÁNH CÁC VẤN ĐỀ

Chương 4

CHÂN LÝ BẤT DIỆT CỦA ĐỨC PHẬT

-ooOoo-

SƯ TỬ HỐNG

Sau khi nghe lời Đức Phật dạy, nhiều người đã quyết định từ bỏ quan niệm sai lầm của họ trước đây về lối sống đạo hạnh.

Phật Giáo là một viên kim cương quí giá với nhiều mặt cắt sáng đẹp lôi cuốn đủ mọi hạng người có nhân phẩm khác nhau. Mỗi mặt cắt này đều có những phương pháp và đường lối đã được kiểm chứng nhằm đem lợi ích cho người tìm Chân Lý dù mức độ hiểu biết và thâm nhập của họ có khác nhau.

Phật Pháp là kết quả có được do một vị hoàng tử quý phái với lòng từ bi vô lượng, với sứ mệnh giúp đỡ nhân loại khổ đau, đã nỗ lực tìm tòi tích cực và thâm sâu trong một thời gian dài. Mặc dù sống trong cảnh giàu sang phú quý của vị thái tử sẽ nối ngôi vua, Ngài đã từ bỏ cuộc sống xa hoa, và đã gian lao dấn thân vào việc tìm chân lý, tìm phương thuốc trị bệnh đau khổ và bất toại nguyện của đời sống con người. Ngài mang hết tâm lực, tìm giải pháp cho con người thoát khỏi khổ đau. Trong cuộc tìm kiếm lâu dài này, Ngài đã không ỷ vào một đấng thần linh nào hay niềm tin truyền thống trong quá khứ. Ngài đã nỗ lực nghiên cứu với một tâm trí phóng khoáng, tự do, theo đường hướng mục tiêu thành khẩn của Ngài, theo một quyết tâm cao thượng, kiên nhẫn sắt đá, và một trái tim từ bi nhiệt thành để giải thoát khổ đau. Sau sáu năm dài kinh nghiệm, thử thách và kiên trì, vị Hoàng Tử cao quý này đạt được mục tiêu - Ngài đạt Giác Ngộ và ban cho thế giới giáo pháp của Ngài được gọi là Phật Pháp.

Đức Phật có lần tuyên bố: 'Này các Tỳ-Kheo, sư tử, Chúa sơn lâm, ra khỏi hang lúc chiều tà. Nó vươn vai, nhìn tứ phía. Rồi nó rống lên ba tiếng gầm. Sau khi gầm lên ba tiếng sư tử chạy đi rình mồi.

'Bấy giờ, này tỳ kheo, khi các con thú rừng nghe thấy tiếng Chúa Sơn lâm này rống lên, đều khiếp vía, đều run rẩy sợ hãi. Thú nào sống trong hang thì chạy vào hang, con nào sống dưới nước chạy xuống nước, con nào sống trong rừng chạy vào rừng, chim muông vội vã bay đi.

Dù các quản tượng tại thôn dã, trong thành hay tại hoàng cung đã buộc voi bằng các sợi dây da thật chắc, khi nghe thấy Sư Tử gầm, voi cũng lồng lên bật hết các dây buộc, phân vung vãi vì sợ hãi, và trong hoảng hốt chạy tới chạy lui. Sức hùng mạnh ấy là của con sư tử, chúa sơn lâm, trên tất cả các thú. Sư tử uy vũ hùng mạnh và oai nghiêm.

'Cũng như vậy đó, này các tỳ kheo, phải chăng khi một Đức Phật xuất hiện trên thế giới, Ngài là Vị A La Hán, Bậc Đại Giác, là bậc trí tuệ và hạnh kiểm toàn bích, là người du hành, người biết rõ thế giới, là huấn luyện viên xuất sắc nhất cho những ai cần đưọc huấn luyện, là thầy của trời và người, là Đấng Vô Thượng Sĩ. Đó là bản chất của quan niệm về cái Ta, con đường dẫn đến để chấm dứt cái Ta'

Dù là các vị trời, khi nghe thấy Pháp của Như Lai cũng đều sợ hãi: các vị trời run rẩy khiếp hãi nói: "Chúng tôi tưởng rằng chúng tôi thường còn mà rồi ra tất cả cũng là vô thường, chúng tôi tưởng rằng chúng tôi vững vàng mà rồi cũng chẳng vững vàng, chẳng trường cửu mà chúng tôi nghĩ là trường cửu. Quả là chúng tôi cũng vô thường, không vững vàng, không trường cửu, không có gì trong cái Ta cả". Sức mạnh đó chính là một đấng Như Lai đứng vượt trên thế giới loài trời và loài người. (Anguttara Nikaya)

PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Phật Giáo chẳng là gì ngoài Chân Lý Cao Thượng.

Phật Giáo là gì? Câu hỏi này đã làm nhiều người bối rối thường muốn biết Phật Giáo có phải là một triết lý, một tôn giáo, hay là một lối sống. Câu trả lời đơn giản là Phật Giáo quá rộng lớn và thâm sâu để có thể sắp vào một trong ba loại trên. Đương nhiên, Phật Giáo gồm cả triết lý, tôn giáo và lối sống nhưng Phật Giáo vượt hẳn các loại trên.

Thứ loại hay danh hiệu gán cho Phật Giáo giống như bảng tên để cho mọi người chứng biết cái gì đang được trình bày. Nếu ta so sánh Phật giáo vói một hãng thuốc, rõ ràng bảng tên của hãng thuốc không chữa cho một người khỏi bệnh được. Nếu thuốc công hiệu, bạn dùng nó và được khỏi bệnh mà chẳng cần quan tâm đến cái bảng tên hãng thuốc chỉ cái nhãn thuốc. Cũng vậy, nếu giáo pháp của Đức Phật hữu hiệu, áp dụng giáo pháp này bạn chẳng cần quan tâm đến bảng tên hay nhãn hiệu. Không nên sắp Phật Giáo vào một loại riêng biệt nào hay giới hạn Phật Giáo dưới bất kỳ một bảng tên nào.

Những người khác nhau ở vào thời điểm và điạ điểm khác nhau, đã gán các nhãn hiệu và giải thích khác nhau về Phật Giáo. Đối với một số người, Phật Giáo có vẻ chỉ là một mớ thực hành dị đoan. Với một nhóm người khác, Phật Giáo chỉ là một danh hiệu tiện dụng để đạt được lợi lạc có tính cách hạn định. Với một nhóm người nọ, Phật Giáo cổ hủ lỗi thời. Với nhóm người kia, Phật Giáo là một hệ thống tư tưởng có ý nghĩa chỉ riêng cho giới trí thức mà thôi. Với một số người, Phật Giáo là một khám phá khoa học. Đối với người Phật tử thuần thành và sùng đạo, Phật Giáo là cả cuộc đời họ, là nhiệm vụ phải làm cho tất cả những gì gần gữi và thân yêu của họ.

Một số nhà trí thức coi Phật Giáo là một sản phẩm của môi sinh Ấn hay sự phát triển của một trong những loại giáo lý khác của người Ấn. Phật Giáo chẳng là gì cả mà chỉ là Chân Lý Cao Thượng. Đó là đường vào thực tại bằng tri thức. Sự hiểu biết của Đức Phật về những vấn đề vũ trụ không chỉ thu?n bằng phương pháp dựa trên lý trí và tinh thần, mà bằng sự trau dồi và thanh lọc tâm ý. Thế đứng tinh thần của Đức Phật gợi lại thái độ khoa học khiến Ngài trở thành độc nhất vô nhị giữa những bậc đạo sư tôn giáo trong mọi thời gian. Đương nhiên, yêu cầu trình độ cao về tinh thần và đạo đức tràn ngập Ấn Độ vào thời gian đó, là những điều kiện tiên khởi khẩn cứu lại ánh sáng của Pháp bị chìm đắm trong lãng quên. Sự phát triển về tôn giáo hàng ngàn năm và triết học qua hàng ngàn năm đã để lại trên mảnh đất trí thức Ấn những chất liệu phong phú và phì nhiêu về tư tưởng và lý tưởng, làm thành một môi sinh rất tốt cho những hạt giống Pháp nẩy nở. Hy Lạp, Trung Hoa, Ai Cập và Babylonia, cùng với những lý tưởng cao tột của họ, cũng chưa đạt được phẩm chất về nhận thức của các nhà hiền triết Ấn sống trong rừng núi. Mầm Giác Ngộ nẩy sanh tựa như một hạt giống bay đến đến từ những cánh đồng xa xa, từ những thế giới không gian và thời gian vô tận xa xăm với chúng ta - mầm Giác Ngộ thực sự nẩy nở và phát triển trên miền góc Đông-Bắc Ấn. Mầm Giác Ngộ thực sự này đạt được hoàn toàn do kinh nghiệm của một người: Đức Phật Cồ Đàm. Nguồn gốc của Phật Giáo là kinh nghiệm này được gọi là 'Giác Ngộ'. Với kinh nghiệm Giác Ngộ, Đức Phật bắt đầu triển khai giáo lý của Ngài không bằng một niềm tin giáo điều và huyền bí, mà bằng một kinh nghiệm giá trị, đại đồng, Ngài cho thế gian chân lý phổ quát. Cho nên, nghĩa đúng của Phật Giáo là CHÂN LÝ VI DIỆU CAO THƯỢNG. Nhớ rằng Đức Phật không dùng lý thuyết suông để dạy. Ngài lúc nào cũng dạy trên một lập trường thực tiễn căn cứ vào sự hiểu biết, sự Giác Ngộ, và sự chứng nghiệm của Ngài về Chân Lý.

Phật Giáo bắt đầu với Chân Lý xuất hiện trên 2500 Năm qua trong con người của Đức Phật Cồ Đàm. Khi Đức Phật giới thiệu Giáo Pháp của Ngài, ý định của Ngài không phải là khai triển cái khái-niệm về cái Ta trong tâm thức của con người, và Ngài cũng không muốn tạo thêm tham vọng về một cuộc sống bất diệt và lạc thú thế gian. Mục đích của Ngài là nhấn mạnh cho thấy cái phù phiếm của kiếp nhân sinh, và chỉ ra con Đường thực tiễn, chính xác để giải thoát do Ngài khám phá ra.

Giáo lý nguyên thủy của Đức Phật nêu rõ bản chất thực sự của cuộc sống và của thế gian. Tuy nhiên, có sự phân biệt giữa Giáo Lý nguyên thủy của Đức Phật (thường được gọi là Pháp hay lời dạy của Đức Phật) và tôn giáo phát triển căn cứ vào Giáo Lý của Ngài.

Giáo Lý của Đức Phật không những chỉ bắt đầu cho một tôn giáo mà còn gây cảm hứng cho sự thăng hoa của cả một nền văn minh. Giáo lý này trở thành một lực lượng vĩ đại khai hóa qua dòng lịch sử văn hóa của nhiều quốc gia. Đương nhiên, Phật Giáo trở thành nền văn minh vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết. Trong lãnh vực văn học, mỹ thuật, triết lý, tâm lý, đạo đức, kiến trúc và văn hóa, Phật Giáo đã đạt được một thành tích lịch sử tuyệt vời. Qua nhiều thế kỷ, biết bao nhiêu cơ sở xã hội giáo dục được thiết lập tại nhiều quốc gia chuyên về học tập giáo lý của Đức Phật. Lịch sử của Phật Giáo được ghi trên bảng vàng về tình huynh đệ và thiện chí. Tín ngưỡng và sự tu hành trở thành một phương cách sống có tính cách duy lý, khoa học và đạo hạnh nhằm phát triển tâm linh từ ngày Đức Phật hoằng pháp và thực hành mục đích và ý nghĩa thực sự của một đời sống và của một tôn giáo.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỚI NỀN VĂN MINH

Cho đến nay, Phật Giáo vẫn giữ nguyên là một lực lượng khai hóa vĩ đại trên thế giới hiện đại. Là một lực lượng khai hóa, Phật Giáo thức tỉnh lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm của vô số con người và khơi dậy tiềm năng của nhiều quốc gia. Phật Giáo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ bằng cách thúc đẩy sức mạnh suy tư của mỗi cá nhân. Phật Giáo khuyến khích tinh thần bao dung của người dân bằng cách tránh khỏi những sự hẹp lượng và cuồng tín về tôn giáo và quốc gia. Kẻ ác được thuần hóa và người dân được tác động để tâm ý trở nên sáng suốt và hiền hậu. Tóm lại, Phật Giáo gây đưọc niềm tự tin bằng giáo lý là số mệnh của con người nằm trong chính bàn tay của mình, và chính mình có khả năng phát triển năng lực và chuyển hóa nội tâm để tiến đến mục đích cao cả.

Trên hơn hai ngàn năm, Phật Giáo thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một phần ba nhân loại. Sự lôi cuốn của Phật Giáo chưa bao giờ lại mạnh mẽ như ngày nay. Giáo lý của Đức Phật là một trong những tài nguyên tinh thần giàu có nhất của nhân loại, vì đã nâng cao chân trời nỗ lực của con người tiến lên một tầm mức cao hơn, vượt qua những nhu cầu, ham muốn không bao giờ thỏa mãn của con người. Trong viễn ảnh rộng lớn, cái nhìn của Đức Phật về cuộc sống, có khuynh hướng lôi cuốn những nhà trí thức quá mệt mỏi về tinh thần của mình (cũng như của người khác).

Tuy nhiên cái quả của nhãn quan Phật Giáo còn có một cái gì hơn là môn thể thao tinh thần hoặc là nguồn an ủi cho những người kiệt quệ tâm linh.

Một sức hấp dẫn khác là Phật Giáo rất thực tiễn và cống hiến một cái nhìn thực tế về cuộc đời và thế giới. Phật Giáo không khuyến dụ nhân loại sống trên một thiên đàng hoang tưởng, hay làm con người khiếp sợ đau đớn bởi những loại sợ hãi giả tạo hay mặc cảm tội lỗi. Phật Giáo nói lên một cách chính xác và khách quan chúng ta và thế giới chung quanh chúng ta là gì, và chỉ cho chúng ta con đường đi đến tự do, bình an, tịch tịnh và hạnh phúc hoàn toàn.

Nếu nhân loại ngày nay được cứu khỏi những phản ứng gây ra do tín điều của các tôn giáo gây ra thì Phật Giáo là một cỗ xe hữu hiệu nhất. Phật Giáo là tôn giáo của nhân loại mà người sáng lập qua hệ thống giáo lý của Ngài không cần đến sự khám phá hay can thiệp của thần quyền nào. Ở vào một thời đại mà con người bị tràn ngập bởi sự thành công trong việc kiểm soát vũ trụ vật chất, con người phải quay lại và lấy những thành tích đạt được của mình để kiểm soát cái hiện tượng khó khăn nhất: đó là cái Ngã (Ta) của chính mình. Trong sự tìm kiếm này, con người hiện đại sẽ tìm thấy trong Phật Giáo câu trả lời cho nhiều vấn đề khó khăn và thắc mắc.

Ngày nay Phật Giáo lôi cuốn Tây Phương vì Phật Giáo không có giáo điều, và Phật Giáo thoả mãn cả lý trí lẫn con tim. Phật Giáo nhấn mạnh đến lòng tự tin đi đôi với lòng khoan dung với người khác. Phật Giáo bao gồm những khám phá khoa học tiên tiến nếu những khám này là mục tiêu xây dựng. Phật Giáo nhấn mạnh con người chính là người sáng tạo ra cõi đời này, và cũng chính mình là kẻ phác họa ra vận mệnh cho chính mình. Đó là bản chất của Phật Giáo.

Thông điệp hòa bình và từ tâm của Đức Phật gửi đi muôn hướng và gửi đến hàng triệu người; nhờ ảnh hưởng của thông điệp này họ đã áp dụng như một con đường mới của cuộc sống đạo hạnh.

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO NHÂN LOẠI

Phật Giáo là một tôn giáo phụng sự con người đem hy vọng và ước nguyện; trong phạm vi xã hội, Phật Giáo đã nuôi dưỡng, một lối sống đáng ca ngợi, và một tinh thần cộng đồng do nỗ lực nhằm vào hòa bình và mãn nguyện. Phật Giáo là tiên phong của hạnh phúc con người.

Cả đến trong lãnh vực chính trị, đã có rất nhiều lần Phật Giáo được ghi nhận là đã có lối giải quyết chính xác, công bình bằng đường lối dân chủ dựa trên những giá trị căn bản đạo đức. Phật Giáo đem lại một hương vị văn hóa khác biệt của Đông Phương. Phật Giáo cung cấp nền tảng đạo đức căn bản và thuần khiết cho những ai áp dụng nó dưới hình thức này hay hình thức khác.

Đương nhiên, tiềm năng rộng lớn của Phật Giáo không thể thực thi được tất cả bởi đa số chỉ áp dụng một phần giới hạn mà thôi. Tiềm năng cá nhân và tập thể được bao tỏa bằng những đóng góp của Phật Giáo vào các lãnh vực như mỹ thuật và văn hóa. Nhưng tiềm năng vĩ đại nhất của Phật Giáo nằm trong tính cách hợp lý không cần đến bất cứ một thứ gì để chúng minh. Nếu có một sự đổi mới hay tái xét giá trị nền tảng của Phật Giáo, thì sự việc này không phải do những phát giác bất thường hay ngẫu nhiên, hay qua sự chuyển hướng bởi mệnh lệnh thế tục hay uy quyền siêu nhân nào đó. Phật Giáo mang hạt giống tự đổi mới ngay chính nơi mình.

Sự đóng góp của Đức Phật vào sự tiến bộ xã hội và tinh thần của nhân loại phi thường cho đến nỗi thông điệp của Ngài phổ biến tại các quốc gia tại Á Châu của Ngài đã chinh phục được sự thương yêu và mến mộ của người dân với một nhiệt tình chưa bao giờ có.

CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG

Chân Lý Tối Thượng có thể tìm thấy trong Giáo Lý của Đức Phật

Phật Giáo công nhận hai loại sự thật: sự thật bên ngoài có tính cách qui ước (tục đế) và sự thật rốt ráo, tối thượng (chân đế). Chân lý tối thượng này chỉ có thể chứng nghiệm bằng thiền quán chứ không bằng lý thuyết suông hay bằng ức đoán.

Giáo Lý của Đức Phật là Chân Lý Rốt Ráo của thế gian. Dù vậy, Phật Giáo không phải là một tôn giáo thiên khải hay là một tôn giáo có hệ thống tổ chức. Phật Giáo là mẫu mực thứ nhất về đường lối thuần túy khoa học đặt trên những vấn đề liên quan đến bản chất tối hậu của kiếp sống. Giáo Pháp vượt thời gian này do chính Đức Phật khám phá ra không có sự giúp đỡ của một lực lượng thần thánh nào cả.

Giáo Pháp này đủ mạnh để đối đầu với bất cứ sự thử thách nào mà không cần phải thay đổi nguyên lý căn bản học thuyết của nó. Tôn giáo nào mà bắt buộc phải thay đổi, điều chỉnh học thuyết để phù hợp với thế giới hiện đại là một tôn giáo không có một nền tảng vững chắc trên một chân lý rốt ráo. Phật Giáo vẫn giữ Chân Lý của giáo lý nguyên thủy của bậc Đại Đạo Sư dù là trong những điều kiện hết sức khó khăn đang lan tràn trên thế giới hiện đại. Đức Phật không tiến dẫn việc thực hành có tính cách cá nhân hay thế gian nào mà không liên quan đến đạo đức hay giới luật. Với Đức Phật, việc tu tập nếu không có luân lý và đạo hạnh thì không có giá trị về tôn giáo. Chúng ta phải phân biệt giữa những gì Đức Phật dạy và những gì người ta thuyết giảng và thực hành dưới danh nghĩa Phật Giáo.

Mọi tôn giáo đều gồm có không những giáo lý của vị giáo chủ khai sáng ra tôn giáo đó, mà còn gồm có những nghi thức, và nghi lễ phát triển từ cốt lỏi căn bản của giáo lý. Những nghi thức và nghi lễ bắt nguồn từ những tập tục văn hóa của người dân theo tôn giáo ấy. Thường thường, các vị khai sáng ra các tôn giáo lớn không đặt ra các luật lệ chính xác về nghi thức phải theo. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo sau đó, lập ra các luật lệ về giới hạnh mà các môn đồ không được phép làm sai các giới luật ấy.

Cả đến tôn giáo mà chúng ta gọi là Đạo Phật cũng khác biệt về sự thực hành bề ngoài với những gì mà Đức Phật và các đệ tử của Ngài hành trì lúc ban đầu. Qua nhiều thế kỷ về văn hóa và ảnh hưởng môi sinh đã làm Phật Giáo Miến Điện, Thái, Trung Hoa, Tây Tạng, Sri Lankan, và Nhật Bản khác nhau. Nhưng những việc thực hành đó không gây va chạm, vì Đức Phật dạy rằng khi nào còn giữ được bản chất Chân Lý tuyệt đối, sự biểu hiện vật chất của chân lý đó có thể khác biệt theo lối sống của hành giả.

Vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, một số các đệ tử của Đức Phật, thành lập một tôn giáo căn cứ vào giáo lý của vị Đại Đạo Sư. Trong khi thiết lập thành tôn giáo, giữa những quan niệm và tín ngưỡng khác, họ đã hội nhập vào đó đủ loại phép lạ, huyền bí, bói toán, bùa mê, thư phù, mật chú, cầu nguyện và nhiều nghi thức, nghi lễ không hề thấy trong giáo lý nguyên thủy. Khi những tín ngưỡng và hành trì ngoại lai được hội nhập, đa số người đã chểnh mảng trong việc phát triển việc thực hành giáo lý nguyên thủy: kỷ luật tự giác, tự thu thúc, trau dồi đức hạnh và phát triển tinh thần. Thay vì thực hành Giáo Lý nguyên thủy, họ quan tâm nhiều hơn và cố gắng để tự bảo vệ chống với quỷ thần hầu đạt thịnh vượng và may mắn. Dần dà, con người không mấy chú trọng đến giáo lý nguyên thủy và càng ngày càng chú ý đến khám phá các phuơng cách và phương tiện để tránh những cái gọi là bất hạnh hay ảnh hưởng xấu của các vì sao, ma thuật hay bệnh tật. Theo đường lối trên, qua thời gian thực hành với niềm tin suy thoái, việc tu tập bị phong tỏa bởi những theo đuổi thế tục. Ngay cả đến ngày này, vẫn có những người tin tưởng là có thể loại bỏ các khó khăn bằng ảnh hưởng của sức mạnh bên ngoài. Vẫn có những người tin như vậy; cho nên họ chểnh mảng trau dồi sức mạnh của ý chí, của trí thông minh, hiểu biết và những gì khác liên quan đến phẩm tính con người. Nói một cách khác, con người bắt đầu lạm dụng trí thông minh để theo những loại tín ngưỡng và thực hành như thế dưới danh nghĩa của Phật Giáo. Họ cũng đã làm ô nhiễm tính cách thuần khiết của bức thông điệp của Đức Phật.

Tôn giáo hiện đại mà chúng ta thấy tại nhiều quốc gia, là sản phẩm của những chúng sanh bình thường sống trong một quốc gia và tự điều chỉnh cho hợp với nhiều môi trường xã hội và văn hóa khác nhau. Dù sao Phật Giáo là một tôn giáo không bắt đầu như một hệ thống siêu thế xuống trần gian từ thiên đàng. Phật Giáo khai sinh và hội nhập trong một tiến trình lịch sử dài. Trong tiến trình tiến hóa, nhiều người đã từ từ đi ra khỏi con đuờng Giáo Lý nguyên thủy của vị khai sáng và bắt đầu các trường và môn phái khác. Tất cả những tôn giáo hiện hữu đều phải đối đầu tình trạng này.

Ta không nên đi đến một kết luận vội vàng bằng cách hoặc đánh giá hoặc lên án một tôn giáo đơn giản chỉ bằng cách nhìn những tín đồ hành đạo qua niềm tin mù quáng của họ dưới danh nghĩa của tôn giáo đó. Muốn hiểu được thực chất của một tôn giáo, ta phải nghiên cứu và điều tra Giáo Lý nguyên thủy của người khai sáng ra tôn giáo ấy.

Trước sự thặng dư về ý niệm và thực hành mới được phát triển về sau này, rất hữu ích cho chúng ta quay lại với Giáo Pháp tích cực và bất diệt dạy bởi Đức Phật cho dù ta tin tưởng và thực hành dưới bất cứ danh nghĩa Phật Giáo nào thì Giáo Lý căn bản của Đức Phật vẫn còn hiện hữu trong các kinh điển nguyên thủy của Ngài.

HAI TRƯỜNG PHÁI CHÍNH TRONG PHẬT GIÁO

Những môn đồ thực sự của Đức Phật có thể tu tập mà không cần phải gia nhập trường hay môn phái nào cả.

Một vài trăm năm sau Đức Phật nhập diệt, có đến mười tám trường và môn phái mọc lên, trường phái nào cũng nói là trường phái mình mới đúng là đại diện thực hành Giáo Lý nguyên thủy của Đức Phật. Những khác biệt giữa những trường phái này căn bản là do sự giải thích Giáo Lý của Ngài. Sau một thời gian dài, tất cả những trường và môn phái ấy nhập thành hai trường phái chính: Nguyên Thủy (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana). Ngày nay, đa số những người theo đạo Phật đều thuộc một trong hai trường phái này.

Căn bản Đại Thừa Phật Giáo xuất phát từ Giáo Lý của Đức Phật là tất cả ai ai cũng có khả năng thành Phật. Nguyên Thủy cho rằng khả năng thành Phật chỉ có thể thực hiện được do sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Phật Tử Đại Thừa, mặt khác, tin là có thể tìm được giải thoát với sự giúp đỡ của siêu nhân gọi là Bồ Tát. Theo họ, Bồ Tát là các vị Phật tương lai, Bồ Tát với lòng từ bi vô lượng đối với các chúng sanh đồng loại, đã tự mình chưa muốn đạt Phật Quả mà chờ đợi cho đến khi nào giúp các người khác giải thoát mới thành Phật. Mặc dầu có sự khác biệt trên căn bản nhưng học thuyết không có gì bất đồng về Pháp ghi trong Ba Tạng Kinh Điển. Vì lẽ người Phật Tử được khuyến khích bởi Đức Đại Đạo Sư, phải nghiên cứu chân lý thật cẩn thận ; Phật Tử hoàn toàn tự do giải thích kinh điển theo sự hiểu biết của chính mình. Nhưng trên hết cả, Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy đều là những người tôn quý Đức Phật.

Những lãnh vực mà cả hai đều đồng ý:

1. Cả hai đều công nhận Đức Thích Ca là Đạo Sư.
2. Tứ Diệu Đếhoàn toàn giống nhau ở cả hai trường phái.
3. Bát Chánh Đạo hoàn toàn giống nhau ở cả hai trường phái.
4. Lý Duyên Sanhhay Thập Nhị Nhân Duyên hoàn toàn giống nhau.
5. Cả hai đều bác bỏ ý kiến một đấng siêu nhân nào đó tạo thế giới và thống trị thế giới.
6. Cả hai đều công nhận Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Giới, Định và Huệ mà không có khác biệt nào.

Một số người quan niệm Nguyên Thủy ích kỷ vì Nguyên Thủy dạy nên tìm giải thoát cho chính mình. Nhưng làm sao một người ích kỷ lại có thể đạt Giác Ngộ được? Cả hai trường phái công nhận Tam Bồ Đề hay Tam Thừa, và lý tưởng Bồ Tát là lý tưởng cao nhất. Đại Thừa tạo ra nhiều Bồ Tát huyền bí, trong khi Nguyên Thủy tin rằng Bồ Tát là một người giữa chúng ta đã hiến trọn đời để đạt được sự toàn bích và tối thượng, trở nên một Đức Phật Giác Ngộ hoàn toàn để đem lại phúc lợi và hạnh phúc cho thế gian.

Từ ngữ Tiểu Thừa (Cỗ Xe Nhỏ) và Đại Thừa (Cỗ Xe Lớn) không thấy nói đến trong văn hóa Nguyên Thủy tiếng Pali. Những từ ngữ này cũng không thấy nói đến trong Tam Tạng Kinh Điển tiếng Pali hay trong các Bộ Luận trong Tam Tạng Kinh Điển. Phật Tử Nguyên Thủy theo truyền thống tôn giáo chính thống lan tràn tại Ấn từ hai ngàn năm trăm năm qua. Họ dùng tiếng Pali trong các cuộc lễ. Họ cũng mong ước đạt được mục tiêu cuối cùng (Niết Bàn), bằng cách trở thành một Đức Phật Giác Ngộ Tối Thượng, một Bích Chi Phật, hay Một A La Hán (Quả Vị cao Nhất trong các bậc Thánh). Đa số Phật Tử Nguyên Thủy thích A La Hán. Phật Tử tại Sri Lanka, Miến Điện, và Thái Lan thuộc trường phái này. Phật Tử Đại Thừa đã thay đổi tập tục tôn giáo cổ. Họ tu tập theo tập quán và truyền thống của quốc gia họ sinh sống. Phật Tử Đại Thừa dùng tiếng nước họ trong các cuộc lễ. Họ cũng mong ước đạt mục tiêu cuối cùng (Niết Bàn) bằng cách trở thành Phật. Do đó, họ sùng kính cả Đức Phật lẫn các Vị Bồ Tát (Phật Tương Lai). Phật Tử tại Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên thuộc trường phái này. Phần đông Phật Tử tại Tây Tạng và Mông Cổ lại theo một trường phái khác gọi là Mật Tông (Vajrayana). Các học giả Phật Giáo tin là Mật Tông có khuynh hướng ngả về Đại Thừa.

Các học giả đã chung quát chấp nhận rằng từ ngữ Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana) chỉ mới phát minh sau này. Theo lịch sử, Nguyên Thủy đã hiện hữu từ trước khi những từ ngữ này được phát minh. Nguyên Thủy, coi như giáo lý nguyên thủy của Đức Phật, được truyền bá vào Sri Lanka và củng cố tại đây từ Thế Kỷ Thứ Ba trước Tây Nguyên, vào thời gian Hoàng Đế A Dục tại Ấn. Vào thời điểm này, chưa có gì gọi là Đại Thừa. Đại Thừa mới xuất hiện sau này, vào thời gian đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc. Phật Giáo hội nhập Sri Lanka với Tam Tạng Kinh Điển, và các Bộ Luận, vào Thế Kỷ Thứ Ba trước Tây Nguyên, vẫn là Theravada (Nguyên Thủy) giữ nguyên không thay đổi, và cũng không tiến vào trong cuộc tranh chấp Tiểu Thừa-Đại Thừa mới phát triển sau này tại Ấn. Cho nên sắp Nguyên Thủy vào Tiểu Thừa hay Đại Thừa là không hợp lý. Sau cuộc Đại Hội Phật Giáo Thế Giới năm 1950, các bậc thức giả cả Đông lẫn Tây, dùng từ ngữ Nguyên Thủy (Theravada) và không dùng từ ngữ Tiểu Thừa (Hinayana), căn cứ vào Phật Giáo đang thịnh hành tại các nước Đông Nam Á Châu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những người lỗi thời dùng từ ngữ Tiểu Thừa (Hinayana).

Tóm lại, trong Kinh Đai Thừa Samdhi Nirmorcana (Giải Thâm-Mật Kinh) nói rõ ràng là Thinh Văn Thừa- Nguyên Thủy và Đại Thừa tạo thành Nhất Thừa và không phải là hai 'cỗ xe' khác nhau và riêng biệt. Mặc dù có nhiều trường phái Phật Giáo giữ quan niệm khác biệt về giáo lý của Đức Phật, nhưng chưa bao giờ sẩy ra vụ bạo động hay đổ máu nào từ hai ngàn năm qua. Đó là điểm độc đáo về lòng khoan dung độ lượng của người Phật Tử.

-ooOoo-

Đầu trang| Mục lục| 01| 02| 03| 04| 05a| 05b| 06| 07| 08| 09| 10| 11| 12| 13| 14| 15| 16| 17


Source :
BuddhaSasana Home Page

--- o0o ---

Trình bày: Chân Đức & Nguyên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 9101)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8100)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12077)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30996)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12954)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12219)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7246)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9536)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14579)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6473)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]