Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11_Thập Hiệu Thế Tôn

02/04/202213:33(Xem: 9666)
11_Thập Hiệu Thế Tôn



Thập Hiệu Thế Tôn

Bài pháp thoại giải thích kệ 12 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream vào ngày 3/7/2020


Tôi thường được nhắc nhở rằng “Hàng ngày Phật tử khi có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật thì phải hiểu rõ tưng nghĩa của danh hiệu ấy để luôn tưởng nhớ đến các ngài. “

Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật.

Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.

Hôm nay được nghe bài pháp thoại tất tuyệt diệu này tôi và thính chúng đã có thể tự hào rằng từ đây có thể trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc nhất vào Bậc Thầy của Trời Người

Và bây giờ chúng ta cùng vào nghi thức

Vong thất bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp.

HÒA: Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhân thiên phước báu, thanh văn duyên giác, nãi chí quyền thừa chư vị bồ tát. Duy y tối thượng thừa phát bồ đề tâm. Nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (1 lạy)

XƯỚNG: Tu tập các pháp lành mà bỏ mất tâm bồ đề, đó chính là ma nghiệp.

HÒA: Nay con phát tâm không vì tự cầu phước báo nhân thiên, Thanh-văn, Duyên-giác, cho đến các bậc Bồ-tát quyền thừa; chỉ y theo tối thượng thừa mà phát tâm bồ đề. Nguyện cùng chúng sinh trong khắp pháp giới, một thời đồng chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. (1 lạy)

Trong kinh Tương Ưng Bộ, chương 11 - Tương Ưng Sakka,  Đức Phật có dạy rằng nếu có sự run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên đối với hàng đệ tử của ngài, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".

Ta còn được biết Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.
Tịnh đức: Ngài đã hoàn toàn trong sạch về Tiểu giới, Trung giới và Đại giới. Xa lìa, đoạn tuyệt hẳn về thập ác,  thân - khẩu - ý nghiệp của ngài luôn thuần tịnh, đoạn tận mọi phiền não thô và tế; khước từ mọi lợi dưỡng của thế gian, thanh tịnh trong hạnh thiểu dục tri túc, sống giản dị, tinh khiết; đặc biệt có chánh mạng thuần khiết, nuôi mạng chân chánh, không vì phục vụ theo thị hiếu của người đời.

Bi Đức Ngài có tình thương xót chúng sanh vô lượng vô biên. Khi còn là Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mạng, vợ con, của cải để cứu vớt chúng sanh, đến khi thành đạo, ngài đã không hề ngơi nghỉ, trong 45 năm đã chu du khắp nơi vì chúng sanh mà cứu khổ.

Trí đức: Ngài là bậc có trí tuệ vô song, có một không hai của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài đã chỉ bày cho chúng sanh thấy thế gian này là vô thường, khổ đau, là vô ngã; trước đó thì không một ai thấy được điều này và họ chỉ thấy thế gian là thường lạc ngã tịnh mà thôi. Cho nên Đức Phật là người đã chỉ dạy cho chúng sanh vén màng vô minh, dập tắt tham sân si, tiến đến sự tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát.

Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.

1- Như Lai :( Tathagata) Người đã đến từ Chân Như - mà Bản thể Chân Như còn gọi là Thể tánh Tỳ Lô Giá Na ( vairocana) dịch từ Đại Nhật Như Lai
Theo tiếng Phạn Tỳ Lô Giá Na là tên khác Ánh sáng mặt trời Hồng. Đó là biểu trưng hoá thân của Đức Phật Thích Ca đến từ biển Tỳ Lô hay còn gọi Pháp Giới tánh mà Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh
Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai. Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai. Đến và đi là hành động, mà hành động tức là tướng động, nếu nói Như Lai là tướng động thì không phải là Như Lai. Như Lai nói và làm đều tương ưng với nhau.
 

2 Ứng cúng ( Arahan)
Trong hồng danh này, “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng. Như vậy, Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng.
Cũng còn gọi là bố mà, sát tặc ( giết các phiền não nhiễm ô, khổ đau )

3- Chánh biến tri samyaksaṃbuddha
Chân Chánh - cùng khắp - thấy biết : ngay trong một niệm mà rõ biết hiện tiền cùng khắp mười phương trong thế giới
Cái biết của Đức Phật được gọi là chân chính vì Ngài đã giác ngộ được chân lý, tất cả quy luật trên thế gian, ví dụ quy luật về vô thường, quy luật nghiệp… Những quy luật này dù đã có từ muôn thủa nhưng không ai nhận ra cho đến khi đức Phật khai thị thuyết giảng.


4- Minh Hạnh Túc. vidyācaraṇasaṃpanna = trí Huệ , trí Đức đầy đủ
Minhnghĩa là trí tuệ, “Hạnh” là phúc đức và “Túc” là đầy đủ. “Minh Hạnh Túc” là một bậc thầy đầy đủ trí tuệ và phúc đức. Trí tuệ Đức Phật có khả năng thấu suốt được tất cả chân lý, sự thật. Từ trí tuệ đó, Ngài tận tình cứu khổ, chia sẻ giáo pháp, giúp đỡ cho chúng sinh thoát khổ nên đây chính là phúc đức.
Một vị Phật phải viên mãn đức hạnh và trí tuệ có đầy đủ Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).
Thật là thú vị khi biết Túc mạng minh mà trong Kinh Bản Sanh , Bản sự nói về tiền thân Đức Phật trong nhiều kiếp
Cũng cần biết túc mạng minh của cá À là Hán và Bồ Tát thương kém hơn của Đức Phật vài bậc
 

5- Thiện Thệ sugata
“Thiện” là khéo, “Thệ” là đi trong ba cõi, nên Thiện Thệ là một bậc khéo đi trong ba cõi thế gian
Thiện thệ còn gọi là Thiện khứ, Thiện giải, Hảo thuyết. Thiện khứ là khéo đi luôn qua bờ giác, không trở lại bờ sinh tử. Thiện giải là khéo hiểu biết về tất cả pháp thế gian. Hảo thuyết là thuyết pháp một cách vi diệu, có thể thuyết phục được mọi tầng lớp dân chúng. . Đặc biệt là bài thuyết pháp nào của Đức Phật cũng đều có sức lôi cuốn, làm chấn động tâm thức người nghe, từ lúc bắt đầu, rồi đoạn giữa cho đến đoạn cuối cùng (gọi là Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện). Thính chúng nghe Ngài thuyết giảng, nhiều người đã giác ngộ và đắc thánh quả ngay lúc nghe pháp .
 

6- Thế gian giải lokavid
Thế Gian Giải có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Đức Phật hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành của nhân quả, thấu suốt ba cõi cho nên gọi Ngài bậc Thế Gian Giải.
Chính nhà bác học Albert Einstein đã cho rằng “ Giáo lý Đạo Phật không cần phải thay đổi cho phù hợp với những phát kiến mới của khoa học, bởi vì tự nó đã khế hợp được và có khả năng vượt trội “ .
Hơn thế nữa chính Đức Phật là người tuyên bố “ Các phân tử luôn luôn chuyển động, do vậy theo sự hoán chuyển với thời gian sẽ đưa đến sự tan rã hủy diệt.


7- Vô Thượng Sĩ anuttarapuruṣa - Đấng tối cao không ai có thể vượt qua
Danh hiệu này gồm hai phần. “Vô Thượng” có nghĩa là không có gì hơn. “Sĩ” tức là với nội đức tu tập từ bên trong, tích góp thiện hạnh từ nhiều đời, nên tự nơi). Đức Phật là bậc trí tuệ toàn tri, thấu đạt vạn pháp nên chúng ta tôn xưng Ngài là “Vô Thượng Sĩ”.
Thế nhưng đầu thập niên 80 trong Phật Giáo VN có một nữ nhân tự xưng mình là Vô Thượng Sư Thanh Hải ( lại là đệ tử quy y của HT Thích Như Điển )
Từ đó chúng ta mới có thể hiểu đầu đuôi câu chuyện …vì lẽ Giảng Sư thường theo hoẵng pháp với HT Như Điển nên có nhiều chuyện rất vui về người ấy ….

8- Điều Ngự Trượng Phu puruṣadamyasārathi
nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
Trong danh hiệu này, “Điều ngự” là khả năng điều phục và chế ngự. “Trượng phu” để chỉ những bậc quân tử, hào hiệp, Đức Phật không chỉ tự điều phục và chế ngự tâm mình mà Ngài có thể khéo điều phục và chế ngự được tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh khó điều ngự nhất, nên được tán thán là bậc “Điều Ngự Trượng Phu”.


9- Thiên nhân Sư devamanuṣyānāṃ śāstṛ)
Danh hiệu này có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Trời Dục giới và cõi Người. Chỉ có loài người mới đủ trí tuệ để tôn thờ Ngài là bậc Thầy và theo được con đường giáo hóa của Ngài.
Chúng ta thường Tán Phật trong thời khoá :
Pháp vương Vô Thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhân chi Đạo Sư
Tứ sanh chi Từ Phụ
Ư nhất niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
Ức kiếp mạt năng tận


10- Phật - Thế Tôn buddhalokanāthabuddhalokajyeṣṭhabhagavān - Bạc già phạm), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính”.
Sự giác ngộ của Phật gồm ba cấp độ: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
“Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ, Ngài đã thấy và thực chứng được tất cả thân tâm cảnh đều là hư vọng, nhận ra được sự giả tạm, vô thường, như huyễn của vạn pháp, nhận thức được quy luật về nghiệp và nhân quả, bản chất Phật tính ở nơi mình.
“Giác tha” có nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đi chia sẻ với mọi người, là phần hành để viên mãn tự giác.
“Giác hạnh viên mãn” nêu biểu phẩm chất nhất như của thực hành với lý thuyết, phần sự và phần lý tương ưng không lệch. Chỉ khi “giác mãn” chúng ta mới có đầy đủ năng lực, trí tuệ mới được vẹn toàn viên mãn. Danh hiệu Thế Tôn tức là thế gian tôn xưng, cung kính Ngài là một bậc tôn quý trên thế gian bởi các năng lực tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.


Giảng Sư cũng nhắc lại trong chuyện Đường Xưa mây trắng , HT Thích Nhất Hạnh cho rằng Chữ Phật Budha là do nàng Su dà ta đầu tiên gọi Ngài.
Hiện nay Bảo Tháp của Su dà Ta vẫn được người hành hương Tứ Động Tâm nơi Ấn Độ thăm viếng .
Trong mỗi lần nhắc đến Đức Phật Giảng Sư thường hát những bài ca tụng và tán thán Ngài , nếu những bài trước ta nghe” Dòng Anoma“ và “Đêm Xuất Gia “thì hôm nay lại được nghe bài hát “ Phật là Ánh Từ Quang “ thật cảm động thâm thuý. Được biết nhạc “Phật là Ánh Từ Quang” do TT Thích Viên Giác trụ trì chùa Đôn Hậu ở Na Uy tức nhạc sĩ Phi Long sáng tác ( bài ca Phật Giáo nổi tiếng nhất vào năm 2017 ).
Tôi tạm ghi lại để mọi người có thể ngâm hay hát vang to mỗi khi khi niệm xong 10 danh hiệu Phật .


“ Phật là Ánh Từ Quang - Soi lần lối con về - Nguồn Pháp Từ mênh mông- Đưa con về bờ giác .
Phật từ bi soi sáng - Dìu con thoát lầm mê - Đã bao đời say đắm- Trên nhung gấm lụa là .
Xin được làm con ngoan- Luôn sống bên Cha lành - Xin được làm cánh đồng -
Cho ngọn lúa xanh tươi.
Xin một lần được nương - Theo gót chân Cha lành - Xin làm cơn mưa pháp - Tưới mát đời khô khan .
Phật là Ánh Từ Quang - Cho tâm con bừng sáng - Thấu triệt đời hư vô-
( Phật Từ bi chê lối- Đưa con khỏi trầm luân- Nương tựa ba ngôi báu - Thoát khỏi đời bể dâu ( bís)”
 
 

Lời kết :
Kính đa tạ Giảng Sư đã cho chúng đệ tử bài pháp thoại quá tuyệt vời khi học và
hiểu được rõ ràng về ý nghĩa của Thập hiệu Như Lai, nhờ vậy từ đây chúng đệ tử càng hết lòng quý kính, ngưỡng mộ đối với chư Phật, đặc biệt đối với Đức Bổn Sư.

Kính bạch Giảng Sư, Ngài đã giới thiệu Đức Phật thật vĩ đại, thật đáng tôn thờ và đáng là người dẫn đường cho tất cả chúng sanh..đúng như bài hát Phật là Ánh Từ Quang mà Ngài đã mượn âm nhạc để gieo vào lòng chúng đệ tử một lời khấn nguyện tự trong Tâm “ Hãy nương tựa nơi ba ngôi báu “ và CON VỀ NƯƠNG TỰA PHẬT , NGƯỜI ĐƯA ĐƯỜNG DẪN DẮT CON TRONG CUỘC ĐỜI

Con còn nhớ đọc trong kinh sách có nhắc đoạn sau
“Tôn giả Xá Lợi Phất cung kính đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chư Phật khắp mười phương, ở cả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai, không ai có trí tuệ và sự chứng đắc siêu việt bằng Thế Tôn”. Đức Phật Thích Ca trả lời: “Này Xá Lợi Phất, đừng nói quá lời như thế. Tất cả chư Phật đều bình đẳng ở trí tuệ, từ bi và hùng lực”.

Như vậy vị Phật nào cũng có đầy đủ những đức tính và đặc điểm như Đức Bổn Sư ….hạnh phúc thay sau 2500 năm, chúng đệ tử vẫn còn nghe được lời dạy của Phật được xưng tán Thập hiệu Phật .

Qua bài pháp thoại được Giảng Sư diễn nói ….thật là một điều tịnh lạc trong lòng …
Kính chúc Giảng Sư pháp thể khinh an và những cơn mưa pháp của Giảng Sư giúp chúng đệ tử thấy cả một chân trời hạnh phúc vì được làm người Phật Tử

Kính trân trọng,

Bài pháp thoại như diệu mật tặng người Phật Tử
Mỗi danh hiệu thật siêu việt, cao cả biểu trưng
Trí tuệ thực chứng Bậc Giác Ngộ …tột cùng
Như Lai “ vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”

Lại Phiền não tức Bồ Đề …hiểu chi ngôn ngữ !
Tuệ giác Bát Nhã thấu triệt thật tướng vạn loài
Khéo qua bờ kia …
nhưng nguyện lực cứu độ không sót một ai
Thông thái, uyên bác, đa tài, đa năng bậc nhất !

Kính mượn bài kệ mỗi khi xưng tán Đức Phật
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỉ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thiết vô hữu như Phật giả.
Tạm dịch :
Trên dưới trời chẳng ai bằng Phật
Mười phương thế giới không ai hơn
Chính con nhìn khắp thế gian này
Tất cả không ai như Đức Phật.

Kính đa tạ Giảng sư …Đạo Phật là khoa học (1)
Giúp chúng đệ tử tự hào theo dấu tâm linh
Từ quý Tăng tài truyền tải lời kinh
Hoằng truyền Chánh pháp …xin quay về nương tựa !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Nhất tâm đảnh lễ Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, thập hiệu Thế Tôn.


Huệ Hương
—————————
(1) nhà bác học Albert Einstein, đã nói: “Đạo Phật không cần thay đổi để phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, vì Đạo Phật chính là khoa học”. Thật ra, Đạo Phật không chỉ là khoa học tự nhiên vì khám phá được bí mật của kiếp người, mà còn có tính siêu nhiên vì giáo lý của Đạo Phật không bị quy luật đào thải của cuộc sống ảnh hưởng đến. Những nhận định của vị Giáo chủ Đạo Phật về thế giới vạn hữu, trải qua hơn 2.500 năm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Và khoa học càng tiến bộ, càng minh chứng rằng sự thấy biết của Ngài quả là minh triết, độc nhất vô nhị.




***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2014(Xem: 5790)
Vấn đáp: Trở về Đạo Phật nguyên chất để phụng sự nhân sinh - Thích Nhật Từ, Giảng tại Tịnh Xá Trung Tâm, ngày 27/05/2014
19/11/2014(Xem: 5643)
Video giảng pháp: Khuyến Tu do HT Thích Minh Tâm (Khinh An) tại Tu Viện Quảng Đức, chủ nhật 16-11-2014
18/11/2014(Xem: 6501)
Chùa Phật Ân . lưu lại những hình ảnh đáng nhớ .
18/11/2014(Xem: 11144)
HT Thích minh Tâm , Thuyết Pháp Độ Linh trong buổi lễ hiệp kỵ gia Tộc Nguyễn Quang
17/11/2014(Xem: 6094)
Clip: Thoát chết trong đường tơ kẻ tóc
02/11/2014(Xem: 7404)
Quả Báo Trong Lục Đạo - TT Thích Thông Triết, Pháp thoại này do TT Thích Thông Triết thuyết giảng tại Chùa Phật Ân ngày 25/10/2014 nhân khóa Tu Học Phật Pháp Mùa Thu Lần 2.
01/11/2014(Xem: 5683)
Phóng Sự khóa tu mùa hè tại Thiền Viện Chánh Pháp OKC Tháng 7/2014
21/10/2014(Xem: 7053)
Lễ nhậm chức đã kết thúc với 19 phát đại bác chào mừng được bắn từ bờ sông. Ông Lê Văn Hiếu đến Darwin bằng thuyền năm 1977 và là người di dân gốc Á đầu tiên nắm giữ vị trí Toàn quyền của một bang ở Úc. “Đây là một sự ghi nhận đối với tất cả những người di dân và tị nạn cũng như gia đình và tổ tiên của họ, những người đã góp phần xây dựng nên Nam Úc như ngày hôm nay, một trong những nơi tuyệt vời nhất thế giới,” ông Hiếu nói.
20/10/2014(Xem: 6026)
Bài tập dưỡng sinh này có tác dụng tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, tạo cho thân và cơ lưng mền dẻo, thông suốt về tim mạch khí huyết ... Bài tập dưới sự hướng dẫn của TT. Thích Viên Giác (Trụ trì Chùa Từ Tân)
11/10/2014(Xem: 11584)
Do the jewels, bones and ashes found in an Indian tomb in 1898 mark the final resting place of the Buddha himself, or was it all an elaborate hoax? When Colonial estate manager, William Peppe, set his workers digging at a mysterious hill in Northern India in 1898, he had no idea what they'd find. Over twenty feet down, they made an amazing discovery: a huge stone coffer, containing some reliquary urns, over 1000 separate jewels and some ash and bone. One of the jars had an inscription that seemed to say that these were the remains of the Buddha himself. This seemed to be a most extraordinary find in Indian archaeology. But doubt and scandal have hung over this amazing find for over 100 years. For some, the whole thing is an elaborate hoax. For others, it is no less than the final resting place of the messiah of one of the world's great religions. For the doubters, suspicion focuse...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]