Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát Chuẩn Đề (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng, Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)

27/03/202214:57(Xem: 8240)
Bồ Tát Chuẩn Đề (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng, Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)


Vài cảm nghĩ khi nghe lại bài pháp thoại về Chuẩn Đề Bồ Tát do TT Giảng sư Thích Nguyên Tạng giảng ngày 8/8/2020 nhân dịp tháng 3 âm lịch lại về .


Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng

Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương

Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên

Mỗi năm khi chuẩn bị cho “Thanh Minh trong tiết tháng ba “ thì tôi lập tức nghĩ đến ngày vía của Đại Thánh Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát vào ngày 16 tháng ba âm lịch .

Từ khi về cộng tác với trang nhà Quảng Đức, với bản tánh cẩn thận tôi đã dành nhiều tháng xem từng mục về Phật, Bồ Tát và kinh sách Đại Tạng của từng vị Trưởng Lão và học giả đã viết để mình không bước xen hay copy những ý nghĩ của quý vị ấy dù đôi khi vẫn có nhiều sự trùng hợp trong điển tích qua những lời thơ diễn bày và đó cũng là trường hợp những bài thơ xưng tán các vị Phật và Bồ Tát vào những lễ vía hàng năm …mà tôi đã phát tâm sẽ cúng dường xưng tán khi còn năng lực. …thường không nhắc lại những gì tôi đã đọc, và đã học từ trước nhiều năm….. trừ phi đó là danh ngôn hay những thiền kệ của các danh tăng thiền sư được người đời chiêm nghiệm.

Chính vì thế nên khi biết Cư sĩ Huyền Thanh ( cựu cộng tác viên với Trang nhà Quảng Đức, nay đã qua đời ) có làm 28 câu kệ để mô tả và xưng tán nguyện lục của Bồ Tát Chuẩn Đề qua biểu tượng Ngài với con mắt thứ ba và 18 cánh tay với 18 pháp khí mà ý nghĩa thật mầu nhiệm thì ít khi tôi nhắc lại trong bài viết hay bài thơ nào về Phật Mẫu Chuẩn Đề để tôn trọng Cư Sĩ Huyền Thanh dù tôi đã thọ trì Ngũ Bộ Chú, Chú Đại Bi và Thập Chú hơn 10 năm về trước.

Nhưng trong một lần tham vấn với TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng, Thầy đã khuyến khích “ mình viết theo sự hiểu biết và trình độ tu học của mình thì có sao đâu ? “ vì thế mà hôm nay nhân dịp gần tới Lễ Vía Đức Đại Thánh Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát tôi đã tìm nghe lại bài giảng này do TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng vào ngày 8/8/2020 trong đợt phong tỏa vì đại dịch COVID với chủ đề “ NGHI THỨC ĐẢNH LỄ TAM BẢO “ đó HT Đại Trưởng Lão Thích Trí Thủ biên soạn cho các thời công phu trong tự viện .

Đây là kệ thứ 48 trong 108 câu kệ được thọ trì tụng niệm như sau
“NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT”
Kính xin phép Thầy cho con được viết lên vài cảm nghĩ khi nghe lại hôm nay ( mà con tin chắc rằng sẽ khác với ấn tượng ngày 8/8/2020 vì con đã thấm nhập sâu tư tưởng Phật học sau hơn 360 bài pháp thoại của Thầy về Tổ Sư Thiền Ấn, Trung và Việt Nam nói chung ) và riêng với bài nầy Tổ Long Thọ được nhắc đến như vị Phật Thích Ca thứ hai, Ngài đã xuất hiện 600 năm sau khi Đức Phật viên tịch Niết Bàn tại Kushinagar. Ngài Long Thọ là Tổ thứ 14 trong 33 Tổ Sư của Thiền Tông Ấn mà tổ Bồ Đề Đạt Ma thứ 28 và từ đó chuyển sang Huệ Khả …cuối cùng là Lục Tổ Huệ Năng lài vị Tổ thứ 33 của Thiền Tông Ấn Trung.
Tôi rất tâm đắc khi nghe Thầy giảng rõ ràng từ việc chuyển thức thành Trí biểu trưng cho 5 vị Phật trên mũ Tỳ Lư mà Phật Mẫu Chuẩn Đề đang đội , đây cũng là toàn bộ ý nghĩa của Ngũ bộ Chú mà tôi thường đọc tụng rất nhiều năm cho đến nay ( dù có Sư Phụ Viên Minh thuộc Phật Giáo Nguyên Thuỷ ) vì tôi vẫn quan niệm những gì mình đã hưởng được ân phước từ Đại thừa và Kim Cương Thừa thì hãy giữ lấy những tinh hoa ấy .

Đó là 1-Đức Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai ) tại trung ương tượng trưng cho PHÁP GIỚI THỂ TÁNH TRÍ .
2-Vị Phật thuộc phương Đông ( Đức A Súc Bệ Như Lai ) tượng trưng cho ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ ( do thức A lại Da chuyển thành trí này ) .
3- Vị Phật thuộc phương Tây ( Đức Phật A Di Đà ) tượng trưng cho DIỆU QUAN SÁT TRÍ ( do ý thức chuyển thành trí này ) .
4- Vị Phật thuộc phương Nam ( Đức Bảo Sanh Như Lai ) tượng trưng cho BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ ( do Mạt Na thức chuyển thành trí này ) .
5 Vị Phật thuộc phương Bắc ( Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai cũng là Đức Phật Thích Ca ) tượng trưng cho THÀNH SỞ TÁC TRÍ ( do Tiền ngũ thức chuyển thành trí này ) .
Kính bạch Giảng Sư con rất tri ân những lời dặn dò tâm huyết của Ngài khi nhắc đến Sự và Lý phải viên thông khi học một bài kinh nào, khi nghe tích sử của một vị Bồ Tát nào cũng như câu kết luận của Thầy khi đọc câu đối biểu trưng cho cột lõi các pháp môn của Đức Phật

NHẤT TÂM BẤT SANH THÌ TOÀN THỂ HIỆN
LỤC CĂN LOẠN ĐỘNG THỊ VÂN GIÀ
( mây mù vô minh sẽ phủ trùm )


Cũng như trong công án khán thoại đầu
“Chân giác vô công thì căn, trần hà tội “ nghĩa là khi đạt tới thể tánh tịnh minh rồi ..vô công dụng hạnh thì lấy đâu có chuyện căn và trần khi tiếp xúc lại gây tội nghiệp?

Kính đa tạ và tri ân Thầy bài pháp thoại chỉ cần những lời tâm huyết này thôi đã đánh động tâm trí của hành giả nào đang hạ thủ công phu tu tập để được trách pháp …

Nhưng vì bài pháp thoại có tên là Bồ Tát Chuẩn Đề nên con ghi chép lại lời giảng của Thầy dựa trên hình tượng tiêu biểu của Đức Ngài Phật Mẫu Chuẩn Đề như sau :

Theo những tài liệu ghi chép của Phật giáo, Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị thần hóa độ chúng sinh. Ban cho con người được khỏe mạnh, bình an, hóa trừ bệnh tật. Ngài cũng chính là hóa thân của Đức Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn.
Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài.

Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề
Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Thần lực của thần chú này đã được chứng minh trong lịch sử là thần thông diệu dụng bất khả tư nghỉ, vì sẽ tiêu trừ hết những phiền não nghiệp chướng nhiễm ô của hành giả đó khi thọ trì

Năm xưa, nhờ niệm thần chú Bồ Tát Chuẩn Đề mà bảy trăm ức Đức Phật đã đắc Đạo. Ngay cả Bồ Tát Long Thọ, một trong bốn vị bồ tát nổi tiếng trong quá trình phục hưng Phật giáo Đại thừa, hàng ngày cũng chuyên tâm niệm thần chú:

“Khể thủ quy y Tô Tất Đế
Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ”.
Dịch theo văn xuôi:

“Nay con quy y trước bảy mươi tỷ hoàn hảo Giác Ngộ Chư Phật
Này đây : OM! Chuẩn Đề , Chuẩn Đề!
Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là Sự Thật “
Hoặc theo văn vần :
“Cúi đầu lạy pháp Tô Tất Đế
Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ”.

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là CundìCunïdïhi(चुन्दी), tên chữ Hán là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật MẫuChuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục quan âm của Phật giáo, trong Tạng Giới Man Đa La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.
Chuẩn Đề là một vị bồ tát trong trường phái Đại thừa, và đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Kim cương thừa. Bà được xem là Bhagavathi (trong tiếng Phạn có nghĩa là "nữ thần"), hay "mẹ của các Phật", và thường được xem là ngang hàng với Quán Thế Âm. Chuẩn Đề có thể có liên quan đến vị nữ thần Chandi trong Ấn Độ giáo

Chân Thân Ngài có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết già trên đài sen, dưới có 2 con rồng phủ phục , biểu tượng đầy vẻ quang minh tốt đẹp, chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng ( tượng trưng cho thai tạng giới ) mà có lằn điển quang trắng.( tượng trưng cho Kim Cương giới an trú trong Định và Tuệ ).

Trên đầu thì đội mão Tỳ Lư Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.
Khuôn mặt có 3 mắt, mỗi con mắt ấy có ánh nhìn sắc sảo.( tượng trưng “Phật Nhãn”, “Pháp Nhãn” và “Tuệ Nhãn”. Mỗi con mắt đều tỏa ra ánh nhìn, chiếu rọi khắp nhân gian để cứu độ chúng sinh khỏi kiếp khổ nạn.)

Toàn thân có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh.18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia

Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc bằng ốc trắng, hai bên cánh tay trỏ có xuyến thất châu coi rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.

Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp.
Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy.
Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.
Tay trái thứ tư cầm một bình nước, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.
Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.
Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.
Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.
Tay trái thứ chín cầm một cuốn Kinh Bát nhã Ba La Mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.

Kính đa tạ Giảng Sư c đã nhắc lại lợi ích của việc thọ trì thần chú này mà trong bộ kinh Chuẩn Đề Đà Ra Ni kinh, Đức Phật Thích Ca đã giảng giải về tác dụng của việc tụng bài chú Chuẩn Đề.(Bài chú được cho là gắn với khả năng thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân.)

Theo đó , khi tụng niệm bài chú Chuẩn Đề Bồ Tát sẽ mang đến những phép màu kỳ diệu, năng lượng siêu nhiên hướng đến giải thoát bản thân khỏi ải khổ nạn nơi trần gian. Tùy theo cấp độ niệm chú mà sẽ đưa chúng ta đến với những điều khác nhau. Nhưng thần chú chỉ linh nghiệm với những người tâm hướng Phật, ăn ở hiền lành, phúc đức. Còn với những kẻ gian ác, tâm tà đạo thì sẽ không gặp điều may mắn.
Niệm thần chú Chuẩn Đề Bồ Tát mang lại nhiều điều tốt đẹp

Kính thành tâm tự hứa sẽ rèn luyện cho mình thói quen không quên tụng vào mỗi thời công phu khuya, đồng thời tâm phải luôn thanh tịnh, một lòng hướng Phật, làm nhiều việc thiện tích phúc đức .
Như vậy trộm nghĩ có tín tâm như thế may ra “ Hữu cầu tất ứng “ và dĩ nhiên mới được Phật Mẫu Chuẩn Đề linh ứng, ban cho cuộc sống an nhàn, sung túc, tránh được hoạn nạn

Kính xin cúng dường đến Phật Mẫu Chuẩn Đề lời khấn nguyện của con và cũng xin tri ân Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng đã gieo vào tâm khảm con hạt giống “Nhất Tâm Bất Sanh” với ruộng Phước điền của Ngài
Kính trân trọng,

Nhất Tâm Đảnh Lễ Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát
Thời công phu khuya niệm niệm khắc ghi thầm
Đức Phật Thích Ca chỉ rõ lợi ích, công đức tu thân
Lại ghi nhớ Tổ Long Thọ chỉ dạy trong linh chú


Bảy trăm vị Phật đã được Tuệ thành tựu
Nên Bồ Tát được tôn xưng như Mẹ Phật từ bi
Hãy theo gương khấn nguyện , hành thiện kiên trì
Ngọc Ma Ni trên bàn tay thứ tư bên mặt …giúp giải thoát !

Kính đa tạ Giảng Sư biện tài trên đường hoằng pháp
Giúp đại chúng tịnh tín luôn giữ khắc ghi
Nghi thức Đại Trưởng Lão biên soạn thực thi
Kính nguyện ngày ngày công phu miên mật !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Huệ Hương


bo tat chuan de



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được nghe Sư Phụ giảng bài kệ thứ 48 trong 108 câu kệ được thọ trì tụng niệm, Bồ Tát Chuẩn Đề Vương Phật Mẫu Tâm Chú:

“Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha. Án, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha”

Bài tâm chú có năng lực bất tư nghì, thần thông diệu dụng, hoá độ chúng sanh, tiêu trừ tất cả nghiệp chướng của hành giả, là một trong mười bài thần chú được thọ trì vào mỗi khuya, có công đức vô lượng vô biên.

Khế Thủ Quy Y Vô Tất Đế, lời Bồ Tát Long Thọ viết ra tán dương công đức của Bồ Tát Chuẩn Đề. Bồ Tát Long Thọ xuất hiện 600 năm sau Phật nhập Niết Bàn, là tổ thứ 14 thuộc thiền tông Ấn Hoa, sau tổ Ca Diếp thứ một.

Tổ Long Thọ được xem là luận sư thứ nhất của Phật giáo, là tác giả của bộ Luận Đại Trí Độ, ngài sớ giải luận bản này từ Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển.

Sư Phụ giải thích:
Khể Thủ là cuối đầu
Quy Y là nương tựa
Tô Tất Đế là chánh pháp.

Câu thần chú:
- Thất câu chi nẩm , câu chi là 100 ức, thất câu chi là 700 ức. Một ức là 10 vạn (100 ngàn), vậy thất câu chi tương đương với con số: 700 x 100.000, như vậy mỗi lần thọ trì thần chú “thất câu chi” là mình có cơ hội trở về nương tựa với 700 ức Đức Phật.
- Phật Mẫu là mẹ sinh ra chư Phật.
- Chuẩn Đề, có nghĩa thanh tịnh, chân thật, năng hành.
Năng hành có nghĩa là vị Bồ tát có trí tuệ và thệ nguyện rộng lớn, đầy đủ mọi năng lực để mang đến sự bình an cho tất cả chúng sanh.


Sư Phụ cho xem hình của Bồ Tát Chuẩn Đề có nhiều tay, thân màu vàng có ánh hào quang màu trắng và màu vàng đan xen nhau, màu vàng biểu trưng cho trí tuệ, màu trắng biểu trưng cho định. Định tuệ viên dung đan xen với nhau.
Trên đầu Bồ Tát có mão Tỳ Lư, có ngũ phương Phật, còn gọi là ngũ trí Phật:

1/ ở giữa (trung ương) có Đức Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai_ biểu trưng cho Pháp giới thể tánh trí .
2/ ở phương Đông có Đức A Súc Bệ Phật, tượng trưng cho Đại Viên Cảnh Trí ( chuyển thành từ thức A lại Da)
3/ ở phương Tây có Đức A Di Đà Phật, biểu trưng do Diệu Quan Sát Trí (chuyển từ Ý thức)
4/ ở phương Nam có Đức Bảo Sanh Phật, tượng trưng cho Bình Đẳng Tánh Trí ( chuyển từ Mạt Na Thức).
5/ ở phương Bắc có Đức Bất Không Thành Tựu Phật (Phật Thích Ca), tượng trưng cho Thành Sở Tác Trí (chuyển từ Tiền Ngũ Thức, đó là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức).


Theo Phật giáo đại thừa, trên đầu mỗi hành giả luôn có 5 vị Phật, trên mặt có 3 con mắt biểu trưng cho Phật nhãn, Pháp nhãn, Tuệ nhãn.
Người Ấn Độ có vẽ thêm mắt thứ ba ở giữa hai mắt. Hai mắt hai bên là nhục nhãn, mắt ở giữa chân mày biểu trưng cho tuệ nhãn.
Sư Phụ giải thích, ai có con mắt thứ ba, con mắt trí tuệ, là người đã giác ngộ, nhìn mọi người chung quanh như họ đang là (như thị).

Sư Phụ giải thích mỗi bên Bồ Tát Chuẩn Đề có 9 cánh tay.

Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp. (Sư Phụ có bắt ấn cho đại chúng xem)
Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý; tay mặt cầm cái thí vô úy.
Tay trái thứ ba cầm một bông sen hồng (biểu trưng Phật Tánh); tay mặt cầm cây gươm (chặt đứt phiền não)
Tay trái thứ tư cầm một bình nước cam lồ; tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang; tay mặt cầm một trái la ca quả.
Tay trái thứ sáu cầm một xa luân; tay mặt cầm một cái búa.
Tay trái thứ bảy cầm pháp loa; tay mặt cầm cái thiết câu.
Tay trái thứ tám cầm một bình như ý; tay mặt cầm một chày kim cang (hàng phục tà ma)
Tay trái thứ chín cầm một cuốn kinh Bát nhã Ba la mật; tay mặt cầm một xâu chuỗi hạt

Mười tám cánh tay là biểu trưng cho thập bát giới, bao gồm: lục căn, lục trần, lục thức.


“Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha. Án, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha”.

Hành giả thọ trì thần chú Chuẩn Đề sẽ giúp phá tan phiền não, tận trừ hết mọi ác nghiệp để chuyển hóa ngũ uẩn thân thành pháp thân thanh tịnh, an lạc, giải thoát.

Sư phụ đã nhắc nhở: ngày xưa có bảy trăm ức Bồ tát do thọ trì pháp môn Chuẩn Đề tam muội (trì tụng 10 vạn biến) mà chứng quả Vô thượng Bồ đề, chúng sanh đời này muốn thành tựu Phật quả cũng phải thọ trì pháp môn này.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giảng giải rõ ý nghĩa về ngài Bồ Tát Chuẩn Đề và công năng trì chú này bất khả tư ngh, ai chí thành trì tụng miên mật, có thể tiêu tai giải nạn, tật bệnh tiêu trừ, trí tuệ phát sinh, cuối cùng được chứng thành Phật quả viên mãn.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát, tác đại chứng minh.

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.
(Montréal, Canada)









youtube
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2013(Xem: 20627)
Hòa thượng Thích Đạt Đạo, thế danh Huỳnh Văn Hà, sinh năm Tân Mão (1951) tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Thân phụ là Cụ Ông Huỳnh Văn Chánh. Thân mẫu là Cụ Bà Lê Thị Kia, pháp danh Diệu Ca. II. Thời kỳ xuất gia học Đạo Vốn sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời tin kính Tam bảo, từ nhỏ Hòa thượng đã có thiện duyên với Phật pháp, được Cụ Ông, Cụ Bà thường xuyên dẫn đi chùa chiêm bái và lễ Phật. Năm 11 tuổi, Hòa thượng quy y năm giới với Hòa thượng Bổn sư thượng Đức hạ Chơn, pháp danh là Quảng Trí và sinh hoạt Gia đình Phật tử Quảng Hương. Với tâm nguyện muốn xuất gia học đạo, năm 13 tuổi (1964), Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho phép thế phát xuất gia và hành điệu tại chùa Long Huê, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hòa thượng vào tu học ở Tu viện Quảng Hương Già Lam, từ năm 1966 - 1968.
12/09/2013(Xem: 9245)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E... http://www.imdb.com/title/tt1156470/ Thuyết minh: Mani Media (dựa trên phụ đề tiếng Việt: HTT Group)
28/08/2013(Xem: 5714)
Phóng sự: Quay, editing Bích Xuân Trẻ magazine Dallas Texas USA. Hình ảnh HT Thích Minh Tâm "đạo đạt thỉnh nguyện thư đòi tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam" đến Quốc Hội Âu Châu và Nghị Viện Âu Châu do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức tại Strasbourg ngày 11 tháng 7 năm 2013. Phái đoàn đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu (GHPGVNTNÂC) và Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Âu Châu dưới sự hướng dẫn của Hòa Thượng Thích Minh Tâm (Chủ Tịch Điều Hành GHPGVNTNÂC) gặp gỡ và đạo đạt thỉnh nguyện thư đến Quốc Hội Âu Châu . Bích Xuân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]