Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

04/11/202112:34(Xem: 14513)
64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông



307_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Quang Nghiem


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Bảy, 06/11/2021 (02/10/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 307 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).


Sư họ Nguyễn, quê ở huyện Đan Phượng, mồ côi Cha Mẹ từ thuở bé, theo học Phật pháp với người cậu là thầy Bảo Nhạc. Sau khi thầy Nhạc qua đời, Sư đi hành cước bốn phương, viếng khắp các nơi thiền tứ. Nghe Thiền sư Trí Thiền giáo hóa ở chùa Phúc Thánh, hạt Điển Lãnh, Sư liền đến đây tham vấn.

Sư Phụ giải thích:
- Sư Quảng Nghiêm mồ côi cha mẹ từ thuở bé, Sư theo học Phật pháp với người cậu là Bảo Nhạc. Khi người cậu qua đời, Sư đến tham học với Thiền Sư Trí Thiền ở chùa Phúc Thánh.

Một hôm nhân nghe Trí Thiền giảng Ngữ lục của ngài Tuyết Đậu, đến chỗ Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến nhà người điếu tang, đối đáp về vấn đề sanh tử, Sư có sở đắc liền hỏi:
- Một câu thoại đầu ấy, người xưa nói ở trong sanh tử, lại có lý hay không?
Thiền Sư Trí Thiền đáp:
- Ngươi nhận được lý này chăng?
Sư thưa: Thế nào là lý không sanh tử?
TS Trí Thiền: Chỉ ở trong sanh tử khéo nhận lấy.
Sư trình bạch: Đạt vô sanh rồi.
TS Trí Thiền bảo: Vậy thì tự liễu.
Ngay câu nói này, Sư càng thấu suốt, lại hỏi:
- Làm sao bảo nhậm (gìn giữ)?
TS Trí Thiền dạy: Đã liễu ngộ lại đồng chưa liễu.
Sư sụp xuống lạy tạ ơn.

Sư Phụ giải thích:

Thiền Sư Quảng Nghiêm đến chùa của Sư Phụ Trí Thiền tu học, lúc đó Ngài Trí Thiền đang giảng về công án thiền “Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi đám tang”. Con cảm ơn Sư Phụ kể lại câu chuyện lý thú này.

Một ngày kia Thầy trò Thiền Sư Đạo Ngộ và Tiệm Nguyên đi đám tang, đệ tửTiệm Nguyên vỗ vào quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?”, Sư phụ Đạo Ngô nói: “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Đám xong, trên đường trở về chùa, đệ tử Tiệm Nguyên thưa: “Hòa thượng mau nói cho con, nếu không con sẽ đánh hòa thượng đó.” Sư phụ Đạo Ngô nói, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh Sư Phụ.




Kính mời xem tiếp:

https://quangduc.com/a72174/307-thien-su-quang-nghiem-1121-1190-doi-thu-11-thien-phai-vo-ngon-thong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2013(Xem: 5253)
❖ Đừng nản lòng và đừng sợ thất bại. GiayPatin.com Giày patin | SkinDienThoai.com in ảnh skin, in ốp lưng theo ý muốn Năm 1889, Rudyard Kipling -- nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: "Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Lipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh." Winston Churchill từng thi rớt kì thi vào lớp sáu. Ông trở thành thủ tướng nước Anh khi đã 62 tuổi, sau cả một đời chỉ gặp toàn thất bại. Sự đóng góp lớn nhất của ông là khi ông đã về hưu. Albert Einstein đến năm 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo đã từng nhận xét về ông như sau: "Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn." Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường Bách khoa Zurich. Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: "Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế
01/10/2013(Xem: 4803)
Lễ Đặt Đá Xây Dựng Tổ Đình Tường Vân, Cố Cô Huế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]