Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

68. Thiền Sư Thạch Sương Sở Viên, Tổ thứ 44, đời thứ 7 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202108:24(Xem: 17055)
68. Thiền Sư Thạch Sương Sở Viên, Tổ thứ 44, đời thứ 7 Thiền Phái Lâm Tế



213_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tu Minh

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Từ Minh Sở Viên(986-1039), Ngài thuộc đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế.

 

Ngài họ Lý quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Khi chưa xuất ngài làm thư sinh, học văn chương. Đến năm 22 tuổi ngài phát tâm xuất gia ở Ẩn Tỉnh Tự ở Tương Sơn (thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay) được Mẹ ngài ủng hộ và khuyên con trai nên đi du phương tìm thầy học đạo. Nghe danh ở Phần Dương có Thiền sư Thiện Chiêu là một bậc thiện tri thức bậc nhất, Ngài tìm đến học đạo bất chấp mọi khó khăn trong thời chiến. TS Phần Dương thấy ngài liền thầm nhận cho nhập chúng.

 

Ngài ở hai năm hầu thầy, làm công quả nhưng chưa được nhập thất, mỗi lần Ngài vào tịnh thất thưa hỏi Phật pháp đều bị sư phụ chửi mắng thậm tệ bằng những lời thô tục của thế gian. Một hôm ngài tự than rằng “Từ ngày đến đây tu học đã trải qua hai năm rồi mà không được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thế tục trần lao, năm tháng qua nhanh, việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuất gia."  Sư phụ Phần Dương Thiện Chiêu nhìn thẳng vào mặt ngài và mắng: "Đây là ác tri thức dám bán đứng ta", rồi cầm gậy đuổi đánh. Ngài kêu la cầu cứu, Sư phụ Phần Dương liền bịt miệng ngài lại. Ngài bỗng nhiên đại ngộ và nói: "Mới biết đạo Lâm Tế vượt khỏi thường tình”. Và ngài ở lại hầu hạ Sư phụ Phần Dương bảy năm.


Sư phụ giải thích: Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu là thiền sư chuyên dùng thuốc đắng (lời thô tục, đánh đập) làm phương pháp giáo hóa, khai thị cho đệ tử, nếu đệ tử không vượt qua được thử thách cam go này sẽ mất lợi lớn.

 

Sau 7 năm hầu Thầy, Ngài được Thái thú Nghi Xuân là Huỳnh Tông Đán cung thỉnh về trụ trì Chùa Nam Nguyên. Sau khi trụ trì, Ngài thăng tòa dạy chúng: “ Tất cả chư Phật và pháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này ra”. Ngài dựng đứng cây gậy và nói: “Cái này là cây gậy của Nam Nguyên, cái gì là kinh ?”. Nói xong ngài xuống toà về phương trượng.

 

Sư Phụ giải thích, tất cả kinh do Đức Phật nói trong 45 năm đều hợp khế lý và khế cơ. Khế lý, nội dung của lời Đức Phật đặt trên nền tảng trung đạo, không dính vào sự đối đãi, dù mặt trời có tắt, mặt trăng có rơi, lời Phật dạy vẫn luôn là chân lý. Khế cơ, lời Phật dạy hợp từng căn cơ của tất cả chúng sanh bất cứ ở đâu, trời người địa ngục đều có thể tu tập đến giải thoát và giác ngộ, xuyên suốt vượt không gian và thời gian.

 

Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 6225)
Video: Ru Con Ba Miền
14/09/2016(Xem: 7715)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
01/09/2016(Xem: 7950)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
01/09/2016(Xem: 5483)
Trò Chuyện Tâm Linh với Sư Gíác Minh Luật
29/08/2016(Xem: 9364)
Video: Lễ Vu Lan 2016 tại Tịnh Thất Hiền Như
24/08/2016(Xem: 6615)
Video: Đại Lễ Vu Lan và Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Hải Đức
01/08/2016(Xem: 10071)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
29/07/2016(Xem: 8382)
Vở kịch: Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền Soạn giả: Quảng Hương Diễn viên: Quảng Tịnh, Quảng Hương, Tâm Hương, Ngọc Quân Vì sao mà các Phật tử Nữ lại đi chùa nhiều hơn và tu hành giỏi giang hơn các Phật tử Nam? Xin qúy Thầy và qúy Phật tử lắng lòng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch “Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền” (Nhạc “Hà Nội phố”, “Mưa trên phố Huế”, “Sài Gòn đẹp lắm” khi 3 nhân vật bước ra)
29/07/2016(Xem: 7691)
Dâu Bắc: (Vừa đi vừa than thở) Ối dào ơi, sáng nay ra đường găp đàn bà, mà còn (hát) “tình bằng có cái trống cơm …” thế này này (diễn tả bụng bầu), thảo nào mình thua tuốt tuồn tuột, có bao nhiêu tiền cúng dường sạch sành sanh cho Casino rồi, (vừa nói vừa vét vét trong bóp) còn xu nào đâu mà chốc nữa vô Chùa Quảng Đức gây qũy đây chứ? (thở dài) Ừ, mà không biết quý Thầy có chịu cho mình cà credit card để cúng dường không nhỉ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]