Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), Tổ thứ 34 của Tông Lâm Tế , Vị Tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh (Hội An), và là Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam

27/05/202113:49(Xem: 20929)
Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), Tổ thứ 34 của Tông Lâm Tế , Vị Tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh (Hội An), và là Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam
 

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746). Ngài là Tổ thứ 34 của Thiền phái Lâm Tế, là vị tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh ở Hội An và là sơ tổ của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam, đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Phật giáo miền trung Việt Nam.


Bài giảng pháp hôm nay là bài giảng thứ 239 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.

Ngài thế danh Lương Thế Ân, sanh ngày 28-6-1620, vào thời vua Khang Hy thứ 8 nhà Thanh tại làng Thiện An, tỉnh Phước Kiến, Trung Hoa.


Thân phụ là Lương Đôn Hậu, thân mẫu là Trần Thục Thận, anh là Lương Thế Bảo, em là Lương Thế Định. Lúc thiếu thời, ngài thông minh khác người và có tâm hướng về đạo Phật.


Năm 1678, ngài 9 tuổi được song thân đưa đến xuất gia ở chùa Báo Tư, tỉnh Quảng Châu, của Tổ Bổn Quả Khoáng Viên, nhưng không biết Sư Phụ của ngài là ai.


Năm 20 tuổi, ngài thọ giới cụ túc, có pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu Pháp Bảo, nối pháp đời thứ 34 của dòng Lâm Tế.

Năm Ất Dậu, ngày 28 tháng giêng, năm 1695, do lời mời của TS Nguyên Thiều, ngài đến Hội An cùng với phái đoàn thập sư truyền giới bao gồm: TS Thạch Liêm, TS Minh Hải-Pháp Bảo, TS Minh Vật-Nhất Tri, TS Minh Hoằng-Tử Dung, TS Minh Lượng-Thành Đẳng v.v… chứng minh giới đàn truyền giới ở Huế, có 1400 giới từ tại gia và xuất gia, sa di, tỳ kheo, Bồ Tát, có công hầu khanh tướng, và Chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền một giới đàn riêng, có pháp danh là Hưng Long.

Ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi, Hoà Thượng Thạch Liêm trở lại Hội An để về Trung Quốc, nhưng thời tiết xấu ngài chưa về được.

Ngày 12-10, chúa Nguyễn Phúc Chu mời Hoà Thượng lập đàn truyền giới ở chùa Thiên Mụ.


Ngày 24-6 năm Đinh Tý, Hoà Thượng Thạch Liêm về Trung Quốc.


Ngài Minh Hải Pháp Bảo ở lại VN để hoằng hóa độ sanh, Ngài khai Sơn chùa Chúc Thánh ở Hội An năm ngài được 27 tuổi.


Sư Phụ giải thích, ý nghĩa danh hiệu tên của Tổ đình Chúc Thánh. Chúc có nghĩa là cầu chúc. Thánh có nghĩa là Thánh Thượng, vì Tổ muốn ngưỡng chúc quý Thánh Thượng tại VN trở thành những vị vua anh minh đễ dẫn dắt đất nước và bách tính an bình và thịnh trị. Nhưng Chúc Thánh với ý nghĩa cứu cánh khi Tổ đặt danh hiệu cho ngôi chùa này là chúc nguyện cho hết thảy chúng sanh đều có thể trở thành bậc thánh, giác ngộ, giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

 

Sư Phụ cũng nhắc lại khái niệm “Tam Hiền Thập Thánh” để chúng đệ tử nhớ: Thánh theo bên Nguyên Thủy là phải chứng quả A La Hán (còn chứng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm chỉ là Tam Hiền), còn bên PG Đại Thừa, hành giả chứng đến địa vị Thập Địa Bồ Tát mới được xem là Thánh.

Sau khi khai sơn Chùa Chúc Thánh, ngài Minh Hải bắt đầu thuyết pháp giảng kinh,  tiếp tăng độ chúng.  Ngài đã để lại cho đời bài kệ truyền pháp như sau: 

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hạnh Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung.

 

Sư phụ giải thích: trong bài kệ này, 4 câu đầu dùng để đặt pháp danh và 4 câu sau dùng để cho pháp tự.

 

Hiện nay đệ tử của tổ Minh Hải Pháp Bảo có mặt ở khắp thế giới:

Tại Pháp: có Hoà Thượng Huyền Vi (pháp danh là Như Kế, pháp tự là Giải Đạo), tại Đức có Hoà Thượng Như Điển (pháp tự: Giải Minh, pháp hiệu: Trí Tâm); ở Mỹ có Hoà Thượng Huyền Dung (pháp danh: Như Lễ) ; Hòa Thượng Chơn Điền (pháp tự: Đạo Phước); Ở Úc có: Hoà Thượng Huyền Tôn ( đệ tử của Đệ lục Tổ Thiên Ấn là Hòa Thượng Chơn Trung) pháp danh của  ngài là Như Kế, pháp tự là Giải Tích); Hòa Thượng Như Huệ (pháp tự: Giải Trí, pháp hiệu: Trí Thông); Hòa Thượng Bảo Lạc (pháp danh: Đồng An, pháp tự: Thanh Nghiệp)…

Sư phụ có kể chuyện Hòa Thượng Vĩnh Trường Hạnh Diên ở chùa Viên Giác, Núi Thình Thình ở Quảng Ngãi ( nơi HT Huyền Tôn xuất gia tu học từ lúc 6 tuổi), HT Vĩnh Trường sống thọ trên 100 tuổi nhờ niệm Phật và ăn mít kho của chùa Viên Giác này.

Sau 50 năm hoằng hoá, ngày 7-11-1746, ngài gọi đồ chúng dặn dò đọc bài kệ phó chúc rồi thị tịch. Nhục thân ngài được nhập tháp tôn thờ.
Bài kệ phó pháp của ngài đúc kết đời tu để lại cho thế gian:


         Nguyên phù pháp giới không
         Chơn như vô tánh tướng
         Nhược liễu ngộ như thử
         Chúng sanh dữ Phật đồng.

Dịch nghĩa:


       Pháp giới như mây nổi
       Chơn như không tánh tướng
       Nếu hiểu được như vậy
       Chúng sanh với Phật đồng.


Sư Phụ giải thích:
-Nguyên phù pháp giới không, có nghĩa là: pháp giới như mây nổi theo nghĩa trong kinh Bát Nhã, mọi thứ trên đời này như áng mây bay, nhưng thành Càn Thát Bà, có nhưng không thật có, có rồi mất liền, như sóng nắng trên mặt đường. Ý này được nhà thơ Nguyễn Công Trứ có nói Ôi, nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao. Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào, vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín”.

“Chân như không tánh tướng”

Sư phụ giải thích: Chân Như là chỉ cho thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự vạn vật. Chân như chỉ cho thể tính ổn định, thường hằng, vượt ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”. Chân Như là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra. Nhận ra được Chân như là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, đối đãi. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

 

Muốn đạt đến Chân Như, hành giả phải thanh lọc Như Lai Tạng bằng cách đưa “tân huân chủng tử” tốt vào để hóa giải “bản hữu chủng tử” xấu đang tồn ứ, dần dần thanh tịnh hóa Như Lai Tạng hoàn toàn.

 

Sư phụ dẫn lời Phật dạy trong Kinh Lăng Già (quyển 8) rằng: Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, từ nó tất cả mọi hình thức đời sống được khởi sinh. “Đại Bồ tát muốn tiến đến rốt ráo thì phải thanh tịnh Như Lai tạng đang còn là thức A lại da này. Nếu không có thức tàng A lại da này, ắt không có sinh diệt. Này Đại Huệ, cảnh giới của Như Lai tạng vốn là thanh tịnh, nhưng người chưa giác ngộ thì bị khách trần nhiễm ô che đậy nên vẫn thấy không thanh tịnh”.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo, là Sơ tổ thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam, dòng suối pháp thiêng của Như Lai từ cội Bồ Đề xuyên suốt theo tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc, rồi xuôi đường biển theo tổ Minh Hải Pháp Bảo vào đất lành dân Việt, ban rãi đạo pháp sâu mầu giải thoát, hiển hiện trong tiếng chuông khuya linh diệu đầy thức tỉnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   

 




239_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Minh Hai Phap Bao-2

Thông điệp mà Kệ Thị Tịch của Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo gửi lại cho các hành giả tu tập chính là : “CHÂN NHƯ KHÔNG TÁNH TƯỚNG “

Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), Tổ thứ 34 của Tông Lâm Tế , Vị Tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh (Hội An), và là Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam. một dòng tu đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Phật giáo miền Trung Việt Nam



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Tổ Khai Sơn dòng Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam . Kính bạch Thầy bài pháp thoại quá tuyệt vời với nhiều yếu nghĩa cốt lõi của Đại Thừa khi đi vào Chân Như ! Như Lai Tạng và A Lại Da Thức ...quá cao ...Nhưng hy vọng với sự tu tập dần dần và tinh tấn hy vọng chúng đệ tử sẽ thấu đạt hơn về những lời dạy hôm nay nhất là khi nghiền ngẫm kinh Lăng Già và Duy Thức Học . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thày, HH




Hạnh phúc thay, nghe pháp thoại tìm về nguồn cội ! 

Vị Tổ khai Sơn Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam (1)

Bài kệ truyền phái thay đổi chút giữa Phú Yên, Hội An (2) 

Nhưng đạo phong thanh tịnh đã hiện thực như lời Chúc (3) 



Kệ thị tịch ...hàm chứa hành trạng Bậc Thạc Đức ! (4)

Triệt ngộ giải thoát " Không Tánh Tướng của Chân Như " (5) 

Như Lai Tạng cần thanh lọc thật sạch chằng còn nhơ 

Lời  Thế Tôn trong kinh Lăng Già với Bồ Tát Đại Huệ (6) 

Kính tri ân Giảng Sư ...Huân tân chủng tử tinh nhuệ! 

Lại hiểu thêm pháp hiệu, pháp tự , pháp danh 

Ví dụ điển hình với quý bậc cao tăng (7) 

Cùng Lý Bát Nhã để thấy nhân sinh như mây nổi (8) 

Phải chăng danh ngôn văn tự là nguyên nhân đầu mối ? 

Nên thu thúc lục căn vẫn nền tảng bắt nguồn 

Điều phục Tâm giải tỏa triền cái.. ràng buộc luôn 

Sẽ đạt đến Tam Hiền Tứ Thánh ...Tên dòng Thiền tuyệt đẹp ! 



Nam Mô Minh Hải Pháp Bảo Thiền Sư Tác Đại Chứng Minh



Huệ Hương 

Melbourne 27/5/2021 

 .

(1) Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định. Được sinh ra trong một gia đình thuần phong Nho giáo, nên thuở thiếu thời, Ngài tỏ ra thông minh khác người. 

Năm Mậu Ngọ (1678), Ngài được song thân đưa đến xuất gia tại chùa Báo Tư thuộc tỉnh Phước Kiến, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 9 tuổi. Sau một thời gian dài tu học, khi tuổi vừa tròn 20 thì Ngài được đăng đàn thọ Cụ túc giới với pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu là Pháp Bảo, nối pháp đời 34 tông Lâm Tế truyền theo bài kệ của tổ Vạn Phong Thời Ủy.
Tại Việt Nam, vào niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 3 đời vua Lê Huyền Tôn, Đinh Tỵ (1677) đời chúa Nguyễn Phúc Tần, Ngài Nguyên Thiều đi theo thuyền buôn sang An Nam, đến trú tại phủ Quy Ninh (Bình Định) lập chùa Thập Tháp – Di Đà. Sau đó, Ngài ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung và chùa Quốc ân. Thể theo lời thỉnh cầu của chúa Nguyễn Phúc Trăn (1648-1681), ngài Nguyên Thiều trở về Trung Quốc thỉnh chư tăng và các pháp khí sang An Nam lập đàn truyền giới. Mãi cho đến năm Ất Hợi (1695) thì Ngài mới thỉnh được Hòa thượng Thạch Liêm ( thuộc tông Tào động rất nổi tiếng bấy giờ nên phải thỉnh tới 3 lần ) cũng như các ngài Minh Hải-Pháp Bảo, Minh Vật-Nhất Tri, Minh Hoằng-Tử Dung, Minh Lượng-Thành Đẳng v.v… trong hội đồng thập sư sang truyền giới. 

Phái đoàn xuống thuyền tại bến Hoàng phố và cập bến Hội An vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi (1695). Sau đó đoàn ra Thuận Hóa và được chúa Nguyễn Hiển Tông đón tiếp trọng thể và thỉnh về trụ tại chùa Thiền Lâm.


Ngày mồng 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở do Ngài Thạch Liêm làm Đàn đầu Hòa thượng. 

Giới đàn truyền các giới Sa Di, Tỳ Kheo và Bồ tát với tất cả 1400 giới tử trong đó có cả các vương hầu khanh tướng. 

(Đặc biệt, Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền riêng 1 đàn giới và được Hòa thượng đàn đầu ban cho pháp danh Hưng Long, pháp hiệu là Thiên Tùng  Đạo Nhơn.)


Sau khi giới đàn thành tựu, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695), phái đoàn trở vào lại Hội An để chờ thuyền về nước. 

Tại Hội An, đoàn trú tại chùa Di Đà và thể theo lời thỉnh cầu của chư Tăng cũng như bổn đạo, Ngài Thạch Liêm lập đàn truyền giới cho 300 giới tử. 

Ngày 19, đoàn rời Hội An ra Cù Lao Chàm, lên thuyền chờ gió. 

Ngày 30 thuyền nhổ neo nhưng bị nghịch gió nên phải trở lại Hội An. 

Ngày 12 tháng 10, chúa Nguyễn mời ngài Thạch Liêm trở lại Phú Xuân lập đàn cúng Phật truyền giới một lần nữa tại chùa Linh Mụ. 

Sau đó đến ngày 24 tháng 6 năm Bính Tý (1696) ngài Thạch Liêm cùng với phái đoàn trở về Quảng Đông và không qua nữa.


Sau khi Ngài Thạch Liêm về nước, có một số vị trong phái đoàn ở lại An Nam, trác tích khai sơn hoằng hóa như ngài Minh Hoằng-Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông ( Chùa Từ Đàm )  ở ThuậnHóa, ngài Minh Lượng-Thành Đẳng khai sơn chùa Vạn Đức tại Cẩm Hà, Hội An và ngài Minh Hải-Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh tại Cẩm Phô-Hội An. 

Lúc bấy giờ Ngài độ khoảng 26 hoặc 27 tuổi.

(2) 

Những ngày đầu nơi mảnh đất đầy cát bụi này, Ngài chỉ lập một thảo am để tịnh tu phạm hạnh. Dần dần hương giới đức của Ngài lan tỏa khắp mọi nơi, ảnh hưởng đạo đức đến người dân phố Hội và các vùng phụ cận nên đồ chúng ngày một quy ngưỡng tham học.
Thấy cơ duyên hóa độ đã đến, Ngài chính thức khai đường giảng pháp, tiếp tăng độ chúng. Để cho sự truyền thừa có quy cũ dài lâu, Ngài biệt xuất một bài kệ truyền pháp. Bài kệ truyền pháp của Ngài như sau:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hạnh Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

Từ đây, trong dòng lịch sử truyền thừa của Phật giáo Việt Nam có một dòng thiền mới xuất hiện mà sử sách gọi là dòng thiền Chúc Thánh, hay còn gọi thiền phái Minh Hải Pháp Bảo. Trong bài kệ này, 4 câu đầu dùng để đặt pháp danh và 4 câu sau dùng để cho pháp tự. 

Riêng tại Phú Yên không hiểu vì lý do gì chúng đệ tử đã xin Tổ Minh Hải được sửa đổi như sau 

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng

Vạn Hữu Duy Nhất Thể 

Quán Liễu Tâm Cảnh Không 

Giới Hương Thành Chánh Quả 

Giác Hải Dũng Liên Hoa ...

(3) Thảo am đơn sơ năm xưa đã trở thành một tùng lâm thanh tịnh và Tổ đặt tên là Chúc Thánh. Chúc Thánh nghĩa là Chúc cho Thánh đạo luôn mãi tồn tại với thế gian để dìu dắt chúng sanh xa lìa bến mê trở về bờ giác. Chúc Thánh còn có ý nghĩa là chúc cho các Thánh quân trụ thế dài lâu để hộ trì Phật Pháp

(4) 

 (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo).

Nguyên phù pháp giới không

Chơn như vô tánh tướng

Nhược liễu ngộ như thử

Chúng sanh dữ Phật đồng

Dịch nghĩa:

Pháp giới như mây nổi

Chân như không tánh tướng

Nếu hiểu được như vậy

Chúng sanh với Phật đồng.

(5) 

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đốicuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

(6) " Muốn đạt tới giác ngộ giải thoát cần thanh lọc Như lại Tạng từ thuở ra ban sơ vì đó là nhân của thiện và bắt thiện"

Trong kinh Lăng Già  này, vấn đề Như Lai tạng được đề cập từ khía cạnh khác nhau trong những đoạn khác nhau. Như Lai tạng, như đức Phật trình bày trong kinh này, chỉ hiển hiện khi đạt được chánh kiến (samyag-dṛṣṭi), từ chánh kiến, tâm được tịch diệt, “tâm tịch diệt gọi là nhất tâm, nhất tâm chính là Như Lai tạng”.[21] Chánh kiến là gì? “Này Lăng già vương! Tất cả pháp là chẳng phải pháp, không thể nghe, không thể nói. Này Lăng già vương! Tất cả pháp thế gian đều như huyễn, nhưng kẻ ngoại đạo phàm phu thì không biết. Này Lăng già vương! Nếu có thể thấy như vậy gọi là chánh kiến, nếu thấy khác đi thì là tà kiến”.[22]

Như đức Phật đã trình bày, mục đích Ngài thuyết Như Lai tạng không gì khác hơn là để cho những kẻ ngu muội bỏ tâm sợ hãi khi nghe nói đến giáo lívô ngã và để họ thể chứng được trạng thái vô phân biệt và vô tưởng mà thôi. Bởi lẽ, khi nói đến “không” thì kẻ ngu liền nghĩ nếu “không” thì tu làm gì và cũng đâu có gì đạt được mà tu. Cho nên, đức Phật nói rằng, Như Lai tạng là cái không nhiễm ô, mỗi chúng sanh đều có, nó như viên ngọc báu được giấu trong vỏ bọc của thân ngũ uẩn này, chỉ vì vô minh, tham, sân, si, mà chúng sanh không nhận ra.[23] Nói như vậy để họ tin rằng mình cũng có cái gì đó và nỗ lực tu để đạt đến. Nhưng khi nghe Phật nói như vậy thì có kẻ lại đánh đồng nó với khái niệm “ngã” (Ātman) trong Bà la môn giáo. Chính vì điều này mà Bà la môn giáo cho rằng Đại thừa Phật giáo là xuất phát từ họ và ngay cả các học giả Tiểu thừa cũng báng bổ và cho rằng Đại thừa là tà giáonên đã đả phá kịch liệt. Thật ra, cái “ngã” này như là kẻ sáng tạo, trường cửu, bất định tính, ở khắp nơi và bất diệt.[24] Như Lai tạng, theo Phật “là cái không, cái bờ giới của thực tính, Niết bàn, vô sinh, vô nguyện (apraṇihita)”.[25] Chính học thuyết Như Lai tạng của Phật là điểm phân biệt với ý niệm về “ngã” của các học thuyết khác.

Một vấn đề quan trọng khác trong kinh trình bày là sự liên quan giữa A lại da thức (Ālayavijñāna) và Như Lai tạng. Như Lai tạng chính là A lại da thức và hàm chứa chủng tử thiện (sādhu) và ác (agha) và tất cả hình thức hiện hữu đều từ trong này mà ra, trong bản thân nó không có cái gì để gọi là tự ngã hay linh hồn. Sự nhận thức đạt được khi căn, cảnh và thức hoà hợp. Ngoại đạo vì không hiểu điều này nên chấp chặt vào ý niệm và cố gắng đi tìm một nguyên nhân duy nhất cho sự sanh khởi các pháp.

(7) Tại Úc Châu : 

  • Cố Hoà Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ  có pháp danh NHƯ  HUỆ , pháp tự GIẢI TRÍ , pháp hiệu TRÍ THÔNG
  • Đức Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn có pháp danh NHƯ  KẾ khi là Sa Di, có pháp Tự  GIẢI TÍCH  khi thọ Tỳ Kheo ....Và pháp hiệu Huyền Tôn 
  • Hoà Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc  có pháp danh ĐỒNG AN khi là Sa Di, có pháp Tự  THANH NGIỆP   khi thọ Tỳ Kheo ....Và pháp hiệu Bảo Lạc 

(8)  Đây là đạo lý nhà Phật về sự sinh trưởng và tồn tại của thế giới hiện tượng, 

Theo đó chúng ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian thay đổi như ảo ảnh, như chiêm bao nên thế gian tuy có mà là Như Huyễn Có. Hành giả có nhận thức về Huyễn (Màyà) sẽ không bị dính mắc với hiện tượng thế gian. Khi vui không quá say mê với niềm vui với hạnh phúc. Khi đau khổ không quá bi lụy trầm cảm, vì mọi việc sẽ đổi thay.

Mà nhà thơ Nguyễn Công Trứ với 4 câu đầu trong bài Vịnh Nhân Sinh đã diễn tả 

VỊNH NHÂN SINH

Ôi, nhân sinh là thế ấy,
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,
Vừa tỉnh giấc nồi kê chửa chín

(Nguyễn Công Trứ) 

- Tu tập pháp Như Thật (Yathà Bhùta) để tâm không dính mắc với hiện tượng thế gian. Thế gian như thế nào, nhìn thấy y như vậy. Đó là nhìn thấy Như Thật. Nhìn Như Thật là nhìn thấy "Cái Đang Là" của hiện tượng thế gian. Tích tắc này thấy "Cái Đang Là". Tích tắc kế tiếp cũng thấy "Cái Đang Là"... thì hành giả có "Như Thật Trí" hay "Tuệ Trí", tức trí thấy biết như thật về đối tượng không phân biệt so sánh. Tâm ba thời hoàn toàn yên lặng không tác ý. Hành giả đang ở trong Tâm Bậc Thánh khách quan, trong sạch, tâm không dính mắc với 6 trần. Nhìn "Cái Đang Là" vững chắc sẽ trở thành Cái thấy "Như Vậy". Từ một bước đi từ Như Thật đến Như Vậy (Chân Như).




🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2018(Xem: 6936)
Chương Trình: 5 Phút Phật Pháp Số 291: Sơ Lược Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - Phần 1 Video Pháp thoại này do Thầy Thích Hạnh Tuệ thực hiện và HT Thích Như Điển thuyết giảng cho Phật tử online tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma ngày 29/4/2018 Xem thêm tất cả những bài giảng của Đại Đức: http://hoavouu.com/p82/dd-thich-hanh-tue Nghe và Download tất cả MP3 thuyết pháp của Đại Đức: http://www.hoavouu.com/p82a42064/mp3-thuyet-phap-cua-dd-thich-hanh-tue Subscribe: https://www.youtube.com/channel/UCAbKgHqzD5KZR7CCKXPiGnA?sub_confirmation=1 Quý vị muốn Bảo trợ cho Chương Trình này, xin trực tiếp tại đây: https://hoavouu.com/a43353/bao-tro-chuong-trinh-5-phut-phat-phap
01/05/2018(Xem: 7349)
Số Mệnh Có Hay Không ? - Ni Sư Hương Nhũ giảng tại Tu Viện Như Giác - tỉnh lộ 15, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. ( ngày 21/10/2018 ) Quý vị hãy like hoặc chia sẻ những bài học giá trị của đạo Phật đến với người thân và gia đình của mình. Đừng quên đăng ký kênh ( Subscribe ) để nhận những Video pháp thoại mới nhất của Ni Sư Hương Nhũ. Xin cảm ơn và chúc an lành đến với tất cả. Xem thêm những bài Pháp khác của Ni Sư (Click đây): ➤https://www.youtube.com/channel/UCN7p... Danh sách các bài Pháp Của Ni Sư Hương Nhũ: ➤https://www.youtube.com/playlist?list... #nghephapsuhuongnhu #phapthoainisuhuongnhu #chuathienquang #SưCôHươngNhũ #NiSưHươngNhũ #sucohuongnhu #sucohuongnhumoinhat2018 #SuCoHuongNhu #phapthoaisuhuongnhu #nghephasucohuongnhu #sucoidol #thichnuhuongnhu #huongnhu #suhuongnhu #
24/04/2018(Xem: 6958)
T T Thích Như Tịnh - Lịch Sử Truyền Thừa của các Kệ Phái Thuộc Tông Lâm Tế tại VN.
24/04/2018(Xem: 5519)
T T Thích Th̀ông Triết - Ly Dị Sanh Tử - tại Hiền Như Tịnh Thất ngày 14-4-2018.
23/04/2018(Xem: 8342)
Tây Tạng Và Cuộc Đời Của Đức Đạt Lai Lạt Ma
01/04/2018(Xem: 6182)
HT Thích Như Điển | Ý Nghĩa Nhập Niết Bàn
30/03/2018(Xem: 5675)
Chương trình Vui sống mỗi ngày - Đài VTV3 ngày 23-02-2018 - Vẻ đẹp chùa Việt qua những bức ảnh
26/03/2018(Xem: 3939)
Phật Pháp Vấn Đáp 01 HT. Thích Như Điển Trong Khóa Tu BQTrai Tại A'burg Đức Quốc 24-25.03.2018, Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật
16/03/2018(Xem: 12033)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
13/03/2018(Xem: 9970)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]