Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Đời thứ 23 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸

20/04/202110:32(Xem: 20472)
Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Đời thứ 23 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323). Ngài thuộc đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiển Phái Lâm Tế.

Ngài là đệ tử của thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu và là sư phụ của thiền sư Thiên Nham Nguyên Trường.
Cuộc đời của Ngài rất đặc biệt đã sống qua năm đời triều đại nhà Nguyên, vua Nguyên Anh Tông là vị vua cuối cùng có quy y theo Sư.
Ngài là vị thiền sư có đệ tử là người Nhật theo học thiền với Ngài về Thiền Công Án tham thoại đầu.

Ngài họ Tôn, quê ở Tiền Đường, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang. Năm 9 tuổi, mẹ ngài qua đời, năm 15 tuổi ngài xin xuất gia.
Một hôm, ngài xem kinh Truyền Đăng Lục, hành trạng của chư Tổ Sư, đến công án, Am ma La nữ hỏi Bồ Tát Văn Thù “đã biết rõ sanh là lý bất sanh”, tại sao lại bị sanh tử luân chuyển?” bèn khởi nghi tình rất sâu đậm.
Từ đó ngài có cơ duyên với tham thoại đầu.

Sau đó, ngài đến tham học với thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu ở núi Tây Thiên Mục. Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu thường rất nghiêm khắc, đã từng lập nguyện ba năm không nằm ngủ, chỉ tọa thiền và ngủ ngồi, nhưng khi Sư thấy tướng mạo của ngài Trung Phong Minh Bổn, Sư liền hoan hỉ nhận và cho xuất gia, không cần hỏi vì có túc duyên từ kiếp trước.

Một hôm Sư đọc kinh Kim Cang đến câu “gánh vác việc của Như Lai “, Sư liền thâm nhập, đó là Phật tánh chân như có trong tất cả chúng sanh.
Sau đó, Sư đi bách bộ thấy suối nước đang chảy, Sư triệt ngộ. Sư đến trình với thiền sư Cao Phong để được ấn chứng, nhưng bị thiền sư đánh một gậy đuổi ra.

Sư Phụ giải thích về dòng suối Tào Khê là một danh từ chỉ cho dòng suối cam lồ, dòng suối giải thoát, từ dưới lòng đất sâu ngầm chảy không dừng nghỉ. Sư Phụ có đến làng A Di Đà của anh Tony cũng có dòng suối nước chảy quanh năm, sp đặt tên là suối Tào Khê Úc Châu. Sư ông Làng Mai, có bài thơ về nguồn nước:

"Chén trà trong hai tay
Chánh niệm dâng trọn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây
Khi uống chén nước trong
Ta nhớ cội nhớ nguồn
Khi uống chén trà thơm
Hỏi nước đến từ đâu
Nước từ nguồn suối cao
Nước từ lòng đất sâu
Nước mầu nhiệm tuông chảy
Ơn nước luôn tràn đầy"


Ngài Trung Phong Minh Bổn có cái nhìn xuyên suốt của dòng suối và triệt ngộ.

Về sau, triều đình tuyển mộ thành niên nam nữ, Sư hỏi thiền sư Cao Phong «nếu có người đến hỏi Hoà Thượng bắt thanh niên nam nữ thì Thầy sẽ chọn ai?”

Ngài đáp “ta cứ đưa cây trúc bề (thiền bản) cho họ.
Sư nghe xong câu này liền triệt ngộ và được thiền sư Cao Phong ấn khả.

Năm 1313, đời vua Nguyên Nhân Tông, một vị thừa tướng, một Phật tử thuẩn thành, thỉnh thiền sư Trung Phong Minh Bổn làm trụ trì. Ngài từ chối, Ngài cho rằng một vị trụ trì chùa phải đủ ba lực:
1- đạo, là thể, không thấy được, là chân như Phật tánh
2-duyên, nhân duyên thành tựu
3-trí, công năng vận chuyển bánh xe pháp, là dụng, không thấy được.

Pháp ngữ của thiền sư Trung Phong Minh Bổn gồm có, 4 dễ, 4 khó.
Bốn dễ: chính mình là Phật, vô vi là Phật, vô trước không chấp không trú là Phật, vô cấu là Phật.
Bốn khó: tín là tin nhân quả, niệm là luôn giữ Chánh niệm, đạo là đạt ngộ.

Sư thượng đường dạy chúng, ngày nay (vào thời của Ngài đang nói), người tham thiền không linh nghiệm là vì:
1-không có chí khí chân thực như người xưa, buông bỏ phiền não
2-không lấy sanh từ vô thường cho là việc lớn
3-tạp khí từ nhiều kiếp không buông xuống được, lại không giử được quán tâm bền vững, không lui sụt.
Vì ba bệnh, không biết căn bản của sanh tử.

Ngày 25-8-1323, đời vua Nguyên Anh Tông, Sư viết bài kệ để lại cho chúng đệ tử :

"Ta có một câu

Phó chúc Đại-chúng

Lại hỏi thế nào

Vốn chẳng căn cứ".

Viết xong, Ngài buông bút rồi ngồi an nhiên thị tịch, trụ thể 61 tuổi.

Đệ tử xây tháp thờ ngài ở hướng tây của núi Thiên Mục.

Năm 1334, vua Thuận Để nhà Nguyên phong ngài là Phổ Ứng Quốc Sư.
Tác phẩm của ngài được dịch Việt gồm có: Tín Tâm Minh, và Trung Phong pháp ngữ do Hoà Thượng Duy Lực soạn dịch..

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323).của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt:

Hàng Châu đất Phật lắm tăng tài
Cửa pháp tượng long khắp chốn khai
Quán suối nước trong cầu ấn chứng
Nhìn non rừng thắm hóa công bày
Tuổi thơ nhập đạo tâm luôn vững
Hào kiệt xuất gia tỉnh giác ngay
Thiên tử thỉnh cầu truyền giáo pháp
Lão tăng vung gậy đuổi ra ngoài.



Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài giảng về thiền sư Trung Phong Minh Bổn, một vị thiền sư rất đặc biệt, Ngài có lời dạy rất hiền hoà, nhẹ nhàng, giải thích tỏ rõ. Phong cách của Ngài rất giản dị, sống ẩn cư nơi am tranh thanh tịnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     




226_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Minh Bon
Lời khai thị thống thiết đầy nhiệt tình
của Cổ Phật Giang Nam :
Đạo, Tục hữu duyên nếu được
nghe sẽ phấn chí tinh tấn tu hành .


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 19 : Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn . Kính bạch Thầy thật không đủ trí tuệ để học được từng chữ trong lời khai thị của Ngài, đúng như lời Thầy đã chỉ dạy người sơ cơ chỉ nghe bốn điều dễ của Ngài đã lùng bùng tai và muốn té xỉu rồi ... nên chỉ học để gieo duyên mà thôi dù đã nghiên cứu giáo lý vài chục năm cũng khó mà khán được thoại đầu ( nhất là thời đại điện tử này )
Kính tri ân và đa tạ Thầy đã ngâm bài thơ Bịnh thật hay mà trong
khuôn khổ bài Pháp không đủ chỗ để ghi lại .
Kính chúc sức khỏe Thầy, HH






Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn,
Tổ thứ 19 Thiền Phái Lâm Tế
60 năm tuổi đời trải qua năm triều đại Vua Nguyên,
Túc duyên 15 tuổi gặp Sư Phụ ... cho xuất gia liền [1]
Đọc Truyền đăng Lục, Kinh Kim Cang khởi nghi tình ... sơ ngộ !

Nhờ cây thiền bản được triệt ngộ ấn khả [2] ... nối pháp Tổ !
Huyền ký Duy Na Bổn ... giáo hóa hành giả thành đạt tâm thân
Thiên Nham Nguyên Trường nối pháp Huyễn Trú Đạo nhân !
Nhiều thiền sư Nhật và vua Nguyên Anh Tông quy y ..giới tử ! [3]

Lời khai thị nhiệt tình thống thiết [4] giúp pháp lữ !
Làm cách nào tham thiền được ứng nghiệm như người xưa [ 5]
Và đạo lý "Làm Trụ Trì “ ...
ĐẠO, DUYÊN, TRÍ Lực phải không thiếu không thừa [6]
Chúng đệ tử trộm nghĩ : Giảng Sư đang trên đường thực hiện!

Đảm nhiệm Trụ trì Tu viện Quảng Đức hành xử ... Phương tiện
Áp dụng lời dạy " Tuỳ duyên mà chẳng phan duyên"[7]
Ước nguyện đạo tràng thừa hưởng trí uyên nguyên
Chiêm nghiệm lời Khai thị Cổ Phật Giang Nam [8] muốn sách tấn !

Phước duyên cho hành giả thời nay :
Trung Phong Quảng Lục còn lưu lại ... được dịch, in ấn [9]
Ngài an nhiên thị tịch với nhiều sắc phong ...Tuệ mẫn [ 10]

Nam Mô Trung Phong Minh Bổn Thiền Sư tác đại chứng minh



Huệ Hương
20/4/2021



[1] Năm 15 tuổi, sư có ý muốn xuất gia. Một hôm sư xem quyển Truyền Đăng Lục, đến công án Am-ma-la nữ hỏi Bồ tát Văn Thù : "Đã biết rõ sinh là lý bất sinh, tại sao lại bị sinh tử lưu chuyển?" bèn khởi nghi tình rất sâu.

Sau, sư đến tham học với Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu ở ngọn Sư Tử Nham (獅子巖) trên núi Tây Thiên Mục. Thiền sư Cao Phong bình thường rất nghiêm khắc, khi nói chuyện,ngài thường không để lộ biểu cảm nhưng khi thấy sư, ngài Cao Phong tỏ vẻ rất vui và cho sư xuống tóc xuất gia liền.

[2]Một hôm sư đọc Kinh Kim Cang đến câu "Gánh vác việc Như-lai" liền có chổ thâm nhập. Sau đó , lúc đi dạo nhân nhìn thấy suối nước đang chảy mà tỏ ngộ , liền đến gặp ngài Cao Phong cầu ấn chứng, nhưng bị Cao Phong đánh một gậy, đuổi ra ngoài. Về sau, triều đình tuyển mộ thanh niên nam nữ, sư hỏi Thiền sư Cao Phong: "Nếu có người đến hỏi hòa thượng bắt thanh niên nam nữ thì thầy sẽ chọn ai?" Ngài đáp: " Ta cứ đưa cây trúc bề (thiền bản) cho họ". Sư nghe câu này xong liền triệt ngộ và được Thiền sư Cao Phong ấn khả.

Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu trao cho sư bức họa chân dung của mình và nói kệ phó chúc truyền pháp:

Ngã tướng bất tư nghì

Phật, Tổ chẳng thể biết

Chỉ hứa thằng du côn

Được thấy nửa bên mũi

[3]

Cuộc đời hoằng hóa của sư đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Tông Lâm Tế tại Trung Quốc và truyền bá sang Nhật, sư cũng là người đã phát triển và hệ thống phương pháp tu tập Thiền thoại đầu.Vua Nguyên Nhân Tông từng triệu thỉnh vào trong Nội điện, Sư từ chối không nhận, chỉ nhận ca sa Kim Lan và hiệu “Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ Thiền sư”. Vua Nguyên Anh Tông còn quy y với Sư.

[4] Ngài đã dựa vào lời dạy của Thiền Sư Phật Ấn Liễu Nguyên để dạy cho Đạo, Tục lời khai thị thống thiết như sau :

Cần biết 4 điều dễ và 4 điều khó để cuối cùng ngộ được Đạo mà Tiến Tu thành Chánh Giác .

BỐN ĐIỀU DỄ LÀ :

1- Chính mình là Phật

2- Vô vi là Phật

3- Vô trước là Phật

4- Vô Cầu là Phật

BỐN ĐIỀU KHÓ LÀ :

TÍN được là điều khó thứ nhất

NIỆM được là điều khó thứ hai

NGỘ được là điều khó thứ ba

TU được là điều khó thứ tư

Ngài khai thị thêm rằng : " Người chẳng biết 4 điều dễ thì có thể làm lành nhưng chẳng thể nhập Đạo - Người chẳng biết bốn điều khó thì có thể nói về Đạo mắc chẳng thể tiến tu trên đường Đạo

[5]Sư thường dạy chúng rằng : "người thời nay( cách đây 700 năm ) tham-thiền không được linh nghiệm là vì :

1. Không có chí khí chân thực như người xưa.....mà thường bạc nhược

2. Không lấy sinh tử vô thường cho là việc lớn. ( chỉ biết lo ăn mặc, ở)

3. Tập khí từ nhiều kiếp đã không buông xuống được, lại không giữ được quyết tâm bền vững, không lui sụt.

Bệnh tại sao? Đó chỉ vì không nhận biết được căn bản của sinh tử

[6] Năm 1313, nhằm thời đại Nguyên Nhân Tông, là đời hoàng đế thứ tư của nhà Nguyên. Năm ấy, Thừa Tướng lễ thỉnh pháp sư đến tư dinh, ta thường gọi là Tướng Phủ, khẩn khoản thỉnh thiền sư Trung Phong trụ trì Linh Ẩn Thiền Tự. Ngôi chùa này rất nổi tiếng tại Hàng Châu. Quý vị đều biết đời Tống có một vị hòa thường rất lừng danh là trưởng lão Tế Công, Tế Công trưởng lão trụ tại chùa Linh Ẩn. Nơi đây còn giữ rất nhiều di tích về Ngài, có thể nói là đạo tràng bậc nhất của Hàng Châu. Thừa Tướng khẩn khoản thỉnh Sư về làm trụ trì. Thiền sư Trung Phong từ tạ. Trong Tướng Phủ có một số quan lớn hiện diện, lại lễ thỉnh, mọi người đều thỉnh, tợ hồ đương thời không có ai có đạo đức, được mọi người ngưỡng vọng hơn Ngài cả!

Họ lại thỉnh cầu Ngài thuận theo nguyện vọng của đại chúng, mong Ngài sẽ làm trụ trì, nhằm khôi phục lại đạo tràng này, xin Ngài đừng thoái thác.

Ngài nói: “Phù trụ trì giả, tu cụ tam chủng lực, thứ bất bại sự” (phàm trụ trì thì cần phải có đủ ba lực, mới khỏi hỏng việc). Nói như bây giờ, làm trụ trì phải có ba điều kiện thì quý vị mới trở thành vị trụ trì giỏi, hộ trì chánh pháp, giáo hóa chúng sanh. Ba điều kiện gì vậy? Thứ nhất là đạo lực, thứ hai là duyên lực, thứ ba là trí lực. Ba điều kiện ấy rất trọng yếu. “Đạo là Thể, Duyên và Trí là Tướng Dụng”. Phải thực sự có Đạo! Thế nào là Đạo? Minh tâm kiến tánh là Đạo.

[7] Đạo là thực sự thông đạt, hiểu rõ Thật Tướng của các pháp. Trong thế gian này, bất cứ hoàn cảnh nào, thuận cảnh, nghịch cảnh, thuận duyên, ác duyên, thực sự chẳng nhiễm mảy trần.

Kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng... Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh” (Phàm những gì có tướng đều là hư vọng… Hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng), toàn là nói về sự thật. Chẳng những pháp thế gian chẳng nhiễm trước, mà Phật pháp cũng chẳng nhiễm trước, đấy là chân chánh hữu đạo!

Như trong kinh luận thường hay nói “tùy duyên nhưng chẳng phan duyên”, tùy duyên nhưng chẳng chấp vào tướng tùy duyên. Đấy là điều kiện đầu tiên. Nếu vẫn còn có một mảy vọng tưởng, chấp trước chưa thể buông xuống thì sẽ không được!

[8]

Sau khi được ấn khả, sư không định cư, trụ trì tại bất kỳ một ngôi chùa nào nhất định mà lúc thì sống ở trên thuyền, có khi trong túp lều tranh đơn sơ và tự xưng là Huyễn Trú Lão Nhân, nơi am tranh đặt bảng là Huyễn Trụ am. Từng có rất nhiều vị tăng đến tham vấn và ngưỡng mộ gọi sư là Cổ Phật Giang Nam..

[9] Tác phẩm của sư lưu truyền trong đời rất nhiều, ví dụ như Trung Phong Quảng Lục, 3 quyển; Huyễn Trú Am Thanh Quy 1 quyển; Nhất Hoa Ngũ Diệp, 5 quyển... Quyển Trung Phong Pháp Ngữ và Tín Tâm Minh Tịch Giải Nghĩa của sư đã được HT Thích Duy Lực dịch Việt.

[10] Vào ngày 14 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Chí Trị (至治), sư nói kệ từ biệt đại chúng rồi an nhiên tọa Thiền thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi, chúng đệ tử xây tháp thờ nhục thân ở núi Thiên Mục.

Bài kệ thị tịch của sư:

Ta có một câu

Phó chúc Đại-chúng.

Lại hỏi thế nào

Vốn chẳng căn cứ.

Vua Nguyên Văn Tông sắc phong thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư, đến đời vua Nguyên Thuận Tông ( sau 11 năm ) ban thêm thụy hiệu là Phổ Ứng Quốc Sư.

.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2013(Xem: 6378)
Video: Lễ Phật Đàn PL 2557 tại Chùa Khánh Anh
24/08/2013(Xem: 8137)
Hòa Thượng Thích Minh Tâm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu Viện Chủ Chùa Khánh Anh Paris Pháp Quốc Sinh ngày 18 tháng 01 năm 1940 Vừa an nhiên thị tịch tại bệnh viện thuộc Tỉnh Turku, Phần Lan vào lúc 10:29 phút giờ Phần Lan (9:29 phút giờ Pháp Quốc) ngày 8 tháng 8 năm 2013, nhằm ngày mồng hai tháng bảy năm Quý Tỵ. Trụ thế 75 tuổi đời. Tăng Lạp 64 năm và 46 hạ lạp. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông Thiền Phái Liễu Quán đời thứ 44.
15/08/2013(Xem: 6389)
Video: STBN phỏng vấn HT Thích Như Điển & ĐĐ Viên Giác
14/08/2013(Xem: 7916)
Video: Thuyền Bát Nhã, thơ và nhạc của Phi Long Thích Viên Giác, do Ca Sĩ Cẩm Ly trình bày
14/08/2013(Xem: 7025)
Đời tôi là Ni Cô, thơ của TNT Mặc Giang, Nhạc: Trần Thanh Tịnh, Ca Si Hạ Vy
14/08/2013(Xem: 9408)
Nỗi Buồn Mẹ Tôi - Cẩm Ly [Âm Vang Miền Tây 54]
14/08/2013(Xem: 32716)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
12/08/2013(Xem: 9089)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. Thương con thao thức bao đêm trường, Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]