Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

18/01/202120:41(Xem: 14413)
Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻




Nam mô A Di Đà Phật

Kínhbạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được học về Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh,là một trong mười vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn. Mở đầu Sư phụ diễn xướng bài này: 

Chiên đàn hải ngạn
Lư nhiệt danh hương
Da Du tử mẫu lưỡng vô ương
Hỏa nội đắc thanh lương
Chí tâm kim tương
Nhất chú biến thập phương
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).

Dịch nghĩa:

Hương chiên đàn hải ngạn
Lò đốt ngát mùi thơm
Mẹ con bà Da Du
An toàn không bị nạn
Trong lửa cháy hừng hực
Nghe mát mẻ dị thường
Nay đem lòng chí thành
Một nén thấu mười phương
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát

 Sư phụ giải thích ý nghĩa, đây là bài tán Lư Hương đầu mỗi thời tụng Kinh, bài tán này nhắc đến sự tích về mẹ con ngài La Hầu La. Theo huyền sử Ấn Độ, Ngài La Hầu La ra đời lúc Đức Thế Tôn thành đạo.Bà Da Du Đà La bị lên án là Ngài La Hầu La không phải là con của Thái Tử Tất Đạt Đa,và bà bị xử án phải được quăng vào hầm lữa cùng con trai của bà là La Hầu La.Nhưng khi khai mẹ bị vứt vào hầm lữa, thì trời liền đổ mưa và hầm lữa biến thành ao sen mát mẻ thanh lương, bà Da Du Đà La và La Hầu La được nâng lên bởi hai đóa sen.

Kỳ thật, theo lịch sử cuộc đời của Đức Thế Tôn, đêm Ngài từ giả hoàng cung để lên đường tìm đạo, nhiều hình ảnh minh họa cho thấy ngài nói thầm lời từ biệt công chúa Da Du Đà La đang ngủ say với La Hầu La.

Sau ba năm chứng đạo, Đức Thế Tôn về thành Ca Tỳ Là Vệ thăm vua cha Tịnh Phạn, bà Da Du Đà La, di mẫu Kiều Đàm Di và La Hầu La .
Đức Thế Tôn cảm ơn sự hy sinh của Da Du Đà La đã một mình chăm sóc La Hầu La, trước sự hiện diện của Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiều Liên.

Sau đó Đức Thế Tôn từ giả hoàng cung, cùng đem theo La Hầu La cho xuất gia, là chú sa diđầu tiên của Tăng đoàn.Chú sa di La Hầu La thường hay nói phỉnh gạt các vị tỳ kheo để làm trò đùa vui, Đức Thế Tôn biết được và dạy ngài xoay quanh một bài học về chậu nước rửa chân không thể dùng để thức ăn được nên đem chậu dơ nầy bỏ đi.Cũng thế, người nói dối cũng giống như chậu nước rửa chân đã dơ không đáng dùngđược.

Ngài La Hầu La biết lỗi, quỳ đảnh lễ phát nguyện sám hối.Từ lúc phát nguyện sám hối, La Hầu La tinh tấn tu tập, thọ cụ túc giới năm 20 tuổi và chứng quả A La Hán. 

Ngài La Hầu La tu mật hạnh, hành trì giới luật miên mật, được theo ngài Xá Lợi Phất khất thực, kiên trì, nhẫn nhục. Có một tỳ kheo xử dụng phòng của Ngài, Ngài im lặng ra ngoài ở.

Đức Thế Tôn cho Ngài ở chung phòng với ngài Xá Lợi Phất. Ngài thường tìm nơi vắng vẻ ngồi thiền. Một hôm Ngài nhập đại định và chứng ngộ,được Đức Thế Tôn thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai hiệu là Đạo Thất Bữu Hoa Như Lai, theo trong kinh Pháp Hoa.

Mẫu thân của Ngài là bà Da Du Đà La cũng đước được thọ ký sẽ là Cụ Túc Thiên Vạn Quan Tướng Như Lai, Di mẫu Kiều Đàm Di được thọ ký sẽ là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Như Lai với đủ mười danh hiệu .

Cuối buổi giảng hôm nay Sư phụ đã đọc lại chi tiết từng ý "Mật hạnh" (do Đại Sư Tinh Vân biên soạn) để giúp chúng đệ tử rõ biết về ý nghĩa tuyệt vời này và áp dụng trong đời sống: 

Mật hạnh ứng xử

Thứ 1, nhẫn một câu, nhịn một lúc, nhường một bước, tha một nước, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 2, bạn lớn tôi nhỏ, bạn có tôi không, bạn đúng tôi sai, bạn tốt tôi xấu, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 3, mỗi ngày bố thí một món nhỏ, kiên trì bền bỉ, đáp tặng xã hội, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 4, không tranh công trạng, thành tựu vinh quang thuộc về đại chúng, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 5, tùy hỷ tùy duyên, giúp đỡ người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 6, miệng nói lời hay, cho người tín tâm, hoan hỷ, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 7, đối với quốc gia, làm bạn không mời, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 8, đối với bạn bè, nên không nhớ nghĩ oán cừu, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 9, đối với bản thân, cần không quên sơ tâm, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 10, đối với xã hội, có thể bất biến tùy duyên, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 11, không so đo, không tính toán, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 12, gặp người phải mỉm cười, xử sự phải lịch sự, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 13, chịu thiệt không sao cả, cư xử chân thành, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 14, lúc bị chửi mắng im lặng không đáp, lúc bị đả kích tâm có thể bình tĩnh, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 15, lúc bị đố kỵ đối đãi bằng từ tâm, lúc bị gièm pha cảm niệm lòng dạ ấy, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 16, không vì tham lam mà xâm phạm người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 17, không vì tỏ vẻ mình nhanh nhạy mà mỉa mai người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 18, không vì thấy người khác tốt mà đố kỵ, công kích, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 19, dùng cái tâm phê phán người khác để phê phán chính mình, dùng cái tâm khoan dung bản thân để khoan dung những lỗi lầm người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 20, kết rộng duyên lành, biết nghe lời phải, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 21, không vì bao che tư dục (ham muốn cá nhân) mà làm tổn thương người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 22, buông bỏ chấp trước, khiêm tốn tiếp nhận những lời hay lẽ phải, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 23, cư xử chân thành, không cầu báo đáp, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 24, quan tâm đồng hương, tham gia tình nguyện viên, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 25, khi có người khác nhờ vả, phải hết lòng làm cho tới nơi tới chốn, là mật hạnh đối nhân xử thế.


Mật hạnh sinh hoạt

Thứ 1, mỗi khi ăn cơm đều thực hiện ba xưng niệm (tam đề), năm quán tưởng, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 2, làm việc nghỉ ngơi, sinh hoạt có quy luật, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 3, yêu quý và bảo vệ cây cối hoa cỏ, cắt tỉa tưới nước, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 4, động tác nhẹ nhàng, không làm phiền đến sự yên tĩnh của người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 5, đi đứng ngồi nằm, oai nghi đoan chánh, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 6, xa rời thuốc rượu tình dục, sinh hoạt tự quản lý kiềm chế, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 7, chạy xe nhường nhau, quan tâm an toàn người đi đường, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 8, mỗi tháng ít nhất bế quan một ngày, tu trì pháp Phật, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 9, mỗi ngày làm một việc khiến người cảm động, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 10, mỗi ngày giúp người khác làm một số việc tốt, không cầu báo đáp, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 11, trước khi ngủ tụng niệm văn sám hối, tự kiểm điểm lỗi lầm của một ngày, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 12, mỗi tuần ít nhất tham gia cùng đại chúng tu chung một cây hương, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 13, học tập tiếp thu, hễ gặp việc gì hãy nhẫn nại, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 14, mỗi ngày chia sẻ hoan hỷ từ bi với mọi người, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 15, tích phước tiết kiệm, không mua linh tinh, không mua tràn lan, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 16, hơn một lần ăn chay, thì hơn một mật hạnh sinh hoạt, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 17, lúc hoan hỷ không nói nhiều, lúc giận hờn không truyền phẫn nộ đến người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 18, mỗi tuần chí ít dành một tiếng để phục vụ khu vực, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 19, nương giới sinh hoạt, giữ gìn các căn, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 20, ăn uống tiết chế độ lượng, tri túc đạm bạc, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 21, thân thể ốm đau không oán trời trách đất, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 22, thay tâm, đổi tính, hồi đầu, quay người, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 23, dục vọng, tình ái, công việc, chỉ cần chính đáng, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 24, không truyền bá thị phi, không mang đau buồn tới người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 25, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tùy duyên sinh sống, tùy tâm tự tại, tùy hỷ mà làm, là mật hạnh sinh hoạt.


Mật hạnh xử thế

Thứ 1, hòa hợp người khác, hài hòa đại chúng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 2, săn sóc người khác, ta người trọn vẹn, là mật hạnh xử thế.

Thứ 3, hằng thuận người khác, coi trọng ý dân, là mật hạnh xử thế.

Thứ 4, nhân nhượng người khác, đạt đến nhận thức chung, là mật hạnh xử thế.

Thứ 5, nhắc nhở người trẻ tuổi mới học, dành cho họ những chỉ bảo, là mật hạnh xử thế.

Thứ 6, gặp được minh sư (thầy rõ sự lý) phải gần gủi học hỏi, không được làm trái, là mật hạnh xử thế.

Thứ 7, gặp hiền nhân (người tài đức) phải khiêm tốn học hỏi, là mật hạnh xử thế.

Thứ 8, phụng dưỡng cha mẹ (hai bên) phải kính thuận phụng dưỡng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 9, đối xử chủ quản phải một lòng trung thành, là mật hạnh xử thế.

Thứ 10, thấy người nguy cấp, phải dũng cảm cứu giúp, là mật hạnh xử thế.

Thứ 11, tùy sức, tùy phận, tùy hỷ, tùy duyên bố thí gieo phước, là mật hạnh xử thế.

Thứ 12, rõ nhân biết quả, là mật hạnh xử thế.

Thứ 13, dùng lý trí tịnh hóa tình cảm, dùng từ bi thăng hoa tình cảm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 14, dùng pháp tắc hướng dẫn tình cảm, dùng đạo đức dẫn dắt tình cảm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 15, nhiếp tâm (chuyên chú) chánh niệm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 16, không ẩn trốn, không biện bạch những sai trái của mình, là mật hạnh xử thế.

Thứ 17, không quan tâm chuyện phải trái, không nghe chuyện đúng sai, là mật hạnh xử thế.

Thứ 18, thận trọng lời nói việc làm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 19, phòng xấu ngừa ác, là mật hạnh xử thế.

Thứ 20, lúc gặp mặt nên có đôi lời, tương phùng nên hỏi thăm nhau, là mật hạnh xử thể.

Thứ 21, trò chuyện cần mỉm cười, có tranh cãi chỉ một lần (không nên sa đà cãi nhau đến nỗi làm hỏng mối quan hệ đôi bên), là mật hạnh xử thế.

Thứ 22, tự nhận vô lý, người khác đều đúng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 23, hiến tặng khí quản (sau khi chết tự nguyện hiến xác), lưu lại tiếng thơm cho đời, là mật hạnh xử thế.

Thứ 24, không ngờ vực vô căn cứ người khác, không đố kỵ người khác, là mật hạnh xử thế.

Thứ 25, hổ thẹn tất cả những thứ không biết, bất tịnh, bất thiện, là mật hạnh xử thế.

Mật hạnh tu hành

Thứ 1, buổi sáng tĩnh tọa một nén nhang, để suy nghĩ trong sáng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 2, mỗi ngày đọc một quyển kinh tạng, tăng thêm văn-tư-tuệ, là mật hạnh tu hành.

Thứ 3, sáng sớm mỗi ngày tụng niệm văn kỳ nguyện, tăng thêm tâm từ bi, là mật hạnh tu hành.

Thứ 4, bất kể thân ở đâu, thường xuyên cầu phúc cho người gặp tai nạn, là mật hạnh tu hành.

Thứ 5, với pháp Phật, siêng năng tu tập không thối chuyển, là mật hạnh tu hành.

Thứ 6, với giới luật, quyết định không phạm, là mật hạnh tu hành.

Thứ 7, tâm không nghĩ bậy, chánh tuệ rõ ràng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 8, thân không tà hạnh (tà dâm), miệng không nói lời ác, là mật hạnh tu hành.

Thứ 9, tri túc đạm bạc, vui trong tịch tịnh, là mật hạnh tu hành.

Thứ 10, không thích ồn ào, giản dị tích phước, là mật hạnh tu hành.

Thứ 11, tất cả không đeo bám, quyết chí tinh tiến, là mật hạnh tu hành.

Thứ 12, chuyên tâm vào định và tuệ, tâm không cúi nịnh, là mật hạnh tu hành.

Thứ 13, không cho mình tốt, không rêu rao lỗi người, là mật hạnh tu hành.

Thứ 14, khiêm tốn theo thầy học tập, tâm luôn ngay thẳng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 15, vật người không tham, của mình không keo kiệt, là mật hạnh tu hành.

Thứ 16, từ bi hỷ xả, thiện chí giúp người, là mật hạnh tu hành.

Thứ 17, tin sâu Chánh pháp, luôn nghĩ các điều thiện, là mật hạnh tu hành.

Thứ 18, không sinh kiêu ngạo, khiêm cung lễ phép, là mật hạnh tu hành.

Thứ 19, kẻ oán người thân đều bình đẳng, không sinh yêu ghét, là mật hạnh tu hành.

Thứ 20, kính yêu chúng sinh hữu tình có tâm thức như mình không khác, là mật hạnh tu hành.

Thứ 21, thông tình đạt lý khách quan, không chấp kiến giải cá nhân, là mật hạnh tu hành.

Thứ 22, thường luôn từ mẫn, tùy duyên bất biến, là mật hạnh tu hành.

Thứ 23, thiền quán hành đạo, không chấp có không, là mật hạnh tu hành.

Thứ 24, tự tâm là Phật, đảm đương ngay tại bây giờ, là mật hạnh tu hành.

Thứ 25, phát tâm Bồ-đề (Bodhi), hành đạo Bồ-tát (Bodhisattva), là mật hạnh tu hành.

Quá hay, con cảm ơn Sư Phụ đã công bố tài liệu quý báu này, con cảm ơn Hòa Thượng Tinh Vân đã dày công biên soạn chi tiết từng mật hạnh nhỏ nhất của đời sống để giúp chúng con chánh niệm tĩnh giác, con sẽ ghi nhớ và thực tập.

KínhBạch Sư Phụ, hôm nay con học được mật hạnh của Ngài La Hầu La kiên trì khôngsân giận, âm thầm chịu đựng những bất công, những khó khăn mà Ngài gặp phải, vàcon cảm ơn Sư phụ đã chịu khó đọc lại hết danh sách mật hạnh trên dù Sư phụ đang bị đau cổ họng vì cảm lạnh. Quả thật, mật hạnh của ngài La Hầu La đã cho truyền cảm hứng cho con một mật niệm chịu đựng thầmlặng trong cuộc sống, mỗi lần con gặp một khó khăn, con thầm niệm “Nam Mô MậtHạnh La Hầu La Tôn Giả” thì con cảm thấy niềm bình an đến với con.

Con kính tri ơn Sư Phụ, 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  
 
Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada). 


74_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia La Hau La





Mật hạnh là một mình
âm thầm vượt qua chướng ngại !

Con kính dâng bài thơ trình pháp về Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn giả .
Con đã ghi lại trong cẩm nang những điều mật hạnh trong cách ứng xử
và tu theo Phật Pháp tại thế gian từ Đại Sư Tinh Vân mà Thầy đã truyền đạt ...
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã trao tặng chúng đệ tử bài pháp thật hữu ích .
Kính chúc Thầy pháp thể khinh an và vô lượng cát tường, HH




Sa Di La Hầu La:

Sống vương giả chỉ có mẹ ... hồn nhiên mẫn tiệp 

Bảy tuổi lần đầu gặp cha ...xin ban phát gia tài 

Xuất gia nghịch ngợm, ghẹo phá chưa biết trái, sai 

Bài học về nước rửa chân ...Thế Tôn răn dạy ! 

Sám hối phát tâm .. âm thầm vượt qua chướng ngại, 

Trở thành A La Hán trẻ tuổi nhất giáo đoàn 

Nhẫn.  nhịn, nhường ...ứng xử khéo rất chu toàn 

Thế Tôn quán sát ... ngợi khen Mật Hạnh Đệ Nhất ! 

Tích truyện kể rằng chưa hề thở than oán trách, 

Dù mất phòng ...mượn nhà xí ...ngủ gối đầu 

Khất thực chưa bao giờ có đúng nhu cầu 

Sức đòi hỏi của tuổi thanh niên đang lớn ! 

Phải chăng vì thế mà Ngài La Hầu La viên tịch sớm?

Trước mẹ và cha đến mấy chục năm ...

Cần  tư duy lại thuốc trị bịnh đói, dinh dưỡng ... thức  ăn ! 

Mới có được ba ngàn oai nghi, 84 ngàn tế hạnh! 

Đa tạ Giảng Sư chỉ dạy.... lời nói cần phải tránh! 

Đừng như dao, khói, nước hoặc ...mây 

Nhấn chìm người khác... nước mắt se cay

Đố kỵ, dèm pha, lưỡi hai chiều ... công kích.

Kính tán thán bài pháp thoại quả thật hữu ích!!!

Bảo tháp của Ngài còn di tích tại rừng Ni Câu Đà 

Nơi Thế Tôn trú ngụ khi thăm Vua Cha 

Nam Mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả! 



Huệ Hương






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2010(Xem: 6737)
Video: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Thành Phố Nha Trang
25/11/2010(Xem: 5883)
Video: Xuân Và Tâm Lực Bồ Đề
22/11/2010(Xem: 4830)
Video: Tuổi trẻ và tình yêu
22/11/2010(Xem: 5781)
Video:Ngôi nhà của chúng ta
22/11/2010(Xem: 5209)
Video: Đường Xưa Lối Cũ Con Về
22/11/2010(Xem: 5942)
Video: Ai cướp mất hạnh phúc của chúng ta
22/11/2010(Xem: 5683)
Video:Ta Đang Đứng Ở Đâu
22/11/2010(Xem: 5672)
Video: Ta Đã Từng Có Mặt Trong Nhau
22/11/2010(Xem: 5473)
Video:Danh Hiệu và Bản Nguyện Đức Phật A Di Đà Cho Thời Đại Của Chúng Ta
20/11/2010(Xem: 5019)
Video: Xuân Và Tâm Lực Bồ Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]