Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

118. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Sơ Tổ), Đệ Nhất Đầu Đà 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂

11/12/202019:18(Xem: 16733)
118. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Sơ Tổ), Đệ Nhất Đầu Đà 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂



118. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Sơ Tổ), Đệ Nhất Đầu Đà
💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌷🌸🏵️🌻  🌷🌸🏵️   

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước





Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng đề tài :Tôn Giả Đại Ca Diếp. Đệ nhất Đầu Đà, ngài cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Ấn Độ. Sp đã đọc kệ tán dương công đức ngài Đại Ca Diếp mà Sp vẫn đảnh lễ mỗi ngày trong Nghi Thức Thù Ân tại Tu Viện Quảng Đức:


Đức tướng đoan nghiêm như kim tụ
Đầu đà khổ hạnh tự chung thân
Thân truyền Như Lai chánh pháp nhãn
Kê túc sơn trung đãi Từ Tôn.

Đức tướng đoan nghiêm sáng như vàng

Suốt một đời khổ hạnh đầu đà
Thế Tôn thân truyền chánh pháp nhãn
Trong núi Kê-túc đợi Từ Tôn
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ma Ha Ca Diếp tôn giả

Ngài Đại Ca Diếp xuất thân từ một gia đình giàu có, thuộc dòng dõi Bà La Môn, ở thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Đà.
Thân Ngài phát ra ánh sáng vàng đẹp từ làn da trơn láng, và có tướng tốt giống như Đức Phật .

Thân tướng đẹp của Ngài do từ nhân duyên Phước Đức của Ngài gieo trồng từ thời Đức Phật Tỳ Bà Thi trong quá khứ.
Ngài và cô bạn gái khi đi ngang thấy mái của một ngôi chùa bị hư, liền cùng phát tâm lấy vàng sơn lên tượng Phật và cùng hẹn kiếp sau nên duyên vợ chồng.

Ngài tuy dòng dõi Bà la môn, nhưng Ngài thấy giáo lý của Đức Phật rốt ráo đưa đến giải thoát sinh tử, Ngài ước nguyện theo con đường của Phật .

Nhưng cha mẹ của Ngài ép Ngài phải lập gia đình. Ngài xin cha mẹ kiếm một người vợ có làn da vàng ánh chư Ngài.
Cha mẹ Ngài đã tìm người con gái như Ngài ra điều kiện. Sau khi thành hôn, Ngài và cô gái cùng sắp xếp tuy sống chung nhưng ở riêng, giữ hạnh thanh tịnh, đến khi cha mẹ Ngài qua đời, Ngài xin xuất gia tu theo Đức Phật.

Vợ của Ngài, bà Diệu Hiền đi tu theo phái loã thể, phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong một thời gian. Khi Đức Phật cho phép kế mẫu của Ngài là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề xuất gia và có giáo đoàn Ni, Ngài Ca Diếp xin được Đức Phật cho vợ Ngài là cô Diệu Hiền xuất gia theo giáo đoàn nầy.
Bà Diệu Hiền qua nhiều thử thách trên đường tu, vẫn kiên trì chí nguyện nên sớm được chứng quả A La Hán.

Ngài Ca Diếp chọn hạnh tu đầu Đà, thiểu dục tri túc, thân tâm tự tại.
Ngài đã độ cho một bà già ăn xin bị bệnh cùi.
Một hôm Ngài đến khất thực nơi bà ở, bà không có gì để cúng dường, chỉ còn chút nước cháo thiu nguội.
Ngài nói với bà là Ngài có khả năng mua cái nghèo của bà và bán cái giàu của Ngài.
Bà già sớt nước cháo nguội vào bình bát cho Ngài và ngón tay cùi của bà rớt theo nước cháo vào bình bát luôn.
Đêm hôm đó, sau khi húp nước cháo còn dư, bà thấy an lạc, bà ngủ và qua đời. Bà được thác sanh lên cung trời Đao Lợi.

Bạch Sư Phụ,  SP có cho biết tất cả thiền viện của Hoà Thượng Thanh Từ đều có thờ Tôn Tượng Phật Thích Ca, tay cầm hoa sen, biểu hiện
Niêm hoa vi tiếu. Một hình ảnh tâm ấn tâm lúc Đức Phật tọa thiền trên núi Linh Thứu.

Đức Phật tay cầm cành sen đưa lên, trong chúng đệ tử, chỉ có Ngài Ca Diếp mỉm cười. Ngài lảnh hội được ý chỉ của Như Lai.
Đức Phật phó chúc cho Ngài Ca Diếp là sơ tổ lưu truyền giáo pháp tột cùng giải thoát sanh tử luân hồi.

Hoa sen là loài hoa đặc biệt nhất trong các loài hoa, hoa có 4 yếu tố cùng lúc: cánh sen, nhụy sen, gương sen và hạt sen. 4 yếu tổ này biểu trưng cho giáo lý "nhân quả đồng thời", cũng tượng trưng cho "Phật tánh" luôn hằng hữu trong tất cả chúng sanh sáu loài, từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người và trời.

Từ sơ tổ Ca Diếp ở Ấn Độ truyền đến sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa, đến Lục tổ Huệ Năng, dòng thiền không gián đoạn, chảy dài xuyên suốt qua nước Việt hiện thời, được Hoà Thượng Thanh Từ phục hưng tại VN vào cuối thế kỷ thứ 20 để truyền trì mạng mạch Phật Pháp, hiện này thiền viện của Ngài có mặt khắp nơi trên thế giới. Đó là niềm vui chung cho toàn thể Phật tử VN chúng ta.


Kính bạch Sư Phụ, mỗi ngày SP ban giảng mỗi bài pháp rất kỳ đặc như truyện thần thông từ hơn hai ngàn năm, nhưng là hiện thực.
Thiền để tỉnh lặng, trở về chơn tâm Phật tánh, biết buông bỏ tất cả nguyên nhân của khổ do từ chấp ngã, sẽ tự giải thoát ra khỏi sanh tử luân hồi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).





70_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia Dai Ca Diep
Ý Ngài Ma Ha Ca Diếp
Niêm Hoa Vi Tiếu 
(Sơ Tổ Thiền Tông Ấn Độ)


Con kính dâng bài thơ trình pháp Thầy khi nghe pháp thoại về
Ngài Ma Ha Ca Diếp ! Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH



Trước xuất  gia, dòng dõi Bà La Môn, con đại bá hộ ! 
Vừa ra đời, đủ quý tướng bậc vĩ nhân. 
Thông minh thiên bẫm mọi lãnh vực xuất thần 
Không nghĩ tình cảm nam nữ, sống giản dị trong sạch !

Đặt ra tiêu chuẩn ...nữ nhân da hoàng kim hỗ phách
Không ngờ ...duyên vợ chồng bao kiếp theo cùng 
Phạm hạnh, thanh cao như bạn ...tuy sống chung 
Khi cha mẹ mất .. tài sản bố thí du phương tầm Đạo 

Hơn ba mươi tuổi theo Thế Tôn tóc ... cạo 
Tám ngày sau A La Hán quả ....giải thoát viên thành 
Đệ nhất hạnh đầu đà...muôn vạn người khó tranh 
Thế Tôn " Đại Ca Diếp tự  mình có thể ... Bích Chi Phật ! "

Thường mua cái nghèo chúng sinh khi khất thực !
Một ngày ... trong pháp hội trên núi Linh Sơn   
Phật cầm đóa hoa được Phạm Vương kính tạ ơn 
Nhân Thiên trăm vạn ....ngẩn  ngơ không hiểu!

Chỉ Ngài Ca Diếp mỉm cười ...NIÊM HOA VI TIẾU 
Chánh pháp nhãn tạng từ đó được truyền trao 
Sơ Tổ Ấn Độ Thiền Tông  kế tiếp ...hai bảy vị theo sau 
Vẫn đợi  chờ Phật Di Lặc nơi động Kê Túc ! 

Đức Phật từng chia chỗ ngồi  ... thật ngưỡng phục ! 
Kết tập kinh điển lần thứ nhất ....chánh pháp hộ trì, 
Hành trạng đến từ túc duyên bất tư nghì
Phủ bao lớp vàng lên mình tượng Phật hư cũ ! 

Tích Sử này ...hành động nhỏ, đại  tín tâm .. dư đủ !!!!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2016(Xem: 7578)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
01/09/2016(Xem: 7708)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
01/09/2016(Xem: 5244)
Trò Chuyện Tâm Linh với Sư Gíác Minh Luật
29/08/2016(Xem: 9113)
Video: Lễ Vu Lan 2016 tại Tịnh Thất Hiền Như
24/08/2016(Xem: 6418)
Video: Đại Lễ Vu Lan và Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Hải Đức
01/08/2016(Xem: 9873)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
29/07/2016(Xem: 8142)
Vở kịch: Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền Soạn giả: Quảng Hương Diễn viên: Quảng Tịnh, Quảng Hương, Tâm Hương, Ngọc Quân Vì sao mà các Phật tử Nữ lại đi chùa nhiều hơn và tu hành giỏi giang hơn các Phật tử Nam? Xin qúy Thầy và qúy Phật tử lắng lòng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch “Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền” (Nhạc “Hà Nội phố”, “Mưa trên phố Huế”, “Sài Gòn đẹp lắm” khi 3 nhân vật bước ra)
29/07/2016(Xem: 7510)
Dâu Bắc: (Vừa đi vừa than thở) Ối dào ơi, sáng nay ra đường găp đàn bà, mà còn (hát) “tình bằng có cái trống cơm …” thế này này (diễn tả bụng bầu), thảo nào mình thua tuốt tuồn tuột, có bao nhiêu tiền cúng dường sạch sành sanh cho Casino rồi, (vừa nói vừa vét vét trong bóp) còn xu nào đâu mà chốc nữa vô Chùa Quảng Đức gây qũy đây chứ? (thở dài) Ừ, mà không biết quý Thầy có chịu cho mình cà credit card để cúng dường không nhỉ?
26/07/2016(Xem: 22160)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]