Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

162. Thiền Sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) (Vị Tổ khai sáng Thiền Phái Tào Động Nhật Bản)

04/01/202108:35(Xem: 13603)
162. Thiền Sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) (Vị Tổ khai sáng Thiền Phái Tào Động Nhật Bản)







Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Đạo Nguyên Hi Huyền.
Ngài là vị Tổ khai sáng ra Thiền phái Tào Động Nhật Bản.

Ngài thuộc dòng dõi quý tộc, rất thông minh, cha mẹ mất sớm. Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia theo tông phái Thiên Thai, trì kinh Pháp Hoa.

Năm 24 tuổi, Ngài đến Trung Hoa theo học với Thiền Sư Như Tịnh (Chùa Thiên Đồng) ở tỉnh Chiết Giang.

Năm 26 tuổi, Ngài chứng đắc “Thân Tâm Thoát Lạc”, tức là thân tâm của ngài an lạc và giải thoát.


Thiền Sư Như Tịnh thuộc đời thứ 50 thuộc thiền phái Tào Động Trung Hoa. Tôn chỉ của TS Như Tịnh rất đơn giản là từ bi và thiền tọa, mỗi ngày có 3 thời ngồi thiền, 1 thời có 2 tiếng đồng hồ.

Năm 28 tuổi, Ngài Đạo Nguyên trở về Kyoto, đem hình ảnh ngồi thiền của Sư phụ Như Tịnh làm kim chỉ nam cho suốt đời của Ngài.

Sư phụ giải thích rằng: đối với Thiền Sư Đạo Nguyên ngồi thiền là hơi thở, ngồi thiền là sự sống của đời ngài, sáng ngồi thiền, trưa ngồi thiền, chiều ngồi thiền, tối ngồi thiền, ngồi thiền bất cứ lúc nào có thời gian.

Câu danh ngôn nổi tiếng của Thiền Sư Đạo Nguyên là: “Mày ngang mũi dọc”. Ý ngài muốn nói là nói là bình thường tâm là đạo, bình thường như 2 lông mày nằm ngang trên sóng mũi vậy.

Năm 34 tuổi, Ngài xây chùa Hưng Phước, rồi chùa Vĩnh Bình, và biên soạn sách Phổ Quyến Toạ thiền nghi, Chánh pháp nhãn tạng... Chủ thuyết Tông Tào Động, cũng là Tông Toạ thiền. Chỉ có Toạ Thiền mới đưa Tâm rốt ráo đạt tới Thoát Lạc, cho chính mình và giúp chúng sanh giải thoát ra khỏi mê mờ.


Sư Phụ giải thích: Đức Phật toạ thiền 49 ngày, Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tọa thiền 9 năm. Chúng ta là ai mà sao không chịu ngồi thiền ? Tọa thiền là một phương cách để hồi quang phản chiếu, tận diệt vọng niệm, lắng tâm yên tịnh, Phật tánh hiển lộ thắp sáng nguồn chơn, thấy cả tam thiên đại thiên thế giới như trong lòng bàn tay, và thấy tất cả kiếp chúng sanh vạn loài đang trôi lăn trong biển khổ, từ Tâm mở rộng cứu độ thế gian. Ai muốn hết khổ, thoát khổ phải tập ngồi thiền.

Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày trao truyền không ngừng nghỉ, ánh sáng siêu mầu của Đức Thế Tôn từ hơn 25 thế kỷ, làm hành trang cho chúng đệ tử trên đường tu học đến giải thoát khỏi trầm luân sanh tử.

Nam Mô Bổn Sư Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



117_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dao Nguyen


 
Thiền Tào Động Nhật Bản 


Kính dâng Thầy bài thơ về Ngài Đạo Nguyên sau khi nghe pháp thoại
và đọc sách  (bản dịch của HT Như Điển) theo lời Thầy chỉ dạy.
Kính đa tạ Thầy đã giúp con xem lại tư liệu trân quý này,
rất súc tích giúp con học hỏi thêm rất nhiều ...Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Hoà Thượng Thích Như Điển việt dịch từ nguyên tác 
Thiền Tào Đông Nhật Bản của Amazu Ryuushin 
Đầy đủ tông chỉ, giáo nghĩa, yếu điểm tọa Thiền 
Lưỡng Tổ hai bên Đức Thế Tôn ... bày trí trong tự viện.


Bài pháp thoại ....Sơ Tổ Đạo Nguyên chí nguyện, 
Hành trạng Ngài thật đáng để noi gương 
Cha mẹ mất sớm chiêm nghiệm luật vô thường.
Đọc A Tỳ Đàm Luận khi vừa


Mười lăm xuất gia tận hai bốn vẫn chưa tịnh tín !
Tầm Đạo sang Trung Hoa  gặp được Minh Sư
Hai năm sau Thân Tâm thoát lạc ... Như Như
Hai tám trở về Nhật Bản bộ cà sa là chính!


Xiền dương truyền bá  lời dạy Ngài Như Tịnh,  
Thành lập dòng Tào Động, mười năm tại kinh đô 
Dạy toạ thiền của Phật cho kẻ sơ cơ 
“Phổ khuyến toạ thiền nghi” đầu  tay tác phẩm !


Viễn ly ảnh hưởng triều đình lên núi ở ẩn, 
Chùa Vĩnh Bình nơi giáo nghĩa được truyền trao.
“Chánh Nhãn pháp tạng  “ biên soạn hai mươi năm sau 
Bao gồm  những kiến giải khi hành trì được tham khảo !


Chú trọng tứ nhiếp pháp trong thanh quy gia bảo,  
Điều  lạ kỳ Nhị Tổ ...Ngài Oánh Sơn 
Lưỡng Tổ đều mặc  khải được tri ơn 
 Về “Chỉ Quán đã tọa  và Tức Tâm Thị Phật “! 
Thiền Sư Đạo Nguyên  ....Cao Tổ của nước Nhật ! 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2017(Xem: 6443)
Phương trời thong dong 11: TT. Thích Minh Thành
19/03/2017(Xem: 6543)
Video clip: Việt Kiều Mỹ không tiền ăn Phở
03/03/2017(Xem: 6602)
Video clip: Y Học Thực Dụng cho đời sống do Thầy Đổ Đức Ngọc hướng dẫn 2017
08/02/2017(Xem: 5726)
Tài xế xe tải cho biết sự thật: "Tại sao tôi không đạp phanh!" xem xong chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hết sức kinh ngạc!
07/02/2017(Xem: 14664)
Bộ phim điện ảnh Phật giáo về cuộc đời và đạo nghiệp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh do Hãng phim Sen Việt và chùa Vạn Đức phối hợp sản xuất.
01/02/2017(Xem: 6962)
Video: Bài Pháp Đầu Xuân, chủ giảng: HT Thích Khế Chơn
01/02/2017(Xem: 16250)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
01/01/2017(Xem: 5602)
Thầy Tâm Hạnh hướng dẫn GTMT bước đầu thiền tập tại Huntington Beach - CA On Saturday, 12/10/2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]