Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tay Du Ky

Bộ phim Tây Du Ký đã quá nổi tiếng mà có lẽ trong số chúng ta ai cũng ít nhất 1 lần được xem, mặc dù có nhiều bộ Tây Du Ký nhưng bản năm 1986 do Trung Quốc sản xuất vẫn được coi là hay nhất, và vai Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng đóng là 1 hình mẫu của nhân vật này, mãi cho đến nay vẫn không có 1 diễn viên nào có thể vượt qua được về tài diễn xuất (từ cái nháy mắt đến nhảy nhót của Ngộ Không ...)

"Tây Du Kí" kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang Tây Trúc (Ấn Độ ở về phía tây Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông. 

Dưới đây là danh sách 25 tập phim Tây Du Ký phần 1

1. Hầu vương sơ vấn thế: Tôn Ngộ Không theo học phép Bồ Đề sư tổ

2. Quan phong Bật Mã Ôn: Tôn Ngộ Không náo loạn Long cung..., được phong Bật Mã Ôn

3. Đại Thánh náo thiên cung: Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh náo Thiên cung

4. Giam cầm Ngũ Hành Sơn: Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam cầm dưới núi Ngũ Hành, Đường Tăng thỉnh kinh

5. Hầu vương hộ Đường Tăng: Ngộ Không, Bạch Mã hộ giá Đường Tăng

6. Họa khởi Quan Âm viện: Tôn Ngộ Không và Quan Âm thu phục Hắc Hùng Tinh trộm cà sa

7. Kế thu Trư Bát Giới: Thu phục Trư Bát Giới tại Cao Lão trang

8. Khảm đường gặp tam tai: gặp nạn Hoàng Phong động, thu phục Sa Tăng, các Bồ Tát thử lòng Trư Bát Giới

9. Thâu ngật nhân sâm quả: Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên

10. Tam đả Bạch Cốt tinh: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị đuổi về núi Hoa Quả

11. Trí kích Mĩ Hầu vương: Ngộ Không trở lại thu phục Hoàng Bào quái tại Bảo Tượng quốc

12. Đoạt bảo Liên Hoa động: trừ yêu quái Kim Giác và Ngân Giác

13. Trừ yêu Ô Kê quốc: trừ yêu đạo tại Ô Kê quốc, cứu sống quốc vương Ô Kê

14. Đại chiến Hồng Hài Nhi: Quan Âm hỗ trợ thầy trò Đường Tăng thu phục Hồng Hài Nhi

15. Đấu phép hạ tam quái: tại Xa Trì quốc, Ngộ Không đấu phép ba yêu quái lốt đạo sĩ

16. Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc: Đường Tăng qua Tây Lương nữ quốc, trừ bọ cạp tinh

17. Tam điệu Tì Bà phiến: thầy trò qua Hỏa Diệm Sơn, thu phục Ngưu Ma Vương

18. Tảo tháp biện kì oan: qua Sái Trại quốc, Bạch Mã giúp thu phục Cửu Đầu Trùng

19. Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm: thầy trò gặp Hạnh Tiên, gặp yêu quái Hoàng Mi

20. Tôn hầu xảo hành y: Tôn Ngộ Không thu phục quái Trại Thái Tuế tại Châu Tử quốc

21. Rơi nhầm Bàn Tơ động: thầy trò gặp bảy nhện tinh và Đa Mục quái

22. Tứ thám vô đáy động: thầy trò gặp nạn tại động không đáy, thu phục Bạch Thử tinh

23. Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu: đến Ngọc Hoa châu, và thu phục Cửu Linh nguyên thánh

24. Thiên Trúc thâu Ngọc Thố: đến Thiên Trúc quốc, thu phục Ngọc thố tinh

25. Ba thăng Cực lạc thiên: thầy trò bái yết Phật Tổ và về đất Đường


**

Tay Du Ky 6Tay Du Ky 5

Sự thật chưa biết về phim Tây Du Ký

Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao.

Ở tuổi 83, nữ đạo diễn Dương Khiết phát hành cuốn sách với tựa đề chính là tên ca khúc chủ đề Dám hỏi đường đi phương nào, kể lại nhiều kỷ niệm trong cuộc hành trình kéo dài từ 1982 đến 1986 để hoàn thành 25 tập phim Tây du ký.

Bà thú nhận, bây giờ có thể ngồi theo dõi suốt 76 tập phim Chân Hoàn truyện, chứ không dám xem lại tác phẩm tâm huyết của chính mình. Mỗi hình ảnh, mỗi cảnh quay đều gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, dù đã hơn 30 năm rồi nhưng vẫn rõ như in trong ký ức, cứ xem là khóc nên khi bật ti vi lên, thấy Tây du ký là bà chuyển kênh ngay.

Tay Du Ky-dao dien duong khiet

Nữ đạo diễn Dương Khiết cùng  thầy trò Đường Tăng

Điều ít ai biết là 25 tập phim Tây du ký do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện chỉ ghi hình bằng một máy quay duy nhất, lại thuộc loại máy "lớn tuổi" nên thường trở chứng. Phần lớn các cảnh quay đều thực hiện trong hang động, nhiệt độ thất thường nên máy quay cũng thất thường.

Để đảm bảo tiến độ công việc và phòng trường hợp máy quay "giận dỗi", có lần cả đoàn phim đã thức trắng bốn ngày bốn đêm quay miệt mài trong hang động vì không dám tắt máy, sợ khi khởi động lại nó không chịu hoạt động.

 

Dương Khiết kể, ngày đó bà vô cùng vất vả đi tìm diễn viên đóng vai Bạch Cốt Tinh vì không ai muốn thể hiện nhân vật "tai tiếng" này. Có một nữ diễn viên sẵn sàng tham gia, đó là Lưu Hiểu Khánh, nhưng vì yêu cầu một mình đóng ba vai (Bạch Cốt Tinh cùng hai hóa thân là cô gái quê và bà già) nên nữ đạo diễn đã không đồng ý. Cuối cùng, vai này do nữ nghệ sĩ Kinh kịch Dương Xuân Hà đảm nhận, tuy không xinh đẹp nhưng ấn tượng.

Trong cuốn sách Dám hỏi đường đi phương nào, Dương Khiết tiết lộ một chi tiết thú vị: diễn viên đóng vai đám con cháu ở Hoa Quả Sơn của Tôn Ngộ Không là các vận động viên trẻ của thành phố Hồ Nam, trong đó chú khỉ nhỏ nhất, loắt choắt nhất và quậy nhất sau này đã trở thành quán quân môn nhảy cầu thế giới Hùng Nghê.


'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết

Với "Tây du ký", Dương Khiết thể hiện trọn vẹn bản lĩnh của nhà làm phim nữ trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

 

Dương Khiết sinh năm 1929 ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Bà kết hôn với nhà quay phim của Tây du ký là Vương Sùng Thu. Năm 2012, nhân dịp xuất bản cuốn sách Đường đi ở phương nào?, đạo diễn Dương Khiết cùng chồng trả lời phỏng vấn trên Hsw, kể một số câu chuyện thời quay phim Tây du ký. Khi trả lời, Vương Sùng Thu gọi vợ là “Đạo diễn Dương” còn Dương Khiết (lúc đó 83 tuổi), gọi chồng là “Ông Vương”.

Cơ hội vàng làm phim Tây du ký

Dương Khiết đam mê tác phẩm văn học cổ điển từ nhỏ. Bà đọc Tây du ký lần đầu năm lên tám. Lúc đó, cô bé Dương Khiết đã đọc xong Hồng lâu mộng và thuộc nhiều đoạn về Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm. Bố của Dương Khiết yêu cầu con gái đọc sách về cách mạng, không cho đọc tiểu thuyết. Bàn đọc của bố và của Dương Khiết đối diện nhau. Lúc bố cặm cụi viết lách, Dương Khiết lén đọc tiểu thuyết mình thích. Cứ như vậy, cô bé đọc hết tứ đại danh tác với bao lần rớt nước mắt vì Lâm Đại Ngọc. Trước câu hỏi: “Nếu được chọn, bà sẽ quay Hồng lâu mộng hay Tây du ký, nữ đạo diễn khẳng định: “Tôi nhất định làm Hồng lâu mộng. Nhưng mà hồi đó được làm phim truyền hình là đã mãn nguyện rồi”.

'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết
Nữ đạo diễn thế hệ đầu tiên Trung Quốc - Dương Khiết.



Hồi nhỏ, Dương Khiết không đến trường, bà được bố dạy học. Bà cũng không được theo học một trường lớp chính quy nào về làm phim. Qua quá trình mày mò tự học, bà học hết tài liệu của Học viện Điện ảnh.

Đầu thập niên 1980, phim truyền hình còn là thứ xa xỉ, lạ lẫm đối với người Trung Quốc. Lúc bấy giờ, Dương Khiết là đạo diễn bộ môn nghệ thuật Hý khúc. Một hôm, bà nói với chủ nhiệm Ban Văn nghệ dài truyền hình Trung ương về ý muốn làm phim truyền hình, vị này nói: “Cô muốn dựng phim truyền hình? Thôi, cứ để các đạo diễn có chuyên môn làm đi”.

Tuy nhiên đến tháng 11/1981, lãnh đạo cấp cao đài truyền hình bất ngờ nói với đạo diễn: “Dương Khiết, nếu để cô quay Tây du ký, cô dám nhận không?”.

Dương Khiết rất bất ngờ trước lời đề nghị đột ngột nhưng hiểu rõ ý nghĩa công việc, bà nhận trách nhiệm này. Lúc đó, Nhật Bản đã làm phim Tây du ký, lãnh đạo đài nói chỉ cần làm hay hơn Nhật Bản là tốt rồi. Dương Khiết rắn rỏi đáp: “Lãnh đạo, yêu cầu của anh thấp quá”.

Quá trình làm phim và bản lĩnh của nữ đạo diễn

Sức khỏe của Dương Khiết không tốt. Từ năm 24 tuổi, bà đã phải làm phẫu thuật vì mắc bệnh về phổi. Tuy nhiên khi làm việc, Dương Khiết quên mình. Những điều đã nói bà quyết định làm cho được.

'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết
Đoàn làm phim Tây du ký.



Vương Sùng Thu nhận xét vợ ông là một đạo diễn nghiêm khắc: "Sáu năm quay phim, người trong đoàn nhiều vô kể. Nếu bà ấy không nghiêm khắc, làm sao quản lý nổi cả đoàn”. “Để đóng Tây du ký, đoàn đi khắp mọi miền non nước của tổ quốc. Du lịch lúc đó đâu có như bây giờ, có nơi còn không có nhà nghỉ. Lúc đến núi Thanh Thành, chúng tôi ở một nơi xứng đáng gọi là khu ổ chuột. Chuột ở đấy nhiều lắm, mỗi ngày mọi người đều phải nghe tiếng chuột rục rịch…". Nhà quay phim giải thích, mục đích tới nhiều nơi lấy cảnh quay là để những địa danh nổi tiếng Trung Quốc hòa quyện cùng Tây du ký. Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, có người nói với lãnh đạo Đài truyền hình: “Đoàn phim Tây du ký lợi dụng cơ hội đi ngao du hưởng thụ khắp nơi”.

Ông Vương Sùng Thu kể thêm, hồi đó có đồng nghiệp nghĩ theo đoàn làm phim được du ngoạn nhiều liền chủ động xin làm chân chiếu sáng. Nhưng theo được vài ngày, người này không chịu nổi phải đi về.

'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết
Vợ chồng đạo diễn Dương Khiết.



Trong đoàn làm phim, người tranh luận nhiều nhất với Dương Khiết là Vương Sùng Thu. Có lúc hai người tranh cãi đến đỏ mặt tía tai. “Tranh cãi kịch liệt đến mấy, cuối cùng tôi cũng phải phục tùng đạo diễn”. Nói đến đây, ông Sùng Thu cười thật to còn bà Dương Khiết nói: “Có lúc tôi rất ghê gớm. Đã quyết định rồi thì không gì thay đổi được. Những lúc tranh cãi đều là ông ấy đuối lý. Lão Vương có lúc cũng đóng góp nhiều ý kiến hay và tôi tiếp thu. Còn nếu ý kiến của ông ấy mâu thuẫn với tổng thể phim mà tôi vạch ra, tôi sẽ không đồng ý. Cuối cùng thì ông ấy cũng phải nghe tôi”.

"Ở trường quay, nhà quay phim phải nghe đạo diễn, thế còn ở nhà ai nghe ai?", Vương Sùng Thu đáp: “Ở nhà vẫn phải nghe bà ấy, chẳng có cách nào khác”, ông lại cười lớn.

Sáu năm làm phim, đoàn Tây du ký không có một ngày nghỉ. Để vỗ về, an ủi mọi người, Dương Khiết quản lý cả đoàn theo cách người nhà cư xử với nhau. Bà tổ chức sinh nhật cho nhân viên, cùng mọi người đón lễ tết… Những lúc nghỉ ngơi, bà cố sắp xếp để mọi người được thảnh thơi, nhẹ nhõm. Hành lý của cả đoàn chất trên 7 - 8 chiếc ôtô, mỗi lần đến địa điểm mới, Dương Khiết cùng tất cả nhân viên tự chất đồ, bê đồ, không phân biệt cao thấp… “Hồi đó tinh thần phấn chấn, vui vẻ, ai nấy theo đuổi nghề nghiệp một cách vô tư, kiên trì, say mê. Không giống diễn viên bây giờ, ra đến cửa là có vệ sĩ, trợ lý. Nếu bây giờ bảo một diễn viên ở trong đoàn làm phim sáu năm, có lẽ không ai dám nghĩ đến”, ông Vương Sùng Thu nói.

'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết
Dương Khiết (giữa) và Vương Sùng Thu (bìa trái) bàn cảnh quay với Lục Tiểu Linh Đồng - một trong những bức ảnh hiếm hoi về thời làm Tây du ký mà Dương Khiết giữ lại được.



Vấn đề quản lý tiền bạc đặc biệt quan trọng. Tất cả chi tiêu đều được yêu cầu trình bày rõ ràng. Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần mâu thuẫn với chủ nhiệm sản xuất. Cách suy nghĩ vấn đề của các chủ nhiệm không giống của đạo diễn.

Dương Khiết yêu cầu cao cả về nội dung và nghệ thuật, bà không muốn vì tiết kiệm tiền mà ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Trong khi đó chủ nhiệm sản xuất chủ chương tiết kiệm triệt để. Trong một cảnh cháy chùa, đạo diễn muốn đốt cháy cả mô hình chùa lớn còn chủ nhiệm sản xuất muốn đốt... giấy. Cãi nhau lên xuống, lãnh đạo đài quyết định để Dương Khiết kiêm luôn công việc chịu trách nhiệm sản xuất.

Lúc đóng Tây du ký, điều làm Dương Khiết cảm thấy khó khăn nhất là khâu kỹ xảo. Thời đó, phương thức chế tác phim còn thô sơ, lạc hậu.

Những trăn trở khôn nguôi

Nữ đạo diễn không giữ nhiều ảnh thời làm phim để làm kỷ niệm cho mình. “Lúc đó chúng tôi có một nhân viên chuyên chụp ảnh. Sau đó anh ta rời khỏi đoàn, mang theo ảnh của chúng tôi. Tôi chẳng giữ được mấy tấm”, bà nói với giọng tiếc nuối.

Hiện nay vẫn có nhiều đoàn làm phim dựng lại Tây du ký. Dương Khiết cho biết bà không quá quan tâm đến điều này. “Tôi xem bản Tây du ký của Trương Kỷ Trung. Hồi đóng phim này, Lục Tiểu Linh Đồng và Trương Kỷ Trung cãi nhau rất kịch liệt vì nhiều vấn đề xoay quanh nội dung phim. Tác giả nguyên tác qua đời, tôi cũng không có quyền khuyên bảo người khác, can thiệp công việc của người khác. 100 đạo diễn làm Tây du ký thì có 100 bản khác nhau. Cách nhìn nhận duy nhất của tôi là, danh tác cổ điển là tinh hoa văn hóa, chúng ta cần thận trọng khi xử lý tác phẩm. Đừng sửa bừa bãi, đừng thêm nội dung một cách thiếu căn cứ”.

Những năm gần đây, Dương Khiết hạn chế trả lời phỏng vấn báo chí. “Điều đáng nói nhất về đoàn Tây du ký là, ở thời đó, những người làm phim không sợ khó, chẳng sợ khổ, ai ai cũng có tinh thần xả thân vì phim. Còn những thứ khác đã nói nhiều quá rồi, không cần nhắc lại nữa”.

'Tây du ký' và nghị lực của đạo diễn Dương Khiết
Bìa cuốn hồi ký Đường đi ở phương nào? của đạo diễn Dương Khiết.



Hơn 25 năm qua, Tây du ký chưa bao giờ khiến người xem nhàm chán. Có diễn viên gắn liền tên tuổi với tác phẩm này, trong đó tiêu biểu nhất là Lục Tiểu Linh Đồng. “Linh Đồng từng nói muốn vượt qua ảnh hưởng của nhân vật Tôn Ngộ Không nhưng không có cách nào khác. Linh Đồng không thể thoát nổi. Tôn Ngộ Không đã ngấm vào máu thịt ông ấy”, Dương Khiết bình luận.

Hiện nay nữ đạo diễn chuyên tâm viết sách. Cuốn sách xuất bản năm 2012 có tên Đường đi ở phương nào? (cùng tên bài hát chủ đề phim Tây du ký). Cuốn tự truyện tiếp theo (chưa xuất bản) có tên ban đầu là “80 năm sóng gió”. Dương Khiết vốn chỉ định in 50 cuốn tặng những người thân thiết nhất. Sau đó có đại diện nhà xuất bản tìm đến, mong được ấn hành sách rộng rãi.

Hải Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2015(Xem: 8765)
Ý Nghĩa Kinh Lăng Nghiêm, bài giảng của TT Thích Minh Định tại Khóa Huân Tu Tịnh Độ 2015 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu, quay phim: Nguyên Nhật Khánh, www.quangduc.com
26/12/2015(Xem: 7260)
Ý Nghĩa Kinh Hoa Nghiêm, bài giảng của TT Thích Minh Định tại Khóa Huân Tu Tịnh Độ 2015 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu, quay phim: Nguyên Nhật Khánh, www.quangduc.com
25/12/2015(Xem: 6331)
Video: Thuận & Nghịch trong đời sống tu tập do Đại Đức Thích Hạnh Phẩm giảng tại Khóa Huân Tu Tịnh Độ, Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu ngày 5-12-2015, quay phim: Nguyên Nhật Khánh, www.quangduc.com
25/12/2015(Xem: 10238)
Phật Pháp Vấn Đáp, do Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng và Đại Đức Thích Hạnh Phẩm phụ trách tại Khóa Huân Tu Tịnh Độ 2015, Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu, quay phim: Nguyên Nhật Khánh Mỹ Hạnh, www.quangduc.com
21/12/2015(Xem: 7463)
Video: Đồng Tính Theo Quan Điểm Phật Giáo, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho tất cả quý vị; Có những nỗi khổ đau mà do chính con người mình tự tạo ra để làm mê mờ lấy chính mình. gia đình mình vướng mắc như là kỳ thị.... vân vân .. bao nhiêu nổi khổ. đều do dục vọng, tà kiến sanh ra. Không chỉ có người sống mà còn người đã chết vì sự kỳ thị đó . các linh hồn chưa siêu thoát nữa... Chúng tôi mong sự góp ý Phật giáo phần nhỏ về đồng tính này để chia sẽ thêm cho ai còn đau khổ bớt đi. chúng tôi cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho tất cả. xin quý vị cố gắng thực hành lời Phật dạy để có nhiều hạnh phúc ngay trong thế gian này. Nếu quý vị cần liên lạc xin cứ tự nhiên gởi về email: [email protected] Phật Quan Âm Thiền Tự 7922 Santa Catalina Ave Stanton, CA 90680 ( 714) 488-1178
19/12/2015(Xem: 6396)
Pháp thoại 3: Tu và Học (T.T. Tâm Phương)
19/12/2015(Xem: 8991)
Pháp thoại 2: Pháp môn Thiền Tịnh Mật (T.T. Minh Định đến từ Pháp Quốc)
16/12/2015(Xem: 7667)
Video giảng pháp: Đổi Mới, bài giảng của HT Bảo Lạc
10/12/2015(Xem: 7506)
Video: Ý Nghĩa Kinh Địa Tạng, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng tại Khóa Huân Tu Tịnh Độ 2015 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu Quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]