Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phim: Thiền sư Nhật Dōgen Kigen

12/09/201307:03(Xem: 9199)
Phim: Thiền sư Nhật Dōgen Kigen
Tập phim nói về
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen
(Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253)
Sơ Tổ Khai Sáng Tông Tào Động Nhật Bản





Đạo Nguyên Hi Huyền (Nhật: 道元希玄 dōgen kigen?), 1200-1253- cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên (Nhật: 永平道元 eihei dōgen?) vì Sư có công khai sáng Tào Động tông (ja. sōtō) tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản. Sư được Phật tử của tất cả các tông phái Phật giáo tại Nhật Bản thờ phụng như một Đại Bồ Tát.

Sư thường bị hiểu lầm là một triết gia với quan điểm "thâm sâu và quái dị nhất" nhưng những gì Sư viết không xuất phát từ những suy luận về thật tại mà từ sự trực chứng thực tại.
Cơ duyên

Sư sinh ra trong một gia đình quý phái, thời thơ ấu đã chứng tỏ có một đầu óc xuất sắc. Lên bốn Sư đã đọc thơ Đường và lên chín đã đọc được một bài luận về A-tì-đạt-ma. Cha mẹ mất sớm làm Sư ngộ lẽ vô thường và trở thành tăng sĩ. Mới đầu, Sư học giáo pháp của Thiên Thai tông. Năm mười lăm tuổi, Sư bị câu hỏi sau đây dày vò: "Nếu quả thật, như kinh dạy, thể tính của ta đã là Bồ-đề, thì sao Chư Phật còn phải tu học để giác ngộ?" Sư tìm học với Thiền sư Minh Am Vinh Tây, người đã đưa dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc qua Nhật Bản. Vinh Tây trả lời câu hỏi của Sư: "Chư Phật không ai biết mình có Phật tính, chỉ có súc sinh mới biết mình có Phật tính." Sư nghe đây có chút tỉnh ngộ và sau đó học đạo với Vinh Tây, nhưng học không được lâu vì Vinh Tây tịch ngay trong năm đó.

Dù đã tiến xa, Sư vẫn khắc khoải và cuối cùng, vào năm 1223, cất bước lên đường sang Trung Quốc bằng đường biển, một chuyến đi đầy hiểm nguy thời đó. Sư tham vấn nhiều Thiền sư, học hỏi nhiều phép tu nhưng chỉ tại chùa Thiên Đồng, Sư mới được Thiền sư Trường Ông Như Tịnh (zh. 長翁如淨) ở Thiên Đồng sơn (zh. 天童山), Minh Châu (zh. 明州) hướng dẫn đạt tông chỉ của dòng Tào Động. Sư đại ngộ qua câu nói của Thiên Đồng Như Tịnh: "Ngươi hãy xả bỏ thân tâm."

Hai năm sau ngày đại ngộ, Sư trở về Nhật và thành lập dòng Tào Động ở đây. Sư sống 10 năm ở Kinh Đô (ja. kyōto). Nhằm tránh ảnh hưởng của triều đình Nhật, Sư rút về sống viễn li trên núi.
Pháp ngữ và ảnh hưởng

Trong buổi lễ khánh thành thiền viện đầu tiên tại Nhật là Hưng Thánh Pháp Lâm tự (zh. 興聖法林寺, ja. kōshōhōrin-ji), Sư thượng đường với những câu sau:

"Ta chẳng tu học tại nhiều thiền viện. Nhưng khi ta yết kiến Đại sư Như Tịnh thì ta thông hiểu tường tận, trực nhận rằng: lỗ mũi đứng thẳng và hai con mắt nằm ngang. Từ bấy giờ ta chẳng còn bị ai lừa bịp. Với hai bàn tay trắng ta trở về cố hương và vì vậy ta chẳng có chút gì có thể gọi là Phật pháp cả. Ta sống theo nhịp điệu của thời gian: buổi sáng mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi tối trăng lặn ở phía Tây. Mây tan núi hiện, sau cơn mưa thì núi có vẻ thấp hơn bình thường—là thế nào?... Hễ bốn năm thì có một năm nhuận, gà gáy buổi sáng."

Sư đứng im một lúc rồi bước xuống pháp toà.

Tác phẩm chính và nổi tiếng nhất của Sư là Chính pháp nhãn tạng (zh. 正法眼藏, ja. shōbōgenzō) - được xem là một kiệt tác của Thiền tông Nhật Bản. Theo quan điểm của dòng Tào Động, Đạo Nguyên cho rằng phép im lặng toạ thiền (mặc chiếu thiền) rất quan trọng. Mặt khác Sư cũng không hề từ chối phép tham quán công án được truyền dạy trong dòng Lâm Tế (ja. rinzai). Bản thân Sư cũng góp nhặt khoảng 300 công án Thiền, luận giải cho từng công án đó trong tác phẩm Niêm bình tam bách tắc (zh. 拈評三百則, ja. nempyo sambyaku-soku). Các tác phẩm khác của Sư - khác với Chính pháp nhãn tạng - chỉ mang tính chất nhập môn. Môn đệ kế thừa Sư là Cô Vân Hoài Trang (zh. 孤雲懷奘, ja. koun ejō).

Năm 1243, Sư rời Hưng Thánh tự và đến vùng Ichizen để một năm sau đó thành lập Vĩnh Bình tự. Năm 1253, Sư viên tịch.

Các tác phẩm quan trọng của Sư còn được lưu lại:

Phổ khuyến toạ thiền nghi (zh. 普勸坐禪儀, ja. fukanzazengi)
Học đạo dụng tâm tập (zh. 學道用心集, ja. gakudōyōjinshū)
Điển toạ giáo huấn (zh. 典座教訓, ja. tenzōkyōkun)
Vĩnh Bình quảng lục (zh. 永平廣錄, ja. eihei kōroku), cũng được gọi là Đạo Nguyên Hoà thượng quảng lục (zh. 道元和尚廣錄, ja. dōgen ōshō kōroku)
Chính pháp nhãn tạng tuỳ văn kí (zh. 正法眼藏隨聞記, ja. shōbōgenzō-zuimonki)
Chính pháp nhãn tạng tam bách tắc (zh. 正法眼藏三百則, ja. shōbōgenzō sambyakusoku)
Chính pháp nhãn tạng (zh. 正法眼藏, ja. shōbōgenzō), 95 quyển.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2011(Xem: 6392)
Giải mã bí ẩn bên trong bức họa Mona Lisa - Thuyết minh, Mona Lisa (La Gioconda hay La Joconde) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo.
13/07/2011(Xem: 6193)
Hướng dẫn học võ thiếu lâm Nhập môn thiếu lâm cơ bản
11/07/2011(Xem: 5967)
HT Thích Quang Đạo trả lời về Pháp Môn Tu Học
05/07/2011(Xem: 8237)
The Art of Attention by Ven. Pannyavaro
25/06/2011(Xem: 5520)
Thực Tánh Đế, hầy Viên Minh giảng tại Ni Viện Viên Không
17/06/2011(Xem: 5084)
kể về một đàn chó thám hiểm bắc cực bị bỏ quên và cách chúng yêu thương nhau
06/06/2011(Xem: 5541)
Video: Nguyên Lý Sống Thiền chủ giảng HT Thích Viên Minh
28/05/2011(Xem: 6522)
Video: Tinh Hoa và Bí Ẩn một Võ Phái Chùa Long Phước
26/05/2011(Xem: 6799)
Không kể sáng hay chiều, những người vẫn thường được cho là sư tung hoành ở mọi nẻo đường vào Phủ Tây Hồ. Thấy vẻ mặt khắc khổ trong bộ quần áo nâu sòng của những người đầu trọc, đi chân đất nên nhiều du khách chẳng ngần ngại rút tiền bỏ vào... bát nhựa. Chứng kiến cảnh đội quân sư "biến" tiền lẻ thành tiền có mệnh giá lớn ở các chợ mới thấy "thu nhập" của họ khủng ra sao. Theo điều tra, một ngày trong bộ dạng giả sư đi cứu độ chúng sinh thì số tiền mỗi người thu được có thể lên đến tiền triệu... (trích từ Dân Trí).
14/05/2011(Xem: 5298)
Video: Tuổi trẻ và con đường thành công
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]