Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáng Tỏ Tâm Bình Thường (sách)

10/06/201511:38(Xem: 8514)
Sáng Tỏ Tâm Bình Thường (sách)
Sang to tam binh thuong
SÁNG TỎ TÂM BÌNH THƯỜNG
(CẨM NANG TU TẬP ĐẠI THỦ ẤN)

Nguyên tác Tạng ngữ - Tác giả:  Dakpo Tashi Namgyal
Anh dịch:  Erik Pema Kunsang -Việt dịch:  Đỗ Đình Đồng
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015



“Hãy nâng cao kinh nghiệm và giữ mở rộng như bầu trời.
Hãy mở rộng chú tâm và giữ thấm nhuần như trái đất.
Hãy kiên định chú ý và giữ không lung lay như ngọn núi.
Hãy làm sáng tỉnh giác và giữ chiếu sáng như ngọn lửa.
Hãy làm sáng tỏ tỉnh thức vô niệm và giữ trong suốt như thủy tinh.”
Dakpo Tashi Namgyal, thế kỷ 16

MỤC LỤC (Đọc online nơi cột bên phải)
Lời người dịch
Lời giới thiệu của Thrangu Tulku
Kệ mở đầu
Phần I NHỮNG BƯỚC HƯỚNG DẪN DỰ BỊ
Dự bị chung  
Dự bị đặc biệt
Phần II PHẦN CHÍNH CỦA CÁC GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
Các Bước Hướng Dẫn  
Hướng Dẫn Qua Chỉ (Shamatha)  
Chỉ Có Vật Tượng Trưng 
Chỉ Có Phụ Trợ  
Chỉ Không Có Phụ Trợ 
Tu Tập Chỉ Dùng Hơi Thở 
Tu Tập Chỉ Không Dùng Hơi Thở
Chỉ Không Có Vật Tượng Trưng
Siết Chặt
Nới Lỏng 
Hướng Dẫn Bằng Phương Tiện Quán (Vipashyana)
Nhận Diện Tâm và Những Nhận Thức Khác Nhau
Nhận Diện Tâm – Cái Căn Bản
Nhận Diện Ý Nghĩ và Nhận Thức – Sự Biểu Thị
Giải Quyết Những Bất Địnhvề Căn Bản và Biểu Thị
Quyết Định Rằng Ý Nghĩ Là Tâm
Quyết Định Rằng Nhận Thức Là Tâm
Quán Xét Tâm Tĩnh và Động
Quyết Định Rằng Tất Cả Kinh Nghiệm Là Bất Sinh
Những Bước Chỉ Dạy Chỉ Ra
Chỉ Ra Thực Tế Cái Bẩm Sinh
Chỉ Ra Tâm-Yếu Bẩm Sinh
Chỉ Ra Suy Nghĩ Bẩm Sinh
Chỉ Ra Nhận Thức Bẩm Sinh
Nhổ Rễ Lỗi Lầm và Nhận Diện Tu Tập Thiền Định
Miêu Tả Các Lỗi và Thiền Định Sai
Giải Thích Sự Tu Tập Thiền Định Không Tì Vết
Phần III NHỮNG CÁCH TIẾP TỤC TU LUYỆN SAU ĐÓ
Những Lý Do Chung để Tu Luyện Thiền Định
Tu Luyện Đặc Biệt Không Tách Rời Thiền Định 
và Sau Thiền Định
Dứt Bỏ Chướng Ngại, Tà Lộ và Đi Lạc Tà Lộ
Nâng Cao Bằng Cách Siêu Vượt vào Bất Sinh
Thời Gian để Siêu Vượt
Quán Xét Ý Nghĩ và Nhận Thức
Quán Xét Thiền Định và Tâm Thiền Định
Siêu Vượt Thực Tế vào Sự Mở Trống Bất Sinh
Hòa Lẫn Thiền Định và Sau-Thiền-Định, Ngày và Đêm
Phát Triển Sức Mạnh Bằng Lợi Dụng Cách Hành Xử
Thời Gian để Lợi Dụng và Những Cách Hành Xử
Lợi Dụng Ý Nghĩ
Lợi Dụng Cảm Xúc
Lợi Dụng Quỉ Thần
Lợi Dụng Khổ
Lợi Dụng Bệnh
Lợi Dụng Quá Trình Chết
Chứng Ngộ Phát Sinh Như Thế Nào và  Những Cách Tu Tập Nâng Cao
Những Cách Chứng Ngộ Phát Sinh Khác Nhau
Qui Nhất và Cách Nâng Cao
Đơn Giản và Cách Nâng Cao
Nhất Vị và Cách Nâng Cao

Phần IV CÁCH ĐI QUA CÁC CON ĐƯỜNG VÀ ĐỊA BẰNG TU TẬP THIỀN ĐỊNH

Kệ Kết Thúc   

Lời Cuối Sách   

Lời Bạt của Dịch Giả Bản Tiếng Anh   

Vài Nét Tiểu Sử của Dakpo Tashi Namgyal  

Thư Mục      


Lời Người Dịch

     Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).

     Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.

     Tập sách nhỏ này trình bày một cách cô đọng những bước hướng dẫn tinh yếu có trình tự để tu tập cho hành giả từ sơ cơ đến hàng cao cấp của pháp môn Đại Thủ Ấn, rất hữu dụng cho cả người học lẫn người dạy, đã được ngài Dakpo Gomtsül, cũng gọi là Tsültrim Nyingpo, cháu của ngài Gompopa, truyền lại. Ngài Gampopa là đệ tử xuất sắc nhất của Đại hành giả Du-già Tây tạng, Milarepa. Đại Thủ Ấn là một trong hai pháp môn Milarepa đã thọ nhận từ bổn sư của ngài là ngài Marpa theo đó tu tập và đạt được giác ngộ, (pháp môn kia là Sáu Yoga của Naropa). Và Milarepa đã chỉ dạy cho các đệ tử của ngài như Gampopa và Rechungpa, v.v, rồi Gampopa lại truyền lại cho các đệ tử của mình, xuống đến ngày nay.

     Do yêu cầu của nhiều thiền giả đệ tử, Đại sư Dakpo Tashi Namgyal (1511- 1587), một trong các Tổ sư của dòng Dakpo Kagyu, đã nhờ người thư ký của sư ghi lại những lời dạy theo kinh nghiệm riêng của sư, đặt căn bản trên những gì do ngài Gomtsül truyền xuống, thành tập sách này.

     Các pháp tu chủ yếu được trình bày để hướng dẫn tu tập ở đây là Shamatha (Chỉ) và Vipashyanā (Quán), tức là các phương pháp thiền định căn bản của Phật giáo. Như độc giả sẽ thấy, con đường giải thoát đi qua thiền định và cuối cùng vượt qua các phương pháp thiền định để đến cảnh giới Không-thiền-định mà tự nhiên Thiền định, từ tâm vô minh mê hoặc đến Tâm Bình Thường Bản Nhiên, không liên hệ gì đến những khái niệm giải thoát hay không giải thoát mà tự tại vô ngại giữa dòng đời.

     Độc giả cũng sẽ thấy trong quá trình huấn luyện và tu tập Đại Thủ Ấn có những điểm rất giống với quá trình huấn luyện và tu tập Thiền của Thiền tông. Thí dụ, như khi thầy chỉ dạy trò ở một nơi riêng, chỉ có hai thầy trò mà không có người thứ ba, gọi là khẩu truyền hay mật truyền, tương tự như độc tham hay tham thiền trong quá trình huấn luyện Thiền của Thiền tông. Cũng như đoạn nói về ‘Tà lộ’ cũng tương tự như kinh nghiệm ‘ma cảnh’ trong tu tập Thiền của Thiền tông. Và nhất là trong quá trình vấn tâm tìm tánh của hành giả dưới với sự dẫn dắt từng bước của thầy, v.v… tức là để thấy tánh thành Phật như trong Thiền tông. Cả hai, Đại Thủ Ấn và Thiền, đều là những con đường khiến hành giả nhanh chóng chứng ngộ và thành Phật trong một đời hay đốn ngộ qua thiền định.

     Tập sách còn có nhiều cống hiến giá trị khác cho những ai muốn học và tu tập pháp môn Đại Thủ Ấn, nhất là khi không có chân sư ở bên cạnh, nên nó còn được gọi là “Cẩm Nang Tu Tập Đại Thủ Ấn,” một vật bất khả ly thân của hành giả. Có điều đối với người tu tập, không một tập sách nào, dù là kinh điển, có thể thay thế được vị trí của một bậc chân sư thâm ngộ để xác nhận cái hiểu của mình như thế nào.

     Nguyện cho tất cả những ai tu tập pháp môn này chóng thấy được Phật tánh nơi mình và đạt thành Phật quả.

     Bản dịch tiếng Việt này được chúng tôi thực hiện từ nguyên văn tiếng Anh “Clarifying the Natural State” do Erick Pema Kungsang dịch từ nguyên tác Tạng ngữ của Dakpo Tashi Namgyal, và nhà Rangjung Yeshe Publications cho in ở Hồng Kông, năm 2001.

      Tuy đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng chỉ bảo cho. Đa tạ.

                                      Frederick, Đầu Thu 2014

                                                Đỗ Đình Đồng



Lời Giới Thiệu của Thrangu Tulku

     Ngày nay nhiều người theo Pháp một cách lanh lợi và không chỉ vì niềm tin. Có kiến thức về nhiều đề tài, họ cố gắng tự áp dụng các giáo lý cao quí. Vì vậy, việc làm cho những chỉ dẫn sâu xa và tối hậu của các pháp môn Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen) trở nên khả dụng là việc làm quan trọng. Những chỉ dẫn này bao gồm những giáo lý cao quí của Đại Thủ Ấn, những chỉ dạy sâu xa nhưng đơn giản để tu tập mà không làm giảm bớt yếu tánh của giác ngộ của tám bậc thầy vĩ đại và tám mươi bậc đại thành tựu (mahāsiddhas) từ đất Ấn cao quí. Những chỉ dạy này đã được bảo tồn, qua một dòng truyền dạy và tu tập không gián đoạn, của những bậc thầy có học thức và thành tựu của Tây tạng, tôi thấy rằng những chỉ dạy đó được dịch sang các tiếng nước ngoài có tầm quan trọng thiết yếu.

     Đặc biệt, những lời của Dakpo Tashi Namgyal thực độc nhất vô nhị, trong đó đầy những lời khuyên cốt yếu trang nghiêm từ kinh nghiệm cá nhân của sư. Do đó, người tu tập được lợi ích lớn từ những chỉ dạy của sư như làm thế nào dẹp bỏ chướng ngại và tiến bộ thêm nữa. Những phương pháp tu tập Đại Thủ Ấn nổi bật của sư tìm thấy trong các tập sách như Ánh Trăng (Moonbeams) và Sáng Tỏ Trạng Thái Tự Nhiên (Clarifying the NaturalState). Trong số đó, tập sách này là bất khả ly thân vì nó tập trung duy nhất vào thực hành.

     Hơn nữa, đối với dịch giả của những tác phẩm như thế, điều thiết yếu là không những có kỹ năng ngôn ngữ mà còn có kinh nghiệm thiền định ở một mức độ nào đó. Lotsawa (Dịch giả) Erik Pema Kunsang là người hầu cận của Tulku Urgyen Rinpoche và đã thông dịch cho sư trong nhiều năm và có kinh nghiệm thiền định. Do đó, tôi thành thật biết ơn ông đã hoàn thành bản dịch tiếng Anh này.

Người mang tên Thrangu Tulku ký

ngày 04 tháng 02 năm 2001


pdf
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2022(Xem: 2037)
Nhạc phẩm: Tinh Thần MụcLý Mỹ Hưng Lời: Thuỳ Linh Mục Kiền Liên cũng vì nhớ thương mẹ mình Nên hoá phép thần thông lên đường cứu nguy mẹ hiền Chập chùng xa vượt bao gian khó để tìm mẫu thân Ôm ấp trong tim hình bóng của mẹ ngày xưa Quyết tâm đi tìm cho được mẹ hiền yêu quý Để cứu mẹ hiền thoát khỏi kiếp đoạ đày thân Một ngày kia khi vừa tới nơi âm trần Lòng đau ngút ngàn khi nhìn thấy thân mẹ hiền Tại vì sao mà mẹ Ta phải suốt ngày máu rơi Tắm chảo dầu sôi rồi ăn với than hồng tươi Đi trên than hồng ngồi trên bàn chông lạnh giá Biết bao cực hình mẹ hiền phải chịu từng đêm Tại vì đâu? Mẹ hiền đến nông nổi này Vì khinh ức người nên bây giờ phải cam chịu đày Vì ngày xưa Mẹ ta hung ác xem thường sát sanh Đối xử bất nhân hành hung các vị thiền sư Tội lỗi chất chồng đến ngày Mẹ Ta phải trả Tội sống dương trần không chịu làm người thiện nhân Mục Kiền Liên nghe lòng thắt đau tột cùng Dùng hết phép thần thông Để giải cứu cho mẹ hiền Vì con thần thông chưa đủ để mà giải na
02/08/2022(Xem: 2041)
Chùa Phật Tổ: Lễ Huý Kỵ CỐ HT. Thích Thiện Thanh lần 27, Khai Sơn Chùa Phật Tổ Long Beach, USA
02/08/2022(Xem: 2606)
Người Đưa Đò show 6: Lễ Tự Tứ là gì? Cách Báo Hiếu hiệu quả nhất
11/07/2022(Xem: 2460)
Tin Mới 9/7: Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi điện thư phân ưu đến phu nhân Abe Akie về sự ra đi vĩnh viễn của Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
01/07/2022(Xem: 2357)
27/6: Chùa Hương Tích tổ chức Lễ Tấn Phong Giáo Phẩm cho 2 Ni Sư
25/06/2022(Xem: 4444)
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, thế danh là Nguyễn văn Đồng, sanh năm Kỹ tỵ ( 1928 ) tại thành phố Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Nguyễn văn Ngô, một nhà nho và cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc . Thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Hương, Tỳ kheo ni Như Quả, thọ giới Cụ Túc năm 1968 tại đại giới đàn chùa Từ Nghiêm.. Gia đình có hai anh em, người em trai thế danh là Nguyễn Thanh Vân hiện cư ngụ tại Sàigòn
14/05/2022(Xem: 4914)
Thượng Tọa Trụ Trì Thích Tuệ Hải đã tổ chức Khai Hội Hoa Nghiêm tại Chùa Long Hương vào năm Bính Thân 2016 và từ đó đến nay hằng tuần giảng dạy Kinh Hoa Nghiêm (dựa trên bản Việt dịch của Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh). Hiện nay hằng tuần Thượng Tọa giảng trực tuyến trên kênh Youtube của Chùa Long Hương
27/03/2022(Xem: 6570)
Mỗi năm khi chuẩn bị cho “Thanh Minh trong tiết tháng ba “ thì tôi lập tức nghĩ đến ngày vía của Đại Thánh Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát vào ngày 16 tháng ba âm lịch . Từ khi về cộng tác với trang nhà Quảng Đức, với bản tánh cẩn thận tôi đã dành nhiều tháng xem từng mục về Phật, Bồ Tát và kinh sách Đại Tạng của từng vị Trưởng Lão và học giả đã viết để mình không bước xen hay copy những ý nghĩ của quý vị ấy dù đôi khi vẫn có nhiều sự trùng hợp trong điển tích qua những lời thơ diễn bày và đó cũng là trường hợp những bài thơ xưng tán các vị Phật và Bồ Tát vào những lễ vía hàng năm …mà tôi đã phát tâm sẽ cúng dường xưng tán khi còn năng lực. …thường không nhắc lại những gì tôi đã đọc, và đã học từ trước nhiều năm….. trừ phi đó là danh ngôn hay những thiền kệ của các danh tăng thiền sư được người đời chiêm nghiệm.
19/03/2022(Xem: 12504)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567