Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tán rơi: Nhất Điện Mộng Hoàng Lương

08/09/201118:28(Xem: 12215)
Tán rơi: Nhất Điện Mộng Hoàng Lương

Nht Điện Mộng Hoàng Lương

5. Nhứt Điện (1)

Nhứt điện mộng hoàng lương, 
Nhơn sanh thế vị thường. 
Nhứt triêu thương hải biến. 
Như diệp thượng ngưng sương.

Dịch:

Ôi giấc mộng kê vàng

Đời người quá ngắn ngủi

Một mai biển dâu biến đổi

Như trên lá đọng giọt sương

 

5. Nhứt Điện (2)

Nhất điện mộng hoàng lương
Nhơn mạng vô thường
Thân hình bào ảnh tợ ngân sương
Mạng tợ ngân sương
Nguyện bất cửu trường
Mộng đoạn hoàn lương
Nhất triêu thương hải biến
Như diệp thượng lương sương.

Dịch:

Ôi giấc mộng kê vàng

Mạng người vô thường

Thân hình như bóng ảnh, bọt nước, giọt sương

Mạng như sương bạc

Hết mộng rồi, nồi kê còn đó

Một mai biển dâu biến đổi

Như trên lá đọng giọt sương

 

Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch



Thich Tu Phuong


Hoà thượng Từ Phương (1946 – 2005)
 Chùa Tây Thiên – Huế

 
Hoà thượng thế danh Phạm Bá Nguyên, Pháp danh Nguyên Không, tự Từ Phương, dòng pháp Lâm tế đời thứ 44. Hoà thượng sinh ngày 10 tháng 5 năm 1946 (Bính Tuất) trong một gia đình trung lưu, nhân sĩ yêu nước, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thân phụ là cụ Phạm Bá Trinh; liệt sĩ, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc năm 1968, và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ngắn có tín tâm, mến mộ Phật pháp. Hoà thượng là con trai trong gia đình có 2 anh em: 1 trai, 1 gái.

Thuở nhỏ thường theo Mẹ đến chùa lễ Phật, rồi tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử tại địa phương. Chính nhờ môi trường giáo dục Phật giáo nầy, cùng với tư chất thông minh mà tín tâm Tam bảo phát khởi mạnh mẽ, nên năm 14 tuổi (1960) tự đến chùa Viên Minh, phường An Cựu – Huế để trau dồi huệ nghiệp và theo học nghề thuốc Đông y với người Cậu, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Hoà thượng tìm cầu quy y xuất gia với Hoà thượng Thiện Hỷ ở chùa Tây Thiên, thuộc thôn Thượng 1 xã Thuỷ Xuân.

Mong ước đã trở thành hiện thực, từ đây cõi lòng thanh thản hân hoan, lại được sống trong vòng tay yêu thương che chở dìu dắt của Bổn sư, Hoà thượng càng siêng năng cần mẫn tu học kinh luật, rèn luyện thân tâm, trau dồi đạo hạnh, theo học các lớp Sơ, Trung Phật học tại Từ Đàm, Linh Quang và Báo Quốc.

Bốn năm sau, năm 1964 Hoà thượng được Bổn sư cho thọ Sa di giới tại Giới đàn Vạn Hạnh, tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu với pháp tự Từ Phương.

Ngay sau khi lãnh thọ giới pháp, vâng lệnh Bổn sư, Hoà thượng vào Đà Lạt rồi Sài Gòn tham học Nội điển và Ngoại điển. Trong thời gian này, Hoà thượng đã theo học Trường Quốc Gia Âm Nhạc và thực tập hạnh khất thực.
 
Năm 1970, trở về Huế, thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia tổ chức tại Đà Nẵng do Đức Đệ nhị Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất – Đại lão Hoà thượng Thích Giác Nhiên làm Đàn đầu. Từ đây, Hoà thượng suy tư về trách vụ “Hoằng pháp lợi sanh” đối với tự thân. Cảm nhận sâu sắc lời dạy của Tổ khai sơn chùa Trúc Lâm “Nghi lễ là đội quân tiên phong trong việc đưa người vào Đạo”, xét thấy phù hợp với năng khiếu của mình, Hoà thượng đã dốc lòng tham học với các bậc Tôn túc thâm hiểu nghi lễ như Hoà thượng Hiếu Quang, Hoà thượng Chơn Thức và Hoà thượng Chánh Nguyên.
 
Năm 28 tuổi – 1974, Hoà thượng được Giáo hội Phật giáo Miền Vạn Hạnh giao giữ chức vụ Chánh Đại diện Phật giáo Quận Nam Hoà và Trú trì chùa Kim Đài.
Năm 1975, quê hương hoàn toàn được giải phóng, nước nhà độc lập thống nhất, Hoà thượng là một trong những vị tiên phong nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc.

Năm 1980, sau khi Đại lão Hoà thượng Thích Giác Nguyên, Đệ I Tôn chứng Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Trú trì Tổ đình Tây Thiên viên tịch, Môn phái đã họp và cử Hoà thượng làm Toạ chủ Tổ đình Tây Thiên để trông coi Phật sự nơi chốn tòng lâm nầy.

Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập năm 1982, Hoà thượng được Giáo hội mời tham gia giữ chức vụ Uỷ viên Ban Trị sự kiêm Chánh Đại diện Phật giáo huyện Phú Lộc, liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Hoà thượng, Phật giáo huyện này luôn là lá cờ đầu trong công tác Phật sự được Giáo hội giao phó.

Sang Đại hội kỳ III năm 1997, Hoà thượng được Trung ương Giáo hội tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng toạ, giữ chức vụ Trưởng Ban Nghi Lễ Phật giáo Tỉnh cho đến nhiệm kỳ IV năm 2002, Hoà thượng được mời tham gia Uỷ viên Hội đồng Trị sự, đảm trách chức vụ Phó Trưởng ban Nghi Lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong cương vị Trưởng ban chuyên ngành, Hoà thượng đã không ngừng rèn luyện kỹ năng và phát huy tính trong sáng của Nghi lễ Phật giáo, tạo được sự cảm kích đối với mọi tầng lớp nhân dân trong nước và nước ngoài, do đó vào tháng 11 năm 1997, Hoà thượng được Đài phát thanh quốc gia Pháp mời sang trình diễn nghi lễ Phật giáo tại Viện Bảo tàng Pháp quốc. Cuộc trình diễn được ghi âm và truyền thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Paris, tuy chỉ trong 45 phút nhưng đã để lại ấn tượng mến mộ sâu đậm cho hàng triệu người nghe. Bộ Văn hoá Thông tin của Pháp đã đánh giá rất cao; được xếp vào 1 trong 10 loại đĩa âm nhạc hay nhất trong năm và cho phát hành 20.000 đĩa CD. Chính vì lẽ đó mà vào tháng 3 năm 1998, Nhà Văn hoá thế giới tại Pháp lại mời Hoà thượng sang trình diễn nghi lễ Phật giáo tại Paris một lần nữa. Lần này Hoà thượng trình diễn 3 đêm liên tục, đông đảo quần chúng hoan nghênh, thưởng thức.

Hoà thượng để tâm nghiên cứu sưu tầm nền nghi lễ Phật giáo cổ truyền, tiến hành tổ chức lớp học và hình thành đội ngũ Vũ hội Lục cúng hoa đăng cho 50 Tăng sinh, đã trình diễn nhiều lần trong các Đại lễ Phật giáo như Phật đản, Lễ hội Quán Thế Âm rất được Tăng Ni, Phật tử và đồng bào các giới ngưỡng mộ.

Tận tâm với sự nghiệp hoằng pháp độ sanh, đáp lại niềm tin kính và lòng mến mộ của quần chúng Phật tử, Hoà thượng đã dấn thân quên mình qua sinh hoạt nghi lễ chỉ vì xoa dịu niềm đau của kiếp nhân sinh và tăng trưởng hiếu đạo, thiện tâm cho mọi người, phát huy đạo lý của Phật giáo và Dân tộc, qua nhiều năm gắn bó tích cực với Phật sự và công tác xã hội, Hoà thượng đã được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Huy chương vì sự nghiệp Đại Đoàn kết Dân tộc vào năm 2003.

Tháng 5.2004, Hoà thượng được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Thừa Thiên – Huế giới thiệu đại biểu tham gia Hội đồng Nhân dân Tỉnh, được Tăng Ni Phật tử và đồng bào nhân dân tín nhiệm, đắc cử với số phiếu rất cao.

Sau thời gian lo tang lễ cho pháp đệ là Thượng toạ Thích Từ Phong, bệnh tình của Hoà thượng tái phát, mặc dù được các Y Bác sĩ và hàng đệ tử tận tâm chữa trị, nhưng như biết trước giờ sắp ra đi, Hoà thượng nhiếp tâm trong niệm hỷ xả, di chúc dặn dò pháp tử sắp xếp công việc chốn Tổ và hậu sự Mẹ hiền, Hoà thượng đã xả báo an tường vào hồi 7 giờ 30 ngày 05 tháng 12 năm Giáp Thân (14.01.2005) tại chùa Tây Thiên, thọ 59 tuổi đời, 35 tuổi Đạo.

Tháp Hoà thượng hiện được tôn trí trong khuôn viên Tổ đình Tây Thiên.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2014(Xem: 14132)
Sư Bà Hải Triều Âm kể chuyện về cuộc đời tu đạo của Sư Bà.
02/06/2014(Xem: 10570)
Video clip: Không có ngã nhưng có luân hồi
02/06/2014(Xem: 8975)
Video clip: Khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 4; Địa điểm : Town & Country Resort Hotel San Diego , CA Date: 05/29/2014 - 6/02/2014 Do GHPGVNTN Hoa Kỳ - Canada tổ chức ; Đạo diễn: Điệp Văn, biên tập viên & MC: Lâm Ánh Ngọc
26/05/2014(Xem: 11157)
The prison is a scary place, our mental prisons that we've created are no less terrifying. Buddhist Congress and Angulimala Fellowship bring us Ajahn Brahm as he shares his insights and wisdom on this prison-break, peppered distinctively with Ajahn's trademark Brahm Humor.
26/05/2014(Xem: 8427)
- Tên tác phẩm: ​KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Người giảng: Lục Tổ Huệ Năng - ​Người ghi chép: ​Thiền sư Pháp Hải - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Người đọc: Cư sĩ Cát Tường Quân - Tạ Thị Ngọc Thảo [www.tathingocthao.com]
24/05/2014(Xem: 9900)
Milarepa (1052 -- 1135) Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều ngườ
19/05/2014(Xem: 7989)
Clip: Hài kịch Lan & Điệp, ĐĐ Thích Đồng Thanh với vai Điệp, ĐĐ Thích Hạnh Tri với vai Lan trong vở hài kịch “ Lan và Điệp”, biểu diễn trong chương trình Văn Nghệ kết thúc Khóa tu học Phật Pháp Úc châu kỳ VII của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL Năm 2007 được tổ chức tại vùng Kyneton, tiểu bang Victoria (từ ngày 03-01 đến ngày 07/01/2008)
01/05/2014(Xem: 11855)
Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung, một gương mặt khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc.
28/04/2014(Xem: 12550)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
25/04/2014(Xem: 8191)
Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, pháp danh Quảng Minh Đức. Sinh năm 1965 tại làng An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Vượt biển năm 1982 và đến Mỹ định cư từ 1984, sau đó đã lập gia đình với Ca Sĩ Võ Thu Nga và có ba con trai. Năm 2007 quy y thọ ngũ giới với Hoà Thượng Ân Sư Thích Tịnh Từ Tu viện trưởng Tu viện Kim Sơn. Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền đã sáng tác và tự thực hiện 4 CD nhạc đời và 2 CD nhạc Phật Ca Thiền Ca. Mỗi ngày nhạc sĩ dành thời gian để đọc, nghe, học từ những bài Pháp thoại của Chư Tôn Đức và ước nguyện dùng âm nhạc để truyền đạt Phật Pháp tới giới trẻ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]