Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Từ Đức Phật (Sách PDF)

18/08/202120:40(Xem: 10582)
Lòng Từ Đức Phật (Sách PDF)

Lòng Từ Đức Phật_Bìa trướcLòng Từ Đức Phật
HT Thích Như Điển

                                   LỜI GIỚI THIỆU

Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử:

 

„… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng

phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi,

chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“

(Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)

 

Kinh Đại Bát Niệt Bàn, bản dịch của Ngài Pháp Hiển thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 5), Đức Phật đã dạy các đệ tử như sau:

 

„… Các thầy nên biết: hết thảy mọi

hình tướng đều vô thường: Thân ta là thể

kim cương nhưng cũng không nằm ngoài lẽ

vô thường. Trong nẻo sinh tử rất đáng sợ

hãi. Các thầy nên siêng năng tinh tấn tu

tập để thoát khỏi hố lửa sinh tử…”

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm 16)

 

Kinh Đại Niết Bàn (Maha – Parinibbănasuttanta)

trong tạng Pali, ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn như vầy:

 

“… Này các thầy tỳ kheo, nay ta khuyên

các ngươi: “Các phép hữu vi là vô thường

hãy tin tấn, chớ có phóng dật…”

(Trường Bộ Kinh, tập 13)

 

Kinh Di Giáo do Ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần (384-417), Đức Phật đã dặn dò các đệ tử vào phút chót:

 

“… Các thầy tỳ kheo, hãy thường nhất

tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát.

Toàn thể vũ trụ dầu pháp biến động

hay bất động đều là trạng thái bất an

và tan rã. Thôi các thầy hãy yên lặng.

Không nên nói nữa, giờ niết bàn đã

đến rồi…”.

(Địa Tạng, quyển 12, Phật Thùy

Niết Bàn, lược thuyết giáo giới Kinh).

 

Từ ngày còn nhỏ, khi xuất gia ít lâu, vào Phật Học Viện, kinh điển đầu tiên mà tôi được quý Thầy giảng dạy, đó là kinh Di Giáo.

 

Lớn lên, đi làm Phật sự đó đây, lại có dịp đọc tụng và nghiên cứu nhiều kinh rộng lớn hơn trong Đại Tạng cả Bắc lẫn Nam Tông. Kinh Di Giáo được gói nhỏ lại và cất vào một nơi nào đó trong ký ức. Như một chai dầu nhỏ, khi lên xe ra tỉnh học, cha mẹ gói kỹ, cho đem theo phòng khi cảm mạo nhức đầu. Nhưng khi ra tỉnh, tới thủ đô, có biết bao nhiêu thuốc hay, thuốc lạ, thuốc ngoại quốc, làm cho chai dầu nhỏ trong túi áo trở thành món đồ cổ bỏ vào một góc nào đó của va-li. Chỉ để lâu lâu nhìn chơi chớ không dùng tới.

 

Ấy vậy mà, khi đến chiêm bái tại Câu Thi Na năm vừa qua, sau khi tụng kinh đảnh lễ Phật xong, nói một chút về lịch sử Niết Bàn của Đức Phật và đọc lại đoạn chót trong kinh Di Giáo, thì tôi không đọc được hết câu. Sự xúc động tràn ngập.

 

Trước mặt tôi, tượng Phật nhập Niết Bàn nằm dài gần 10 thước, một tay để xuôi bên hông, một tay lót dưới đầu nghiêng về phía hữu như trong kinh sách diễn tả. Nét mặt tươi tỉnh tự nhiên như người nằm ngủ.

 

Không khí lắng động. Bên ngoài ngôi tháp Niết Bàn, vẫn còn mấy cây Sa La đứng thẳng, yên tỉnh lạ thường. Có phải chăng vì thế mà tôi nhớ lại khung cảnh vào lúc nửa đêm 2532 năm về trước, như trong kinh Di Giáo đã nói, Đức Phật nằm dưới gốc cây Sa La để dặn dò các đệ tử những lời dạy sau cùng trong khi A Nan đi tìm một nơi khuất để khóc than thảm thiết.

 

Tôi không đọc được nữa. Tôi không dám nhìn lên. 25 thế kỷ qua, cảnh ấy vẫn còn đây…

 

Thực ra, bây giờ, bên cạnh tượng Phật nằm dài trong tư thế tịch tỉnh Niết Bàn không có A Nan và A Nâu Lâu Đà bên cạnh để săn sóc mà là hai anh em đồ đệ của Ấn Độ Giáo chỉ biết đon đả tiếp du khách để bán ảnh kiếm tiền. Và trên đường đi đến Câu Thi Na, không còn thấy gia đình ông thợ rèn Thuần Đà cung kính thỉnh Phật cúng dường bữa cơm cuối cùng. Không còn ông Tu Bạt Đà La, hơn 100 tuổi, vẫn mong đợi gặp Phật để nghe lời pháp sau rốt.

 

Mà tất cả là dân ngoại đạo, Ấn Độ Giáo, chỉ biết lợi dụng, khai thác những gì của Phật Giáo để lại, để kiếm sống trong cái xã hội nghèo đói đầy giai cấp bất công như 2500 năm trước.

 

Nhưng trong công viên Câu Thi Na này, mấy cây Sa La vẫn còn đó, đứng thẳng, yên lặng như những chứng nhân lịch sử. Không khí Niết Bàn tịch tỉnh như vẫn còn phảng phất đâu đây, nhất là trên pho tượng, trên nét mặt của Ngài. Lời dạy cuối cùng như còn văng vẳng bên tai, những đệ tử quỳ chung quanh: “Này các tỳ kheo, nay ta khuyên các ngươi….”.

 

Tôi không đọc nữa. Lời nói không đủ khả năng diễn tả và trấn áp. Chỉ còn lại sự yên lặng và yên lặng mới có thể nhìn xuyên qua bao nhiêu cuộc đổi thay, thăng trầm, phế hưng của lịch sử…

 

Hôm nay, nhân đọc bản thảo tập hồi ký chuyến hành hương ngắn ngủi hai tuần trên đất Ấn của Thượng Tọa Thích Như Điển, tôi xin ghi lại cảm xúc trên đây như một lưu niệm của chuyến đi và đồng thời cũng để gián tiếp giới thiệu tập hồi ký đến với tất cả bà con độc giả xa gần.

 

Paris, tháng Giêng 1989

Tọa chủ Chùa Khánh Anh

   Thích Minh Tâm

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 Sau 2 tuần chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ, phái đoàn chúng tôi đã về lại Âu Châu và Canada vào ngày 21 tháng 12 năm 1988. Có nhiều vị Phật Tử trong đoàn hành hương mong mỏi chúng tôi tiếp tục viết về “Đường Không Biên Giới” để tường thuật về chuyến đi này cho Phật Tử khắp năm châu có thể đọc được trên Viên Giác phát hành trong những năm tới. Tôi có trả lời rằng: “Nếu viết về chuyến đi này mà đăng trên Viên Giác 2 tháng một lần, có lẽ đến hai năm mới hết chuyện. Tôi sẽ viết thành một quyển sách cho quý vị đọc, mà chưa biết lấy tên tựa là gì. Vì “Đường về xứ Phật” Thượng Tọa Minh Châu và Hòa Thượng Huyền Vi đã viết rồi. Còn “Đường không biên giới” có lẽ không tiếp tục nữa”. Có một Phật Tử vừa pha trò vừa đề nghị với tôi rằng: “Thôi kỳ này Thầy viết về ‘Đường đi không dép’ đi”. Cả đoàn người hành hương phá lên cười nức nở. Vì có lần đoàn hành hương phải đi bộ qua sông Ni Liên Thiền, nơi Đức Phật tắm gội trước khi lên ngồi tỉnh tọa dưới gốc cây Bồ Đề suốt 49 ngày đêm để đạt được quả vị giác ngộ, chúng tôi tất cả phải bỏ giày, dép mới lội qua sông được. Vì thế có người lại đề nghị tựa đề như trên. Nghe cũng hữu lý nhưng có lẽ chưa được hay lắm. Do đó tôi chọn một vài tựa đề khác như sau: “2 tuần chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ”; nhưng tựa đề này có vẻ hơi dài. Hay là nên chọn đề tài “Tiếng vọng sông Hằng”, nghe cũng tạm ổn. Nhưng sông Hằng không tượng trưng đầy đủ về những đặc thù của Phật Giáo. Cuối cùng tôi đã chọn được đề tài tạm ưng ý nhất. Đó là “Lòng từ Đức Phật”.

 

“Lòng từ Đức Phật” là một câu chuyện kể lại từng chặng đường của phái đoàn hành hương của chúng tôi đã trải qua suốt hơn 2 tuần lễ nơi các Thánh Tích quan trọng của Phật Giáo tại Ấn Độ. Sách này viết theo loại ký sự, vì thế sẽ được viết theo diễn tiến từng ngày, từng nơi và từng việc xảy ra trong chuyến hành hương này. Có thể nhiều đoạn lặp lại nhiều lần, vì có nhiều sự việc xảy ra trong nhiều lúc khác nhau trong cùng một sự kiện. Mong rằng quý độc giả sẽ thông cảm bỏ qua những điểm này.

 

Năm nay tôi không định viết thêm tác phẩm nào nữa. Nhưng sau chuyến hành hương này, qua sự đề nghị cũng như khuyến khích của các vị Phật Tử chung đoàn và chính tự bản thân cũng cảm thấy cần phải viết để giới thiệu đến quý độc giả xa gần. Vì thế tác phẩm này đã được ra đời.

 

Sách này bắt đầu viết ngày 23 tháng 12 năm 1988 và chấm dứt sau đúng 1 tuần lễ miệt mài với giấy mực và cây viết.

 

Nếu chẳng may trong tác phẩm này có những điểm không được chính xác. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho. Cũng như kính xin quý độc giả bổ túc cho những thiếu sót nếu có.

 

Nguyện đem những lợi ích này, hồi hướng đến nhân thiên và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, nhân sinh an lạc.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tác giả cẩn chí

Thích Như Điển


pdf-iconLòng Từ Đức Phật_HT Thích Như Điển


facebook-1


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2014(Xem: 6644)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
06/06/2014(Xem: 11421)
Ai cũng biết, Ấn Độ là một nước có một nền văn minh rất lâu đời. Hơn thế nữa, nơi đó còn sản sanh ra các triết gia, các đạo gia và có rất nhiều tôn giáo và thần linh. Có thể nói Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca. Tôn giáo nổi tiếng và thạnh hành nhứt trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, phải nói đó là Bà La Môn Giáo, mà hiện nay gọi là Ấn Độ giáo. Đồng thời, Ấn Độ còn có nhiều danh lam thắng cảnh với ngọn núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ cao nhất thế giới. Đất đai rộng rãi là một bán đảo lớn có trên 5 triệu cây số vuông và với một dân số hơn cả tỷ người. Dân số được xếp loại đứng hàng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc. Có thể nói, vị thế Ấn Độ giống như hình tam giác mênh mông, đáy ở phía Bắc, tức dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ; đỉnh thì ở phía Nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu. Phía Tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần với Ấn Độ.
10/05/2014(Xem: 14022)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
03/05/2014(Xem: 11327)
Tứ Đại Danh Sơn theo truyền thuyết, là những nơi có các vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng, hiện thân tu hành để hóa độ chúng sanh. Đó còn là những nơi thắng cảnh nổi tiếng tuyệt vời vượt thời gian qua nhiều phương diện của Phật giáo Trung Quốc từ xưa tới nay. Vì thế, mà hằng năm có nhiều đoàn du lịch đến những nơi nầy để tham quan chiêm bái. Xưa nay, đã có biết bao tác phẩm xưng tán ca ngợi hết lời nhiều điều mầu nhiệm thiêng liêng ở những nơi thắng tích nầy. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm chuyên tải mỗi cách nhìn khác nhau. Có những tác phẩm chuyên sâu trong lãnh vực khảo cứu nặng phần triết lý, hay lịch sử. Có những tác phẩm chỉ diễn tả những phong cảnh núi non hay chuyên sâu trong lãnh vực phong hóa, mỹ thuật. Dù nhìn từ góc độ nào tự nó cũng đã mang lại cho nhơn sinh nhiều điều tìm hiểu, học hỏi thú vị.
22/03/2014(Xem: 8857)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
17/03/2014(Xem: 6286)
Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều tỉnh ở Canada có 80 người do Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont, California làm Trưởng Đoàn. Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có 74 người do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ làm Trưởng Đoàn. 154 thành viên của đoàn từ nhiều nơi đã tập trung tại New Delhi, đáp chuyến bay đi Patna, Bihar (Ấn Độ), mở đầu chuyến hành hương tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali). Đoàn đã đến viếng hơn 100 địa điểm, trong đó các địa điểm tham quan chính tại 3 quốc gia là:
09/03/2014(Xem: 7436)
Key Gompa là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm trên đỉnh một đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở độ cao 4.166m so với mực nước biển, gần sông Spiti, trong thung lũng Spiti của tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.Amusing Planet
07/03/2014(Xem: 8308)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
09/02/2014(Xem: 5098)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
08/02/2014(Xem: 5186)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567