Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Hai Chữ Hành Hương

01/04/201919:37(Xem: 3433)
Ý Nghĩa Hai Chữ Hành Hương

Ý NGHĨA HAI CHỮ
HÀNH HƯƠNG 

 

Nghĩ cũng lạ ...

Từ  năm 2000, tôi đã có dịp đi du lịch khắp nơi trên thế giới do hoàn cảnh đã được thuận tiện về sinh kế lẫn con cái nhưng chưa có ý niệm gì về hành hương theo tôn giáo . Mãi đến 2003 khi về đến Phú Quốc và được viếng thăm ngôi chùa Hùng Long Tự địa điểm  du lịch tham quan thì một ý tưởng thẩm sâu tiềm tàng trong tôi đã phát khởi " Tại sao mình không đến thăm những nơi mà Đức Phật  đã được sinh , rồi xuất gia khổ hạnh và chuyển pháp luân hay nhập Đại Niết Bàn mà lại đi thăm thắng cảnh làm gì , nơi nào cũng bao nhiêu đó sông hồ núi non suối thác cũng  không khác gì nhau lắm "  Sỡ dĩ tôi có ý nghĩ đó vì đã từng tham khảo trên báo địa phương của một du lịch gia người Úc trải nghiệm rằng " Nếu Anh dành được một năm nhàn du thưởng lãm được các cảnh  quan của  bảy tiểu bang trên đất Úc là Anh có thể thấy được tất cả cảnh đẹp trên thế giới " và tôi tự tin là mình sẽ có ngày viếng được ...mà không ngờ rằng sau này ......Lực bất tòng Tâm 

Và mãi đến năm 2008 tôi được dịp tham dự các chuyến hành hương đến những địa điểm tâm linh  thế mà chưa bao giờ đầu óc tôi lại có một ý tưởng " từ đâu đã phát sinh ra hai chữ hành hương " 



Mien Dien 2019 (8)Mien Dien 2019 (18)Mien Dien 2019 (28)Mien Dien 2019 (38)Mien Dien 2019 (48)

Vì sao? Có lẽ hành hương đôi khi được  đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng. Và đôi khi lại xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội giữa ý nghĩa cho rằng hành hương có thể biến thành tệ sùng bái vái lạy cầu nguyện ...đủ thứ  dễ biến thành mê tín dị đoan và việc thừa nhận rằng đây là một nhu cầu luôn luôn có của tín đồ ( một tính chất thuần khiết của hai chữ hành hương chăng? ) 

Tuần  qua không  hiểu cơ duyên nào đã tạo cho tôi có cơ hội đọc lại được ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN .....lần thứ  hai ....sau nhiều năm để trên kệ sách dù bụi đóng mà chẳng hề xem qua, tôi chợt cảm thấy quá tội lỗi khi mới tháng trước đây vừa hành hương tu học ở Miến Điện 12 ngày mà chẳng  bao giờ biết tri ân những người hướng dẫn và tổ chức như TT Thích Phước Tấn, TT Thích Nguyên Tạng, hơn thế nữa gần đây nhất TT Thích Tâm Thành ...

Theo Đại thừa khởi tín luận của Ngài Mã Minh thì chúng sanh có nhiều loại từ ít căn lành đến căn lành thuần thục nên Bồ Tát dùng nhiều phương tiện để giáo hoá với mục  đích là làm sao cho họ giữ vững được tín tâm để vui vẻ hành Đạo vào  thời  đại mạt pháp này gọi là pháp nhược ma cường nên  phải dùng phương tiện hành hương, viếng cảnh Phật tích thiêng liêng hoặc  đến một nơi để hoài niệm lại những ân đức mà Đấng Thế Tôn ( Người đã thị hiện để chỉ ra một con đường giải thoát an vui cho cuộc sống hiện tại  trong đời này của chúng sinh ) hầu tạo cho những kẻ mê muội phàm phu  lánh xa được đường tà mê và dần dần diệt trừ nghiệp chướng . 

Đọc xong phần mở đầu của Luận sách trên, tôi chợt nhớ đã xem qua vài trang mạng tôn giáo và họ đã cho rằng : 

  • Theo  tôn giáo tín ngưỡng, hành hương như vậy là nhằm tạo ra mối liên hệ giữa phàm tục và thế giới linh thiêng, giữa cá nhân hành giả với cộng đồng đồng đạo cùng đi, giữa con người hành hương bằng xương bằng thịt với con người thứ hai của mình - con người được tái sinh qua chuyến đi này đã được thanh tẩy bụi trần và được sự đảm bảo của đấng bảo hộ nhờ vào sự thuần thành của mình

       Mặt khác, các cuộc hành hương đều dẫn đến một di tích thiêng liêng và cổ kính, địa điểm hành hương đôi  khi nó phải  ở một vị trí xa xôi và càng cách trở, gập ghềnh càng hay, để chuyến đi bao hàm được ý nghĩa của một sự chuyển dịch của các hành giả, từ nơi mình sống và hoạt động sang một chiều khác không phải chiều ngang và không phải là mặt đất -mà là cái không gian của tâm linh mà trong  giây phút đó  họ bứt ra khỏi những ràng buộc của cuộc sống đời thường để hòa nhập vào cái thiêng và cùng nhau hướng vào một điểm chung duy nhất của cộng đồng đồng đạo.

Thật ra theo thiển ý của tôi trong  lịch sử, Phật giáo chưa hẳn là tôn giáo đã khởi phát hoạt động hành hương, nhưng các tín đồ và tăng lữ của tôn giáo này đã thực hiện những cuộc hành hương vĩ đại nổi tiếng trong lịch sử châu Á. Các Ngài ...Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển, Trần Huyền Trang....đã  hình thành vô vàn những địa điểm hành hương của từng quốc gia và nhiều địa điểm hành hương liên Á như Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, và Tứ Đại Danh Sơn hay Indonesia với Borobudur 

Thêm vào đó nghệ thuật tạo hình, Bảo tháp, Phật tượng đã trở thành một bộ phận quan yếu của mỹ thuật châu Á về cả số lượng lẫn chất lượng  và càng ngày càng phát triển  theo đó ý nghĩa nối kết sự thiêng liêng, cao cả với cái giá trị mà lịch sử - văn hóa đã kết tụ lại. 

Và vì vậy mà mô  hình ấy ngày càng phát triển hơn nữa và hành hương góp phần hoàn thiện con người, hiểu theo nghĩa là sau cuộc hành hương, người hành giả được tái tạo mới nhờ cuộc du hành đầy tác dụng giáo dục và được thăng tiến nhờ sự bồi bổ tri thức. 

Phải chăng  mỗi khi lên đường hành hương, chúng ta có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng và tìm được nguồn sức sống khi trở về cuộc sống thường ngày ấy sau và mỗi  cuộc hành hương là thời gian để hồi tưởng và suy gẫm: những ý tưởng mới được xác lập để định hướng cho những hành động và lối sống trong quãng đời còn lại của chính mình

Ngày nay đã đổi mới, Phật  tử đi hành hương để tìm sự bình an và sức mạnh xuất phát từ các nơi Đức Phật thị hiện trên cõi đời  rồi xuất gia rồi chuyển pháp luân và thị hiện nhập Đại Niết Bàn . Ngày nay cũng không còn ai  đi hành hương để “cầu nguyện bằng đôi chân”, mà họ còn có thêm kinh nghiệm bằng các giác quan rằng cả cuộc đời mình là một cuộc hành trình dài tiến về một đích đến ...

Nhiều người sống cô đơn lẻ loi, họ muốn ra khỏi cảnh tẻ nhạt đều đều hằng ngày, muốn được thoát thân khỏi những cái thừa thãi để nhẹ nhõm đi đến với miền đất tâm linh . Như vậy dịp hành hương cũng là cơ hội giúp chúng ta, trong thinh lặng và cầu nguyện, tra vấn ý nghĩa của cuộc đời, để hiểu rằng thân phận con người là lữ thứ  : 

“Ở trên đời, con là thân lữ khách” , 

Tôi lại đọc ở đâu đó " Đạo Phật là Đạo của Sự Thật " và danh ngôn thường nói "Không gì hơn là Sự  Thật " ( Nothing is worthier than the truth ) hay Rien n'est plus beau que la vrai ...thì việc cho các Phật tử viếng thăm lại các di tích thánh địa mà hầu hết trong các kinh có nhắc đến quả thật là lợi ích ...

Lấy thí dụ bản thân tôi từ khi có bức ảnh tôi thệ nguyện phát tâm bồ đề trước chân núi Linh Thứu được phóng đại và được trưng bày nơi thư viện kinh sách của tôi đã làm tôi hằng ngày liên tưởng đến pháp hội Pháp Hoa và tinh tấn kể từ đó ...

Kính mong gửi đến các bạn hữu những gì tôi tham khảo và suy tư và cũng kính mong các bạn cũng như tôi đừng để ngày nào đó phải chống gậy và chỉ đứng dưới chân núi  nhìn ngắm các bạn đồng đạo đến tận những nơi như Nga Mi Sơn, Ngũ Đài Sơn mà than tiếc chưa hưởng được không gian tâm linh của Đức Phổ Hiền và Ngài Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát . 

Là Phật tử được hành hương ....điều trân quý, 

Cần hiểu thêm ý nghĩa....sẽ tri ân .

Dìu dắt tâm linh hướng dẫn ...Tăng thân 

Giúp giữ vững ....niềm tin vào Tam Bảo 

Melbourne 1/4/2019 

Huệ Hương

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2015(Xem: 3487)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 9805)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 9459)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8190)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 5749)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 5645)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5074)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
26/09/2014(Xem: 6853)
20/3/2015: Khởi hành từ Đức/Mỹ/Úc. Đáp máy bay đi Osaka, Kansai International Airport.. 21/3/2015: Đến Osaka và xe đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Khởi hành đi Hiroshima, nơi xưa kia bị Hoa Kỳ dội bom nguyên tử. Viếng thăm chùa và ngài Địa Tạng không đầu ở vùng Fuchu và cầu nguyện. Trở về lại Hiroshima và nghỉ lại khách sạn. 22/3/2015: Khởi hành đi Hyogo. Nghỉ lại khách sạn. Chiêm bái Vương đường Phật giáo. Một tự viện hiện đại với những công trình kỷ lục: Chánh điện trang nghiêm trang trí 10.450 hoa văn gỗ chạm khắc và 320.000 hoa văn
20/07/2014(Xem: 7427)
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".
27/06/2014(Xem: 6572)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567