Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Day 4 - Lâu Đài Himeji

05/04/201822:39(Xem: 7479)
Day 4 - Lâu Đài Himeji

Ngày 04 (05/04/2018) Kozima – Osaka : Đoàn viếng thăm lâu đài Lu-Chi (Himeji Castle), lâu đài đẹp nhất nước Nhật và cũng là một di sản thế giới. Lâu đài Himeji là một tòa thành cổ của Nhật Bản nằm trong trung tâm thành phố Himeji tỉnh Hyogo, cách thủ đô Tokyo 650km về phía Tây. Himeji còn có cái tên là “White Heron” (Diệc Trắng) bởi người Nhật cho rằng, hình tượng con diệc trắng – một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Ba tòa thành quý của quốc gia (tam đại quốc bảo thành) của Nhật Bản. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.

 

Lâu đài Himeji bắt đầu được xây dựng từ năm 1333 theo lệnh của lãnh chúa Norimura Akamatsu vùng Harima. Ban đầu nó chỉ là một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346, con trai Norimura là Sadanori, cho làm thêm các khu nhà ở và công trình phụ khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này.

 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính đã được xây vào giữa thế kỷ XVI, khi Shigetaka Kuroda và con trai – Mototaka Kuroda nắm quyền trong vùng. Khi Kanbei Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã tới lâu đài này để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda – con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã tới lâu đài này để điều hành.

Lâu đài Hạc trắng tuyệt vời mà mọi người ngắm nhìn ngày nay đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618. Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, gia tộc Sakakibara. Cuối cùng Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc phủ) đã chấm dứt.

Năm 1931, Lâu đài Himeji đã được UNESCO công nhận là Di sản Quốc gia, là một trong bốn lâu đài tại Nhật Bản được nhận vinh dự này. Các công trình trở thành Di sản Quốc gia và được bảo tồn gồm ngôi tháp chính, các tháp khác nhỏ hơn và các hành lang liên kết cùng 27 “yagura” (kho tên đạn, lương thực), 15 cổng và 100 mét tường. Một phần của con kênh giữa và toàn bộ con kênh trong cũng được giữ lại y nguyên như trong thời kỳ trung cổ.

Chiêm ngưỡng đường nét kiến trúc tuyệt đẹp của lâu đài Hạc Trắng Himeji

Lâu đài Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Lâu đài này nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn sở hữu mạng lưới 83 tòa nhà với các hệ thống phòng thủ kiên cố từ thời phong kiến, phức tạp giống như một mê cung.

Lâu đài được xây bằng gỗ (tổng cộng khoảng 36 tấn) và được phủ thạch cao trắng bên ngoài để chống thấm và chống cháy. Sở dĩ có tên gọi Hạc trắng vì bề ngoài của lâu đài với những donjon và tháp canh phủ thạch cao trắng làm ta liên tưởng tới hình ảnh nên thơ của một con hạc trắng đang cất cánh bay lên.  Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà con là một công trình quân sự độc đáo. Lâu đài Himeji được truyền tụng là một công trình đẹp dưới mọi góc nhìn.

 

Cả lâu đài có 6 tầng lầu được dựng bằng những chiếc cột gỗ có đường kính lớn, chống thẳng chịu lực. Có những cột gỗ to được xác định có niên đại 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ.Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác, tạo nên những góc hiểm giúp công việc phòng thủ thêm lợi hại. Điểm độc đáo của lâu đài là có những dãy hành lang dài hun hút, quanh co. Lâu đài có rất ít cửa sổ được mở, đó là những cửa sổ hẹp hình chữ nhật vì trước hết đây là một pháo đài phòng thủ.

 

Một trong những nét nổi bật về dáng vẻ bên ngoài của tòa lâu đài Himeji là màu bạc của mái ngói kết hợp hài hòa với màu trắng của vách tường. Có 56 loại ngói được sử dụng trong việc tô điểm cho lâu đài này. Các miếng ngói nhỏ hình tam giác ở rìa của phần mái là một trong những nét độc đáo trong việc thiết kế lâu đài. Chúng giúp nước mưa chảy hết xuống một con rãnh phía dưới và dẫn vào một bộ lọc nước phục vụ nước uống và nước sinh hoạt cho những người sống trong lâu đài.

 

Đặc biệt, nếu có dịp đến đây vào mùa xuân thì các du khách sẽ phải ngất ngây trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của hoa anh đào, hoa mận xung quanh vườn Nishinomaru xinh đẹp của lâu đài Hạc Trắng. Quả thật đây là một không gian rất tuyệt khi chiêm ngưỡng tòa thành Himeji tráng lệ với sắc hồng trắng quyến rũ ngập tràn, những cánh hoa nhẹ nhàng lướt nhẹ trong làn gió xuân như khiến cho lòng người thêm xao xuyến, lưu luyến mãi chẳng muốn rời đi.

 

Đoàn ăn trưa và sau đó viếng thăm cầu dây Akashi. Cầu Akashi-Kaikyō (明石海峡大橋 Akashi Kaikyō Ō-hashi?, Minh Thạch - Hải Hiệp đại kiều), còn còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, là một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi; nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1991m. Tổng chiều dài cầu là 3911m.

 

Trước khi cầu Akashi-Kaikyo được xây dựng, hành khách phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi. Tuyến đường giao thông thuỷ này thực sự nguy hiểm vì thường xuyên có những cơn bão. Năm 1955, hai chiếc phà đã bị chìm ở eo biển này trong một cơn bão, cướp đi sinh mạng của 168 đứa trẻ. Sự việc này đã thuyết phục chính phủ Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua eo biển này. Ban đầu người ta có kế hoạch xây dựng một cây cầu có cả đường sắt, nhưng khi dự án bắt đầu vào tháng 4 năm 1986 nó đã bị hạn chế xuống chỉ dành cho đường bộ với sáu làn xe. Trên thực tế, công việc xây dựng đã không được tiến hành cho đến tháng 5 năm 1988 và vào ngày 5 tháng 4 năm 1998 cây cầu đã được khánh thành. Eo biển Akashi là một tuyến đường thuỷ quốc tế nên cần phải có bề rộng thông thuyền là 1500m.

Cầu có tất cả ba nhịp. Nhịp chính dài 1991 mét, hai nhịp biên dài 960 mét. Tổng chiều dài cầu là 3911 m. Ban đầu nhịp chính của nó là 1990 m, tuy nhiên nó đã bị kéo dài ra thêm một mét trong trận động đất ở Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước. Cây cầu này cũng được thiết kế làm việc như hệ thống cân bằng dạng con lắc để điều chỉnh các dao động thường xuyên chống lại các lực tác dụng lên nó. Hai tháp chính cầu cao 298m so với mực nước biển.

 

Tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ Yên (≈5 tỷ Đôla Mỹ). Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu. Tuy nhiên, lệ phí qua cầu là quá cao (2300 Yen hay 20 Đôla Mỹ). Trớ trêu thay tại thời điểm đó có rất ít tài xế sử dụng cây cầu đắt đỏ này, thay vì đó họ sử dụng nhũng chiếc phà chậm hơn và rẻ hơn.

Hai công viên cũng được xây dựng gần cây cầu để dành cho du khách, một ở Maiko (có cả một bảo tàng nhỏ) và một ở Asagiri. Người ta có thể tới đó bằng đường xe lửa dọc bờ biển.

 

Buổi chiều đoàn đi mua sắm ở Osaka. Ăn tối và nghỉ đêm ở khách sạn Plaza Kobe, ngày mai đoàn sẽ viếng thăm Thanh Thủy Tự và Kim Cát Tự.



Day 3 lau dai Himeji (1)Day 3 lau dai Himeji (2)Day 3 lau dai Himeji (3)Day 3 lau dai Himeji (4)Day 3 lau dai Himeji (5)Day 3 lau dai Himeji (6)Day 3 lau dai Himeji (7)Day 3 lau dai Himeji (8)Day 3 lau dai Himeji (9)Day 3 lau dai Himeji (10)Day 3 lau dai Himeji (11)Day 3 lau dai Himeji (12)Day 3 lau dai Himeji (13)Day 3 lau dai Himeji (14)Day 3 lau dai Himeji (15)Day 3 lau dai Himeji (16)Day 3 lau dai Himeji (17)Day 3 lau dai Himeji (18)Day 3 lau dai Himeji (19)Day 3 lau dai Himeji (20)Day 3 lau dai Himeji (21)Day 3 lau dai Himeji (22)Day 3 lau dai Himeji (23)Day 3 lau dai Himeji (24)Day 3 lau dai Himeji (25)Day 3 lau dai Himeji (26)Day 3 lau dai Himeji (27)Day 3 lau dai Himeji (28)Day 3 lau dai Himeji (29)Day 3 lau dai Himeji (30)Day 3 lau dai Himeji (31)Day 3 lau dai Himeji (32)Day 3 lau dai Himeji (33)Day 3 lau dai Himeji (34)Day 3 lau dai Himeji (35)Day 3 lau dai Himeji (36)Day 3 lau dai Himeji (37)Day 3 lau dai Himeji (38)Day 3 lau dai Himeji (39)Day 3 lau dai Himeji (40)Day 3 lau dai Himeji (41)Day 3 lau dai Himeji (42)Day 3 lau dai Himeji (43)Day 3 lau dai Himeji (44)Day 3 lau dai Himeji (45)Day 3 lau dai Himeji (46)Day 3 lau dai Himeji (47)Day 3 lau dai Himeji (48)Day 3 lau dai Himeji (49)Day 3 lau dai Himeji (50)Day 3 lau dai Himeji (51)Day 3 lau dai Himeji (52)Day 3 lau dai Himeji (53)Day 3 lau dai Himeji (54)Day 3 lau dai Himeji (55)Day 3 lau dai Himeji (56)Day 3 lau dai Himeji (57)Day 3 lau dai Himeji (58)Day 3 lau dai Himeji (59)Day 3 lau dai Himeji (60)Day 3 lau dai Himeji (61)Day 3 lau dai Himeji (62)Day 3 lau dai Himeji (63)Day 3 lau dai Himeji (64)Day 3 lau dai Himeji (65)Day 3 lau dai Himeji (66)Day 3 lau dai Himeji (67)Day 3 lau dai Himeji (68)Day 3 lau dai Himeji (69)Day 3 lau dai Himeji (70)Day 3 lau dai Himeji (71)Day 3 lau dai Himeji (72)Day 3 lau dai Himeji (73)Day 3 lau dai Himeji (74)Day 3 lau dai Himeji (75)Day 3 lau dai Himeji (76)Day 3 lau dai Himeji (77)Day 3 lau dai Himeji (78)Day 3 lau dai Himeji (79)Day 3 lau dai Himeji (80)Day 3 lau dai Himeji (81)Day 3 lau dai Himeji (82)Day 3 lau dai Himeji (83)Day 3 lau dai Himeji (84)Day 3 lau dai Himeji (85)Day 3 lau dai Himeji (86)Day 3 lau dai Himeji (87)Day 3 lau dai Himeji (88)Day 3 lau dai Himeji (89)Day 3 lau dai Himeji (90)Day 3 lau dai Himeji (91)Day 3 lau dai Himeji (92)Day 3 lau dai Himeji (93)Day 3 lau dai Himeji (94)Day 3 lau dai Himeji (95)Day 3 lau dai Himeji (96)Day 3 lau dai Himeji (97)Day 3 lau dai Himeji (98)Day 3 lau dai Himeji (99)Day 3 lau dai Himeji (100)Day 3 lau dai Himeji (101)Day 3 lau dai Himeji (102)Day 3 lau dai Himeji (103)Day 3 lau dai Himeji (104)Day 3 lau dai Himeji (105)Day 3 lau dai Himeji (106)Day 3 lau dai Himeji (107)Day 3 lau dai Himeji (108)Day 3 lau dai Himeji (109)Day 3 lau dai Himeji (110)Day 3 lau dai Himeji (111)Day 3 lau dai Himeji (112)Day 3 lau dai Himeji (113)Day 3 lau dai Himeji (114)Day 3 lau dai Himeji (115)Day 3 lau dai Himeji (116)Day 3 lau dai Himeji (117)Day 3 lau dai Himeji (118)Day 3 lau dai Himeji (119)Day 3 lau dai Himeji (120)Day 3 lau dai Himeji (121)Day 3 lau dai Himeji (122)Day 3 lau dai Himeji (123)Day 3 lau dai Himeji (124)Day 3 lau dai Himeji (125)Day 3 lau dai Himeji (126)Day 3 lau dai Himeji (127)Day 3 lau dai Himeji (128)Day 3 lau dai Himeji (129)Day 3 lau dai Himeji (130)Day 3 lau dai Himeji (131)Day 3 lau dai Himeji (132)Day 3 lau dai Himeji (133)Day 3 lau dai Himeji (134)Day 3 lau dai Himeji (135)Day 3 lau dai Himeji (136)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2015(Xem: 5761)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
18/05/2015(Xem: 3901)
Đã bước qua Cổng Chính và đã thấy “vườn địa đàng trên trái đất” mà vua Shah Jahal thực hiện khi xây ngôi mộ cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, mời bạn tiếp tục hành trình thăm viếng. Một hồ nước nhân tạo hàng trăm mét chạy dài từ cổng tới lăng, hai bên hồ là những bãi cỏ với hàng cây trắc bá thẳng tắp. Mời bạn đi trên con đường lót gạch ở hai bên hàng cây dành cho người đi bộ, ngắm vườn cỏ trải dài tới các bờ tường thành và chiếm hơn một phần tư diện tích của khu phức hợp Taj Mahal, nơi đây những cây cảnh được cắt tỉa xen lẫn cây có tàn lá rộng trong đó có những cây phượng đang trổ hoa đỏ giữa mùa hè. Cảnh vật trong vườn là một sự hài hòa cân xứng với hồ nhân tạo nằm ở giữa.
16/05/2015(Xem: 3609)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 9987)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 9643)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8280)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 5877)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 5722)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5171)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
26/09/2014(Xem: 6958)
20/3/2015: Khởi hành từ Đức/Mỹ/Úc. Đáp máy bay đi Osaka, Kansai International Airport.. 21/3/2015: Đến Osaka và xe đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Khởi hành đi Hiroshima, nơi xưa kia bị Hoa Kỳ dội bom nguyên tử. Viếng thăm chùa và ngài Địa Tạng không đầu ở vùng Fuchu và cầu nguyện. Trở về lại Hiroshima và nghỉ lại khách sạn. 22/3/2015: Khởi hành đi Hyogo. Nghỉ lại khách sạn. Chiêm bái Vương đường Phật giáo. Một tự viện hiện đại với những công trình kỷ lục: Chánh điện trang nghiêm trang trí 10.450 hoa văn gỗ chạm khắc và 320.000 hoa văn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567