Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Day 4 - Lâu Đài Himeji

05/04/201822:39(Xem: 7440)
Day 4 - Lâu Đài Himeji

Ngày 04 (05/04/2018) Kozima – Osaka : Đoàn viếng thăm lâu đài Lu-Chi (Himeji Castle), lâu đài đẹp nhất nước Nhật và cũng là một di sản thế giới. Lâu đài Himeji là một tòa thành cổ của Nhật Bản nằm trong trung tâm thành phố Himeji tỉnh Hyogo, cách thủ đô Tokyo 650km về phía Tây. Himeji còn có cái tên là “White Heron” (Diệc Trắng) bởi người Nhật cho rằng, hình tượng con diệc trắng – một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Ba tòa thành quý của quốc gia (tam đại quốc bảo thành) của Nhật Bản. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.

 

Lâu đài Himeji bắt đầu được xây dựng từ năm 1333 theo lệnh của lãnh chúa Norimura Akamatsu vùng Harima. Ban đầu nó chỉ là một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346, con trai Norimura là Sadanori, cho làm thêm các khu nhà ở và công trình phụ khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này.

 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính đã được xây vào giữa thế kỷ XVI, khi Shigetaka Kuroda và con trai – Mototaka Kuroda nắm quyền trong vùng. Khi Kanbei Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã tới lâu đài này để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda – con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã tới lâu đài này để điều hành.

Lâu đài Hạc trắng tuyệt vời mà mọi người ngắm nhìn ngày nay đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618. Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, gia tộc Sakakibara. Cuối cùng Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc phủ) đã chấm dứt.

Năm 1931, Lâu đài Himeji đã được UNESCO công nhận là Di sản Quốc gia, là một trong bốn lâu đài tại Nhật Bản được nhận vinh dự này. Các công trình trở thành Di sản Quốc gia và được bảo tồn gồm ngôi tháp chính, các tháp khác nhỏ hơn và các hành lang liên kết cùng 27 “yagura” (kho tên đạn, lương thực), 15 cổng và 100 mét tường. Một phần của con kênh giữa và toàn bộ con kênh trong cũng được giữ lại y nguyên như trong thời kỳ trung cổ.

Chiêm ngưỡng đường nét kiến trúc tuyệt đẹp của lâu đài Hạc Trắng Himeji

Lâu đài Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Lâu đài này nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn sở hữu mạng lưới 83 tòa nhà với các hệ thống phòng thủ kiên cố từ thời phong kiến, phức tạp giống như một mê cung.

Lâu đài được xây bằng gỗ (tổng cộng khoảng 36 tấn) và được phủ thạch cao trắng bên ngoài để chống thấm và chống cháy. Sở dĩ có tên gọi Hạc trắng vì bề ngoài của lâu đài với những donjon và tháp canh phủ thạch cao trắng làm ta liên tưởng tới hình ảnh nên thơ của một con hạc trắng đang cất cánh bay lên.  Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà con là một công trình quân sự độc đáo. Lâu đài Himeji được truyền tụng là một công trình đẹp dưới mọi góc nhìn.

 

Cả lâu đài có 6 tầng lầu được dựng bằng những chiếc cột gỗ có đường kính lớn, chống thẳng chịu lực. Có những cột gỗ to được xác định có niên đại 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ.Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác, tạo nên những góc hiểm giúp công việc phòng thủ thêm lợi hại. Điểm độc đáo của lâu đài là có những dãy hành lang dài hun hút, quanh co. Lâu đài có rất ít cửa sổ được mở, đó là những cửa sổ hẹp hình chữ nhật vì trước hết đây là một pháo đài phòng thủ.

 

Một trong những nét nổi bật về dáng vẻ bên ngoài của tòa lâu đài Himeji là màu bạc của mái ngói kết hợp hài hòa với màu trắng của vách tường. Có 56 loại ngói được sử dụng trong việc tô điểm cho lâu đài này. Các miếng ngói nhỏ hình tam giác ở rìa của phần mái là một trong những nét độc đáo trong việc thiết kế lâu đài. Chúng giúp nước mưa chảy hết xuống một con rãnh phía dưới và dẫn vào một bộ lọc nước phục vụ nước uống và nước sinh hoạt cho những người sống trong lâu đài.

 

Đặc biệt, nếu có dịp đến đây vào mùa xuân thì các du khách sẽ phải ngất ngây trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của hoa anh đào, hoa mận xung quanh vườn Nishinomaru xinh đẹp của lâu đài Hạc Trắng. Quả thật đây là một không gian rất tuyệt khi chiêm ngưỡng tòa thành Himeji tráng lệ với sắc hồng trắng quyến rũ ngập tràn, những cánh hoa nhẹ nhàng lướt nhẹ trong làn gió xuân như khiến cho lòng người thêm xao xuyến, lưu luyến mãi chẳng muốn rời đi.

 

Đoàn ăn trưa và sau đó viếng thăm cầu dây Akashi. Cầu Akashi-Kaikyō (明石海峡大橋 Akashi Kaikyō Ō-hashi?, Minh Thạch - Hải Hiệp đại kiều), còn còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, là một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi; nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1991m. Tổng chiều dài cầu là 3911m.

 

Trước khi cầu Akashi-Kaikyo được xây dựng, hành khách phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi. Tuyến đường giao thông thuỷ này thực sự nguy hiểm vì thường xuyên có những cơn bão. Năm 1955, hai chiếc phà đã bị chìm ở eo biển này trong một cơn bão, cướp đi sinh mạng của 168 đứa trẻ. Sự việc này đã thuyết phục chính phủ Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua eo biển này. Ban đầu người ta có kế hoạch xây dựng một cây cầu có cả đường sắt, nhưng khi dự án bắt đầu vào tháng 4 năm 1986 nó đã bị hạn chế xuống chỉ dành cho đường bộ với sáu làn xe. Trên thực tế, công việc xây dựng đã không được tiến hành cho đến tháng 5 năm 1988 và vào ngày 5 tháng 4 năm 1998 cây cầu đã được khánh thành. Eo biển Akashi là một tuyến đường thuỷ quốc tế nên cần phải có bề rộng thông thuyền là 1500m.

Cầu có tất cả ba nhịp. Nhịp chính dài 1991 mét, hai nhịp biên dài 960 mét. Tổng chiều dài cầu là 3911 m. Ban đầu nhịp chính của nó là 1990 m, tuy nhiên nó đã bị kéo dài ra thêm một mét trong trận động đất ở Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước. Cây cầu này cũng được thiết kế làm việc như hệ thống cân bằng dạng con lắc để điều chỉnh các dao động thường xuyên chống lại các lực tác dụng lên nó. Hai tháp chính cầu cao 298m so với mực nước biển.

 

Tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ Yên (≈5 tỷ Đôla Mỹ). Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu. Tuy nhiên, lệ phí qua cầu là quá cao (2300 Yen hay 20 Đôla Mỹ). Trớ trêu thay tại thời điểm đó có rất ít tài xế sử dụng cây cầu đắt đỏ này, thay vì đó họ sử dụng nhũng chiếc phà chậm hơn và rẻ hơn.

Hai công viên cũng được xây dựng gần cây cầu để dành cho du khách, một ở Maiko (có cả một bảo tàng nhỏ) và một ở Asagiri. Người ta có thể tới đó bằng đường xe lửa dọc bờ biển.

 

Buổi chiều đoàn đi mua sắm ở Osaka. Ăn tối và nghỉ đêm ở khách sạn Plaza Kobe, ngày mai đoàn sẽ viếng thăm Thanh Thủy Tự và Kim Cát Tự.



Day 3 lau dai Himeji (1)Day 3 lau dai Himeji (2)Day 3 lau dai Himeji (3)Day 3 lau dai Himeji (4)Day 3 lau dai Himeji (5)Day 3 lau dai Himeji (6)Day 3 lau dai Himeji (7)Day 3 lau dai Himeji (8)Day 3 lau dai Himeji (9)Day 3 lau dai Himeji (10)Day 3 lau dai Himeji (11)Day 3 lau dai Himeji (12)Day 3 lau dai Himeji (13)Day 3 lau dai Himeji (14)Day 3 lau dai Himeji (15)Day 3 lau dai Himeji (16)Day 3 lau dai Himeji (17)Day 3 lau dai Himeji (18)Day 3 lau dai Himeji (19)Day 3 lau dai Himeji (20)Day 3 lau dai Himeji (21)Day 3 lau dai Himeji (22)Day 3 lau dai Himeji (23)Day 3 lau dai Himeji (24)Day 3 lau dai Himeji (25)Day 3 lau dai Himeji (26)Day 3 lau dai Himeji (27)Day 3 lau dai Himeji (28)Day 3 lau dai Himeji (29)Day 3 lau dai Himeji (30)Day 3 lau dai Himeji (31)Day 3 lau dai Himeji (32)Day 3 lau dai Himeji (33)Day 3 lau dai Himeji (34)Day 3 lau dai Himeji (35)Day 3 lau dai Himeji (36)Day 3 lau dai Himeji (37)Day 3 lau dai Himeji (38)Day 3 lau dai Himeji (39)Day 3 lau dai Himeji (40)Day 3 lau dai Himeji (41)Day 3 lau dai Himeji (42)Day 3 lau dai Himeji (43)Day 3 lau dai Himeji (44)Day 3 lau dai Himeji (45)Day 3 lau dai Himeji (46)Day 3 lau dai Himeji (47)Day 3 lau dai Himeji (48)Day 3 lau dai Himeji (49)Day 3 lau dai Himeji (50)Day 3 lau dai Himeji (51)Day 3 lau dai Himeji (52)Day 3 lau dai Himeji (53)Day 3 lau dai Himeji (54)Day 3 lau dai Himeji (55)Day 3 lau dai Himeji (56)Day 3 lau dai Himeji (57)Day 3 lau dai Himeji (58)Day 3 lau dai Himeji (59)Day 3 lau dai Himeji (60)Day 3 lau dai Himeji (61)Day 3 lau dai Himeji (62)Day 3 lau dai Himeji (63)Day 3 lau dai Himeji (64)Day 3 lau dai Himeji (65)Day 3 lau dai Himeji (66)Day 3 lau dai Himeji (67)Day 3 lau dai Himeji (68)Day 3 lau dai Himeji (69)Day 3 lau dai Himeji (70)Day 3 lau dai Himeji (71)Day 3 lau dai Himeji (72)Day 3 lau dai Himeji (73)Day 3 lau dai Himeji (74)Day 3 lau dai Himeji (75)Day 3 lau dai Himeji (76)Day 3 lau dai Himeji (77)Day 3 lau dai Himeji (78)Day 3 lau dai Himeji (79)Day 3 lau dai Himeji (80)Day 3 lau dai Himeji (81)Day 3 lau dai Himeji (82)Day 3 lau dai Himeji (83)Day 3 lau dai Himeji (84)Day 3 lau dai Himeji (85)Day 3 lau dai Himeji (86)Day 3 lau dai Himeji (87)Day 3 lau dai Himeji (88)Day 3 lau dai Himeji (89)Day 3 lau dai Himeji (90)Day 3 lau dai Himeji (91)Day 3 lau dai Himeji (92)Day 3 lau dai Himeji (93)Day 3 lau dai Himeji (94)Day 3 lau dai Himeji (95)Day 3 lau dai Himeji (96)Day 3 lau dai Himeji (97)Day 3 lau dai Himeji (98)Day 3 lau dai Himeji (99)Day 3 lau dai Himeji (100)Day 3 lau dai Himeji (101)Day 3 lau dai Himeji (102)Day 3 lau dai Himeji (103)Day 3 lau dai Himeji (104)Day 3 lau dai Himeji (105)Day 3 lau dai Himeji (106)Day 3 lau dai Himeji (107)Day 3 lau dai Himeji (108)Day 3 lau dai Himeji (109)Day 3 lau dai Himeji (110)Day 3 lau dai Himeji (111)Day 3 lau dai Himeji (112)Day 3 lau dai Himeji (113)Day 3 lau dai Himeji (114)Day 3 lau dai Himeji (115)Day 3 lau dai Himeji (116)Day 3 lau dai Himeji (117)Day 3 lau dai Himeji (118)Day 3 lau dai Himeji (119)Day 3 lau dai Himeji (120)Day 3 lau dai Himeji (121)Day 3 lau dai Himeji (122)Day 3 lau dai Himeji (123)Day 3 lau dai Himeji (124)Day 3 lau dai Himeji (125)Day 3 lau dai Himeji (126)Day 3 lau dai Himeji (127)Day 3 lau dai Himeji (128)Day 3 lau dai Himeji (129)Day 3 lau dai Himeji (130)Day 3 lau dai Himeji (131)Day 3 lau dai Himeji (132)Day 3 lau dai Himeji (133)Day 3 lau dai Himeji (134)Day 3 lau dai Himeji (135)Day 3 lau dai Himeji (136)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2019(Xem: 3536)
Nghĩ cũng lạ ... Từ năm 2000, tôi đã có dịp đi du lịch khắp nơi trên thế giới do hoàn cảnh đã được thuận tiện về sinh kế lẫn con cái nhưng chưa có ý niệm gì về hành hương theo tôn giáo . Mãi đến 2003 khi về đến Phú Quốc và được viếng thăm ngôi chùa Hùng Long Tự địa điểm du lịch tham quan thì một ý tưởng thẩm sâu tiềm tàng trong tôi đã phát khởi " Tại sao mình không đến thăm những nơi mà Đức Phật đã được sinh , rồi xuất gia khổ hạnh và chuyển pháp luân hay nhập Đại Niết Bàn mà lại đi thăm thắng cảnh làm gì , nơi nào cũng bao nhiêu đó sông hồ núi non suối thác cũng không khác gì nhau lắm " Sỡ dĩ tôi có ý nghĩ đó vì đã từng tham khảo trên báo địa phương của một du lịch gia người Úc trải nghiệm rằng " Nếu Anh dành được một năm nhàn du thưởng lãm được các cảnh quan của bảy tiểu bang trên đất Úc là Anh có thể thấy được tất cả cảnh đẹp trên thế giới " và tôi tự tin là mình sẽ có ngày viếng được ...mà không ngờ rằng sau này ......Lực bất tòng Tâm
09/03/2019(Xem: 4615)
Vào Tháng Giêng Năm 2019 (Tây Lịch), Chùa Pháp Bảo ở Sydney có tổ chức một chuyến đi cúng dường và hành hương ở Ấn Độ. Chuyến đi gồm có 41 vị, kể cả Quý Thầy Cô Chùa Pháp Bảo và Chú Tony Thạch, hướng dẫn viên du lịch. Chuyến đi được kết thúc một cách thành công và viên mãn. Sau đây là một vài điểm thú vị về chuyến đi: - Tổng cộng 21 ngày vàđi trên 6 chuyến bay (4 quốc tế và 2 nội địa). - Thăm 3 nước: Ấn Độ, Nepal và Đài Loan. - Cúng dường đến 6,000 chư vị Tăng Ni Tây Tạng ở Nam Ấn và Bồ Đề Đạo Tràng. - Thăm Tứ Động Tâm và hơn 24 Thánh Địa khác nhau ở Ấn Độ, Nepal và Đài Loan.
06/03/2019(Xem: 4613)
Như các bạn đã từng nghiên cứu trên Google và theo các nhà nghiên cứu lịch sử chùa tháp, tu viện và đền đài thì muốn hành hương du lịch Miến Điện bạn phải bỏ ít nhất từ vài tuần đến vài tháng hoặc một năm mới hiểu được cách nào mà người dân Miến Điện đã bỏ công xây đến hàng trăm bảo tháp nguy nga tráng lệ khắp nơi từ Yangon, Bago, Mandalay, Bagan hay nhiều nơi nổi tiếng khác ...
03/03/2019(Xem: 7668)
Ấn Độ Là cái nôi của Phật giáo, là nơi phát sinh và thịnh hành giáo lý giác ngộ, cho nên Ấn Độ thường được người Phật tử xem là “đất Phật”. Với giáo lý vô ngã (anatman), vô thường (anitya), đức Phật cho chúng ta thấy nguyên lý sinh diệt diệt sinh của van vật đều đi theo quá trình sinh-trụ-dị-diệt; rồi qua đó, Ngài chỉ rõ bốn chân lý lớn (Arya-satya - Tứ diệu đế) mà cuộc sống phù du, đau khổ (dukka) của mọi chúng sanh muốn thoát ra vòng luân lưu ấy đều không thể phủ nhận được. Từ nền tảng giáo lý cơ bản ấy đã làm tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ấn Độ sau này. Như thế chắc hẳn rằng, những khách thể cho dòng kiến trúc với một bộ mặt rất Phật giáo phải định hình là điều hiển nhiên.
30/01/2019(Xem: 4884)
14 sân bay tuyệt đẹp trên thế giới Sân bay mới Ashgabat thiết kế giống như một con chim ưng bay lượn. Nó trở thành một biểu tượng mới của đất nước và được ghi vào kỷ lục Guinness với hình ảnh trang trí lớn nhất trên mái tòa nhà của ga hành khách chính của sân bay.
22/11/2018(Xem: 3474)
Những dấu chân trần phiêu bạc, ao ước trở về vùng xứ Ấn, nay là nhân duyên kết tựu, tôi đã tìm về lối xưa, nơi ngày trước từng ẩn náo phương nào, trên vùng đất Xứ Ấn. A..! Tiếng gọi gọn nhẹ, đang ẩn chứa từ từng khoảnh khắc, tôi bước nhẹ tìm về trong tâm ảnh, lắng nghe tiếng gọi thổn thức đi ngang qua giấc mộng hôm nào.
21/11/2018(Xem: 4193)
Đức Phật xuất hiện để phá tan cái tăm tối của vô minh và để chỉ cho nhân gian biết phương pháp giải thoát khỏi khổ đau. Đức Phật là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển lời nói thành hành động. Không lúc nào mà Ngài không trình bầy bất cứ cái yếu đuối của con người hay bất cứ dục vọng căn bản nào. Giới luật của Đức Phật là giới luật toàn hảo nhất mà thế giới từng được biết đến.
24/09/2018(Xem: 3770)
Có một quốc gia châu Âu, phong cảnh đẹp như mơ, giá cả phải chăng. Nhưng khuyên bạn đừng đến đó, bởi vì… Đất nước này nghe qua thấy rất tuyệt vời và thú vị, tuy nhiên chúng tôi lại khuyên bạn ‘đừng tới đó’, bởi nguyên nhân thật sự đằng sau có rất nhiều, rất nhiều… Ở Châu Âu có một quốc gia, là nơi có giá sinh hoạt rất rẻ. Đây là một trong 7 quốc gia trên thế giới thích hợp để nghỉ dưỡng nhất, cũng là một trong những quốc gia có tự do nhân quyền cao nhất trên thế giới. Đây cũng là quốc gia xếp thứ 19 trong bình chọn các quốc gia tốt nhất thế giới: Có 6 trường đại học tốt nhất thế giới, đứng thứ 5 về chỉ số hòa bình toàn cầu. Và còn một điều đáng quan tâm hơn, đây là quốc gia đứng thứ 7 trong các quốc gia được xếp hạng về chỉ số an toàn.
20/09/2018(Xem: 8020)
Ký Sự Hành Hương Sri Lanka & các Thạch động Phật giáo Ajanta, Ellora, Kanheri miền Nam Ấn. Ngày đầu tiên (Sept 3 2018) đoàn Hành hương Theo Dấu Như Lai đã đến chiêm bái và đảnh lễ Cội Bồ Đề thiêng 2300 tuổi tại Sri Lanka Sau khi Phật nhập diệt, Hoàng đế A-dục đã hết lòng bày tỏ tâm cung kính của mình và lòng tôn trọng bảo vệ cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng. Trong thời gian Ngài Mahinda con vua A-dục ở Tích Lan, Ngài đã khuyên vua Devanamapyatissa kiến nghị vua A-dục biếu một nhánh cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng để trồng ở thủ đô Anuradhapura, Tích Lan.
05/06/2018(Xem: 5853)
Hành hương tâm linh Bhutan-Nepal-Ấn Độ TV Minh Quang tổ chức 19-03-2018 đến 04-04-2018
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567