Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất

02/04/201807:08(Xem: 6634)
Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất



Inline image

"Đền Kailasa ở Ellora, Maharashtra, Ấn Độ là một công trình siêu cự thạch được chạm khắc từ một khối đá duy nhất. Nó được coi là một trong những đền thờ hang động ấn tượng nhất ở Ấn Độ, chủ yếu bởi sở hữu kích thước khổng lồ, kiến trúc và đường nét chạm khắc tinh tế. Nói cách khác, đây là một trong rất nhiều địa điểm trên trái đất chứng minh các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu đã trở nên cực kỳ tiên tiến trong rất nhiều lĩnh vực, sở hữu một vốn kiến thức cho phép họ dựng lập – hoặc điêu khắc các cấu trúc hiện vẫn còn đứng vững sau hàng nghìn năm."
 
Choáng ngợp những bức ảnh ngôi đền thờ Ấn Độ được đục khắc từ một ‘khối đá duy nhất’

Image en ligne

blank
Bản thân ngôi chùa được xây dựng từ một khối đá duy nhất (gọi là đá nguyên khối), sâu 50m, rộng 33m và cao 30m, biến nó trở thành một trong những công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất hành tinh, do được chạm khắc ra từ một khối đá đơn lẻ.

blank
blank
blank
Vô số di chỉ cổ đại trên toàn cầu là bằng chứng cho thấy từ hàng ngàn năm về trước, các nền văn hoá cổ đại trải dài từ Mỹ sang châu Á đã sở hữu những kiến thức đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực. Từ hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ đại không chỉ sở hữu những kiến thức thiên văn đáng kinh ngạc, mà còn đạt được độ hoàn mỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
 
Một trong số đó là ngành kỹ thuật và kiến trúc. Đền Kailasa tại hang động Ellora ở Maharashtra (Ấn Độ) đã thu hút các nhà nghiên cứu và du khách trong nhiều thế kỷ. Theo nhiều tác giả, ngôi đền tinh vi phức tạp này cho thấy từ hàng ngàn năm về trước, các nền văn minh cổ đại đã tiến bộ hơn nhiều so với những gì mà các học giả chính thống có thể nhận thức được.
 
Từ hàng ngàn năm về trước, các thợ xây cổ đại đã có thể khai thác các khối đá siêu lớn – một số trong chúng có trọng lượng lên đến trên 50 tấn – rồi vận chuyển chúng đến các vị trí xây dựng khác nhau, trước khi tạo hình chính xác các tảng đá siêu cứng như andesite, và xếp đặt vị trí nhiều khối đá lớn như thể toàn bộ quá trình là một trò chơi ghép hình khổng lồ.

blank
blank
blank
 
Bằng chứng về các kỹ thuật tiên tiến của họ là Đền Kailasa, vốn tượng trưng cho núi Kailash. Theo các chuyên gia, đền Kailasa đứng ở vị trí thứ 16 trong tổng số 34 hang động được đục khắc từ các khối đá xung quanh. Các học giả chính thống cho rằng quần thể hang động cổ đại này được xây dựng đâu đó trong khoảng thế kỷ thứ 5 – 10 SCN, nhưng rất nhiều người khác không đồng tình, họ cho rằng những hang động này cổ xưa hơn rất nhiều.
H.P. Blavatsky và M.K. Dhavalikar chỉ là một trong nhiều tác giả cho rằng chúng ta đang nhìn thấy những tạo vật thực sự cổ xưa. M.K. Dhavalikar, một nhà sử học Ấn Độ nổi tiếng, và nhà khảo cổ – tác giả cuốn sách ‘Ellora’ cho rằng, các điện thờ và đền thờ Kailasa không được khai quật đồng thời mà là kết quả của một quá trình xây dựng trải dài qua nhiều thời kỳ khác nhau .
Nhưng vấn đề chính không nằm ở chỗ những công trình cổ xưa này có niên đại lớn đến đâu. Điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên là độ chính xác và thiết kế đáng kinh ngạc của chúng.
Một điều chắc chắn là bất cứ ai dựng nên những hang động đáng kinh ngạc này từ hàng ngàn năm trước chắc chắn đã có trong tay nhiều hơn những cái búa, cái đục, và cuốc chim thông thường.
Đền Kailasa ở Ellora, Maharashtra, Ấn Độ là một công trình siêu cự thạch được chạm khắc từ một khối đá duy nhất. Nó được coi là một trong những đền thờ hang động ấn tượng nhất ở Ấn Độ, chủ yếu bởi sở hữu kích thước khổng lồ, kiến trúc và đường nét chạm khắc tinh tế. Nói cách khác, đây là một trong rất nhiều địa điểm trên trái đất chứng minh các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu đã trở nên cực kỳ tiên tiến trong rất nhiều lĩnh vực, sở hữu một vốn kiến thức cho phép họ dựng lập – hoặc điêu khắc các cấu trúc hiện vẫn còn đứng vững sau hàng nghìn năm.

blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank

(Ảnh trong bài từ các nguồn: Pinterest, Nitin Goje Photography, marcshandro.com)

Ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này sẽ khiến mọi người kinh ngạc và tin rằng có thể đây là công nghệ xây dựng của người ngoài hành tinh.

Ở thế kỷ 21, con người đã phát hiện nhiều kiến trúc cổ xưa được xây dựng rất chính xác, tinh tế như Kim Tự Tháp (Ai Cập), Cổng Mặt Trời (Bolivia) hay quần thể hang động Long Du (Trung Quốc). Ngôi đền Kailasa (Ấn Độ) cũng là một trong số đó. Đến nay, vẫn không ai giải thích được bằng cách nào người ta có thể tạo ra kiến trúc bí ẩn ấy.

Ngôi đền Kailasa
Ngôi đền Kailasa.

Đền Kailasa cách thành phố Aurangabad (Maharashtra, Ấn Độ) 29km về phía Tây Bắc. Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng, nơi tập hợp 34 ngôi đền và tu viện. Kailasa là một ví dụ đáng chú ý của kiến trúc Dravidian (kiến trúc chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ).

Ngoài việc là nơi thờ cúng các vị thần có từ lâu đời, nó còn khiến mọi người ngỡ ngàng vì được đục đẽo từ một tảng đá nguyên khối với các họa tiết phức tạp. Điều này khiến cả thế giới đặt câu hỏi, làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này? Họ đã dùng công nghệ gì để xây dựng, mà đến thế kỷ 21 chúng ta vẫn không lý giải được?

Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng.
Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng.

Nơi thờ phụng này được xây dựng bởi Krishna I, vị vua thuộc triều đại Rashtrakuta (triều đại diễn ra vào giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 10, khi hoàng gia cai trị phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ). Nơi này dùng để thờ thần Shiva của đạo Hindu – vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt.

Người Ấn Độ thường gọi nó là đền Kailash. Kailash là một núi thiêng ở Tây Tạng, nơi được xem là thánh địa của rất nhiều tôn giáo. Theo người Hindu, thần Shiva đã sống trên đỉnh ngọn núi ấy.

Người Ấn Độ thường gọi nó là đền Kailash.
Người Ấn Độ thường gọi nó là đền Kailash.

Nơi thờ thần thánh này ước tính được xây dựng vào khoảng giữa năm 757 - 783 TCN. Theo ghi chép thì kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là "khắc từ đá tảng". Tuy nhiên, người ta vẫn không tài nào hiểu được làm cách nào mà người xưa tách đá tảng ra khỏi núi đá 30 m để làm các cột trụ với vài công cụ thô sơ.

Ước tính đã có 400.000 tấn đá được dùng để tạo nên nơi thờ phụng này. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng cấu trúc nguyên khối này được xây dựng trong khoảng 20 năm. Họ đặt ra giả thuyết, các công nhân đã làm việc liên tục 12 giờ một ngày, kể cả mưa bão hay lễ hội. Vậy thì, để xây dựng được nơi này, mỗi ngày họ phải tách 60 tấn đá, mỗi giờ là 5 tấn. Với tất cả công nghệ trong thời đại này, chúng ta vẫn không thể làm được điều đó. Ai đã làm điều này và làm như thế nào? Đó vẫn là câu hỏi không lời đáp.

Một điều lạ lùng là năm 1682, vua Aurangzeb – một tín đồ Hồi giáo sùng đạo đã cho hàng ngàn người phá hủy kiến trúc lịch sử này. Nhưng, có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi vì suốt 3 năm, các công nhân không thể làm gì được ngôi đền ngoài việc phá hủy vài bức tượng. Cuối cùng, vua Aurangzeb phải từ bỏ. Người Hindu tin rằng đây là sức mạnh của các thần linh.

Ước tính đã có 400.000 tấn đá được hất ra để tạo nên nơi thờ phụng này.
Ước tính đã có 400.000 tấn đá được hất ra để tạo nên nơi thờ phụng này.

Bằng cách quan sát các vết đục trên bức tường đá, các nhà khảo cổ đi đến kết luận có ba loại dụng cụ khác nhau đã được sử dụng để chạm khắc kiệt tác thế kỷ này, đó có thể là đục, búa và các vật sắc nhọn. Họ cũng cho rằng ngôi đền được tạc theo chiều dọc từ trên xuống, vì nó được xây dựng để có thể nhìn thấy từ trên cao như trong sơ đồ trên.

Ngôi đền được tạc theo chiều dọc từ trên xuống, vì nó được xây dựng để có thể nhìn thấy từ trên cao như trong sơ đồ trên.
Ngôi đền được tạc theo chiều dọc từ trên xuống, vì nó được xây dựng để có thể nhìn thấy từ trên cao như trong sơ đồ trên.

Nhìn từ bên ngoài ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này, chúng ta sẽ thấy một kiến trúc hình chữ U. Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần. Trước chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva, nên trước các điện thờ vị thần này luôn có tượng của nó.

Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần.
Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần.

Trong khuôn viên của nơi thờ phụng này có rất nhiều tượng voi. Nhiều người hài hước cho rằng, nhìn từ trên cao Kailasa giống như được một đàn voi bảo vệ.

Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva.
Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva.

Bên trong kiến trúc này là các cột trụ, cửa sổ, các gian phòng. Ở trung tâm chánh điện có một linga bằng đá khổng lồ. Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva. Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu – vị thần bảo vệ, đây cũng là một trong 3 vị thần tối tượng của Ấn Độ giáo bên cạnh Shiva và Brahman. Bên cạnh thần Shiva là 2 cột trụ lớn và những tác phẩm điêu khắc miêu tả những câu chuyện liên quan đến vị thần này. Tất cả các chi tiết đều rất tinh tế.

Trong thời đại của chúng ta, khi công nghệ rất phát triển thì thật khó để mường tượng ra chuyện hơn 10 thế kỷ trước, con người có thể tạo tác một kiến trúc tuyệt vời như thế này từ đá cứng với vài công cụ thô sơ. Và còn khó tưởng tượng hơn, khi có nhiều thiết bị tiên tiến, chúng ta vẫn không thể làm được như họ.

Cập nhật: 17/04/2017

Theo phununews


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 5151)
Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.
26/06/2013(Xem: 5670)
Thiện Đạo Đại Sư, người đời nhà Đường, chưa am tường được xuất xứ. Trong niên hiệu Trinh Quán, nhân thấy bài văn Tịnh độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Đạo Xước Thiền Sư ở Tây Hà.
26/06/2013(Xem: 4542)
Thừa Viễn Đại Sư, người đời Đường, nguyên quán từ đâu, chưa rõ được xuất xứ. Ban sơ, ngài theo học với Đường thiền sư ở Thành Đô, kế lại học với Tản thiền sư ở Tứ Xuyên. Sau ngài đến Kinh Châu tham học với Chân pháp sư ở chùa Ngọc Tuyền.
25/06/2013(Xem: 5371)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn. Cả song thân đều khuyết danh.
25/06/2013(Xem: 4987)
Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn.
25/06/2013(Xem: 4098)
Bảo mộ thờ nhục thân của Đại Sư Châu Hoằng Liên Trì Vị Tổ Sư thứ 8 của Tông Tịnh Độ tại Hàn Châu
25/06/2013(Xem: 4782)
Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209), Ngài vốn thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.
25/06/2013(Xem: 7991)
Căn cứ vào sử liệu ghi chép lại, vào năm Chánh Đức đời nhà Minh (1506-1521), có vị tăng tên là Hải Ngọc, người Uyển Bình, tỉnh Hà Bắc, pháp hiệu là Vô Hà từ núi Ngũ Đài triều bái đến đỉnh Cửu Hoa.
25/06/2013(Xem: 5388)
Cửu Hoa Sơn tọa lạc ở phía Tây Nam, huyện Thanh Dương tỉnh An Huy Trung Quốc. Cửu Hoa Sơn xưa kia được gọi Lăng Dương sơn và quần thể núi này có 99 đỉnh vây quanh, trong đó các đỉnh thiên đài, thiên trụ, thập vương, liên hoa.v.v..
25/06/2013(Xem: 5319)
TTCN - Chúng tôi có mặt nơi “xuất xứ” bài thơ Phong kiều dạ bạc vào một sáng đầu thu, khi những chiếc lá ngô đồng đầu tiên vừa lẳng lặng lìa cành và in những đốm thu vàng vào những phiến đá xanh xám trên đường phố Tô Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]