Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Báo Số 3 - Hành Hương Ấn Độ 2016

25/10/201612:52(Xem: 10275)
Thông Báo Số 3 - Hành Hương Ấn Độ 2016

Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ

 

Tu Viện Quảng Đức tổ chức

Tổng cộng 24 ngày từ 21/11/2016 đến ngày 14/12/2016

 

THÔNG BÁO SỐ 3

          (Xem như một cẩm nang bỏ túi,
xin quý Phật tử đọc kỹ để biết và hoan hỷ làm theo)

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính thưa quý Phật tử trong phái đoàn hành hương,

 

Chỉ còn đúng 3 tuần nữa chúng ta sẽ lên đường để chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ, phái đoàn sẽ có 1 Phật tử từ Canada, 4 Phật tử từ Hoa Kỳ, 5 vị từ Tân Tây Lan, 21 vị từ Adelaide, 15 vị từ Sydney và 21 vị từ tiểu bang Victoria, tổng cộng có 67 người tham dự trong đoàn hành hương lần này (có 10 người đã cancel vào phút cuối). Phái đoàn do TT Trưởng đoàn Thích Nguyên Tạng, phó đoàn là Đạo hữu Tony Thạch (pháp danh An Hậu) cùng với sự chính minh tinh thần tham dự của Hòa Thượng Thích Trường Sanh (Trụ Trì Chùa Giác Nhiên, New Zealand). Nay Ban Tổ Chức xin gởi thông báo số 3 này đến quý Phật tử để giúp cho quý vị chuẩn bị và sắp xếp các công việc cần thiết như sau:

 

1/Vé máy bay và Visa vào Ấn Độ đã có:

 

Văn phòng Triumph Tours và Đạo hữu Tony đã gởi vé máy bay đến trực tiếp cho quý vị ở Canada, USA, Tân Tây Lan, Sydney, Adelaide, riêng tại Melbourne, kính mời quý Phật tử đến Tu Viện Quảng Đức vào ngày Chủ Nhật (30-10-2016) sau 12 giờ trưa để tham dự buổi văn nghệ gây quỹ và nhận lại passport cùng vé máy bay, quý vị có thể dùng vé máy bay này để mua đồ duty free từ đây đến trước ngày đi.

- Quý Phật tử có thể copy Passport/Hộ chiếu, Visa, vé máy bay, hotel list cất giữ trong hành lý và ở nhà cho người thân, đề phòng trường hợp cần đến.

 

2/ Chích ngừa sốt rét & thương hàn:

 

Nếu quý vị chưa chích ngừa sốt rét, thương hàn, hai bệnh rất nguy hiểm khi đi du lịch ở các quốc ở Á Châu, đặc biệt là Ấn Độ, xin quý vị liên lạc gấp với Bác Sĩ Gia Đình để được chích ngừa ngay trong tuần này, phải chích và uống thuốc ngừa trước ngày lên đường 3 tuần, mới có hiệu quả ngăn ngừa bệnh tật.

 

 

 

3/ Đổi tiền ở đâu:

Mỗi người được phép mang theo dưới $10.000 dollars (tiền địa phương của quý vị ở phi trường quốc tế nơi quý vị cư trú), nếu quá số tiền này phải khai báo rõ ràng trước khi ra khỏi nước, nếu không khai báo, sẽ bị tịch thu số tiền, và có thể bị bắt giữ để điều tra, xin quý vị mang tiền đến Ấn Độ để đổi ra tiền địa phương sẽ có lợi hơn, chứ đừng đổi trước ngày lên đường, anh Tony sẽ giúp đổi tiền khi đến Ấn Độ. Chúng ta sẽ viếng thăm và cúng dường các Chùa tại Ấn Độ, cho nên ngoài tiền xài, xin quý vị để dành một chút tiền để cúng dường và làm từ thiện trong thời gian ở Ấn Độ, tất nhiên việc cúng dường và làm từ thiện hoàn toàn tùy lòng hảo tâm, không bắt buộc, khi gặp mặt đầu tiên tại Ấn Độ, chỉ góp tiền 1 lần duy nhất mà thôi).

4/ Khởi hành lúc nào:

Phật tử tại tiểu bang Victoria & Adelaide có mặt tại phi trường quốc tế Melbourne lúc 7pm ngày 21/11/2016 để khởi hành lúc 11pm, đoàn sẽ đến Đài Loan lúc 6am ngày 22/11/2016 (do chính Thầy hướng dẫn). Riêng quý Phật tử tại Sydney, xin quý vị đến thẳng phi trường quốc tế Sydney lúc 7pm ngày 21/11/2016 do anh Tony hướng dẫn check in để lên máy bay lúc 10pm. Quý Phật tử tại Canada & Mỹ: sẽ lên máy bay từ phi trường Los Angeles, bay lúc 11 giờ 25 tối ngày 20/11 (phải ra phi trường trước 8pm tối 20/11/2016); San Fransico, bay lúc 12.05 phút khuya 21/11 (phải ra phi trường trước 9pm tối 20/11/2016). Tóm lại, tất cả mọi người đến Đài Loan 6am sáng ngày 22/11/2016, khi đến nơi tự di chuyển đến cổng chuyển tiếp (transfer gate) bay sang Ấn Độ, chỉ cần mang hành lý xách tay, còn hành lý ký gởi quý vị sẽ nhận lại khi đến thủ đô Dehli lúc 1.30pm chiều cùng ngày 22-11-2016. Mong quý vị xem ngày giờ trên vé máy bay của mình để đến phi trường đúng giờ để kịp check in lên máy bay, nếu quý vị đi trễ giờ, không ai có thể can thiệp hay giúp gì được.

5/ Muốn gọi điện thoại từ Ấn Độ về Úc về Mỹ ?

 

Có hai cách, gọi điện thoại công cộng ở khách sạn hoặc mua simcard tại Ấn Độ và bỏ vào mobile của quý vị để gọi, nên vị nào có mobile phone thì mang theo để có thể sử dụng trong chuyến hành hương này. Khi gọi về quốc gia của mình, nên quay số: Australia: 0061 + Mã vùng + Số cần gọi ; USA: 001 + Số cần gọi - Số di động

 

6. Liên lạc tại Ấn Độ & Đài Loan:

 

Kèm đây là list hotel mà phái đoàn sẽ ở tại Ấn Độ, Nepal và Đài Loan trong thời gian hành hương, xin quý vị để lại cho người thân ở nhà để liên lạc khi cần thiết, tuy nhiên cách liên lạc tốt nhất là phone trực tiếp cho anh Sonam Angdus (hướng dẫn viên du lịch của phái đoàn tại Ấn Độ: Mobile phone:+91.97 36 213 333; Và tại Đài Loan xin liên lạc: Ms.Michelle: 886. 2. 2509 7456

 

 

7. Hành lý :

- Mỗi người chỉ được mang theo 20 ký (40 pound) hành lý ký gởi và 7 ký xách tay, nếu quá ký mình phải tự trả tiền, do vậy xin hãy xếp hành lý càng gọn gàng càng tốt. Ở đây xin nói thêm để quý Phật tử khỏi thắc mắc: trên vé máy bay quốc tế đến Ấn Độ, hiên tại có ghi cho mình 30 ký hành lý ký gởi, nhưng máy bay nội địa tại Ấn Độ chỉ cho phép gởi 15 ký mà thôi, do đó, mỗi người chỉ được mang được 20 ký hành lý ký gởi để có thể check in tại Ấn Độ.


- Ban Tổ Chức sẽ phát tận tay quý vị tại phi trường mỗi người 1 bản tên (có hình chân dung), 1 cái mủ và 1 tập Kinh tụng (xin quý vị giữ 3 món này trong túi đẩy nhỏ mang bên người để sử dụng mỗi ngày trong suốt lộ trình hành hương, đừng xếp vào vali lớn, mỗi người chỉ được phát 1 lần, xin đừng để quên ở hotel mà không có cái thứ 2). Kèm trong email này, là file Kinh Tụng PDF, quý Phật tử có Ipad có thể download về và save lại có thể tụng trên Ipad của mình. 

- Hành lý mang theo đơn giản vẫn là điều cần thiết cho chính mình: Áo Tràng (trong suốt lộ trình, quý Phật tử đều phải mặc áo tràng để đảnh lễ chiêm bái khi mình viếng thăm các Thánh tích); Phụ nữ đem theo áo dài Việt Nam, quý ông đem theo đồ vest và cravat để chụp hình lưu niệm tại Bồ Đề Đạo Tràng và viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma

 - Hành lý ký gửi máy bay nên có khoá và đề tên trên vali.

- Mọi vật dụng cá nhân cần thiết nhất nên để tại hành lý xách tay.
- Quý khách tuyệt đối không nhận gửi hoặc giữ hành lý của người khác đoàn.
- Không mang theo (kể cả trong hành ký gởi theo máy bay) các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa; vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Tránh mua về quốc gia cư trú của mình những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
- Tất cả chất lỏng như: dầu gội đầu, mỹ phẩm, dung dịch, dao kéo đồ vật sắc nhọn… phải được đóng gói cẩn thận và cho vào hành lý ký gửi, không được xách tay khi đi qua máy kiểm tra an ninh tại sân bay.

- Bình nấu nước nóng (loại nhỏ) để uống sửa, trà, cafe...

- Các thành viên của đoàn nên mang theo quần áo, phù hợp với khí hậu Ấn Độ (nhiệt độ trung bình từ 23 đến 27 độ C), nên đem theo 1 áo ấm hoặc áo khoác/jacket để mặc trên máy bay và trên núi Dharamsala (khoảng 10 độ c).
- Hotel có dịch vụ giặt đồ (khách tự trả tiền), nhưng khách có thể tự giặt, do vậy nên mang theo bàn ủi, xà phòng và các vật dụng cá nhân như thuốc men, máy cạo râu, máy sấy tóc… (nếu cần thiết).
- Trong hầu hết các khách sạn tại Ấn Độ thường không trang bị bàn chải, kem đánh răng, lược…, để vệ sinh , do đó khách phải tự mang theo

- Điện sử dụng ở Ấn Độ là 220V - 245V, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu tròn,  quý khách cần mang loại 2 chấu tròn là sử dụng được; quý vị ở USA/Canada nên chuẩn bị cục biến điện 220 to 110 để sử dụng, nếu không đồ điện của quý vị sẽ bị cháy. Riêng ở Đài Loan, xin đem loại 2 chấu dẹp để sử dụng.
- Quý khách nên sử dụng các loại giầy thấp & êm khi đi Ấn Độ, vì đoàn sẽ lên núi Linh Thứu và thường đi kinh hành vào các Phật tích.
- Khi vào viếng các Phật tích hoặc chùa chiền nên mặc trang phục nghiêm túc, không đi dép lê, nữ giới không mặc váy ngắn quá gối, không mặc áo sát nách, tất cả phải mặc áo tràng lam.

8. Khách sạn:

 

- Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao Quốc tế, nhưng dễ bị tình trạng mất điện.

- Khách sạn không cung cấp máy xấy tóc, bàn ủi nhưng có nhiều ổ cắm điện, giường ngủ rộng rải thoải mái.

- Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, Quý khách lưu ý kiểm tra, nếu thấy có trang thiết bị bị hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho anh Tony và Sonam (Hướng dẫn viên tại Ấn Độ) biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà Quý khách không gây ra, (khách hành hương trước đây, có người phải tiền vì làm mất 1 khăn tắm).
- Cầm theo name card của khách sạn khi ra khỏi khách sạn.
- Quý khách phải tự thanh toán chi phí phát sinh cho khách sạn khi làm thủ tục trả phòng trong các trường hợp sau: Sử dụng đồ ăn uống có sẵn trong tủ lạnh của khách sạn; Gọi điện thoại ra bên ngoài khách sạn; Sử dụng các kênh truyền hình không có sẵn.

9. Ăn uống:

- Trong quá khứ và hiện tại, đoàn hành hương do Tu Viện Quảng Đức tổ chức, tất cả thành viên đều ăn chay trường (trên máy bay quốc tế và tại Ấn Độ), nếu vị không ăn chay được, xin quý khách báo ngay cho BTC để đặt lại đồ ăn trên máy bay và tại Đài Loan, riêng tại Ấn Độ tất cả đều phải ăn chay, vì không đặt được đồ ăn mặn, người Ấn Độ trên 60% dân số đều ăn chay trường.

-  Phần lớn ăn theo kiểu buffet, tự lấy thức ăn, ngồi bàn tự chọn và chấp tay niệm Phật quán niệm "tam đề" trước khi ăn.

 - Chỉ ăn trong các nhà hàng do Đoàn hướng dẫn và dùng thực phẩm nóng. Không nên ăn trái cây, đồ sống, đồ lạnh (đồ tự mua ngoài đường), dễ bị tiêu chảy.

- Các món ăn chay chính vẫn là rau cải xào, luộc, cà ri có mùi sữa dê và những thức ăn đầy gia vị đặc biệt văn hoá  Ấn Độ, khó hợp khẩu vị người Việt Nam. Quý Phật tử nên mang theo những đồ ăn khô như: rong biển, chà bông chay, mì gói, xì dầu, ớt tươi, muối mè...

 

10. Y tế và sức khỏe:

 - Khách nhớ mang đủ thuốc cá nhân vì không có tiệm thuốc tây nào ở các phế tích ngoại trừ các thành phố lớn như New Delhi.

- Nhớ đem Chanh, đường, mật ong, thuốc ho (trị ho, rất quan trọng, chưa ho vẫn phải đem theo để phòng bệnh cho bản thân, vì một người ho sẽ lây hết cả xe bus và cả phái đoàn), thuốc đau bụng, thuốc cảm, thuốc bệnh cá nhân (nhớ xếp vào vali trước tiên, vì đã có nhiều người chuẩn bị rất kỹ, nhưng lại để quên thuốc ở nhà, khi đến Ấn Độ phải yêu cầu tour-guide đưa đi Pharmacy, điều này rất bất tiện), mang theo dầu xanh, dầu gió..

 - Uống nước suối do Đoàn cung cấp, không dùng nước lạnh trong nhà hàng. Trong phòng, có thể có những chai nước suối miễn phí nhưng thường phải kiểm tra xem chai nước đã sử dụng chưa, nếu nấp chai đã mở, không nên uống.

 - Ruồi muỗi ở ngoài đường cũng nhiều, do đó nhớ đem thuốc chống muỗi/bọ (itching cream), khẩu trang, kem dưỡng da chống nắng; nón, kính mát, vớ (nên mua loại vớ rẻ tiền, xài xong thì bỏ, không cần giặt);

 - Tập thể dục, thoa bóp tay chân hay tập Khí Công Dưỡng Sinh mỗi sáng sớm rất cần thiết vì đi bộ nhiều và ngồi xe đường xa..


10. Mua sắm:

- Tiền tệ ở Ấn Độ là đồng Ruppe.
- Tỷ giá tham khảo: 1 Mỹ Kim = 60 Rupee ; 1 Úc Kim = 50 Rupee
- Việc đổi tiền tại Ấn Độ khá phức tạp vì thế anh Tony sẽ giúp đổi tiền cho đoàn.
- Khi mua hàng tại các cửa hàng hay trong chợ, nên trả giá và chọn lựa kỹ càng trước khi mua

- Quý Phật tử nên mua Phật cụ và đồ lưu niệm tại khu Phật tích Bồ Đề Đạo Tràng để làm quà tặng cho người ở nhà rất có ý nghĩa (nên mua các túi đảy vải in hình hay chữ Bodh Gaya)

- Khi mua sắm xong nên hoan hỷ cất trong túi, lên xe bus không được nói giá tiền và khoe món đồ của mình vừa mua, vì sẽ phát sinh phiền não vì  biết giá tiền khác nhau.

 

11. Vấn đề những người ăn xin:

 - Không nên tự ý cho tiền người ăn xin dọc đường, vì nếu cho một người, hàng trăm người ăn xin khác sẽ bu lại và đeo theo hết sức nhẫn nại, trong đó không thiếu kẻ trộm cắp, sẽ giựt ví tiền, túi xách của mình và như vậy sẽ làm trì hoãn và có khi thay đổi lịch trình chiêm bái của cả phái đoàn.

- Không được cho tiền qua cửa sổ xe bus làm các em nhỏ chen lấn dành giựt bất kể việc xe bắt đầu lăn bánh khởi hành, sẽ gây tai nạn cho họ.

 - Đoàn sẽ tổ chức ủy lạo cho người nghèo khổ tại vài nơi Phật tích, quý Phật tử trong Đoàn đóng góp trong lần gặp đầu tiên tại thủ đô Delhi. Đây là việc có ý nghĩa cho chuyến hành hương của chúng ta.

 

12. Chiêm bái:

- Chương trình chiêm bái có thể thay đổi thứ tự lịch trình để phù hợp với thời gian, thời tiết và sức khoẻ của Đoàn, điều này sẽ được thông báo đến các thành viên trong đoàn vào bửa ăn tối mỗi ngày.
- Trong suốt quá trình hành hương sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra bận rộn từ sáng sớm đến tối, ăn trưa trên đường đi hoặc tại địa điểm hành hương, tối mới về khách sạn. Mặt khác chương trình hành hương đã được sắp xếp hợp lý vì vậy khách trong đoàn nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.
- Quý khách cần thực hiện đúng yêu cầu của Đoàn về thời gian tập trung theo như thông báo. Đoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.
- Khi đến bất cứ một điểm Phật tích nào phải đi theo sự hướng dẫn của người dẫn Đoàn. Nếu cần tách Đoàn vì việc riêng, khách buộc phải báo cho Trưởng đoàn và người dẫn đoàn biết.
- Trong hành trình chiêm bái, khi có khách mệt mỏi  và không thể đi theo đoàn được thì cấp thời thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn biết. Khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ Đoàn quay ra vì phần lớn các địa điểm chiêm bái/tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
- Khi Quý khách nào bị lạc Đoàn nên đứng tại chỗ để hướng dẫn viên của Đoàn tìm. Khách không nên tự đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.
- Khi muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo name card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc, còn có thông tin về khách sạn mình đang ở. Khi đi ra ngoài nên đi hai người, không nên đi một mình.

13. Phong tục tập quán:

- Ấn Độ là một đất nước đa chủng tộc. Nơi đây có hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng. Có khoảng 21 ngôn ngữ được xem là sử dụng chính thức ở quốc gia này. Ngoài ra, người Ấn Độ sử dụng tiếng Anh rất thành thạo, đặc biệt là những cư dân ở miền Bắc Ấn. Anh ngữ đã trở thành một phương tiện truyền đạt phổ biến ở đây.
- Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi Phật tích... Nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; Nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu... Nếu vi phạm những quy định này sẽ không được vào nơi chiêm bái.
- Không được thể hiện tình cảm riêng tư tại nơi công cộng, đó là những cử chỉ làm xúc phạm đối với người Ấn Độ.
- Có thể nói “Hi” hoặc “Hello” được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi nhưng tốt nhất để chào hỏi một người cao tuổi nên nói “Namaste”.
- Ấn Độ thường không cho phép phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng.
- Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
- Không nên để ví ở túi sau.

- Không nên huýt sáo nơi công cộng.
- Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.
- Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ.
- Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.

14. An toàn của bản thân:

- Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gởi tại lễ tân.
- Đối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị Quý khách luôn mang theo bên mình, không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp.
- Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.

- Không để tiền và Hộ chiếu dưới gối, nhiều người đã bỏ quên lại hotel

15. Chụp hình:

- Phái đoàn có cử một Ban Quay phim & Nhiếp Ảnh, chuyên lo quay phim và chụp hình cho đoàn, khách không tự ý đi riêng chụp hình, khi đến nơi Phật tích, khách phải xếp hàng ngay ngắn để đi kinh hành theo đoàn vào tận nơi, sau thời kinh chung, chụp hình lưu niệm tập thể xong, quý khách mới được chụp hình cá nhân.

- Sau chuyến hành hương, Thầy Trưởng Đoàn sẽ gởi tặng quý khách một DVD hình ảnh phái đoàn và một DVD video lưu niệm của chuyến hành hương này, tất cả mọi người đều có đầy đủ hình ảnh của mình trong chuyến đi.

 

16. Tinh thần hành hương:

- Quý khách tuyệt đối không nói đùa những câu nhạy cảm liên quan đến an ninh, an toàn hàng không tại khững khu vực công cộng đặc biệt trên máy bay và tại sân bay.
- Mọi thay đổi, góp ý về chương trình chiêm bái (nếu có) nên thông báo, trao đổi với trực tiếp với Thầy trưởng đoàn để bàn bạc đi đến thống nhất khi đã được sự đồng ý của cả Đoàn.
- Không được tự ý đưa thêm khách giữa đường lên xe bus hoặc cho nhập vào phái đoàn.
- Quý khách hoan hỷ chấp hành nghiêm túc giờ giấc do Đoàn đưa ra, cố gắng thức dậy đúng giờ, ăn sáng... để xe khởi hành đúng giờ mỗi ngày.
- Thực hiện văn minh trong hành hương, sau khi rời khách sạn hoặc kết thúc tour, khách nên có khoản tiền thưởng (tip) cho người khuân vác hành lý, Hướng dẫn viên, tài xế và phụ xe (đoàn sẽ góp lại khi có thông báo để tặng các vị này).

- Thời gian hành hương sẽ qua rất nhanh, quý khách phải gìn giữ sức khỏe của mình để theo kịp đoàn, khi đến nơi Phật tích nên giữ chánh niệm, tụng kinh, niệm Phật và chiêm bái, lắng nghe lời giải thích về giáo lý và thánh tích của quý Thầy và Hướng dẫn viên của Đoàn;  ghi nhớ những địa điểm Phật tích mà mình chiêm bái qua.

 

Kính thưa quý Phật tử, như quý vị đã biết đây là chuyến hành hương chiêm bái Thánh Tích, trở về thăm quê hương của Đức Phật, chứ không phải một chuyến du lịch vãn cảnh bình thường, vả lại Ấn Độ là một quốc gia nghèo khổ, địa lý cách trở, thời tiết đổi thay, di chuyển xa xôi từ nơi này đến nơi kia, có đoạn đường chúng ta phải ngồi xe bus đến 10 tiếng đồng hồ…. Tuy vậy, Ban Tổ Chức đã, đang và sẽ cố gắng hết khả năng để sắp xếp mọi việc của chuyến đi sao cho thoải mái và nhẹ nhàng cho quý vị trong đoàn. Hy vọng sẽ không xảy ra bất kỳ sự trục trặc nào trước và trong thời gian hành hương.

 

Nếu quý vị còn thắc mắc gì thêm, xin liên lạc với Thầy qua số phone: 0481 169 631; anh Tony: 0411 863 809, email:[email protected]

 

Cầu chúc quý vị an lạc và gìn giữ sức khỏe trước ngày lên đường đi chiêm bái.

 

Nay thông báo, ngày 25-10-2016

 

Trưởng đoàn: TT Thích Nguyên Tạng
Phó đoàn: Tony Thạch, pháp danh: An Hậu


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2015(Xem: 5022)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
18/05/2015(Xem: 6138)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
18/05/2015(Xem: 4289)
Đã bước qua Cổng Chính và đã thấy “vườn địa đàng trên trái đất” mà vua Shah Jahal thực hiện khi xây ngôi mộ cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, mời bạn tiếp tục hành trình thăm viếng. Một hồ nước nhân tạo hàng trăm mét chạy dài từ cổng tới lăng, hai bên hồ là những bãi cỏ với hàng cây trắc bá thẳng tắp. Mời bạn đi trên con đường lót gạch ở hai bên hàng cây dành cho người đi bộ, ngắm vườn cỏ trải dài tới các bờ tường thành và chiếm hơn một phần tư diện tích của khu phức hợp Taj Mahal, nơi đây những cây cảnh được cắt tỉa xen lẫn cây có tàn lá rộng trong đó có những cây phượng đang trổ hoa đỏ giữa mùa hè. Cảnh vật trong vườn là một sự hài hòa cân xứng với hồ nhân tạo nằm ở giữa.
16/05/2015(Xem: 3945)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 11912)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 10820)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8805)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 6457)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 6208)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5706)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]