Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế

12/01/201605:54(Xem: 11347)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế
 Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế

Nguyễn Diệu Tâm

 

Lạc Bước Rừng Thiền…

Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!!
Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
image001
Tôi có cảm giác như mình đang lạc vào tiên cảnh với mây trắng mờ ảo phủ vây núi non trùng điệp, rừng thông xanh thẫm, những mặt hồ trong vắt lung linh phản chiếu bầu trời và cỏ hoa tươi đẹp.
Trước khi đến nơi này, tôi có nghe nhiều người nói về ngôi chùa nổi tiếng cùng cảnh vật thần tiên nơi đây và vị sư trụ trì vô cùng tài hoa. Vừa đi tôi vừa nghĩ đến những câu thơ tuyệt đẹp của thi sĩ Phạm Thiên Thư:
“Rằng xưa có gã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau.
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chảy một giòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông…” (1)
Không hiểu sao tôi đã quên mất hai chữ “nhớ nhau” mà trong đầu tôi chỉ có hai chữ “ngủ quên”. Xin mạn phép nhà thơ Phạm Thiên Thư cho tôi tạm đổi một chút trong hai câu đầu tiên của bài thơ “Động hoa vàng” khi tôi đang trong cảnh giới này :
“Rằng xưa có gã từ quan,
Lên non tìm động hoa vàng … ngủ quên”!
image002
Thanh tịnh
Tôi không biết vị sư trụ trì chùa, Tỳ khưu Giới Đức – Minh Đức Triều Tâm Ảnh, có phải đã là “quan” để “từ” hay không, nhưng chắc chắn một điều là ông đã từ bỏ cuộc sống của con người bình thường đầy hỉ nộ ái ố để bước chân vào chốn Thiền môn thanh tịnh.
Tuy nhiên, sau đó khi gặp ông rồi, tôi mới hiểu ông không hề bỏ quên cuộc đời, thân ông bỏ nhưng tấm lòng của ông đối với đời được san sẻ từ bi bao la.
Là bậc cao tăng uy tín, đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, ông còn là một nhà sư giỏi thơ văn, hội họa và mỹ thuật, đặc biệt nổi tiếng về thư pháp. Phần lớn những xây dựng ở rừng Thiền này được các sư thầy làm bằng tay, từ những cái am, đình, những ao sen, đến những chiếc cầu gỗ xinh xinh bắc ngang qua hồ.
Cả cánh rừng thơ mộng này nào đâu ông chỉ hưởng riêng mình, mỗi góc vườn xinh đẹp là một món quà tặng cho khách thập phương, mỗi câu thơ trên đá là một lời nhắn nhủ, là ánh sáng soi rọi vào hồn người trần thế.
Trước đây ngoài đời Sư là thầy Nguyễn Duy Kha, từng là giáo sinh khóa 2 trường Sư Phạm Quy Nhơn. Xuất gia năm 1973, thọ giới Sa di năm 1973 và thọ giới Tỳ kheo năm 1977 tại chùa Tam Giới, Đà Nẵng.
Sau đó Sư sáng lập chùa Huyền Không từ một mái lá dưới chân đèo Hải Vân năm 1978. Đến năm 1989, Sư thành lập Huyền Không Sơn Thượng II, rộng 50 ha., chính là nơi chúng tôi đang đến.
image003
Lối vào Huyền Không Sơn Thượng
Con đường đất đỏ dẫn đến Huyền Không vẫn còn hoang sơ và gập ghềnh không dễ đi,
thế nhưng khi đến nơi rõ ràng là một khung cảnh thần tiên thơ mộng đang hiện ra trước mắt mọi người.
Bước qua rừng thông mà lá thông vàng lót dày êm ái dưới mỗi bước đi, vừa đi vừa ngắm những ao sen trắng điểm hoa súng tím, tâm hồn tôi chợt dịu nhẹ một cách lạ lùng.
Đi đến đâu ta có thể thấy thơ đến đó. Những câu thơ được khắc theo kiểu thư pháp bay bướm trên đá, trên gỗ…
Tôi không ghi chép lại nổi hết tất cả những câu thơ đã rải trên đường, cứ mỗi khoảng cách vài mét là có một phiến đá, một tấm gỗ thông với thơ.
Từ lối vào rừng Thiền là một bảng nội quy bằng thơ:
“Là người lịch sự văn minh,
Giữ gìn chút cảnh chút tình sau đây:
Không nên đốn củi, chặt cây.
Không nên nhóm lửa lan lây cháy rừng.
Không nên xả rác lung tung,
Không nên câu cá, cũng đừng bẻ hoa……
Để còn chút mộng chút mơ,
Để còn nét chữ câu thơ … hồn thiền.”
image004
Nội quy
Không biết có phải vì cái bảng nội quy rất “thơ” đó hay không mà tuyệt nhiên trên quãng đường dài hơn cây số đến Am Mây Tía, nơi ở của tỳ khưu Giới Đức, mọi thứ đều đẹp đẽ, sạch sẽ dù rải rác đây đó tôi thấy có nhiều nhóm khách thập phương cùng đến viếng chùa. Cây cối được chăm sóc tốt tươi, hoa lá tưng bừng, trong nhiều cái ao bên đường những bông súng màu tím tươi vui khoe sắc.
Chúng tôi đi qua những chiếc cầu bằng gỗ, một khu rừng thông, vườn trúc, thấp thoáng qua rừng cây những mái chùa cong cong hết sức nên thơ.
Từ lúc bước vào rừng Thiền tôi đã nghĩ vị trụ trì này rất lạ.
Rất tài hoa, lãng mạn khi tạo dựng được cả một khu rừng và cảnh chùa theo lối vườn Huế thi vị như thế này.
Ngoài rừng thông, vườn trúc, vườn kiểng hơn 100 chậu non bộ, những ao sen hồng, súng tím, còn có cả một vườn lan khoảng 200 loại lan quý bốn mùa khoe sắc là Mặc Lan, Đông Lan, Tứ Thời, Hồng Điểm, Bạch Ngọc, Nhất Điểm Hồng, Đại Kiều, Tiểu Kiều v.v… cùng một vườn hồng phía trước với hàng trăm loại hồng: Hồng Bạch, Hồng Nhung, Hồng Vàng …
Rải rác đây đó là những mái am, ngay cả điện thờ Phật chính cũng nhỏ nhắn xinh xắn, kiến trúc đơn giản mộc mạc.
Tất cả đều toát lên tinh thần và tâm hồn Việt, không chút lạ lùng ngoại lai.
Tôi cũng nhận thấy ông chịu ảnh hưởng nhiều từ thơ Thiền của các vị thiền sư.
Ngay bức tường đá trên đường vào là bài thơ của thiền sư Viên Minh:
“Viết bài thơ trên cát,
Con sóng vỗ xóa đi.
Vô tình đâu nhớ được,
Mình viết bài thơ gì.”
image005
Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng
Nhóm bạn của chị tôi đã đi đâu từ lâu, tôi vẫn còn thơ thẩn trong rừng thông nghe chim hót và ngắm những bông hoa bên đường. Rồi tôi đi theo những câu thơ.
Chợt cảm thấy như mình đang sống trong câu chuyện cổ tích lạc vào rừng xanh và tìm về nhà theo những viên đá đánh dấu được viết bằng thơ trên đường.
Rất thích thú với một số câu thơ được khắc trên đá và gỗ trên đường vào:
“Bước đi ai nhớ dấu chân,
Khói sương khỏa lấp tiền thân thuở nào”
Ở một góc khác:
“Ta cúi xuống, nhặt dấu chân trên cỏ,
Thấy tiền thân, sương ướt, áo chưa khô”
Hay:
” Thương ai đá đứng, cỏ nằm
Khói sương cảo lục, con trăng cõi về”.
image006
Rừng trúc
Trước cổng tam quan nhà chùa theo dáng cây trúc có một cái bảng gỗ “Phong Trúc Am” và hai câu đối buông hai bên:
“Rừng gió vi vu rớt một tiếng chim, sao tĩnh lặng.
Khóm trúc xào xạc, rụng vài chiếc lá, động vô thanh”.
Thấp thoáng đã thấy Am Mây Tía:
“Hang xanh mây tía ẩn cư,
Phương này trăng nước thi thư tọa đàm”.
Nơi đây treo rất nhiều thư pháp:
“Một cõi cỏ thơm, thơ núi lặng,
Bốn bề mây trắng bút non xanh. “
Một số câu thơ nhắc nhở con người nhớ về cha mẹ:
“Cha cho gánh chữ ngần vai,
Mẹ cho giọt nắng soãi dài tuyết đông”.
Hay chiêm nghiệm về cuộc đời:
“Đường đời vút cánh chim hồng,
Lối về chi sá bão dông tình đời”.
image007
Phương Thảo Địa
Tôi đi qua một khu vườn, cổng mang bảng gỗ “Phương Thảo Địa”, lối vào vườn cỏ thơm. Ba chữ này có lẽ đã được Tỳ khưu Giới Đức lấy ý từ một bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, nhà thơ đời Đường khi nói về thú ăn chơi tao nhã bốn mùa của thi nhân:
“Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi” (2)
Xin tạm dịch nghĩa:
“Xuân thăm miền cỏ thơm
Hạ ngắm ao sen biếc
Thu uống rượu cúc vàng
Đông ngâm thơ tuyết trắng”.
image008
Am Mây Tía
Càng đi, tôi càng thấy rất thích những cái tên mà Sư thầy đã đặt cho từng khu vực,
với những câu đối hay:
“Bút vẫy rừng không, mây gió bâng khuâng, trăng sáng chữ
Thơ chơi lũng vắng, khói sương lãng đãng, đá ngời văn!”
Ở Am Mây Tía:
”Thiền đạo vô ngôn hoa cỏ nói,
Kinh Thư đa nghĩa nước trăng cười”
Tại Nghinh Lương Đình:
“Lãng đãng càn khôn, thơ thắp con tim, tình ấm lại
Phiêu bồng nhật nguyệt, thiền soi nét bút, chữ trong hơn”
Cùng hai câu thơ thật đẹp:
“Nghe đạo, hương rừng theo gió đến
Đọc thơ, trăng sáng vượt non về!”
image009
Thư Pháp Đình
Thư Pháp Am, nằm đối diện với đồi thông bên kia Sơn Ảnh Hồ, là nơi trưng bày thư pháp và cũng là nơi để tao nhân mặc khách ghé thăm mặc sức họa thư pháp bằng bút tre trên giấy:
“Chữ chẳng là mây, thăm phố chợ, dạo non xanh, sương khói lơ thơ hòa khí bút
Thơ đâu phải nước, ngủ suối trăng, mơ sông biếc, rong bèo lác đác dệt tình văn”
Dễ thương nhất là hai câu được đặt ngay dưới thềm bước vào chánh điện lễ Phật:
“Xin khách để bụi dưới thềm,
Cho thơm cửa Phật, cho thiền nở hoa”
Hai câu này vừa dí dỏm, hiền hậu và rất thơ khi nhắc khách thập phương nhớ bỏ giầy dép bên ngoài, thật là dễ thương chưa thấy nơi đâu có.
image010
Chánh điện Chùa Huyền Không
Phải nói rằng khi viếng thăm cảnh chùa Huyền Không, ngoài những bức thư pháp, tôi rất thích thú với những cái tên được đặt cho các am, đình ở đó như Am Mây Tía, Am Trăng Ngủ, Nghinh Lương đình v.v…
Nhóm các anh chị mà tôi đi cùng đều là giáo sinh Cao đẳng Sư Phạm Quy Nhơn khóa 7. Khi nghe các anh chị giới thiệu, sư thầy Giới Đức cũng nói rằng thầy là đồng môn khóa 2. Rồi thầy tặng cho chúng tôi mỗi người một cuốn Con Gái Đức Phật, một cổ sử truyện về “hành trang của chư Thánh Ni và những cận sự nữ đặc biệt và thù thắng” (3)
Thầy cũng giải thích vì sao có tên “Am Mây Tía”, đó là lấy từ ý thơ Thiền của Vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ ngai vàng điện ngọc lên núi Yên Tử tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào đầu thế kỷ 14.
image011
Am Mây Tía
Những bài kệ trong sách được tác giả diễn dịch hay như thơ.
Thấy có mấy tập thơ đẹp tôi xin mua nhưng Tỳ khưu nói sách đã hết, đó là những tập cuối cùng còn lại nên thôi, lòng thấy tiếc.
Khi chúng tôi khen cảnh chùa quá đẹp, tỳ khưu nói rằng ông chỉ muốn đem đến cho khách thập phương niềm hạnh phúc của sự cảm nhận cái đẹp thiên nhiên.
Tôi nghĩ rằng đó là một mong muốn vô cùng từ bi, đẹp đẽ của một vị cao tăng đáng kính. Trên đường về, lòng tôi vẫn thấy nao nao vì những gì đã được chiêm ngưỡng.
Một ngôi chùa đơn sơ, không đồ sộ, bằng gỗ rất khiêm tốn đơn giản, làm bằng tay đôi chỗ thật đơn sơ nhưng sao rất vấn vương lòng người.
Tôi lại nghĩ đến những ngôi chùa đồ sộ ở thành phố với kiến trúc cầu kỳ nặng nề gây cảm giác chật chội nhức mắt.
Về Huế, đi thăm chùa Thiên Mụ, nơi tôi đã quy y với Cố Thượng tọa Thích Đôn Hậu từ những ngày còn bé, dù còn phảng phất mùi hương kỷ niệm thời thơ ấu thường theo mẹ đến chùa nhưng dường như đã không còn cảm giác thanh tịnh thơ mộng như ngày xưa khi nay có quá nhiều đoàn du khách theo chương trình du lịch nhồi nhét cho đầy và mỗi lần đến tham quan chỉ được giới hạn trong chừng nửa tiếng để rồi vội vã xuống thuyền ngược dòng sông Hương về lại thành phố.
Tôi cũng không thích các hàng quán thương mại và dịch vụ ăn theo du lịch ồn ào bên ngoài, đã làm mất đi nhiều vẻ tôn nghiêm và nét đẹp thơ mộng dưới chân chùa Thiên Mụ.
image012
Mặt hồ soi bóng núi
Cái đẹp ở Huyền Không là cả một không gian Thiền tĩnh mịch, sâu lắng.
Vắng vẻ vì khá xa thành phố, nhưng cảnh quan tạo cho du khách cảm giác trở về với thiên nhiên nên thơ mà rũ bụi trần.
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến, chỉ còn ước mơ:
“Cho tôi mơ giấc mộng dài, Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh”! (4)

Nguyễn Diệu Tâm

Ý kiến bạn đọc
12/10/201707:02
Khách
Đọc bài viết này, tôi cảm nhận sự bình an thanh tịnh... Hình ảnh - Thư văn - Cảm xúc của người viết ghi lại lưu dấu nét xa xưa với tâm hồn xoa xuyến. Xin Cảm ơn tác giả Nguyễn Diệu Tâm đã cho tôi tất cả những điều tuyêt vời trên.
TRƯỜNG XUÂN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2014(Xem: 6616)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
06/06/2014(Xem: 11372)
Ai cũng biết, Ấn Độ là một nước có một nền văn minh rất lâu đời. Hơn thế nữa, nơi đó còn sản sanh ra các triết gia, các đạo gia và có rất nhiều tôn giáo và thần linh. Có thể nói Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca. Tôn giáo nổi tiếng và thạnh hành nhứt trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, phải nói đó là Bà La Môn Giáo, mà hiện nay gọi là Ấn Độ giáo. Đồng thời, Ấn Độ còn có nhiều danh lam thắng cảnh với ngọn núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ cao nhất thế giới. Đất đai rộng rãi là một bán đảo lớn có trên 5 triệu cây số vuông và với một dân số hơn cả tỷ người. Dân số được xếp loại đứng hàng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc. Có thể nói, vị thế Ấn Độ giống như hình tam giác mênh mông, đáy ở phía Bắc, tức dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ; đỉnh thì ở phía Nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu. Phía Tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần với Ấn Độ.
10/05/2014(Xem: 13959)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
03/05/2014(Xem: 11274)
Tứ Đại Danh Sơn theo truyền thuyết, là những nơi có các vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng, hiện thân tu hành để hóa độ chúng sanh. Đó còn là những nơi thắng cảnh nổi tiếng tuyệt vời vượt thời gian qua nhiều phương diện của Phật giáo Trung Quốc từ xưa tới nay. Vì thế, mà hằng năm có nhiều đoàn du lịch đến những nơi nầy để tham quan chiêm bái. Xưa nay, đã có biết bao tác phẩm xưng tán ca ngợi hết lời nhiều điều mầu nhiệm thiêng liêng ở những nơi thắng tích nầy. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm chuyên tải mỗi cách nhìn khác nhau. Có những tác phẩm chuyên sâu trong lãnh vực khảo cứu nặng phần triết lý, hay lịch sử. Có những tác phẩm chỉ diễn tả những phong cảnh núi non hay chuyên sâu trong lãnh vực phong hóa, mỹ thuật. Dù nhìn từ góc độ nào tự nó cũng đã mang lại cho nhơn sinh nhiều điều tìm hiểu, học hỏi thú vị.
22/03/2014(Xem: 8815)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
17/03/2014(Xem: 6260)
Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều tỉnh ở Canada có 80 người do Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont, California làm Trưởng Đoàn. Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có 74 người do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ làm Trưởng Đoàn. 154 thành viên của đoàn từ nhiều nơi đã tập trung tại New Delhi, đáp chuyến bay đi Patna, Bihar (Ấn Độ), mở đầu chuyến hành hương tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali). Đoàn đã đến viếng hơn 100 địa điểm, trong đó các địa điểm tham quan chính tại 3 quốc gia là:
09/03/2014(Xem: 7397)
Key Gompa là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm trên đỉnh một đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở độ cao 4.166m so với mực nước biển, gần sông Spiti, trong thung lũng Spiti của tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.Amusing Planet
07/03/2014(Xem: 8259)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
09/02/2014(Xem: 5061)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
08/02/2014(Xem: 5158)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567