Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những quốc gia sạch nhất thế giới

08/10/201518:04(Xem: 5390)
Những quốc gia sạch nhất thế giới

Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản​, Australia, là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.

  
Mỹ
Đây là nước đứng đầu danh sách với nhiều thành phố có bầu không khí sạch nhất theo tổ chức Y tế thế giới WHO (gồm 274 thành phố). Với sự giúp đỡ của cơ quan Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) cùng nhiều sáng kiến ​​làm sạch không khí, nước này hy vọng các bang sẽ có nhiều nơi trong lành hơn.
Một số thành phố sạch nhất nước Mỹ: Lake Havasu, Arizona, Clearlake, Bellingham, Washington...
 
  
Canada
Đứng thứ 2 trong danh sách này là Canada. Một nửa trong số các tỉnh của quốc gia này có bầu không khí trong lành, bao gồm Toronto, Ottawa, và Vancouver. Canada còn có ngày không khí trong sạch để hút sự quan tâm của mọi người đến chất gây ô nhiễm.
 
  
Nhật Bản
Quốc gia Đông Á đứng thứ 3 danh sách với 18 thành phố được công nhận có bầu không khí trong lành. Một trong những điều làm nên kết quả đó là Nghị định thư Kyoto 1992, trong đó các nước cam kết cắt giảm khí thải nhà kính.
Các thành phố sạch nhất Nhật Bản là Chikusa-ku, Shimuzu-ku và Aoba-ku.
 
  
Australia
Hai thành phố lớn nhất Australia là nơi không khí ô nhiễm thấp nhất. Quốc gia này đứng thứ 4 với 15 thành phố. Kết quả đạt được do quốc gia này áp dụng nghiêm ngặt quy định lượng chất thải tối đa hàng năm.
Thành phố sạch nhất Australia là Melbourne, Illawarra, Geelong, Sydney, Lower Hunter, Traralgon.
 
  
New Zealand
14 thành phố với không khí trong sạch giúp quốc gia này đứng vị trí thứ 5. Hai thành phố lớn nhất, Auckland và Wellington, đều có lượng ô nhiễm thấp nhất hàng năm.
Thành phố sạch nhất của New Zealand là Lower Hutt, Upper Hutt và Wainuiomata.
 
  
Tây Ban Nha
Hai thành phố sạch nhất của Tây Ban Nha là Arrecife và Las Palmas đều nằm ở ngoài khơi bờ biển của Marocco, trong quần đảo Canary. Đây là nơi có bầu không khí trong lành vì ít bị công nghiệp hóa, còn du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của họ.
 
  
Bồ Đào Nha và Phần Lan
Đây là hai quốc gia cùng đứng ở vị trí thứ 7. Trong đó, thành phố lớn thứ hai của Bồ Đào Nha - Porto là nơi ít bị ô nhiễm nhất do hoạt động chủ yếu như một cảng thương mại.
Giống như Thụy Điển, Phần Lan cũng nằm trong Liên minh khí hậu và không khí sạch, đồng thời thường xuyên cắt giảm lượng khí thải carbon. Thành phố sạch nhất của Phần Lan là Oulu và Jyväskylä.
 
  
Thụy Điển và Brunei
Hai quốc gia này đều có 4 thành phố với không khí hoàn toàn trong sạch. Đáng chú ý trong đó là hai thành phố đông dân nhất của Thụy Điển, Stockholm và Gothenberg đều được WHO công nhận.
Brunei được đánh giá tốt trong việc giảm lượng khí thải và bảo vệ rừng dù đất nước đang công nghiệp hóa nhanh chóng.
 
Vy An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3779)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 3163)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
29/12/2010(Xem: 8922)
51 Địa Danh Bạn Cần Đến Thư Giản và Thưởng Ngoạn
26/12/2010(Xem: 4385)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
16/12/2010(Xem: 6135)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
28/10/2010(Xem: 4213)
Pháp Hội Thủy Lục khởi đầu từ đời Vua Lương Võ Đế. Nhà vua phát tâm Bồ Đề thành kính cung thỉnh Hòa Thượng Chí Công định chế nghi thức lập đàn tràng “Thủy Lục” để cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Các chiến sĩ trận vong trong chiến tranh, xả thân báo quốc, nhưng hương hồn của họ vất vưỡng không nơi nương tựa, những cô hồn vô chủ lang thang khắp nơi, những người chết vì bị trúng đạn, tai nạn trên không, dưới nước, đất bằng, chết vì bệnh dịch, chết oan, chết đuối trên đường vượt biển, các thai nhi sản nạn v.v… Chúng ta đều tác lễ cầu siêu cứu độ tất cả, giúp họ sớm thác sanh về cõi giới an lành. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đều hàm triêm lợi lạc.
26/10/2010(Xem: 5597)
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
19/10/2010(Xem: 5881)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.
26/09/2010(Xem: 7838)
Phật Quốc Ký Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]