- Đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức cúng dường quý tự viện tại Âu Châu
- Ngày 1: đoàn lên máy bay từ Melbourne
- Ngày 2: Viếng thăm Chùa Nam Hoa ở Thiều Quang nơi Lục Tổ Huệ Năng giảng Kinh Pháp Bảo Đàn
- Ngày 3: di chuyển đế Âu Châu
- Ngày 4: thăm thủ đô Luân Đôn
- Ngày 5: thăm Bỉ & Hà Lan
- Ngày 6: thăm Hamburg, Đức (Hình ảnh TT Nguyên Tạng và Phật tử Tu Viện Quảng Đức ghé thăm Sư Bà Diệu Tâm và Chùa Bảo Quang Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc (tháng 8-2016))
- Ngày 7: viếng Chùa Viên Giác, Hannover (Đoàn Hành Hương 10 quốc gia Âu Châu của Tu Viện Quảng Đức năm 2015)
- Ngày 8: viếng thăm Áo Quốc
- Ngày 9: thăm Venice, Italy
- Ngày 10: viếng phố cổ Florence, Italy
- Ngày 11: thăm Rome, Italy
- Ngày 12: viếng tháp Pisa
- Ngày 13: thăm Thụy Sĩ
- Ngày 14: viếng Luxemburg
- Ngày 15: thăm Lâu đài Versailles
- Ngày 16: viếng Tháp Eiffel
- Ngày 17: Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh và Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Minh Tâm (16-8-2015)
- Ngày 18: viếng thăm Chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu, nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng
- Tường thuật về chuyến hành hương Âu Châu
Ngày 2-8-2015:
Đoàn đến sân bay Heathrow lúc 3.30pm chiều, trễ nửa tiếng, vì kẹt giao thông đường băng, máy bay phải bay 1 vòng sau đó mới hạ cánh được. London có 5 sân bay quốc tế, mật độ hạ cánh và cất cánh dày đặc, trung bình mỗi 1 phút có 1 máy bay hạ cánh. Đoàn đón thêm 7 Phật tử đến từ Hoa Kỳ và 2 Phật tử từ Canada, riêng 2 Phật tử đến từ Canada, máy bay KLM đến trễ 1 tiếng nên đoàn đã cử chị Thanh Phi và local tour guide ở lại sân bay để đón 2 vị này. Đoàn được 2 hướng dẫn du lịch địa phương (anh Chang và chị Anne) tiếp đón và hướng dẫn. Đoàn di chuyển về
Ăn tối xong đoàn đã về khác sạn Royal National Hotel, đoàn phải điền tên và passport number vào form trước khi nhận chìa khóa phòng, thủ tục này cũng mất nhiều thời gian (thay vì hotel giữ passport qua đêm thì đích thân mình phải điền form và ký tên). Đoàn nghỉ 1 ở đây, sáng mai thăm
Ngày 3-8-2015: đoàn thức chúng lúc 6.30am, 7.30am ăn sáng, 8.30am lên xe đi thăm
Luân Đôn là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK), đồng thời là vùng đô thị lớn nhất UK và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh Châu Âu (EU). Luân Đôn do đế chế La Mã đặt nền móng đầu tiên với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm và tên gọi thời đầu là Londinium (Luân Đôn La Mã).[1] Trung tâm chính từ xa xưa của Luân Đôn là Thành phố Luân Đôn, hiện vẫn giữ được ranh giới rộng hàng dặm vuông từ thời Trung Cổ trên quy mô lớn. Sớm nhất cũng từ thế kỷ 19, tên gọi "Luân Đôn" mới được biết đến như một đô thị lớn phát triển quanh trung tâm chính.[2] Sự sáp nhập của những vùng đô thị liên hoàn tạo thành vùng Luân Đôn[3] và vùng hành chính Đại Luân Đôn,[4][note 1] do thị trưởng Luân Đôn và Hội đồng Luân Đôn điều hành thông qua đắc cử.[5]
Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng Thành phố New York là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.[6][7][8] và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu.[9] Trụ sở của hầu hết 100 công ty hàng đầu Vương quốc Anh và hơn 100/500 công ty lớn nhất châu Âu nằm tại trung tâm Luân Đôn. Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí, truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu cho Luân Đôn. Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. Luân Đôn đã đăng cai Thế vận hội mùa Hè 1908 và Thế vận hội mùa Hè 1948 và Thế vận hội mùa Hè 2012.[10] Luân Đôn có 4 di sản thế giới: Tháp Luân Đôn; Vườn thực vật Hoàng gia, Kew; khu vực bao gồm Cung điện Westminster, Westminster Abbey và Giáo đường St. Margaret; khu định cư lịch sử Greenwich (trong đó có Đài thiên văn Hoàng gia đánh dấu kinh tuyến 0° (Greenwich Meridian) và giờ trung bình Greenwich(GMT).[11]
Luân Đôn có thành phần dân tộc, văn hóa, tôn giáo đa dạng, có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng.[12] Tại thời điểm tháng 7 năm 2007, thành phố có dân số chính thức là 7.556.900 người trong Đại Luân Đôn,[13] khiến nó là đô thị đông dân nhất Liên minh châu Âu.[14] Đô thị Đại Luân Đôn (Greater London Urban Area) (vùng đô thị lớn thứ hai ở châu Âu) có dân số 8.278.251.[15] Còn vùng đô thị Luân Đôn lớn nhất châu Âu với dân số từ 12 triệu người[16] đến 14 triệu người.[17] Thống kê cho thấy chưa đến 70% dân số Luân Đôn là người da trắng, điều này cho thấy Luân Đôn có tính quốc tế cao.[18] Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn do Cục vân tải Luân Đôn (Transport for London) quản lý, là hệ thống tàu điện ngầm cổ nhất thế giới.[19] Sân bay Heathrow London là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượt khách quốc tế[20] với không gian hàng không tấp nập hơn bất cứ trung tâm đô thị nào trên thế giới.[21]