Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sơn Long ở Bình Ðịnh.

09/04/201318:54(Xem: 5361)
Chùa Sơn Long ở Bình Ðịnh.

TỔ ÐÌNH SƠN LONG

Một thắng tích Phật giáo Bình Ðịnh

Lê Bích Sơn

Lưng tựa núi Trường Úc, mặt hướng về dãy Trường Sơn, Tổ Ðình Sơn Long từ bao đời nay tồn tại oai nghiêm, cổ kính như một chứng nhân lịch sử phát triển Phật giáo Bình Ðịnh. Chùa Hang – tên dân gian thường gọi Tổ Ðình Sơn Long – gắn liền với những huyền tích trong câu chuyện của người dân vùng Nam Bình Ðịnh, là nơi các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu về những di vật văn hóa. 

Nối liền thành phố Qui Nhơn và huyện Tuy Phước là cụm núi Trường Úc đồ sộ – một địa danh gắn liền với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn lịch sử: Tây bắc Trường Úc, ngày nay vào các dịp Tết Nguyên đán vẫn tồn tại lễ hội “chợ Gò” như một nét sinh hoạt để nhớ về nơi quân đội Tây Sơn trú đóng thưở nào. Phía nam chân núi Trường Úc, Tổ Ðình Sơn Long tọa lạc tại phương Nhơn Bình, thành phố Qui Nhơn với bề dày lịch sử, phong cảnh trầm mặc, cổ kính đã trở thành một di tích văn hóa Phật giáo.

Tổ Ðình Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, do Thiền sư Thiệt Ðăng hiệu Bửu Quang – đệ tử Toå sư Minh Hải (Tổ đình Chúc Thánh- Hội An) – sáng lập vào những năm thuộc niên hiệu Chánh Hòa đời Hậu Lê (1680 – 1690), nằm trên sườn núi Trường Úc, bấy giờ là thôn Thuận Nghi, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Ninh, trấn Bình Ðịnh. Sau khi thành lập, Trường Úc cùng với đầm Thị Nại và thủ phủ Qui Nhơn trở thành chiến địa cho các cuộc giao tranh thời Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn; Giang Long Thiền Thất nhiều lần bị tàn phá. Ðến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 (1744), được sự đồng ý của bổn sư là Tổ Toàn Ý (Tổ Ðình Phồ Bảo, Phước Thuận, Tuy Phước), ngài Hoằng Nghĩa (1701 – 1804) chuyển Giang Long Thiền Thất xuống chân núi, tái thiết trong địa thế “Long chầu Hổ phục” và cải hiệu thành Sơn Long Tự đến ngày nay.

Hơn 300 năm lịch sử với bao biến cố của thời cuộc, Tổ Ðình Sơn Long từng là nơi dừng chân để tổ chức, bố trí trận đánh vào thành Qui Nhơn của anh em nhà Tây Sơn buổi đầu khởi nghĩa; nơi Võ Trứ – lãnh tụ cuộc khởi nghĩa ‘Tăng đạo, sơn dân” thời kháng Pháp – tạm dừng chân trên đường từ Chùa Linh Phong – Phù Cát vào Bình Phú – Phú Yên mưu đồ nghiệp lớn cho dân tộc; nơi này cũng được chọn làm điểm trao đổi tù bình chieán tranh Pháp – Việt (1954).v.v.

Trải qua 10 đời kế thừa trụ đời kế thừa trụ trì, Tổ Ðình Sơn Long lần lược đổi thay từ mô hình kiến trúc chữ “Môn” ( ) sang lối kiến trúc “tiền đường hậu tẩm, đông tây đối diện” (thời ngài Ấn Hải); và năm 1958, Hoà thượng Thích Bình Chánh tu chỉnh lại theo lối kiến trúc kiên cố Tây AÂu, nhưng vẫn giữ được những đường nét cổ kính.

Ðến Tổ Ðình Sơn Long du khách không chỉ mục kích chiêm ngưỡng nơi lưu dấu của các bậc Cao Tăng – Tổ Ðức một thời, không chỉ tham quan cảnh trí thanh tao thoát tục; Sơn Long Tự còn là điểm dừng chân của “tao nhân mặc khách”, các nhà khảo cứu quan tâm. Tổ Ðình Sơn Long hiện còn “trụ đá biết nói của Phật giáo Bình Ðịnh”. Trụ đá cao 2.40m, phía trên chạm khắc tượng đức Phật tọa thiền, sau lưng là “thất xà” (Mãng xà vương 7 đầu Muchalinda). Trải qua bao năm tháng những đường nét xưa không còn nguyên vẹn. Ðại Ðức Thích Ðồng Ðức – trụ trì Tổ Ðình Sơn Long – cho biết: “Theo kết quả phân tích, xác định ban đầu của các nhà nghiên cứu trụ đá này có niên đại từ thế kỷ VIII. Ðiều này là dấu hiệu đáng mừng, chứng minh Phật giáo du nhập vào đất Chiêm Thành từ rất sớm. Hiện nay, các giáo sư, các nhà khoa học còn đang kiểm chứng để đưa ra câu trả lời chính xác”.

Khẳng định ví trí của Tổ Ðình Sơn Long, Hòa thượng Thích Bảo An – Trưởng môn phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Bình Ðịnh – nói: “Với bề dày lịch sử có được, Tổ Ðình Sơn Long xứng đáng được chọn làm “Tổ Ðường” của môn phái Chúc Thánh tại Bình Ðịnh, làm nơi quy ngưỡng cho Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà. Sơn Long không những là thắng tích của Phaät giáo Bình Ðịnh, mà còn là chứng nhân của bao cuộc thăng giáng, hưng phế của lịch sử dân tộc, đáng được sử sách ghi nhận lưu truyền mai sau ”.

--- o0o ---

|Tủ sách Phật học|

--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3801)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 3173)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
29/12/2010(Xem: 8943)
51 Địa Danh Bạn Cần Đến Thư Giản và Thưởng Ngoạn
26/12/2010(Xem: 4413)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
16/12/2010(Xem: 6159)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
28/10/2010(Xem: 4231)
Pháp Hội Thủy Lục khởi đầu từ đời Vua Lương Võ Đế. Nhà vua phát tâm Bồ Đề thành kính cung thỉnh Hòa Thượng Chí Công định chế nghi thức lập đàn tràng “Thủy Lục” để cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Các chiến sĩ trận vong trong chiến tranh, xả thân báo quốc, nhưng hương hồn của họ vất vưỡng không nơi nương tựa, những cô hồn vô chủ lang thang khắp nơi, những người chết vì bị trúng đạn, tai nạn trên không, dưới nước, đất bằng, chết vì bệnh dịch, chết oan, chết đuối trên đường vượt biển, các thai nhi sản nạn v.v… Chúng ta đều tác lễ cầu siêu cứu độ tất cả, giúp họ sớm thác sanh về cõi giới an lành. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đều hàm triêm lợi lạc.
26/10/2010(Xem: 5636)
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
19/10/2010(Xem: 5890)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.
26/09/2010(Xem: 7927)
Phật Quốc Ký Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]