Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Linh Sơn Pháp Bảo.

09/04/201318:53(Xem: 8657)
Chùa Linh Sơn Pháp Bảo.

19.chualinhson-1

TỔ ÐÌNH LINH SƠN PHÁP BẢO

---o0o---

Tổ Ðình Linh Sơn Pháp Bảo tọa lạc tại thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 3km, trong phong quang tươi nhuận, tĩnh mịch giữa vườn cây ăn quả xanh mát cùng một hàng tre che nắng bốn mùa, âu cũng là bức bình phong che chắn ngọn gió dung tục đời thường, tạo dáng cảnh thiền môn thanh tịnh.

Sự thể vốn, Thầy Bổn sư của tôi là Hòa thượng Thích Như Ý, người quê Phú AÂn Bắc – Diên Phú, xuất gia từ nhỏ với Hòa thượng Hòa Sơn, pháp danh Trừng Huệ. Năm hai mươi tuổi Thầy thọ đại giới theo cầu pháp với Hòa thượng Hưng Từ, đạo hiệu Thầy là Thích Như Ý. Nhưng quê hương không thể buộc cánh chim Hồng, Thầy chí quyết vân du tu học với Chư Tôn đức danh Tăng. Sau nhiều năm vân du tu học và hoằng hóa độ sinh, Thầy trở lại Khánh Hòa tìm nơi dừng chân tu tập. Ðức hạnh Thầy được đồng bào Phật tử khắp tỉnh kính ngưỡng như ngôi sao tỏa sáng ở chân trời, và nhiều nơi mời Thầy về trụ trì, nhưng Thầy chỉ hoằng hóa mà không tiếp nhận như đợi cơ duyên tìm nơi trụ xứ.

19.chualinhson

HT Thích Như Ý

Người thì tìm đất và đất chờ Người; lành thay, thật là duyên lành lại tìm đến, vị chủ đất tìm Thầy cúng lô đất, nhưng Thầy không nhận mà thương lượng mua một nửa lô đất theo khả năng, đồng thời Ngôi Chánh điện ban sơ được xây dựng khoảng 25m2. Như một huyền thoại, từ một lô đất thổ cư hoang liêu cứng cỏi, người thường không thể ở được, để rồi sau đó trở thành một thánh địa tòng lâm vun bồi hiền nhân giới đức cho vạn tấm lòng mười phương hướng đến.

Lúc bấy giờ, Tổ Ðình Linh Sơn Pháp Bảo chỉ là một ngôi chùa nhỏ gồm một chánh điện, một nhà tổ, và một nhà tăng lợp lá dừa trong đó có phần bếp núc. Nhưng với đạo hạnh và đức độ của Thầy, Phật tử các nơi về Linh Sơn càng ngày càng đông, hàng đệ tử xuất gia theo Thầy càng lúc càng nhiều nên cơ sở cũng theo đó mà nới rộng.

Ðầu những năm bảy mươi, Giáo Hội cho phép Tổ Ðình Linh Sơn mở lớp sơ cấp Phật Học, học tăng các nơi về tu học đông đảo. Thầy lại làm nhà quản lý – cơ sở phải cơi nới, dù chắp vá – để có nơi ăn chốn ở thích nghi. Thầy lúc nào cũng canh cánh trong lòng là ươm hạt giống Bồ Ðề, đào tạo tăng tài cho Phật Giáo. Hình ảnh Thầy chẳng khác nào bà mẹ hiền tần tảo chắt chiu lo cho đàn con khôn lớn, vừa từ mẫu vừa nghiêm khắc, chăm chút từ giấc ngủ đến bữa ăn, từ quần áo đến sách vở, từng ly từng tí trên đường tu tập, nhất là vun bồi giới đức tự độ, độ tha.

Thời gian cứ trôi đi, lần lượt lớp sơ cấp này mãn lại tiếp sơ cấp mới, lớp này thành đạt, ra đi, Thầy lại tiếp tục chăm sóc những chú tiểu mới đến, sự thành đạt của chư tăng từng thế hệ đã được người ta ví von rằng : “Ðó là khí tài của lò luyện thép Linh Sơn”.

Sau năm 1975, xứ sở đổi thay, trong buổi giao thời, tình hình kinh tế khó khăn, Thầy trò cùng đi vào lao động sản xuất, trồng hoa màu và làm ruộng, những xe ba gác chở mướp chở rau ra chợ bán. Mọi người đều phải chải bờ, cuốc ruộng, gieo giống... đúng với tinh thần “một ngày không làm, một ngày không ăn” của Tổ Bách Trượng.

Ðến năm 1990, Tổ Ðình Linh Sơn Pháp Bảo lại là cơ sở nội trú cho học tăng của trường cơ bản Phật học tỉnh Khánh Hòa. Thế là một lần nữa, Thầy phải lao nhọc chỉnh trang phòng ốc cho đủ thích nghi tu học của học tăng. Ðiều này khẳng định lời ví von : “Linh Sơn Pháp Bảo là lò luyện thép” thật không ngoa. Và càng chứng minh rõ hơn là sự thành công của các huynh trưởng Tổ Ðình như Thượng Tọa Thông Niệm, Tâm Hòa, Tâm Tường, Thông Trí, và Tâm Phương ở Mỹ, Canada, Hòa Lan và Úc quốc.

19.chualinhson-3a

Cổng Tam Quan Chùa Linh Sơn Pháp Bảo

Năm 1996, sợ mở đường sẽ vi phạm lộ giới, Thầy quyết định dời chánh điện vào khu trung tâm. Qua ba năm xây dựng, toàn bộ công trình đã hoàn chỉnh khang trang, thể hiện sự hướng về của mười phương Phật tử, của những người con hướng về mái ấm Linh Sơn.

Với bề dày thời gian, thì đó là một sự khiêm nhường, vì do Hòa thượng Bổn Sư đương thời sáng lập. Nhưng với sự góp mặt trên cuộc đời này, thì Tổ Ðình Linh Sơn Pháp Bảo là một cơ sở lớn của Phật giáo Việt Nam; là cái nôi bồi dưỡng giới đức đào tạo tăng tài, đúng theo lý tưởng của Thầy chọn nơi trú xứ, ươm giống Bồ Ðề, truyền đăng tục diệm; là giềng mối của hệ phái môn phong, là nơi hướng về nương tựa của Phật tử gần xa, những ai vì lý tưởng ra đi từ nơi này, cho dẫu muôn dặm đường xa vẫn có mái nhà để nhớ.

--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 12991)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11572)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7627)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7359)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9093)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4014)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6811)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3010)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3106)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3346)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567