Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Hang Động Tuyệt Mỹ.

09/04/201318:42(Xem: 5033)
Những Hang Động Tuyệt Mỹ.

Những Hang Động Tuyệt Mỹ

Times News Network, ngày 2 tháng 6 năm 2005

Bài của Shona Adhikari,

24hangdongAurangabad, Ấn Độ – Nếu bạn nghĩ rằng thời trang chỉ dành cho quần áo thì bạn nhằm rồi. Các hang động tráng lệ Ajanta và Ellora cách thành phố Aurangabad không xa lạ một trong số những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất vào thời gian Ấn Độ giành được độc lập.

Sau đó, số du khách giảm dần mặc dù Aurangabad là một vùng kỷ nghệ chính. Khách tham quan giảm cũng là do không có đủ chuyến bay cho họ từ Delhi hoặc Mumbai đến. Từ thời niên thiếu, sau khi xem những hình ảnh của các điêu khắc trên đá nổi tiếng ở Ajanta, tôi quyết định thăm viếng nơi này ngay khi có cơ hội. Ellora ban đầu không lôi cuốn như là Ajanta, nhưng đó chỉ là nơi trước khi tôi tham quan ngôi đền tuyệt đẹp Kailash cắt từ đá núi.

Cuối cùng thì tôi thực hiện chuyến tham quan ngôi đền vào tháng 7 cách đây vài năm. Tôi khám phá rằng thời kỳ tốt nhất đến thăm Ajanta là vào mùa mưa .

Khi chúng tôi lái xe đến Ajanta, mùa mưa đã bắt đầu, thời tiết không nóng lắm, phải mất 2 tiếng đồng hồ trên những con lộ được tu bổ cẩn thận. Những du khách muốn ở lại qua đêm có thể nghĩ nhà dành cho du khách tại Ajanta, hoặc là trạm xe lửa.

Ajanta có 29 hang động được hình thành vào khoảng 200 năm trước BC cho đến 650 năm AD, hang động được cắt theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vực thẩm núi đá. Sông Beghora chạy qua lòng vực và vào mùa mưa quang cảnh thật là tuyệt đẹp. Các tu sĩ Phật giáo đã đục khoét tạo nên những hang động và không ai biết tới chúng cho đến khi các binh lính Anh quốc tình cờ khám phá vào năm 1819.

Do bị bỏ quên như vậy, hang động đã bảo tồn được những bức họa khắc trên tường, tuy nhiên công tác phục hồi cũng bảo vệ vẻ đẹp của chúng. Sau khi thăm viếng những hang động trong ánh sáng lờ mờ (bạn có thể trả tiền để thắp sáng đèn), bạn sẽ thoải mái khi tận mắt xem những điêu khắc trên tường một tài liệu điêu khắc bằng kỷ thuật của Nhật Bản trong một bảo tàng viện nhỏ ngay tại chổ. Mặt ngoài của các hang động có những điêu khắc lộng lẫy hình Đức Phật nhiều dạng và kích thước khác nhau.

Bên trong hang động cũng có rất nhiều điêu khắc hình Phật khổng lồ làm cho các tín đồ Phật tử thấy mình rất nhỏ bé khi chiêm ngưỡng. Một bức khắc Đức Phật nằm cực kỳ lớn gây ấn tượng đối với du khách, những ngọn đèn cầm tay phản chiếu thắp sáng mọi nơi của hang động. Tuy nhiên, những quyến rũ chính của những hang động Ajanta là những điêu khắc trên đá và trên tường đẹp tuyệt vời được làm từ các tu sĩ Phật Giáo từ thời xa xưa.

Trong số đó những bức điêu khắc đẹp nhất được thấy ở tại động 17, tại đây người ta thấy có nhiều bức điêu khắc về cuộc sống hằng ngày, các lễ hội hoàng gia, và khán giả được mô tả chi tiết. Bức họa một phu nhân hoàng tộc được các người hầu giúp vận y phục là một trong những bức họa nổi tiếng nhất ở Ajanta.

Từ những bức điêu khắc này, các nhà nghiên cứu có thể biết được những câu chuyện thời kỳ xuất hiện của Ikat nổi tiếng. Các nhân vật hoàng tộc trong các bức khắc họa mặc trang phục “sà rong” mà kiểu mặc trông rất giống như các sà rong ngày nay.

Chuyến thăm viếng Ellora phải thực hiện vào ngày khác vì nó hoàn toàn ở khác hướng. Con đường băng qua pháo đài nổi tiếng nằm ở trên đồi Daulatabad (cách Aurangabad 15km), pháo đài dài giống như là một tảng đá lớn dáng kim tự tháp được xem như không thể chinh phục được.

Pháo đài dài là một việc làm hiện rõ nhất của lịch sử, thời kỳ Mohammd Bin Tughlak, người cai trị kỳ quặc ở Delhi, quyết định dời kinh đô của ông đến đó vào thế kỷ thứ 14.

Trong khi Ellora là mục đích của tôi, tôi dành cho Daulatabad một ngày khác. Ellora chỉ cách Dautalabad một khoảng cách ngắn (cách Aurangabad 30km), nơi đây có 34 hang động được đẻo từ đá bởi nhiều tôn giáo khác nhau. Nó có lẽ là một trong những nơi hòa hợp tinh thần tôn giáo trên thế giới gồm 12 hang động lâu đời nhất của Phật Giáo, 17 của Ấn Độ giáo và 5 còn lại là của Kỳ na giáo.

Những hang động được cắt vào bên trong một ngọn đồi dài khoảng 2 km và phần lớn có những hành lang đi vào phức tạp. Một số hang động có 3 hoặc 2 tầng và một số thậm chí có cả hành lang bên ngoài hang động chưa làm xong, một số khác có những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời.

Ngôi đền uy nghi Kailash được các tín đồ thăm viếng tấp nập vào hầu hết là trung tâm hấp dẫn du khách ở Ellora. Đây là thể hiện của nghệ thuật kiến trúc đền thờ cắt từ đá của Ấn Độ đã đạt đến đỉnh cao nhất. Ngôi đền bao gồm một sân rộng 81 mét dài, 47 mét rộng và 33 mét cao. Ở phần chính giữa, ngôi đền chính được xây cao hơn và nối với vòng bên ngoài bằng một cái cầu. Chung quanh vòng rào là hành lang triển lãm, phía trước là hai con voi bằng đá đặt ở bên cửa căn phòng Nandi.

Trong số những hang động của tôn giáo Jain, hành lang thành Indra Sabha là đẹp nhất. Thiết kế trên mặt đất thì giống như ngôi đền Kailash, nhưng phần bên trên có những chạm trổ điêu khắc tuyệt vời. Nhiều hình ảnh thành Tirthankars, Parasnath, và Gomateshwara, chung quanh thành Gomateshwara có vườn thảo mộc và thú vật. Bên trong điện thờ là hình thành Mahavir ngồi, đây là vị thánh Kỳ Na Giáo thứ 24 và là vị Tirthankars cuối cùng.

Những dấu vết của các tranh vẽ phải còn có thể nhìn thấy trên trần nhà và trên tường. Các hang động Phật Giáo có thể được xây bởi những người đã rời bỏ Ajanta vì một lý do không rõ, những hang động này kém lôi cuốn vì khu vực quá rộng và hang động không có tập trung ở một chỗ, phần lớn khách tham quan có khuynh hướng đi thẳng tới đền Kailash.

Trên đường về, tôi dừng ở Khuldabad (cũng đưọc gọi là Rauza) để xem bia mộ của vua Urangzeb nằm trong vùng Alamgir Dargah ở trung tâm thành phố. Thật ra không có bia mộ ở đây, chỉ là một nấm mộ đơn sơ. Vì đại đế Mughal này, (Aurangabad được gọi theo tên của ông), đã cai trị vùng rộng lớn nhất của Hindustan vào lúc ông băng hà, được chôn cất trong một nấm mộ trơ trọi và chỉ có một miếng đá hoa dựng đứng ghi tên ông. Điều này để tiếp nối tính keo kiệt mà Aurangzeb đã thực hiện trong suốt cuộc đời của ông. Sau này, người Anh đã xây một hàng rào bằng đá hoa chung quanh nấm mộ.

Thật là một nơi yên nghĩ khiêm tốn và bình yên cho một vị đại đế mà cuộc đời ông đã gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên còn có nơi nào tốt hơn để yên nghĩ mãi mãi bằng nơi hội tụ nhiều đức tin tôn giáo như nơi này. Tôi chắc rằng các thế kỷ qua sẽ chứng minh điều đó.

Thanh Thảodịch

--- o0o ---

Nguồn: phatviet.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2016(Xem: 25724)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 22 ngày từ 21-11 đến ngày 12-12-2016 Lệ phí: $5,900 (cho Phật tử tại Úc) & US$5,900 Mỹ Kim (cho Phật tử tại Mỹ & Canada): chi phí cho vé máy bay quốc tế khứ hồi (Sydney\Los Angeles - Taiwan – India & India – Taiwan – Sydney/Los Angles), Vé máy bay trong nội địa Ấn Độ (không dùng xe lửa), Bảo hiểm + Thuế phi trường + Vé vào cửa tham quan, Hotel (3 hoặc 4 sao) + Tips + Chi phí 3 bửa ăn sáng, trưa, chiều. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ-Tích Lan, chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Phái đoàn dự kiến sẽ khởi hành ngày 21-11-2015, gồm 22 ngày để viếng thăm chiêm bái tất cả những Phật tích Ấn Độ cũng như đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Lệ phí chuyến đi là: A$5,900 cho Phật tử
07/10/2016(Xem: 5980)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 10827)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3554)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 10006)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4838)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 6896)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 6603)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 12335)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 5161)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]