Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Nhân kiệt không đời nào thiếu

12/02/201216:01(Xem: 7190)
10. Nhân kiệt không đời nào thiếu
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT

NHÂN KIỆT KHÔNG ĐỜI NÀO THIẾU

Cách Thành Đô 16km về hướng tây có một ngọn núi tên là Thanh Thành[27]. Đây là một ngọn núi với 37 đỉnh với rải rác nhiều đền đài của Đạo giáo. Nơi đây, trong thời gian đầu công nguyên có một đạo sĩ tên là Trương Đạo Lăng[28] đã thành lập Đạo giáo. Trương Đạo Lăng, tương truyền là cháu bảy đời của Trương Lương, mới đầu học Nho giáo nhưng khi về già học "Tiên thuật" của Lão giáo. Ông soạn ra sách "Đạo thư" gồm 24 thiên để làm cơ sở căn bản giáo lý của "Thiên sư đạo".

Từ đó động của ông trong núi Thanh Thành được gọi là Thiên sư động. Ngày nay tại đó có một đền thờ Trương Đạo Lăng, trong đó còn lại một bức tượng của ông, đền kiến lập từ đời nhà Tùy (589-618), nhưng được xây dựng lại cuối đời nhà Thanh (1644-1911). Giáo lý của Thiên sư đạo dựa vào tư tưởng của Lão Tử, phối hợp với bói toán chú thuật và lấy phép phù thủy chữa bệnh giúp dân. Vì mỗi khi chữa bệnh, đạo sĩ được phần lễ tạ năm đấu gạo nên đạo này còn được mệnh danh là "Ngũ Đẩu mễ" [29]. Trương Đạo Lăng phải là tiền bối của các đạo gia xuất chúng của Trung Quốc như Vương Phù, Vương Khâm Nhã, Trương Quân Phòng, Lã Đồng Tân, Vương Trùng Dương.

Trong số này có Lã Đồng Tân là người sáng lập Toàn Chân giáo, điều hòa ba nguồn tư tưởng Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Đến tận nơi, tôi mới thấy núi Thanh Thành quả là một ngọn núi thâm u huyền bí, cảnh quan hầu như có thần. Tôi theo xe cáp leo tận đỉnh Thanh Thành, nơi đó có hai cây Ginkgo, lá như cánh quạt, mỗi cây một ngàn năm tuổi đứng chầu trước cửa đền. Đệ tử đạo giáo ngày nay không thiếu, họ mặc áo đen, đầu búi tóc.

Tứ Xuyên còn hân hạnh được xem là quê hương của Lý Bạch, một trong những thi hào vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông sinh năm 701 tại Tây Vực, trong một vùng đất nào khuyết danh ở phía tây của Tứ Xuyên, mẹ ông là người xứ đó. Nghe đến Lý Bạch suốt ngày ôm bầu rượu, cuối cùng cũng vì rượu mà chết, ta dễ nghĩ ông là một thư sinh ốm yếu. Nhưng không phải, do dòng mẹ là người Tây Vực, ông hết sức cường tráng, mười lăm tuổi đã rèn kiếm, tự cho là "sức địch nổi muôn người".

Ông nhận Tứ Xuyên là quê hương, viếng Thành Đô thăm đền Vũ Hầu, viếng Bạch Đế thành khóc Lưu Bị, lên núi Thanh Thành đọc sách nhớ Trương Đạo Lăng. Ông lên cả núi Nga Mi bên bờ Mân Giang để ngắm trăng, nghe Thục Tăng Tuấn đàn cầm. Nga Mi là ngọn núi cao hơn 3100m, trên đó dưỡng khí đã loãng. Lên đó để ngắm trăng nghe đàn hẳn phải là người có sức của lực sĩ. Nhưng Lý Bạch không phải nổi danh vì sức khỏe mà ông để lại cho đời một nhân cách vô song và gần 20.000 bài thơ mà nội dung thì Đỗ Phủ cũng phải thán phục "Bạch dã thi vô địch" [30].

Nếu Lý Bạch là "Tiên thơ" thì Đỗ Phủ là "Thánh thơ" [31]. Đỗ Phủ cũng dùng bước rất lâu tại Tứ Xuyên. Ông sinh năm 712, thua Lý Bạch 11 tuổi. Đời ông là đời đi chơi, lấy chuyện đi chơi làm thú vị. Trên đường Tráng du [32] đó, năm 744 ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương. Mùa thu năm sau hai người chia tay không bao giờ gặp nhau nữa nhưng tình bạn gắn bó suốt đời. Đời ông khi làm quan, khi bị cách chức, khi chịu loạn lạc, rất nhiều cay đắng. Ông nghèo tới mức có lúc phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh cho con ăn. Năm 48 tuổi, Đỗ Phủ đưa gia đình về Thành Đô, dựng nhà trên hai mẫu đất hoang bên bờ Hoãn Hoa, viết thư xin bè bạn các loại hoa để làm thành "Thành Đô thảo đường", nhà hướng về núi Nga Mi, đánh cờ với vợ, câu cá với con, uống rượu với người hàng xóm.

Thế nhưng đời ông vẫn không yên vì sau đó lại xảy ra loạn lạc, ông chạy loạn một thời gian rồi năm 55 tuổi lại về Tứ Xuyên, nhà ở gần Bạch Đế thành. Về sau ông cùng gia đình chạy loạn nữa và chết trên thuyền năm 770. Ngày nay đến Thành Đô ta sẽ thấy một con sông nhỏ tên là Hoãn Hoa, nó là một nhánh của sông Mân Giang. Trên bờ Hoãn Hoa, không xa miếu Vũ Hầu Khổng Minh ta còn thấy "Thành đô thảo đường" xưa của Đỗ Phủ, kỷ niệm ông sống ở đây bốn năm, từ 759 đến 763.

muihuongtram-03-10%2833%29

Tôi đến thảo đường cũ của ông, ngày nay nó đã trở thành một khu vực nổi tiếng cho khách du lịch. Suối Hoãn Hoa hầu như nước đọng không chảy, mơ màng dưới các cây cổ thụ. Bèo và lá vàng trên suối được vớt thường xuyên cho nước được trong. Băng qua Hoãn Hoa là vài chiếc cầu kiến trúc theo lối xưa, đưa ta đi từ tòa nhà này qua tòa nhà khác để giới thiệu con người và thơ văn Đỗ Phủ. Tôi đến gần tượng của ông bằng đá đen. Bức tượng này phải là một tác phẩm hết sức thành công. Đó là một khuôn mặt trí tuệ, đồng thời có một nét bình dân gần gũi với quần chúng. Lạ thay, bức tượng đá mà toát ra một chút đăm chiêu, một chút căm tức, đúng như con người của ông.

Thành Đô còn ghi dấu hài của một nữ sĩ, đó là Tiết Đào (769-834). Bà là người Trường An nhưng thân phụ làm quan tại đất Thục nên bà lưu ngụ tại Thành Đô. Bà làm thơ từ năm lên tám lại xinh đẹp lạ thường, giao du với những danh sĩ đương thời. Bạch Cư Dị, Vương Mục đều có thơ xướng họa với bà. Phía nam Thành Đô ngày nay, bên cạnh đại học Tứ Xuyên, ta còn lại một khuôn viên với một tòa lâu các gọi là Vọng Giang lâu, gồm bốn tầng, cao 30m, là nơi có thể ngắm sông Mân giang. Tôi đến nơi thì Vọng Giang lâu đóng cửa không còn cho khách lên lầu. Cách đó không xa có một cái giếng từ thời nhà Đường, đó là nơi bà lấy nước để chế tạo thứ giấy hoa thông, một thứ giấy màu đỏ thẫm, mang tên bà là "Tiết đào tiên". Miệng giếng rất lớn, đường kính dễ chừng 5m, nay đã được nắp gỗ đậy kín. Thú vị nhất là ta tìm thấy trong công viên này một vườn trúc với 140 loại được trồng tặng bà vì Tiết Đào là người yêu trúc.

Khoảng 300 năm sau Tiết Đào có một tăng sĩ kỳ dị tu trong chùa Chiêu Giác ở Thành Đô. Đó là Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135). Thầy của ông là Pháp Diễn. Ngày nọ Pháp Diễn nói chuyện xong với một viên quan đề hình (cảnh sát thời nay) xong hỏi Viên Ngộ: "Thế nào là ý Tổ sư sang?". Hỏi xong Pháp Diễn tự trả lời: "Cây bách trước sân, xem xem". Tưởng Pháp Diễn nói chơiù thế thôi nào ngờ Viên Ngộ nghe xong đại ngộ! Về sau, Viên Ngộ trở thành thiền sư xuất chúng và với môn đệ của ông, dòng thiền Trung Quốc phất lên một lần nữa trước khi tàn lụi. Viên Ngộ là người soạn tập công án Bích Nham Lục và cuốn sách khó hiểu này trở thành tác phẩm quan trọng nhất của Thiền tông.

Trong tác phẩm này Viên Ngộ lấy nguồn gốc là những công án của Tuyết Đậu Trùng Hiển [33], thêm vào những bình giải của mình. Những lời bình đó lại cực kỳ tuyệt hảo về văn chương đến nổi người đọc dễ đâm ra mê văn chương hơn là nội dung công án, vướng vào chữ nghĩa, phản lại tinh thần "bất lập văn tự" của thiền. Học trò của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo [34] thấy cơ nguy đó nên đem đốt Bích Nham lục. Mãi đến thế kỷ 14 có một cư sĩ trên là Trương Minh Viễn đi góp nhặt lại, tham khảo mọi nơi và xuất bản lại nên ngày nay ai cũng có thể đọc Bích Nham lục. Thế nhưng đọc là một chuyện, hiểu được là một chuyện khác.

Thành Đô, thủ phủ nước Thục, tưởng là một miền biên địa hạ tiện, không ngờ là chỗ ghi dấu của đạo sĩ, thi sĩ và thiền sư. Thế nhưng điều đó không có gì là lạ tại Trung Quốc, vì đạo sĩ, thi sĩ và thiền sư khắp nơi đều có trong xứ sở mênh mông này. Đạo, Thơ và Thiền, đó là ba suối nguồn tâm linh quan trọng nhất của học thuật Trung Quốc và điều kỳ lạ là chúng đan quyện vào nhau, ảnh hưởng chan hòa lên nhau.

Tư tưởng chủ yếu của Đạo là ngắm nhìn thiên nhiên và trực nhận qui luật bao trùm trời đất, từ đó mà rút ra phép hành động cho con người. Cái nhận thức của Đạo là tri kiến trực giác từ thiên nhiên, cái hành động của Đạo là làm mà không tác ý. Vì những lẽ đó mà Đạo tìm nơi thơ phú khả năng diễn đạt tuyệt vời nhất. Thi nhân Trung Quốc qua của bao thế hệ thường là những người tìm cảm hứng nơi thiên nhiên, dùng thiên nhiên để diễn tả nội tâm. Thơ của họ tuy ngắn nhưng là bức tranh sinh động về thiên nhiên, tâm hồn của họ chính là tâm hồn của Đạo.

Còn ảnh hưởng của Đạo giáo lên Thiền tông cũng là điều rất rõ. Thiền chủ trương trở về với tự nhiên, "tâm bình thường là đạo" [35], vì vậy mà rất gần với Đạo giáo. Thiền Trung Quốc là sự phối hợp hài hòa giữa giáo lý của các thiên tài tôn giáo Ấn Độ và cốt tủy của văn hóa Trung Quốc để trở thành một tông phái độc lập, nhất là sau Lục Tổ Huệ Năng. Với Huệ Năng thiền Trung Quốc dám từ bỏ cả Kinh Nhập Lăng Già của Đạt-ma từ phương xa mang qua Trung Quốc, vì thế mà có chuyện Lục Năng xé kinh, Đại Huệ đốt Bích Nham Lục. Schumann viết "Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng nếu không có người mẹ Trung Quốc thì đã không trọn vẹn"[36].

Cuối cùng, nhiều thi sĩ cũng là thiền sư như Vương Duy, được người đời mệnh danh là "Thi Phật", Tô Đông Pha, cư sĩ đạt đạo, đồng thời cũng là một trong "bát đại gia" của Trung Quốc. Truyền thống vừa tu thiền vừa làm thơ cũng thể hiện rõ nét trong các thiền sư đời Lý, Trần của Việt Nam.

Ngày nay, tiếc thay ba suối nguồn tâm linh Đạo, Thơ và Thiền hầu như đã tắt lịm tại Trung Quốc. Thiền tông, với đúng nghĩa "dĩ tâm truyền tâm" đã tàn lụi từ đời nhà Tống. Đạo gia với câu "Không ra khỏi cửa, mà biết được việc thiên hạ" [37] ngày nay đã bị nền học thuật chính thống hiện đại của Trung Quốc coi khinh, chế giễu. Và thơ, nhất là thơ Đường chắc chắn không bao giờ trở lại được thời kỳ vàng son của mình. Thậm chí có người nói với tôi, khẩu âm Trung Quốc đọc thơ Đường cũng còn chẳng hay nữa, chỉ còn khẩu âm Việt Nam mới may ra!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2018(Xem: 24355)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
05/05/2018(Xem: 3855)
Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.
01/05/2018(Xem: 9794)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
02/04/2018(Xem: 22469)
Ngôi làng Nhật rực hồng mùa hoa anh đào Thường là nơi có hoa anh đào nở sớm nhất, Kawazu, cách Tokyo 2 giờ tàu thu hút hàng triệu du khách đến tham quan vào mỗi mùa xuân.
02/04/2018(Xem: 6124)
Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất, Một trong những bí ẩn về ngôi đền cổ Kailasa, Ấn Độ khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm qua là: Làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?
04/01/2018(Xem: 4770)
Chúng tôi được cơ duyên trường Đại họcGautam Buddha University mời thuyết giảng với đề tài Đem Chân Thiện Mỹ qua Hình thức Chánh Niệm đến với Giáo viên, Học sinh và Học đường trong Hội nghị quốc tế về "Phật giáo: Các truyền thống, tư tưởng và bất đồng" từ ngày 7-9 tháng 9 năm 2017 tại Đại học Gautam Buddha. Trong dịp này chúng tôi có cơ duyên làm quên với một số Tăng Ni Việt Nam đang du học tại trường Đại họcnày. Chúng tôi có nhã ý mời quý Thầy Cô đi thăm viếng những thánh tích Phật Giáo nơi này, thế là sau buổi chia sẻ của mình. Chúng tôi được thuận duyên đi thăm Dharamsala, xứ sở của người Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ mà Ngài Dalai Lama, người đã định cư ở đây từ năm 1959 khi phải ly hương cố Quốc.
15/12/2017(Xem: 121952)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
29/11/2017(Xem: 5246)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
11/11/2017(Xem: 9763)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca. Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Sở dĩ được gọi là động tâm vì bốn nơi này là Thánh địa rất linh thiêng, khiến cho khách hành hương bị xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn dõng mãnh hơn trong sự nghiệp tu tập.
27/10/2017(Xem: 4213)
Kỳ này công ty Đặng Lê, Sài gòn, tổ chức tour viếng thăm Miền Trung Nhật Bản như thủ đô Tokyo, núi Phú Sĩ (Fuji), thành phố Kyoto và Osaka. Phái đoàn gồm có 30 vị trong đó có 19 chư tôn đức tăng ni như Thượng Tọa Thiện Hảo (trưởng đoàn), TT Tâm Hiếu, TT Lệ Thọ, TT Nguyên Sĩ, TT Phước Chí, TT Trung San, Sư Bà Như Cảnh, Ns Hạnh Quang, Ns Giới Hương, vv… và 11 vị là Phật tử. Thời gian đi từ ngày 17/10/2017 đến 22/10/2017 vì tháng 10 là bắt đầu mùa thu, nên nhiều nơi lá bắt đầu đã chuyển màu đỏ vàng, nên tour này được công ty gọi là Japan - Điểm đến mùa thu lãng mạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567