Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Hành Trình Về Phương Đông

07/07/201116:05(Xem: 3403)
Chương 10: Hành Trình Về Phương Đông

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
(Life and Teaching of the Masters of the Far East)
Tác giả: Blair T. Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong

Chương 10

Hành Trình Về Phương Đông

“Yêu cầu chấm dứt cuộc du khảo. Mọi tài trợ cắt đứt. Trở về Luân đôn ngaỵ”

Bức điện tính đến bất ngờ, làm phái đoàn hết sức sửng sốt. Bác sĩ Kavir cho biết một tờ báo ở Luân đôn đã ghi nhận rằng phái đoàn khoa học ưu tú nhất Anh quốc, đã quỳ mọp bên cạnh những đạo sĩ “trần truồng” xứ Ấn để nghe dạy bảo.

Dư luận quần chúng hết sức phẩn nộ, đòi đại học Oxford phải ngưng ngay các cuộc du khảo và triệu hồi phái đoàn trở về để giải thích. Phái đoàn lập tức lấy xe lửa trở về Bomby.

(Ghi chú : Khi đó Ấn độ đang là thuộc địa của Anh, và vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp còn rất mạnh) Nhật ký của giáo sư Spalding :

“Thật là bất ngờ khi chúng tôi nhận được bức điện tín, kèm theo đó là một bức thư của Lãnh sự quán Bombay cùng những mẫu báo nói về những giáo sư đại học của Hoàng gia đã “quỳ mọp” bên cạnh những phù thuỷ Ấn mang rợ để nghe dạy bảo. Lời tường thuật đầy ác ý của một ký giả thiếu sáng suốt, đã phá hoại công trình sưu tầm nghiên cứu đang diễn ra tốt đẹp. Làm sao có thể giải thích cho quần chúng hiểu rằng ngoài các phong tục, tôn giáo hỗn độn, phức tạp, hoang đường, mê tín dị đoan còn ẩn dấu các chân lý cao đẹp mà người Âu cần nghiên cứu. Đành rằng Ấn độ đã ngủ say trong bao thế kỷ nay, nhưng trong sự suy đồi vật chất vẫn tiềm tàng một sinh lực tâm linh mãnh liệt đang chờ đợi được đánh thức.

Chúng tôi đã học hỏi nhiều trong cuộc du khảo này, bài học đầu tiên do một người Anh, thương gia Keymakers đã dạy :

- Để nghiên cứu một cách vô tư và khoa học, người Âu cần gạt bỏ lòng tự kiêu, thành kiến văn hoá, chỉ giữ gìn một đầu óc khoa học, phê bình chặt chẽ để có thể xuyên qua rừng người mê tín tìm đến sự thật.

Như một viên ngọc quý cần phải được mài dũa, cuộc đi tìm chân lý cũng thế, chúng tôi đã mất mấy năm trời tìm tòi, gạn lọc mới gặp được các vị đạo sư tiêu biểu cho đời sống tâm linh thực sự của xứ Ấn. Nhờ những may mắn tình cờ, chúng tôi đã gặp các sinh hoạt tâm linh cao thượng mà ít người Âu nào có diễm phúc khám phá. Tất cả những chân lý từ trước đến nay chỉ được truyền bá một cách hết sức bí mật, thận trọng, đã được tiết lộ cho chúng tôi. Là một phái đoàn khoa học, chúng tôi đã phân tách kỹ lưõong, kiểm soát cẩn thận, phê bình chặt chẽ và đặt câu hỏi cho đến khi thật rõ ràng. Mỗi người chúng tôi đều ghi chép vào sổ tay cá nhân riêng những sự kiện quan sát, sau đó chúng tôi cùng nhau kiểm điểm, bàn luận và kiểm chứng lại tài liệu này cho đến khi tất cả đồng ý là chính xác, mới ghi vào hồ sơ chính. Nhờ phương thức này, chúng tôi quả quyết rằng tài liệu ghi nhận hoàn toàn đặt căn bản trên nền tảng khoa học chứ không phải sự tin tưởng hay hiểu biết của một cá nhân.

Chúng tôi hy vọng khi công bố, các kết quả này sẽ là một nhịp cầu thông cảm giữa hai văn hoá và thúc đẩy những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn. Sự kiện vừa qua đã thay đổi tất cả và làm sụp đổ mọi kỳ vọng khiêm tốn nhất. Giáo sư Allen tin rằng nếu chúng tôi trở lại Luân đôn tuyên bố những điều khám phá và giải thích lý do một cách rõ ràng có thể quần chúng sẽ có thiện cảm hơn chăng ? Tôi không nghĩ như thế, hiện tại còn quá sớm để thay đổi một dư luận bắt nguồn từ những quan niệm hẹp hòi, những thành kiến và sự tự hào mù quáng.

Người Âu chỉ nhìn Ấn độ như một xứ chậm tiến, một thuộc địa dốt nát, mê tín đầy những kẻ thất học, chứ nào thấy được những giá trị tinh vi, những khoa học tiến bộ được che dấu cẩn thận dưới ánh nắng thiêu đốt miền nhiệt đới.

Giáo sư Mortimer và nhóm khoa học gia Hoa kỳ có ý muốn tách riêng và tiếp tục cuộc nghiên cứu vì xứ Hoa kỳ dù sao cũng ít thành kiến hơn. Đại học Yale và Harvard sẵn sàng bảo trợ cuộc du khảo, nhất là khi nó đã có kết quả. Với tư cách trưởng phái đoàn, tôi không muốn thấy công trình tốt đẹp bị gián đoạn nhưng cũng không muốn đại học Hoa kỳ hưởng hết kết quả, dù sao tôi cũng là một người Anh, với mọi tự hào về truyền thống Oxford đã đào tạo ra chúng tôi, và chúng tôi muốn tên tuổi nó trong cuộc khảo cứu tiền phong này.

Viên lãnh sự lạnh nhạt tiếp đãi phái đoàn trong căn phòng nhỏ. Y chỉ mẫu báo nói về cuộc nghiên cứu đang trở nên một đề tài hấp dẫn, được báo chí khai thác triệt để :

- Các ông nên biết điều một chút, dù sao các ông cũng là những khoa học gia, giáo sư đại học lừng lẫy, có chân trong hội Khoa học Hoàng gia. Các ông là đại diện cho thành phần danh dự, ưu tú nhất nước Anh… Các ông đã làm mất uy tín Hoàng gia, tại sao các ông không chịu ngồi yên ở Oxford ? Cái xứ nóng bực này có gì đâu để khảo cứu….

Giáo sư Oliver nổi nóng :

- Đó là việc riêng của chúng tôi, anh biết gì mà nói …

Viên lãnh sự nhếch miệng cười nhạt :

- Đó không phải việc riêng của các ông nữa, nó liên quan đến danh dự Hoàng gia, danh dự Oxford. Các ông nên biết tôi cũng xuất thân từ Oxford….

Giáo sư Oliver buột miệng :

- Nếu anh xuất thân từ Oxford thì anh phải biết cuộc khảo cứu này sẽ làm rạng danh đại học của chúng tạ Một ngày nào đó, người ta sẽ nói rằng chính Oxford đã tiên phong trong việc khảo cứu các hiện tượng huyền bí, các môn Yoga….

- Yoga ? Yoga là cái gì ? Ông muốn nói đến một loài thú nào chăng ?

Giáo sư Oliver há hốc miệng, không nói thêm lời nào. Một sự ngờ nghệch như vậy có thể tha thứ được đối với một công dân tầm thường, vô học, chỉ quanh quẩn nơi xó nhà, chưa hề ra khỏi tầm chuông nhà thờ Westminster… Đằng này y là một lãnh sự, đại diện cho Hoàng gia, xuất thân từ Oxford và đã sống ở Ấn độ hơn 6 năm nay. Viên lãnh sự xem xét thông hành và cho biết phái đoàn phải rời Ấn độ ngay trong tuần lễ sau.

***

Nhật ký của giáo sư Spalding :

Trong khi mọi người trở về khách sạn, chờ đợi ngày lên tàu trở về Luân đôn. Tôi vẫn linh cảm sẽ có một chuyện gì xảy ra. Tôi lang thang trong khu phố Bombay đông đúc, đầu óc mơ hồ, không biết phải làm gì. Tôi cố ôn lại những việc xảy ra trong vòng nửa năm quạ Quả thế, từ hôm thất vọng đi lang thang như thế này trong thành Benares. Tôi đã gặp một người Ấn cao lớn, khác thường đã chuyển giao thông điệp của một Chân Sự Từ đó khắp mọi nơi, phái đoàn luôn luôn được che chở và may mắn gặp gỡ những người dành trọn đời cho việc đi tìm chân lý, những người đã thắng đoạt thiên nhiên, đã chinh phục được các sức mạnh vô hình trong trời đất, đã có quyền năng phi thường… Đúng như lời người đó nói, sự nghiên cứu đã vén mở được những điều phái đoàn muốn tìm kiếm, nhưng mọi người vẫn chưa hài lòng. Chúng tôi ao ước được gặp vị Chân Sư bí mật, một người mà tôi có cảm giác đã quen, đã biết từ một tiềm thức xa xôi nào. Trong giây phút đó, tôi bỗng có một ý tưởng lạ lùng, bằng tất cả sức mạnh tư tưởng tôi ao ước vị Chân Sư bí mật này hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy cho chúng tôi gặp mặt.

Đang đắm chìm trong dòng tư tưởng triền miên bỗng tôi giật mình, một cảm giác lạ lùng như một luồng điện chạy dọc theo xương sống, khiến tôi mở choàng mắt ra. Dưới chân một cây cổ thụ cao lớn, cành lá xum xuê, một người Ấn với khuôn mặt phương phi, quai hàm rộng, trán cao, cặp mắt tinh anh có khả năng thu hút người khác. Còn ai vào đây nữa, chính người Ấn lúc đầu mà tôi đã gặp tại thành Benares. Chính người này đã mang thông điệp đầu tiên cho phái đoàn. Tôi vội vã chạy đến mừng như gặp bạn cố trị Người Ấn mỉm cười :

- Thế nào ? Việc nghiên cứu của các ông tốt đẹp chứ ? Tôi hy vọng Brahmananda, Sudeih Babu, Mahasaya, Harishinanda, Hamud El Sari… không làm các ông thất vọng.

Tôi há hốc miệng, không nói được câu nào. Tại sao người này dường như biết tất cả ?

Người Ấn mỉm cười :

- Bạn mến, cách đây nửa năm, bạn có hỏi tôi rằng, các bậc Chân Sư có thật hay không ? Nếu có thật tại sao các ngài không xuất hiện dạy dỗ quần chúng ? Sự ẩn dật đâu có lợi ích gì ? Lúc đó, trong lòng bạn thật sự không lấy gì tin tưởng về sự hiện hữu của những cá nhân đã tiến xa trên con đường đạo. Tôi đã trả lời rằng, vì không biết rõ các ngài nên quan niệm thông thường không thể xét đoán các ngài một cách đứng đắn. Thực ra các bậc toàn thiện luôn luôn xuất hiện để giúp đỡ thế gian một cách lặng lẽ, âm thầm. Đa số mọi người tin rằng các ngài phải hiện ra trong hào quang rực rỡ, với các phép thần thông biến cõi trần đau khổ này thành một cõi thiên đàng. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra… Khi đó bạn không hoàn toàn đồng ý, là một người Thiên chúa giáo, bạn vẫn nghĩ rằng, đấng Christ đã hứa sẽ trở lại cứu rỗi tất cả… Thực ra đấng Christ có bao giờ rời bỏ chúng ta đâu. Lúc nào ngài chả luôn bên cạnh ta, giúp đỡ chúng tạ Sự tin tưởng rằng ngài sẽ trở lại trong một vầng hào quang sáng chói là một điều không đúng. Chúng ta chỉ quen tìm kiếm thượng đế bên ngoài như một đấng toàn năng có thể giúp ta thoa? mãn những điều mong ước, chứ không chịu tìm kiếm ở nội tâm, nơi ngài luôn ngự trị. Tôi hy vọng sự tiếp xúc với các đạo sĩ trong thời gian qua sẽ giúp bạn một căn bản vững chắc, một niềm tin mãnh liệt để có thể tiếp tục việc nghiên cứu.

Tôi kinh ngạc đến sững người, không những người Ấn này biết rõ tất cả mà dường như còn đọc được tư tưởng người khác. Người Ấn mỉm cười hiểu ý :

- Các bạn đã được chỉ dẫn về khoa Yoga, các phương pháp dưỡng sinh, cõi giới vô hình, môn chiêm tinh bí truyền, các luật vũ trụ, quan niệm về Phàm Ngã và Chân Ngã…. Các bạn đã tỏ ra say mê, thích thú vì đó là điều khao khát bấy lâu nay, đúng không ?

- Tại sao… tại sao ông lại biết rõ như vậy ?

Người Ấn dịu dàng :

- Vì tôi là người được chỉ thị phải giúp đỡ các bạn. Chính tôi đã theo dõi tư tưởng các bạn từ khi phái đoàn vừa đặt chân đến xứ này. Tôi hết sức thông cảm sự bất mãn, buồn phiền, chán nản suốt hai năm đầu , khi các bạn đến thăm các đền đài nguy nga, tiếp xúc với các đạo sĩ nổi tiếng nhưng không học hỏi được điều gì mới lạ. Thay vì gặp các bậc hiền triết, các bạn gặp toàn những kẻ bịp đời, những người giữ chức tước, địa vị thật cao mà công phu tu hành, trì giới lại rất thấp. Thay vì gặp những đạo sư có kinh nghiệm tâm linh, các bạn gặp những tu sĩ miệng nói thao thao như nước chảy mà chả biết mình đang nói gì, hình như chân lý cao siêu mà y trích dẫn từ kinh điển không dính dáng gì đến đời sống an nhà, sung sướng trong các đền thờ đồ sộ của y cả. Tất cả đều là những thử thách cho sự nghiên cứu của các bạn. Một chân lý có giá trị thực sự phải chịu nổi các thử thách của thời gian. Cuộc đi tìm chân lý cũng thế, nó đòi hỏi một sự cố gắng và một tinh thần khoa học, suy xét để gạt bỏ các điều mê tín, các thành kiến. Các bạn đã xứng đáng được truyền dạy những chân lý cao đẹp đó, tôi mới đến gặp bạn tại Benares và chuyển giao thông điệp của một vị Chân Sự Nhờ thế các bạn mới thực sự gặp được những người tiêu biểu cho nền minh triết của Á châu. Tuy nhiên, như tôi đã nói nếu bạn muốn đi xa hơn để gặp các bậc chân sư thì lại khác….

- Ông tin rằng chúng tôi có thể gặp các ngài ?

- Dĩ nhiên, nếu các bạn chọn con đường này, nó sẽ là một cuộc hành trình khác hẳn cuộc hành trình vừa quạ Các bạn sẽ không thể đứng bên ngoài mà nhìn vào, để nghiên cứu, ghi nhận như một khách bàng quang. Cuộc hành trình này phải là một kinh nghiệm cá nhân. Một sự hiểu biết mà không do mình tìm ra. Kinh nghiệm thật ra chỉ là một hiểu biết hời hợt, nông cạn. Sự hiểu biết do người khác mang lại, dù bằng bất cứ phương tiện nào, cũng chỉ là kinh nghiệm của người đó. Ta không thể trông đợi một chân lý đến từ bên ngoài, mà phải biết thế nào là đủ để dừng lại, để trở về. Đi xa tức là trở về, đó mới là con đường đứng đắn. Cuộc hành trình này không như lần trước “đi ra ngoài”, tiếp xúc với các đạo sư, ghi nhận những tinh hoa, soạn thảo tài liệu, mà phải là một cuộc hành trình “trở về”, một cuộc hành trình về phương đông. Các bạn không thể nhân danh phái đoàn đi quan sát, ghi nhận nữa, mà phải là một nhóm người đi tìm chân lý và sống với chân lý đã học được. Trong cuộc hành trình này, các bạn sẽ không được công nhận bởi các đại học, dư luận quần chúng. Danh vọng của bạn có thể bị xuyên tạc, điều bạn học hỏi có thể bị chế nhạo, nghi ngờ. Các bạn sẽ hết sức cô đơn, nản lòng, thối chí, có lúc bạn sẽ sợ hãi và đâm ra nghi ngờ những điều đã xảy ra. Tóm lại, các bạn cần suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Nếu trở về Luân đôn một thời gian, đợi dư luận lắng dịu, các bạn có thể công bố những điều ghi nhận, nhưng mọi người có tin hay không lại là chuyện khác. Nếu muốn tiếp tục, các bạn phải rời bỏ tất cả để làm một cuộc hành trình lên Tuyết Sơn. Đây là giây phút quyết định.

- Nếu chúng tôi muốn tiếp túc cuộc hành trình thì phải làm thế nào ?

Người Ấn mỉm cười :

- Tại sao bạn lại cứ hỏi tôi, phải làm gì ? Tôi phải làm thế nào ? Nếu muốn các bạn chỉ việc lên đường, có thế thôi.

Định mệnh con người luôn luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu đã vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, chúng tôi đã đứng trong làng Potar, ngay sát chân dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Chúng tôi đã bỏ lại tất cả, danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến, tự ái cố hữu của người Tây phương.

Cuộc hành trình về phương Đông của chúng tôi bắt đầu.

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2016(Xem: 5501)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 8757)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3169)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 8057)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4432)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5568)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5388)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11455)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4689)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6149)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567