Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Đời Sống Siêu Nhân Loại

07/07/201116:05(Xem: 3643)
Chương 8: Đời Sống Siêu Nhân Loại

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
(Life and Teaching of the Masters of the Far East)
Tác giả: Blair T. Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong

Chương 8

Đời Sống Siêu Nhân Loại

Cuộc gặp gỡ những đạo sư đại diện cho nền minh triết cổ truyền xứ Ấn, đã làm cho phái đoàn phấn khởi, nhưng còn các bậc Chân Sư (Rishi), những vị này như thế nào? Tại sao một vị chân sư bí mật gửi thông điệp cho các đạo sư yêu cầu giúp đỡ phái đoàn? Đây là một dấu hỏi lớn mà mọi người hết sức thắc mắc. Liệu chúng tôi có thể gặp các bậc chân sư không? Những vị này ở đâu? Giáo sư Mortimer đã hỏi giáo Kavir, và ông này cho biết có quen một đạo sĩ tu hành tên Akila Bakhtir vốn thường qua lại nhiều trong dãy Tuyết Sơn và có kiến thức rộng về những hiền triết ẩn tu nơi đây. Phái đoàn bèn tìm đến đạo sĩ này, đó là một ông lão gầy như hạc, vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười.

Giáo sư Mortimer nôn nóng :

- Theo lời truyền tụng thì ông đã có dịp tiếp xúc với các đạo sĩ Tuyết Sơn?

Đạo sĩ xác nhận :

- Đúng thế, tôi đã có dịp gặp gỡ các bậc thánh nhân đó.

- Ông tin rằng họ là những thánh nhân ?

- Dĩ nhiên, không những tôi tin mà còn biết rõ họ là những bậc hiền giả.

- Dựa vào tiêu chuẩn nào mà ông quả quyết như vậy ? Họ có biểu diễn quyền năng hay làm gì khác người không ? Liệu có thể có những bậc siêu nhân như vậy không ?

Đạo sĩ gật đầu :

- Sự có mặt trên thế gian của những bậc thánh nhân là điều hợp lý, nếu ta tin các luật: Luân hồi, Quả báo, Tiến hoá và Nhân quả. Nếu quan sát, ta sẽ thấy con người đều có các trình độ khác nhau. Có người kém ta rất xa, có người lại hơn ta rõ rệt. Nếu nhân loại tuần tự tiến hoá thì trải qua nhiều kiếp sống, và thời gian, tất phải có những người đã tiến bộ rất xa chứ. Theo tôi biết, đã có những người tiến xa hơn hàng ngũ nhân loại hiện nay, đã khai mở một vài giác quan thượng đẳng, quyền năng siêu việt mà ta gọi là bậc Thánh Nhân. Sự thực, các quyền năng này đều tiềm tàng trong mọi người chúng ta, chờ đợi cơ hội khai mở. Khi khai mở các quyền năng này, ta sẽ thấy rõ các nấc thang tiến hoá của nhân loại và nhận định rằng ở mỗi nấc thang đều đã có kẻ đạt đến. Lịch sử các quốc gia đều chứa đựng công trình vĩ đại của các bậc vĩ nhân trên mọi lãnh vực hoạt động. Những người này, trong phạm vi riêng biệt của họ đã vượt xa quần chúng và tầm hiểu biết của những người đương thời. Thí dụ như các bác học, các nhà tư tưởng lớn. Sự tiến hoá chẳng qua chỉ là biểu lộ của sự sống thiêng liêng, con người càng ngày càng trở nên tốt đẹp, tế nhị vì sự sống vô cùng cần được biểu lộ qua hình thể đó. Một bậc toàn thiện là việc tự nhiên, hợp lý do sự kết tinh đến mức tuyệt đỉnh của một con đường tiến hoá dài và liên tục. Tất cả kinh điển mọi tôn giáo đều chứng minh sự hiện diện của các bậc siêu nhân. Mọi tôn giáo khi thành lập đều có các bậc thánh nhân xuất hiện. Người Ấn có các thần linh như: Brahman, Vishnu, Shiva hoặc các đấng cao cả như Krishna, Sancharacharya. Tín đồ Phật giáo thì có đức Thích Ca, đức Quan Thế Âm. Tín đồ Thiên chúa giáo thì có đấng Jesus, các nhà tiên tri, các bậc thánh; các bộ lạc man dã cũng có các thần linh riêng của họ.

- Xin ông giải thích rõ hơn về sự tiến hoá này?

- Luật tiến hoá vũ trụ định rằng mọi vật đêu thay đổi theo thời gian để tiến trên những con đường định sẵn. Dĩ nhiên, đi nhanh hay chậm còn tùy cá nhân và hoàn cảnh chung quanh. Loài thảo mộc là kết tinh của loài kim thạch, loài cầm thú sau thảo mộc, và loài người tiếp theo loài cầm thú. Cũng như thế, loài người có một cứu cánh nhất định, một giới hạn mà khi họ vượt qua thì họ sẽ bước vào một giai đoạn mới. Nói một cách khác, trên loài người là đời sống Siêu Nhân Loại. Trong mỗi con người có ba phần chính : xác thân, linh hồn, và tinh thần. Tinh thần là điểm linh quang tiềm tàng trong mọi con người mà ta gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như Phật tính, Chân Ngã, Thần tính, v…v..

- Bằng chứng vào đâu mà ông đưa ra thuyết này ?

- Đây không phải là một giả thuyết, trong sự tu luyện, tôi ý thức được điều này. Các tôn giáo lớn cũng nói như thế. Đức Phật đã nói, “Mọi chúng sinh đều có Phật tính.” Thánh Paul định nghĩa con người gồm ba phần : xác, hồn, thần… Sự tiến hoá là sự trở về với thượng đế, trở về với con người thật của mình, phát triển Phật tính của mình trọn vẹn, để giác ngộ. Danh từ tuy khác nhưng nội dung đều giống nhau, tôi cố gắng giải thích theo quan niệm mà người Âu có thể hiểu được, sự hợp nhất với thượng đế nghĩa là trở về với ngài vì chúng ta đều là một phần của ngài. Theo sự hiểu biết của tôi về luật tiến hoá, thì với con người, thể xác họ đã phát triển khá hoàn hảo, nhưng đa số vẫn chưa chủ trị được xác thân. Một người tiến cao là người đã chủ trị được xác thân, đặt nó dưới sự kiểm soát của lý trí và linh hồn. Một người kém tiến hoá là người còn nhiều thú tánh, chỉ lo nghĩ đến các đòi hỏi của thể xác như ăn uống, ngủ nghê, dục tính. Chính vì thế, họ sẽ gặp nhiều đau khổ để học lấy sự chủ trị xác thân. Thế gian là một trường học mà trong đó, có yếu tố đau khổ. Sau khi chủ trị được xác thân, là việc kiềm chế thể vía. Thể vía hay tư tưỏong là điều rất khó kiểm soát, chinh phục. Ta thấy nhiều người tuy đã kiểm soát hành động của xác thân, nhưng vẫn còn để tư tưởng chạy lung tung như ngựa bất kham, không theo một đường hướng nào nhất định. Sự định trí, bắt tư tưởng phải theo một đường lối suy nghĩ sẽ đưa ta đến sự kiểm soát thể vía. Sau đó là sự kiểm soát thể trí, nghĩa là sử dụng trí tuệ để suy nghĩ, phân biệt, phá tan các tà kiến, các màng che phủ của vô minh. Định trí suy nghĩ là một việc, nhưng suy nghĩ chân chính, đứng đắn lại là một việc khác. Chỉ khi nào cả ba thể : xác, hồn, trí hoàn toàn được kiểm soát thì ta sẽ hoà hợp với Chân Ngã. Từ đó, phàm nhân và Chân nhân hoà hợp làm một, con người sẽ tiến hoá đến một giai đoạn mới, trở nên một bậc chân tiên. Khi đó, con người bước vào một đời sống trường cửu của tinh thần, đời sống của đấng “Christ”. Đó là một đời sống huy hoàng, tốt đẹp, vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta, và không thể diễn tả bằng ngôn ngữ.

- Ông tin rằng tất cả đều tiến tới đời sống đó ?

- Dĩ nhiên, tiến hoá là một định luật vũ trụ và rồi ai cũng sẽ phải đi trọn con đường đó. Ta có thể làm ác, ích kỷ, đi ngược dòng tiến hoá, nhưng làm thế ta chỉ làm chậm trễ sự tiến bộ của mình, nhưng không thể chận đứng được dòng tiến hoá của nhân loại. Vấn đề đặt ra là thời gian, con người có thể đi đến mục đích trong thời gian ngắn nhất hoặc dài nhất . Thí dụ như ta có thể bơi xuôi dòng, ngược dòng hay chơi vơi ở một chỗ, nhưng dòng nước vẫn chảy và dù muốn hay không trước sau gì ta cũng trôi từ nguồn đến biển cả. Sống thuận theo thiên ý là bơi xuôi dòng, nghịch thiên ý là ngược dòng. Đa số con người thường chơi vơi, không nhất quyết, lúc chìm đắm, khi nổi trôi, có lúc ngược dòng, có khi lại xuôi dòng vì chưa ý thức sáng suốt để nhận định con đường phải theo.

- Nhưng làm sao biết đường nào là đường phải theo ?

- Chính vì con người bơ vơ, lạc lối nên mới có các bậc Thánh nhân chỉ bảo hướng dẫn. Sự hiện diện của các bậc như đức Phật, Chúa, Krishna…và các vị giáo chủ khác là để hướng dẫn cho nhân loại. Tiếc thay, con người chỉ thích ai nói thuận ý mình, đúng với điều mình mong ước, chứ không thích những điều “đúng sự thật”, không thích bị đánh thức…..

- Làm sao mình có thể biết được đâu là “đúng sự thật”?

- Con người có trí khôn, có óc phân biệt để làm gì ? Tại sao không chịu sử dụng chúng để lựa chọn một con đường tốt đẹp ?

- Ông muốn nói đến con đường đạo ? Làm sao ta có thể bước vào cửa đạo ?

Đạo sĩ vuốt bộ râu mỉm cười :

- Có bốn nhân duyên đưa ta đến cửa đạo. Nhân duyên thứ nhất là gần gủi, tiếp xúc, thân cận với những bậc thiện tri thức, những người đang đi trên đường đạo. Thí dụ như trong một tiền kiếp ta có dịp tiếp xúc với một vị đạo sư, giám mục, một người bề trên có kinh nghiệm tâm linh sâu xạ Chúng ta hết sức khâm phục và thiết tha mong rằng ta sẽ có các kinh nghiệm như vậy. Một hoài bão như thế chắc chắn sẽ giúp ta gặp đạo trong kiếp sau. Nhân duyên thứ hai là nghiên cứu sách vở, nghe giảng giải về đạo lý. Càng ham nghiên cứu ta càng muốn tìm hiểu và đi sâu vào đạo nhiều hơn, và dĩ nhiên khi hiểu biết, ta sẽ thay đổi đời sống để cho nó có ý nghĩa hơn và đó là bước chân vào đường đạo. Nhân duyên thứ ba là sự mở mang trí tuệ, vì một lý do nào đó, ta nhận thức những việc xảy ra rồi phân vân, đặt câu hỏi tại sao nó lại xảy ra như vậy? Từ sự hoài nghi ta suy gẫm, quan sát, học hỏi bằng sức mạnh của tư tưởng và có thể khám phá ra chìa khoá mầu nhiệm, các nguyên tắc đạo lý. Đây là con đường tu Thiền Định mà các ông đã nghe nói đến. Nhân duyên thứ tư là sự trau dồi hạnh kiểm, tu thân, làm các việc thiện, mở rộng lòng bác ái, quên mình để giúp đỡ mọi người và dần dần ánh sáng tâm linh sẽ soi sáng hồn ta.

- Xin ông cho biết thêm về các bậc siêu nhân mà ông đã từng tiếp xúc.

Bakhir mỉm cười, vuốt nhẹ chùm râu bạc :

- Tôi đã gặp nhiều đạo sư có quyền năng siêu việt, có vị đã sống nhiều thế kỷ và đạt quả vị rất cao. Điều đặc biệt là các ngài xét mọi sự vật với một quan niệm khác hẳn chúng ta vì trong tư tưởng các ngài không còn một chút ích kỷ như đa số chúng tạ Các ngài đã loại trừ bản ngã thấp hèn, không còn sống cho mình mà cho tất cả. Ngoài đặc tính đó, các ngài còn phát triển hoàn toàn về mọi phương diện. Đa số chúng ta đều bất toàn, không mấy ai đạt đến trình độ cao tột. Ngay cả các nhà thông thái, bác học cũng chỉ đạt đến trình độ cao tột trên một phương diện nào đó thôi, và còn nhiều khía cạnh khác chưa được hoàn hảo. Chúng ta đều có mầm mống của mọi đặc tính, nhưng chỉ một vài phần thức động và phát triển không đồng đều. Các bậc siêu nhân là người đã phát triển toàn vẹn mọi đặc tính trên phương diện ngoài tầm hiểu biết của chúng tạ Phần lớn các vị siêu nhân đều có hình dáng bề ngoài tốt đẹp. Xác thân các ngài đều hoàn toàn về mọi phương diện và ít chịu ảnh hưởng của thời gian, có vị đã sống nhiều thế kỷ mà trông vẫn khoẻ mạnh như một người ngũ tuần. Tôi đã gặp một vị đạo sư sống hơn 2000 năm nay, ngài cai quản một viện cổ tàng trong lòng núi. Viện cổ tàng này chứa đựng rất nhiều tài liệu dồi dào, phong phú dường như để ghi lại dấu tích toàn thể lịch sử tiến hoá của nhân loại. Trong đó có chứa đựng các hình thể của nhiều giống người đã sống trên mặt địa cầu, từ giống dân Lemurian đến các loài người khổng lồ từ thời xa xưa. Có các mô hình diễn tả sự biến đổi của lớp vỏ địa cầu sau các thiên tai, cũng như sự di chuyển của các giống dân trên các lục địa. Có các bản thảo bút tự rất cổ của các bậc đạo sư, giáo chủ, như có một bản viết của chính đức Phật khi ngài còn là thái tử Siđhartạ Có các ngăn tủ bằng gỗ lim kiên cố chứa các tài liệu giáo lý nhiệm mầu, có thứ viết bằng các văn tự lạ lùng của những nền văn minh đã biến mất từ lâu. Ngoài ra còn có các bản đồ, mô hình các thành phố cổ xưa của quá khứ cũng như các di tích động vật rất cổ xưa….

Giáo sư Mortimer lên tiếng :

- Ông có nhớ chỗ đó không ? Làm sao có thể đến nơi đó được ?

Đạo sĩ nghiêm nghị :

- Dãy Hy Mã Lạp Sơn không phải nơi ai muốn đi, muốn đến dễ dàng được vì nó chứa đựng nhiều bí mật huyền bí và có các tinh linh canh giữ, phải có một nhân duyên lớn mới có thể đến các thánh địa đó được.

- Nhưng tại sao các bậc siêu nhân lại cứ ẩn lánh, không ra mặt giúp đỡ nhân loại, không công bố các tài liệu mầu nhiệm đó cho mọi người ? Cất dấu như thế có lợi gì đâu ?

- Các ngài lúc nào cũng giúp đỡ nhân loại bằng cách ban rải các luồng thần lực xuống trần gian để muôn loài có thể hưởng thụ chả khác nào ánh sáng mặt trời đối với cây cỏ. Sự giúp đỡ của các ngài hết sức rộng lớn, ngoài sự tưởng tượng và tầm hiểu biết của con người. Việc công bố hay cất dấu các tài liệu đều có lý do mà ta không thể nghĩ bàn được…

- Theo thuyết tiến hoá ông vừa trình bày, thì trên con người còn có một đời sống siêu nhân, và như thế hẳn còn các bậc cao cấp nữa ?

Bakhir bật cười một hồi rồi mới trả lời :

- Các ông vẫn còn quan niệm cấp bậc, hơn kém, chức tước….Một khi đã giải thoát khỏi luân hồi, sinh tử trở nên một bậc chân tiên (Asekha) thì thánh đạo chia ra làm bảy con đưòong cho các ngài chọn lựa. Dĩ nhiên, sự hiểu biết của tôi còn nông cạn và thiếu sót nên tôi chỉ cóthể cắt nghĩa một cách sơ lược. Các ngài có thể bước vào những cảnh giới vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta, các cảnh giới này có tên gọi như : Niết bàn, thượng thiên, phi tưởng phi phi tưởng xứ… Sau khi bước vào các cõi này, một ngày nào đó các ngài sẽ chuyển kiếp xuống trần trong bầu thế giới tương lai như một bậc giáo chủ. Đây là con đường Dharmakaya. Các ngài có thể bước vào trạng thái tâm linh với một ý nghĩa huyền bí mà tôi không biết rõ, đây là con đường Sambhogakya. Các ngài có thể hoà hợp với kho thần lực vũ trụ để làm các công việc hợp với định luật vũ trụ, đây là con đường Nirmanakya. Các ngài có thể ở lại thế gian, giúp đỡ nhân loại, dưới hình thức một vị Bồ tát đây là con đường Bồ Tát Đạo (Boshivartakya). Ngòai những con đường khác ra sao tôi không được biết rõ. Theo sự hiểu biết của tôi thì số người giải thoát đã ít mà số người ở lại để giúp đỡ thế gian còn ít hơn. Hiện nay, tất cả đang chuẩn bị cho một vận hội mới, đó là sự lâm phàm của một đức chưởng giáo tương lai mà danh từ chính xác nhất gọi là Di Lặc Bồ Tát.

Bakhir im lặng một hồi rồi tuyên bố :

- Một ngày nào đó các ông sẽ hiểu biết rõ hơn điều tôi muốn nói. Thật ra các điều này đã được tiên đoán từ lâu và lưu trữ trong một viện cổ tàng ngầm dưới lòng núi xứ Tây Tạng. Các tài liệu này được các đức Lạt Ma giữ gìn rất cẩn thận.

- Làm sao chúng tôi có thể xem các tài liệu vô giá đó. Xứ Tây Tạng vẫn còn chính sách bế môn tỏa cảng, không giao tiếp với bên ngoài, nhất là với người da trắng.

Bakhir mỉm cười bí mật :

- Này các ông bạn, tôi chỉ có thể nói như thế này thôi. Sự hiện diện của các ông tại xứ Ấn độ không phải một việc ngẫu nhiên. Các ông tốn suốt mấy năm đi sưu tầm chân lý mà có thấy gì đâu, có đúng không? Đó chẳng qua chỉ là một thử thách mà thôi. Các ông không thấy chỉ một thời gian ngắn mà các ông đã tiếp xúc với các đạo sư minh triết nổi tiếng nhất Ấn độ và được tiết lộ những điều chưa từng công bố cho một người Âu nào? Nếu không có thông điệp của một vị Chân Sư thì làm sao các ông gặp được những người mà ngay cả tín đồ thùân hành nhất xứ Ấn cũng không dễ gì gặp được. Trong một xã hội đầy dị đoan, mê tín, hình bóng chân lý gần như phai mờ, người dân xứ này muốn còn phải mất công, thế mà các ông được chỉ dẫn những điều vô giá một cách dễ dàng. Có bao giờ các ông tự hỏi tại sao không? Một người Âu chả bao giờ chịu ngồi chung chiếu với người Ấn, vì hệ thống dị biệt, nhưng các ông đã gác bỏ thành kiến đó, dẹp bỏ tự hào dân tộc để ngồi cạnh những đạo sư rách rưới, đó là một cố gắng không nhỏ. Các ông đã vạch qua rừng người mê tín, các đạo sĩ giả mạo, bịp bợm, các tu sĩ không chân chính để tìm gặp những người đáng gặp gỡ và chăm chú nghe dạy bảo. Đó không phải là việc dễ dàng, có thể các ông không biết, nhưng các ông đã vượt qua những thử thách phi thường. Tây tạng không bao giờ đón nhận một du khách bên ngoài, nhưng với các ông sẽ là một ngoại lệ, vì các ông được che chở bởi một vị chân sự Các ông sẽ lãnh một sứ mạng lớn là kêu gọi thế giới bên ngoài hãy quay về phương đông, với quê hương tinh thần của họ. Quay về không phải để tìm kiếm một chân lý mới, một tôn giáo mới hay một kiến thức gì mới lạ. Nhưng để hiểu biết rằng chân lý luôn luôn ẩn tàng khắp nơi, tôn giáo chỉ là những con đưòong khác nhau đưa đến chân lý.

Toàn thể phái đoàn yên lặng nhìn nhau, quả thế chỉ một thời gian ngắn họ đã gặp biết bao đạo sư, được chỉ dạy những chân lý quý báu. Đó không phải một may mắn tình cờ mà như có sự sắp đặt trước.

- Ông biết ràng có một vị chân sư muốn giúp đỡ chúng tôi ?

- Đúng thế! Tôi biết rõ chuyện này nên các ông mới có thể gặp tôi hôm naỵ Tôi biết các ông đang khao khát sự hiểu biết, thật ra một số trong các ông đã từng học đạo từ tiền kiếp, nay trở lại Ấn độ dưới bộ da người ngoại quốc. Tuy nhiên, các ông không nhớ những điều đã học. Nhưng khi nhân duyên đến, các ông sẽ phục hồi ký ức. Định mạng đã dẫn dắt các ông trở lại Á châu để hoàn tất một sứ mạng cao cả….

Toàn thể mọi người ngạc nhiên và xúc động vô cùng. Lòng ao ước gặp vị chân sư bí mật gia tăng. Giáo sư Mortimer cố gắng thốt lên vài câu :

- Nhưng đến bao giờ chúng tôi mới có thể gặp ngài ?

- Thời gian không còn lâu nữa, đến khi đó các ông sẽ biết. Tôi chỉ có thể nói đến đây thôi.

Phái đoàn im lặng hồi lâu, sau cùng giáo sư Wentz lên tiếng :

- Chúng tôi nghe nói ông biết thuật khinh công ?

Đạo sĩ bật cười :

- Điều này đâu có gì lạ. Chỉ là một phương tiện di chuyển tầm thường, nhỏ mọn mà thôi.

- Nhưng điều này phản khoa học, làm sao có thể chứng minh được ?

Bakhir mỉm cười gõ nhẹ lên chiếc gậy trúc, bất ngờ thân hình ông ta nhấc bổng lên không trung như có một sợi dây vô hình kéo lên. Ông ta vẫn ngồi yên trong tư thế liên hoa không cử động. Toàn thể mọi người sửng sốt, tuy họ đã chứng kiến nhiều phép lạ nhưng sự kiện bay bổng lên không trung là một điều lạ lùng, ngoài sự tưởng tượng. Đạo sĩ bỗng xoay mình, thân thể ông bỗng như một cơn lốc bay vọt ra xa với một tốc độ rất nhanh, chỉ trong chớp mắt ông đã xa cách phái đoàn đến mấy chục thước.

Đạo sĩ nói vọng lại :

- Này các ông, tại sao con người lại phải bò lết trên mặt đất? Nếu loài người có quyền năng hơn loài thú thì y phải bay cao hơn chim, lội nhanh hơn cá chứ ? Tại sao y không làm được như vậy? Phải chăng đó là quan niệm duy vật về bản chất của mình? Tư tưởng y chỉ nghĩ rằng mình chỉ có thể đi được mà thôi. Tùy cảm nghĩ mà con người bị giới hạn hay không giới hạn, tự do hay nô lệ. Nếu biết rõ mình và phát triển khả năng của mình một cách đứng đắn, họ có thể làm hầu như mọi chuyện.

Đạo sĩ lao mình vùn vụt trên con đường đất ngoằn ngoèo, chỉ mấy phút ông đã mất hút chỉ để lại phía sau một đám bụi mờ. Tất cả mọi người xúc động, không ai nói nên lời, giáo sư Mortimer cầm máy ảnh nhưng không sao chụp được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2014(Xem: 7502)
20/3/2015: Khởi hành từ Đức/Mỹ/Úc. Đáp máy bay đi Osaka, Kansai International Airport.. 21/3/2015: Đến Osaka và xe đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Khởi hành đi Hiroshima, nơi xưa kia bị Hoa Kỳ dội bom nguyên tử. Viếng thăm chùa và ngài Địa Tạng không đầu ở vùng Fuchu và cầu nguyện. Trở về lại Hiroshima và nghỉ lại khách sạn. 22/3/2015: Khởi hành đi Hyogo. Nghỉ lại khách sạn. Chiêm bái Vương đường Phật giáo. Một tự viện hiện đại với những công trình kỷ lục: Chánh điện trang nghiêm trang trí 10.450 hoa văn gỗ chạm khắc và 320.000 hoa văn
20/07/2014(Xem: 7982)
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".
27/06/2014(Xem: 7223)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
06/06/2014(Xem: 12722)
Ai cũng biết, Ấn Độ là một nước có một nền văn minh rất lâu đời. Hơn thế nữa, nơi đó còn sản sanh ra các triết gia, các đạo gia và có rất nhiều tôn giáo và thần linh. Có thể nói Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca. Tôn giáo nổi tiếng và thạnh hành nhứt trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, phải nói đó là Bà La Môn Giáo, mà hiện nay gọi là Ấn Độ giáo. Đồng thời, Ấn Độ còn có nhiều danh lam thắng cảnh với ngọn núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ cao nhất thế giới. Đất đai rộng rãi là một bán đảo lớn có trên 5 triệu cây số vuông và với một dân số hơn cả tỷ người. Dân số được xếp loại đứng hàng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc. Có thể nói, vị thế Ấn Độ giống như hình tam giác mênh mông, đáy ở phía Bắc, tức dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ; đỉnh thì ở phía Nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu. Phía Tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần với Ấn Độ.
10/05/2014(Xem: 15322)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
03/05/2014(Xem: 12514)
Tứ Đại Danh Sơn theo truyền thuyết, là những nơi có các vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng, hiện thân tu hành để hóa độ chúng sanh. Đó còn là những nơi thắng cảnh nổi tiếng tuyệt vời vượt thời gian qua nhiều phương diện của Phật giáo Trung Quốc từ xưa tới nay. Vì thế, mà hằng năm có nhiều đoàn du lịch đến những nơi nầy để tham quan chiêm bái. Xưa nay, đã có biết bao tác phẩm xưng tán ca ngợi hết lời nhiều điều mầu nhiệm thiêng liêng ở những nơi thắng tích nầy. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm chuyên tải mỗi cách nhìn khác nhau. Có những tác phẩm chuyên sâu trong lãnh vực khảo cứu nặng phần triết lý, hay lịch sử. Có những tác phẩm chỉ diễn tả những phong cảnh núi non hay chuyên sâu trong lãnh vực phong hóa, mỹ thuật. Dù nhìn từ góc độ nào tự nó cũng đã mang lại cho nhơn sinh nhiều điều tìm hiểu, học hỏi thú vị.
22/03/2014(Xem: 9470)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
17/03/2014(Xem: 6633)
Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều tỉnh ở Canada có 80 người do Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont, California làm Trưởng Đoàn. Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có 74 người do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ làm Trưởng Đoàn. 154 thành viên của đoàn từ nhiều nơi đã tập trung tại New Delhi, đáp chuyến bay đi Patna, Bihar (Ấn Độ), mở đầu chuyến hành hương tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali). Đoàn đã đến viếng hơn 100 địa điểm, trong đó các địa điểm tham quan chính tại 3 quốc gia là:
09/03/2014(Xem: 7870)
Key Gompa là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm trên đỉnh một đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở độ cao 4.166m so với mực nước biển, gần sông Spiti, trong thung lũng Spiti của tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.Amusing Planet
07/03/2014(Xem: 10189)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]