Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Sinh hoạt ở các tỉnh của Tây Tạng

21/03/201105:25(Xem: 5939)
Chương 6: Sinh hoạt ở các tỉnh của Tây Tạng

DU LỊCH XỨ PHẬT
Tác giả: Montgomery Mc. Govern, Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Chương 6: Sinh hoạt ở các tỉnh của Tây Tạng

Nước Tây Tạng chia ra năm mươi ba tỉnh, mỗi tỉnh có một viên quan cai trị, thường ở trong một cái lâu đài to lớn cất trên cao, dựa theo triền núi, nhìn ngay xuống chợ búa của dân gian, chung quanh là đồng bằng. Lâu đài xây cất cũng uy nghi tráng lệ lắm, tuy chịu không nổi với súng đại bác hiện đại, chớ cung tên và súng thường khó mà phá được. Người ta xây cất lâu đài uy nghi, chẳng những là để phòng ngừa những khi binh biến, mà còn để làm cho dân gian kính sợ phục tùng nữa.

Phía trong nhơ nhớp tối tăm, chứ nhìn bề ngoài thì đẹp lắm. Trông thấy phải nhận là mỹ thuật khéo léo tài tình, nhưng không hợp với trình độ thấp kém, lạc hậu của dân chúng xứ Tây Tạng.

Vào khi thua trận năm 1940, hai thành Gyangtsé và Pari bị phá nát. Và khi ký hòa ước, người ta cấm không cho dựng lại hai cái lâu đài ở các tỉnh thành ấy. Nhưng ít lâu sau, chính phủ Tây Tạng cũng cất lại to lớn như xưa. Và chính phủ Anh không thể nào ngăn cản được, nên Tây Tạng dần dần xây cất lại tất cả các đền đài. Sự đặc biệt đáng chú ý về hành chính là: mỗi tỉnh đều có hai viên quan cai trị, một người về thuộc giới tu sĩ, một người là cư sĩ. Không cần nói ai cũng biết là vị tu sĩ có quyền thế hơn, lại nhờ có học thức hơn, nên chịu trách nhiệm về thư từ và tin tức trực tiếp với cấp trên. Còn viên quan cư sĩ kia thì lo về những việc thông thường. Lương bổng của quan chức không được dồi dào lắm, nhưng họ vẫn làm giàu rất nhanh! Thông thường, mỗi vị nhận một địa phương là năm năm, nhưng cũng có khi chưa đúng kỳ đã đổi đi hoặc quá kỳ mà còn ở lại. Chính phủ thường thuyên chuyển quan lại từ tỉnh này sang tỉnh kia, vì sợ để ở một chỗ quá lâu rồi họ không phục tùng chính phủ trung ương. Các quan địa phương có đủ quyền hành như vua một nước nhỏ, mỗi năm cống hiến về kinh một lần, phần lớn là nộp bằng bơ, lúa, lông cừu.

Việc sinh hoạt trong mỗi tỉnh không lấy làm phiền phức. Lại về mùa đông thì không có thú gì vui, người nào có việc cần phải đi lại Shigatsé và Lhassa mới hưởng được nhiều cuộc giải trí. Tôi có biết một viên quan vẫn ở tại kinh, không hay về tỉnh, giao phó công việc cho người thay mặt mình, còn mình thì hưởng sự sung sướng sang trọng ở kinh đô.

Tôi xem đền đài và cảnh vật đã chán, mới nằm ngủ lại. Nhưng ngủ không lâu, vì phải dè dặt. Tôi bèn ra khỏi thành trước cùng với La-ten, để mấy người kia lo sắp đặt hành lý và trả tiền rồi theo sau. Trời trong, bóng hồng đã chói trên các đỉnh núi Hy-mã-lạp-sơn. Phong cảnh đẹp như ghi vào ký ức, không thể nào quên. Tôi ngừng lại mà ngắm cái tuyệt hảo của tạo hóa! Tôi đang đứng trước cảnh quang đãng, chung quanh là các hòn núi cao, có cả ngọn Everest là cao nhất trên thế giới.

Đất cát ở đây phì nhiêu lắm, nhưng thời tiết thì khắc nghiệt. Phần thì hay giông bão, phần thì nắng gắt, nên không dễ có được mùa màng. Ở Ấn Độ, một cánh đồng bằng như vầy có biết bao là người với vật, còn ở đây thì phóng mắt tận bốn phương trời không thấy một đám ruộng, một cái nhà, hoặc một sinh vật nào.

Khỏi thành Kampa-Dzong đã xa, tới một chỗ đường rẽ làm ba, tôi bèn dừng lại đợi mấy người kia. Chờ không lâu, giây lát họ kéo tới, Sa-tăn cưỡi ngựa đi đầu. Nhưng tôi lấy làm ngạc nhiên vì không phải anh đi với hai người kia, mà là đến bốn người! Anh ta nói với tôi rằng, vừa thuê thêm hai người phu để vác đồ.

Tôi nghe xong, chết sửng. Tôi mới biết hốt hoảng lần này là lần đầu từ hôm ra đi. Tôi liền rầy la anh chàng thật nghiêm khắc, và nói thẳng rằng trong đời hẳn không còn ai ngu dại hơn anh nữa. Tôi đã dè dặt đủ mọi cách để người khác đừng chú ý, mà anh ta còn thuê thêm hai người cho lớn chuyện. Đây rồi còn phải nhọc lòng hơn mỗi khi ngừng nghỉ ở các làng. Đành rằng mấy con la đang phải chở nặng lắm, nhưng thà bỏ bớt đi một phần hành lý còn hơn là thuê thêm hai người để khuân đồ.

Tôi muốn bảo thôi, nhưng không có cớ. Nếu đuổi họ liền thì họ nghi ngờ, vì họ thấy sao mướn có vài giờ lại thôi, và thấy sao đầy tớ hèn mạt mà lại dám cãi với ông chủ nhà giàu, e họ sanh nghi.

Tôi bảo với Sa-tăn phải giải thích với họ rằng định thuê họ là vì tưởng hai người phụ việc (chỉ La-ten và tôi) còn bị bệnh, nhưng giờ đây nhờ ăn được và đã nghỉ ngơi trọn đêm nên khỏe lại rồi, vậy không cần người theo khuân đồ nữa, sẽ trả tiền cho họ đủ trọn ngày. Sa-tăn muốn cãi lẫy lỗ mãng với tôi, nhưng rồi thấy tôi giận dữ không dằng được, lại thấy tay tôi chụp ngọn dao trong lưng nên phải buộc lòng nghe theo. Sau cùng thì mọi chuyện cũng được dàn xếp yên ổn, mọi người cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình.

Buổi cãi lẫy hôm ấy làm cho về sau có chuyện lôi thôi. Tôi quở trách Sa-tăn nhiều tiếng nặng nề, hắn ta nghe tức lắm, nên căm giận mãi và thành ra đối nghịch với tôi luôn. Hắn còn theo tôi là vì tham tiền, và muốn tới kinh đô để chơi cho biết. Nhưng hắn sẽ tìm cơ hội để làm nhục tôi rửa hờn. Cũng may là những người kia không ai ưa hắn, vì bị hắn hiếp đáp và hành hạ luôn.

Đi vòng, theo nhiều dãy núi nhỏ, đến một chỗ nhiều làng xóm có vẻ sung túc. Chúng tôi dừng lại hỏi thăm đường. Người ta sẵn lòng chỉ và họ cũng không tò mò, nghi ngờ chi cả. Tôi đã được vững lòng về sự giả dạng của tôi rồi. Chỉ còn lo ngại về đường xa xôi và về thái độ của Sa-tăn mà thôi. Chúng tôi không nghỉ trong làng, cùng nhau dựng trại theo ven một con mương giữa trời.

Nước đóng băng thành lớp không dày lắm, tôi lấy đó làm nước uống. Còn mấy người kia lại thích uống rượu mua ở chợ Kampa-Dzong hôm qua. Tôi không uống rượu, ấy là muốn giữ thể diện cho thanh cao. Mình là một người xa lạ dám nghĩ đến việc viếng thăm kinh đô nghiêm cấm, cần phải làm cho bọn này kính phục. Cho nên tôi thường nói với họ rằng tôi có phái điệp tu sĩ của giáo hội Tăng già cấp cho, vì tôi có khảo cứu về Phật học. Nhờ tôi nói tôi là người đạo Phật nên bọn ở mới dám nghe theo mà đi.

Theo giới luật, một tu sĩ không bao giờ uống rượu. Tôi đóng hai vai trò đều được hoàn hảo: đối với những người tôi thuê, họ nghĩ tôi là một tu sĩ, còn trước mắt người ngoài thì tôi là một thằng người làm thuê theo đoàn.

Sa-tăn cũng là một tu sĩ, nhưng rượu gì hắn ta cũng uống không chừa.

Buổi sáng lên đường, đi không bao lâu gặp ngã rẽ. Bên trái là đường về Shigatsé, bên phải đến chùa Sakya. Chùa này có từ rất lâu đời và đã nổi tiếng từ xưa, nhờ sự sắp đặt bên trong và còn nhờ có một pho kinh sách cổ viết bằng tay.

La-ten có biết chỗ này, anh nói rằng cảnh chùa đẹp lắm. Người ta sơn vách từ trên xuống dưới bằng sọc đen và xanh, còn vách phía trong lại làm bằng đất sét nung màu đỏ nên trông rất lạ lùng.

Nội thành Sakya có bốn ngôi đền cất lên theo kiểu Trung Hoa. Mỗi đền có một vị sư trưởng truyền gia. Vị này có quyền cưới vợ. Hồi trước, chùa Sakya là tư dinh của quan phủ tỉnh. Tôi muốn ghé đó rồi sẽ qua Shigatsé, nhưng nghĩ kỹ rồi không đi. Sợ rằng nếu vắng mặt lâu, ở bên Ấn Độ người ta sẽ nghi tôi đã sang Tây Tạng. Vì vậy, nếu tôi muốn vào kinh thành thì phải đi thật nhanh.

Chúng tôi rẽ qua tay mặt và lên một cái đèo. Chỗ này còn khó đi hơn cái đèo hôm trước. Sa-tăn dẫu đang đóng vai ông chủ, nhưng phải xuống ngựa để tiếp sức cho mấy con la. Ba giờ chiều mới lên tới đỉnh đèo. Ở đây có một cái bàn thờ. Tôi lấy một viên đá cúng dường trước bàn thờ và vái lớn tiếng cầu xin đức Phật phò hộ cho được bình yên khi đi đường!

Sau khi qua khỏi một cánh đồng rộng thì đến làng Kuna. Người ta đem chút ít đồ mà bán cho chúng tôi. Dân trong làng là những người sống trôi dạt. Chỗ nào làm ăn được thì họ tới, cùng nhau đùm bọc chở che cho nhau và lo nuôi thú vật mà bán ra ngoài. Họ vẫn không ưa những người ở thị tứ. Thấy bọn tôi cũng là người trôi dạt nên họ có cảm tình. Tôi có mua được sữa để dùng nhưng phải nói với họ rằng trong bọn có người bệnh cần phải uống sữa cho nhiều. Ở Tây Tạng, người ta không ai thích uống sữa. Họ cho rằng sữa cũng như một thứ nước tiểu, chỉ dùng chút ít để làm thuốc mà thôi. Trái lại, họ cho rằng bơ là sạch hơn, nên họ thích dùng bơ để ăn uống và làm dầu đốt đèn.

Bây giờ tôi tính không che trại nữa, vì dùng trại coi giống người phương Tây quá, người ta có thể nghi ngờ. Phải ngủ ngoài trời, những người theo tôi không bằng lòng. Lạnh ghê lắm, tê tái đến cả thể xác lẫn tinh thần. Nhờ có đốt lửa bằng cỏ trộn với phân bò nên cũng đỡ được phần nào, nhưng cả bọn còn phải ôm chặt lấy nhau mà ngủ để được ấm áp hơn.

Mọi người trong nhóm đi ròng rã, thấy buồn lắm. Nhất là Sa-tăn ra vẻ khó chịu hơn ai hết. Mà quả thật, đường đi rất nhọc nhằn. Phần thì trời lạnh, phần đường sá nguy hiểm, lại không được ngừng nghỉ gần xóm làng, bảo sao họ chẳng cứng đầu!

Họ đã toan trở lại. Tôi nói rằng đường sá đã bị tuyết phủ rồi. Họ dần dà lâu mới chịu, nhưng khăng khăng rằng nếu gặp xóm làng thì phải dừng lại nghỉ ngơi. Tôi vẫn biết rằng chậm trễ thời giờ là khó khăn thêm cho chuyến đi của mình, nhưng biết làm thế nào, chẳng lẽ bắt họ phải chịu đói rét mãi ở non cao!

Trong khi đi đường, đôi khi gặp người dừng lại để nói chuyện với bọn tôi. Nhưng nhất là họ thích chuyện trò cùng tôi, vì nghĩ tôi là người tôi tớ hèn mọn nhất trong đám. Họ đâu dám mong trò chuyện với ông chủ Sa-tăn. Ban đầu tôi sợ lắm. Nhưng dần dần về sau, thấy không ai biết tôi giả hình giả dạng, nên mới tha hồ mà chuyện vãn bằng tiếng Tây Tạng, không còn lo ngại chi hết. Cả bọn cho đến bây giờ mới được yên ổn với nhau. Sa-tăn với tôi cũng bớt đối nghịch, và mấy người kia cũng thôi không oán ghét nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 612)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
25/11/2022(Xem: 4083)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI. Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn). Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.
13/03/2022(Xem: 19095)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
08/02/2022(Xem: 7078)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
24/01/2022(Xem: 5308)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
08/01/2022(Xem: 4607)
Nhận được Passport 10 năm vừa mới gửi về sau nhiều lần đắn do suy nghĩ có nên làm mới hay không(đã hết hạn 3 tháng rồi) giữa lúc đại dịch vẫn chưa khả quan lắm, tâm trí tôi miên man nghĩ tới hai chuyến hành hương sau cùng trước khi đại dịch xuất hiện: -Năm 2018 chuyến hành hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Hàn quốc nhân mùa Anh Đào nở hoa ở Nhật Bản từ ngày 2/4/2018-16/4/2018 do TT.Thích Nguyên Tạng làm Trưởng Đoàn và Anh Tony Thạch làm phó trưởng đoàn. -Năm 2019 chuyến hành hương Miến Điện do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn, lẽ ra tôi cũng được tham dự chuyến hành hương Bhutan vào năm này với TT Nguyên Tạng và Anh Tony Thạch nhưng sau chuyến hành hương Miến Điện tôi bị sưng đầu gối và không thể đi bộ nhiều nên đành xin hủy hẹn . .......Có thể nào mình lại có dịp một lần nữa sẽ tham dự một chuyến hành hương khác với Thầy và Anh Tony trong một chuyến tham quan và chiêm bái các địa danh của quý Tổ Sư Thiền Ấn, Trung và Việt Nam nơi mà hành trạng các Ngài còn ghi trong sử sác
16/11/2021(Xem: 6992)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
18/08/2021(Xem: 10592)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
10/07/2020(Xem: 4115)
Chính phủ Nhật đầu tư 12,5 tỷ USD để mời bạn đến du lịch Do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, số lượng du khách đến Nhật du lịch giảm mạnh. Vì thế chính phủ Nhật đã đề ra một phương án là đầu tư gói 12,5 tỷ USD để phục hồi ngành du lịch, trong đó bao gồm chi trả một phần chi phí cho du khách nhằm thu hút họ đến nước này.
29/06/2020(Xem: 4970)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567