Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Hết xuống đầm lầy lại lên đỉnh tuyết...

21/03/201105:25(Xem: 7426)
Chương 3: Hết xuống đầm lầy lại lên đỉnh tuyết...

DU LỊCH XỨ PHẬT
Tác giả: Montgomery Mc. Govern, Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Chương 3: Hết xuống đầm lầy lại lên đỉnh tuyết...

Đi gần tới Gantok là kinh thành xứ Sikkim, tôi muốn ghé lắm, nhưng không dám, vì ở trong thành có nhiều do thám của chính phủ Tây Tạng. Nếu họ biết mình vào và nhận ra thì còn mong gì đến kinh đô xứ Phật nữa. Tới đây, phải băng ngang lầy, lần đi từng người, đã lâu mà không tìm được dấu một con đường mòn. Ngựa và la chở nặng, đi không nổi vì đường lầy. Mấy ngày mới qua khỏi chỗ nầy, tuy là một khoảng dài độ bốn mươi cây số thôi. Đi được là nhờ lấy tre và cây nhỏ kê theo rồi bước lên trên.

Ra khỏi lầy, đi một quãng xa, thỉnh thoảng lại gặp một cái chòi ở riêng một mình hoặc một xóm nhỏ bặt đường đi lại với các nơi. Ấy là nhà và xóm của một dân tộc cổ, người Lepchas. Họ chỉ riêng mình ở theo rừng núi, không gần gũi với một dân tộc nào khác, họ sinh hoạt theo xưa, cày cấy một vài công ruộng, cùng là đánh cá bắt tôm. Họ không thờ đạo nào làm chính, nhưng phần đông đều trọng hai vị thần Thiện và Ác. Cùng một vợ một chồng lo làm ăn, có ai qua đời thì họ thiêu xác hoặc có khi cũng chôn cất. Đó là một dân tộc đã gần diệt chủng, là vì họ không đủ sức để phấn đấu tồn tại nữa.

Chúng tôi đi trưa, nóng nực lắm, mồ hôi chảy ra như xối. Ở trong cảnh ấy, khó mà tin rằng trong tám chín ngày nữa, chúng tôi sẽ đến miền tuyết phủ quanh năm, lạnh buốt tới xương.

Chúng tôi vào nghĩ trong một làng người Lepchas. Tôi đi dạo để khảo sát các việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt của họ, để so sánh với nếp sống với người Sikkim. Họ nói riêng một thứ tiếng, khác với tiếng người Sikkim. Họ sợ mấy người tôi thuê đi theo lắm, vì những người này là người Sikkim. Họ sợ, vì Sikkim là một dân tộc đã chiếm xứ họ ngày xưa. Và tôi phải bảo mấy người của tôi đi chỗ khác rồi hỏi họ mới chịu trả lời.

Ngày kế, 14 tháng 1, chúng tôi lại ra đi, lấy làm nhọc nhằn lắm. Từ hôm đi đến nay chưa xuống dốc lần nào thật cao. Hôm ấy dốc nhìn bắt chóng mặt, lại có đá chất chồng. Người đi không lấy gì làm khó, duy có thú là khổ hơn, cho nên phải lấy dây mà buộc thú lại để làm thắng, nếu có trợt thì kéo chúng nó lại. La xuống dốc khá hơn ngựa, nhưng sau hết có một con ngựa trợt mạnh suýt chết và kéo anh chàng Sa-tăn theo, làm chàng này suýt nữa thì mất mạng.

Muốn được yên ổn, tôi không còn thích vào nghỉ đêm trong làng. Cứ chiều đến thì che trại ngoài trời, mặc tình mà ngắm sao với bầu trời xinh đẹp.

Từ đây, mỗi ngày không còn ăn ba bữa như mọi khi. Sáng trước khi đi, chúng tôi uống nước trà đậm, rồi để bụng trống mà đi, theo phong tục người Sikkim. Ba giờ chiều thì dừng lại, qua bốn giờ là ăn. Mỗi ngày chúng tôi chỉ ăn một lần thôi. Bình thường tôi chỉ ăn một phần cơm nhỏ thì vừa no, bây giờ tôi ăn đến bảy tám quả trứng gà với một tô cơm lớn. Mấy người kia vẫn chỉ ăn có chừng mực.

Tôi ăn được bữa nên thường sai người giúp việc vào xóm mua thêm đồ. Đi đến một chỗ kia, có một quãng cưỡi ngựa được, chúng tôi khỏi dắt ngựa với la. Đường này của một điền chủ làm. Ông ta có trên một tấm bia mướn chạm tại thành Calcutta, Ấn Độ, ghi rõ công lao to lớn của mình. Ông có biết đâu tôi là người đọc được cái bia này trước hết, vì trong xứ nào có ai biết tiếng Anh.

Ông điền chủ này xài tiền không phải cách, nhưng còn khá hơn các điều xa xỉ khác. Nước nhà thì nghèo ngặt mà bọn tư bản thì giàu muôn hộ, xài phá tiền của trong nháy mắt. Như họ dám bỏ bạc ngàn ra để mua dầu thắp trong chùa, mà chùa thì lại bỏ phế gần hư hỏng. Xứ Tây Tạng nghèo chẳng phải vì thiếu tiền, chính là tại người ta xài tiền quá. Nhân một lần dừng chân hạ trại, tôi tính bỏ đồ Âu phục mà mặc đồ Tây Tạng, vì người bản xứ họ hay ngó bộ đồ tây của tôi lắm. Tôi lại sợ rằng họ thấy mình đi vào trong mà không thấy trở ra thì họ đồn dậy lên, bất tiện cho mình. Một bề tôi lại sợ một vài viên quan họ thấy tôi mặc đồ Tây Tạng họ lại càng để ý nghi ngờ, vì tôi có giấy đi các đèo mà còn giả dạng thì đáng cho họ nghi lắm. Sau rốt, tôi mặc đồ Tây Tạng, nhưng không sơn vẽ mặt mày.

Mấy người theo giúp tôi ngỡ rằng tôi không được tỉnh trí, nên không để ý việc tôi thay đổi cách ăn mặc. Họ cứ tưởng rằng tôi sắp trở lại chùa Pemayangtsé, nên tôi phải nói rõ rằng tôi muốn đến thành Lachen mà luận về Phật học với một vị hòa thượng tại đó, rồi mới trở lại chùa Pemayangtsé. Họ không thể nào hiểu được cái chủ ý thật sự của tôi.

Đến một cái làng kia, là làng Drikchu, lúc trước có vài cái suối nước nóng rất hay, trị được bệnh. Du khách thường vãng lai, nhưng từ khi suối bị đá lăn bít, người trong xứ lo dẹp và sửa lại. Bây giờ chỗ ấy vắng tanh, không mấy người ở gần, du khách cũng vắng luôn. Lại chỗ này không có đồ ăn, la và ngựa dành phải dùng măng tre, và mấy người theo tôi phải ăn tạm rau mà chịu. Thay vì rượu chai hiệu Bière với sữa, giờ đây ai nấy đều uống nước trong múc dưới suối trừ cơn khát! Nhưng may gặp một đoàn thương khách đi lại, chúng tôi mua được thịt ướp. Người Tây Tạng họ cắn mà ăn sống, về sau tôi cũng tập ăn như họ vậy.

Tôi giả dạng được kết quả rồi. Người qua đường không còn ngoái lại mà xem và trằm trồ nữa.

Gặp đường lên dốc, nhưng dốc không mấy cao. Đi luôn như vậy, bấy giờ mới hết nóng nực và hết đổ mồ hôi. Nhưng chừng lên khỏi mới hay rằng băng đã phủ kín cả mấy cái đèo. Tôi hay tin mất hết tinh thần, buông xuôi cả tay chân.

Cảnh tượng càng đơn sơ, xa xa ẩn hiện một vài cái nhà hư sập, như vậy cũng làm cho khách bớt nản lòng. Hôm ấy, kiếm một chỗ để che trại cũng không ra, cùng nhau đành đi lại một cái hang đá, ngoài có lá cây bao phủ. Ngủ đến nửa đêm, ai nấy đều thức dậy vì bị đỉa đeo đầy mình. Phải lấy nước muối nhỉ lên mới làm nhã ra từng con. Ngựa và la cũng đều bị đỉa cắn. Chúng tôi phải thức mà phòng bị suốt đêm.

Sáng ra, ngày 18 tháng 1, tính đi thẳng một hơi nên mọi người đều cùng ăn thật no cho vững bụng. Mặt trời mọc, cả bọn đều từ giả cái đỉnh núi trắng xóa mênh mông mang tên là Kinchinjunga. Đỉnh núi này xem coi oai nghiêm lắm, người trong xứ vẫn xem như vị thần bảo hộ cho họ vậy. Đường thật tốt, xa xa đã thoáng thấy mấy hòn núi nằm rãi rác, cho biết là sắp vào được trong địa phận xứ Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2019(Xem: 6155)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
01/04/2019(Xem: 3996)
Nghĩ cũng lạ ... Từ năm 2000, tôi đã có dịp đi du lịch khắp nơi trên thế giới do hoàn cảnh đã được thuận tiện về sinh kế lẫn con cái nhưng chưa có ý niệm gì về hành hương theo tôn giáo . Mãi đến 2003 khi về đến Phú Quốc và được viếng thăm ngôi chùa Hùng Long Tự địa điểm du lịch tham quan thì một ý tưởng thẩm sâu tiềm tàng trong tôi đã phát khởi " Tại sao mình không đến thăm những nơi mà Đức Phật đã được sinh , rồi xuất gia khổ hạnh và chuyển pháp luân hay nhập Đại Niết Bàn mà lại đi thăm thắng cảnh làm gì , nơi nào cũng bao nhiêu đó sông hồ núi non suối thác cũng không khác gì nhau lắm " Sỡ dĩ tôi có ý nghĩ đó vì đã từng tham khảo trên báo địa phương của một du lịch gia người Úc trải nghiệm rằng " Nếu Anh dành được một năm nhàn du thưởng lãm được các cảnh quan của bảy tiểu bang trên đất Úc là Anh có thể thấy được tất cả cảnh đẹp trên thế giới " và tôi tự tin là mình sẽ có ngày viếng được ...mà không ngờ rằng sau này ......Lực bất tòng Tâm
09/03/2019(Xem: 5075)
Vào Tháng Giêng Năm 2019 (Tây Lịch), Chùa Pháp Bảo ở Sydney có tổ chức một chuyến đi cúng dường và hành hương ở Ấn Độ. Chuyến đi gồm có 41 vị, kể cả Quý Thầy Cô Chùa Pháp Bảo và Chú Tony Thạch, hướng dẫn viên du lịch. Chuyến đi được kết thúc một cách thành công và viên mãn. Sau đây là một vài điểm thú vị về chuyến đi: - Tổng cộng 21 ngày vàđi trên 6 chuyến bay (4 quốc tế và 2 nội địa). - Thăm 3 nước: Ấn Độ, Nepal và Đài Loan. - Cúng dường đến 6,000 chư vị Tăng Ni Tây Tạng ở Nam Ấn và Bồ Đề Đạo Tràng. - Thăm Tứ Động Tâm và hơn 24 Thánh Địa khác nhau ở Ấn Độ, Nepal và Đài Loan.
06/03/2019(Xem: 5109)
Như các bạn đã từng nghiên cứu trên Google và theo các nhà nghiên cứu lịch sử chùa tháp, tu viện và đền đài thì muốn hành hương du lịch Miến Điện bạn phải bỏ ít nhất từ vài tuần đến vài tháng hoặc một năm mới hiểu được cách nào mà người dân Miến Điện đã bỏ công xây đến hàng trăm bảo tháp nguy nga tráng lệ khắp nơi từ Yangon, Bago, Mandalay, Bagan hay nhiều nơi nổi tiếng khác ...
03/03/2019(Xem: 9518)
Ấn Độ Là cái nôi của Phật giáo, là nơi phát sinh và thịnh hành giáo lý giác ngộ, cho nên Ấn Độ thường được người Phật tử xem là “đất Phật”. Với giáo lý vô ngã (anatman), vô thường (anitya), đức Phật cho chúng ta thấy nguyên lý sinh diệt diệt sinh của van vật đều đi theo quá trình sinh-trụ-dị-diệt; rồi qua đó, Ngài chỉ rõ bốn chân lý lớn (Arya-satya - Tứ diệu đế) mà cuộc sống phù du, đau khổ (dukka) của mọi chúng sanh muốn thoát ra vòng luân lưu ấy đều không thể phủ nhận được. Từ nền tảng giáo lý cơ bản ấy đã làm tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ấn Độ sau này. Như thế chắc hẳn rằng, những khách thể cho dòng kiến trúc với một bộ mặt rất Phật giáo phải định hình là điều hiển nhiên.
30/01/2019(Xem: 5473)
14 sân bay tuyệt đẹp trên thế giới Sân bay mới Ashgabat thiết kế giống như một con chim ưng bay lượn. Nó trở thành một biểu tượng mới của đất nước và được ghi vào kỷ lục Guinness với hình ảnh trang trí lớn nhất trên mái tòa nhà của ga hành khách chính của sân bay.
22/11/2018(Xem: 3904)
Những dấu chân trần phiêu bạc, ao ước trở về vùng xứ Ấn, nay là nhân duyên kết tựu, tôi đã tìm về lối xưa, nơi ngày trước từng ẩn náo phương nào, trên vùng đất Xứ Ấn. A..! Tiếng gọi gọn nhẹ, đang ẩn chứa từ từng khoảnh khắc, tôi bước nhẹ tìm về trong tâm ảnh, lắng nghe tiếng gọi thổn thức đi ngang qua giấc mộng hôm nào.
21/11/2018(Xem: 4648)
Đức Phật xuất hiện để phá tan cái tăm tối của vô minh và để chỉ cho nhân gian biết phương pháp giải thoát khỏi khổ đau. Đức Phật là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển lời nói thành hành động. Không lúc nào mà Ngài không trình bầy bất cứ cái yếu đuối của con người hay bất cứ dục vọng căn bản nào. Giới luật của Đức Phật là giới luật toàn hảo nhất mà thế giới từng được biết đến.
24/09/2018(Xem: 4215)
Có một quốc gia châu Âu, phong cảnh đẹp như mơ, giá cả phải chăng. Nhưng khuyên bạn đừng đến đó, bởi vì… Đất nước này nghe qua thấy rất tuyệt vời và thú vị, tuy nhiên chúng tôi lại khuyên bạn ‘đừng tới đó’, bởi nguyên nhân thật sự đằng sau có rất nhiều, rất nhiều… Ở Châu Âu có một quốc gia, là nơi có giá sinh hoạt rất rẻ. Đây là một trong 7 quốc gia trên thế giới thích hợp để nghỉ dưỡng nhất, cũng là một trong những quốc gia có tự do nhân quyền cao nhất trên thế giới. Đây cũng là quốc gia xếp thứ 19 trong bình chọn các quốc gia tốt nhất thế giới: Có 6 trường đại học tốt nhất thế giới, đứng thứ 5 về chỉ số hòa bình toàn cầu. Và còn một điều đáng quan tâm hơn, đây là quốc gia đứng thứ 7 trong các quốc gia được xếp hạng về chỉ số an toàn.
20/09/2018(Xem: 9180)
Ký Sự Hành Hương Sri Lanka & các Thạch động Phật giáo Ajanta, Ellora, Kanheri miền Nam Ấn. Ngày đầu tiên (Sept 3 2018) đoàn Hành hương Theo Dấu Như Lai đã đến chiêm bái và đảnh lễ Cội Bồ Đề thiêng 2300 tuổi tại Sri Lanka Sau khi Phật nhập diệt, Hoàng đế A-dục đã hết lòng bày tỏ tâm cung kính của mình và lòng tôn trọng bảo vệ cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng. Trong thời gian Ngài Mahinda con vua A-dục ở Tích Lan, Ngài đã khuyên vua Devanamapyatissa kiến nghị vua A-dục biếu một nhánh cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng để trồng ở thủ đô Anuradhapura, Tích Lan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]