NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán
Nhìn lại chư tăng, để vai trần, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng để vai trần mà đi, nguyên một bên tay không áo che. Nhưng chư vị vẫn thản nhiên vui vẻ và tu hành tinh tấn như không.
Vậy mới ngộ ra là tất cả đều do tâm, tâm nhiễm tập khí là chủ nhân ông, khó có thể điều phục, khó kham nhẫn. Lấy gì mà tinh tấn tu trên đường đạo?
Quả tình, lúc nào mình cũng chỉ chăm chăm bo bo lo bồi dưỡng thân ngũ uẩn. Khổ thì sinh bệnh, đói cũng sinh bệnh. Thân mình là chủ, hành hạ mình lên xuống chạy theo lo cung ứng cho các đòi hỏi của ngũ uẩn. Tứ đại thì bất an vì bàn tọa ê ẩm sau mấy ngày ngồi trên sàn xi măng lạnh lẽo nghe pháp trong mưa gió...
Không chịu thua, tôi quyết tâm tọa thiền, ngồi chú tâm chánh niệm, xả bỏ tất cả những đau đớn của thân thể và của bệnh tật. Thế là tôi lại hưởng được những giây phút an lành của thiền định, và cảm nhận lòng tri ân sâu xa đối với chư tổ sư dòng truyền thừa đã ban cho những pháp môn hành trì thật là mầu nhiệm và an lạc.
Khi hành trì xong đi ra ngoài để đi nghe pháp, tôi ngạc nhiên vui thích khi thấy thời tiết đã thay đổi thật bất ngờ. Mặt trời lố dạng và chiếu muôn ngàn tia sáng thật đẹp. Mây âm u đã bay đi nhiều và chỉ còn lại một vài đám lưa thưa. Niềm vui tọa thiền được tăng trưởng thêm với ánh rực rỡ của buổi sáng đẹp trời.
Sáng nay, tôi lại nhận thấy có một sự trùng hợp khi Đức Đạt Lai Lạt Ma không giảng thẳng vào kinh Hiền Ngu, mà lại bắt đầu bằng chính bài giảng về chánh niệm. Ngài nhắc lại phần giảng kinh Pháp cú mấy ngày trước rằng chính nhờ chánh niệm (mind consciousness) và tỉnh giác (alertness) mà hành giả đạt đến giác ngộ, ngài sách tấn chúng ta hãy hoan hỷ tinh tấn hành trì gìn giữ hai phương pháp thiền định quý giá đó và nhận chân tất cả các khoái cảm cũng như đau đớn đều xuất phát từ duyên khởi. Do nhân duyên này mà ta thọ nhận thứ này, do nhân duyên kia mà ta thọ báo thứ kia... Vì thế mà hãy luôn luôn tỉnh giác và chánh niệm gìn giữ để tâm thức mình không khởi lên phiền não trong mọi hoàn cảnh. Khi phiền não đoạn diệt thì chứng giác ngộ. Hãy tiêu trừ tâm tập khí bất trị và đoạn diệt phiền não.
Tôi nghe những lời pháp này mà thấy như dòng nước cam lồ tuôn chảy trong thân. Chẳng phải là sáng nay tôi vừa mới trải qua một trường tranh đấu với thân tâm bất trị sao? Quả là mầu nhiệm khi mỗi bài pháp ngài ban cho chính là những hành trì từng ngày. “Nhật tân nhật nhật tân, hựu nhật tân”, mỗi ngày ngài lại ban cho một bài pháp khuyến tu, khế hợp với sự hành trì...
Ngài giảng, như khi giặt sạch quần áo, có những vết bẩn thô, dễ gột sạch, cũng có những vết bẩn vi tế khó tẩy trừ. Các lậu hoặc trong tâm cũng phân làm hai loại, thô và vi tế:
1. Nghiệp bất thiện: là những lậu hoặc thô
2. Đắm nhiễm luân hồi: vi tế hơn, vì phải xả bỏ tất cả các dục lạc trong sáu cõi, ngay cả hỷ lạc của các từng trời cao nhất cũng phải xả bỏ.
Chính là nhờ thiền định mà có thể chuyển hóa tâm thức, qua phương pháp chánh niệm và tỉnh giác, mà thuần hóa các tập khí bất trị trong tâm.
Ngài nhấn mạnh thêm: ngoài ra, tinh tấn huân tập và thiền quán khởi sinh tâm thiện không phải chỉ là ngồi yên thiền định, mà chính là sự gìn giữ chánh niệm và tỉnh giác tâm thức trong suốt mọi thời. Như thế mới chứng đắc giác ngộ. Trăm năm qua đi như bóng câu qua cửa sổ, thế mà tất cả mọi tranh chấp trên thế giới đều gây ra từ những con người với mạng sống trăm năm đó, thật là phi lý.
Sau đó, ngài giảng tiếp qua phần hôm trước, phẩm 16 - Ấu thuần điểu, cho đến phẩm 21 – Truyện Bồ Tát Kuddhabodhi. Đặc biệt, phẩm 19 – Liên hoa căn (Lotus roots) kể một câu chuyện cực kỳ cảm động và đã làm tôi rơi nước mắt. Khi ngài giảng đến đoạn vị tu sĩ khổ hạnh trải qua ngày thứ năm không có thức ăn và chỉ còn da bọc xương mà vẫn an vui và từ bi với mọi người thì tôi cảm động quá và chảy nước mắt nghẹn ngào...
Sau đó là giờ nghỉ trưa, đặc biệt, hôm nay chư tăng mang những thùng canh lớn và bánh mì phát cho mọi người ở lại không ra ngoài được. Có lẽ đức Đạt Lai Lạt Ma thấy tình cảnh khó khăn của Phật tử nghe pháp mà không ra ngoài ăn trưa được nên phân phát chút thức ăn. Tôi cũng xin được chén canh cải bắp chay và miếng bánh mì ăn đỡ đói.
Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma giảng sang phẩm 22 – Nga điểu vương, cho đến hết phẩm 23 - Đại Bồ Đề hiền giả. Phẩm 23 này là một câu chuyện thật hay và có ý nghĩa cực kỳ thâm sâu. Vị hiền giả Đại Bồ Đề đã sử dụng biện chứng pháp để thuyết giảng những tư tưởng về nhân quả và phá tà hiển chánh của Phật giáo một cách thật là cao diệu.
Sau đó đức Đạt Lai Lạt Ma dặn dò đôi điều về Lễ Quán Đảnh Thập Lục Tổ Kadampa trong ba ngày 27, 28 và 29 vào buổi chiều. Ba ngày đó sẽ không có thuyết giảng trong buổi sáng vì đức Đạt Lai Lạt Ma cần phải cầu nguyện và sửa soạn cho Lễ Quán Đảnh.
Hôm nay, trong buổi học ôn giảng, vì có nhiều câu hỏi liên hệ đến Lễ Quán Đảnh Thập Lục Tổ Kadampa[52]cho nên thầy Tamdul bắt đầu buổi học bằng lời giải thích những tiêu chuẩn cho phép một Phật tử thọ lễ này. Tóm lại, thầy khuyên nên xét kỹ trước khi quyết định xin thọ lễ hay không, như sau :
1. Vị nào mới đi vào theo Mật tông hay tương đối mới làm quen với tông phái không nên thọ lễ, bởi vì thọ lễ này là một hành động khá quan trọng, cần phải suy xét kỹ lưỡng và không nên thọ lễ bừa bãi. Nếu chỉ vì thấy đức Đạt Lai Lạt Ma quá siêu phàm, và chỉ vì ưa thích nhân cách của ngài mà thọ lễ ngày mai, rồi sau đó về nhà và quên khuấy đi, hoặc không còn ưa thích nữa thì không nên chút nào. Điều nên nhớ, khi quý vị đi nghe pháp thì đức Đạt Lai Lạt Ma chưa phải là đức bổn sư, nhưng khi đã thọ lễ quán đảnh thì vị thầy ban lễ sẽ trở thành đức bổn sư chính thức của quý vị. Mối liên hệ “bổn sư - đệ tử” cần phải gìn giữ cho tuyệt đối thanh tịnh và tôn kính, nếu không thì sẽ tạo nghiệp xấu.
2. Quý vị nào hành trì Shudgen Dorje không nên dự lễ này.
3. Quý vị nào muốn thọ lễ phải tìm học kỹ càng hai đề mục “Ba nguyên tắc của đạo lộ” và “Tứ diệu đế”.
4. Sau khi thọ lễ thì phải hành trì mỗi ngày:
– Lục thời du già quán tụng (tối thiểu là bản rút ngắn)
– Bồ tát giới
– Mật tông giới.
Rồi thầy Tamdul ôn lại “Phật giáo Tứ ấn” (trang 116), và giải thích rõ thêm hai ấn đầu như sau:
Ấn thứ nhất, pháp hữu vi là vô thường, bởi vì hữu vi nghĩa là giả hợp từ nhân duyên, do đó sinh diệt, và sinh diệt thì vô thường. Sinh diệt thì chuyển biến từng sát na, thân hiện tại này chính là thân của sát na ngay trước đó, mỗi mỗi sát na đều già cỗi đi, để cuối cùng đi vào nghĩa địa (hủy diệt theo nghĩa thế gian). Pháp hữu vi không những bao gồm các sự vật, mà còn bao gồm cả tâm thức. Cũng y như vậy, tâm thức sinh diệt vô thường. Tâm ngày hôm nay là tâm của 24 giờ trong ngày, là tổng hợp của tâm mỗi giây phút. Rồi đi sâu hơn nữa thì tâm hiện tại này chính là tâm của sát na ngay trước đó. Tâm sau chẳng thể có nếu tâm trước chưa sinh, niệm niệm sinh khởi, sát na sinh diệt. Do đó, thân và tâm đều sinh diệt vô thường.
Ấn thứ hai, pháp hữu lậu là khổ, vì hữu lậu nghĩa là rò rỉ, chỉ cho tâm phiền não khởi sinh, mà có phiền não tức là có khổ. Phiền não phá hoại đê điều chánh niệm bảo vệ thân tâm và tổn hại thiện căn. Tỷ dụ như khi phiền não khởi sinh thì đang ăn miếng ngon cũng không còn thấy ngon, vì phiền não che lấp tất cả. Cả tâm chấp trước cũng là hữu lậu, chấp vào vật thì sinh tham ái và phóng đại sự vật qua lòng tham ái.
Sự liên hệ của hai ấn đầu tiên là: 1. Ta luôn luôn chuyển biến về một chỗ nào đó[53]mà vì vô minh, ta mù mờ không nhận thức rõ, 2. Ta bị kiềm chế bởi phiền não, và luôn luôn chạy đuổi theo tâm vô minh này. Do đó mà ta luôn luôn chuyển biến (theo ấn thứ nhất).
Để thí dụ cho dễ hiểu sự vô minh mù mờ về sinh diệt chuyển biến của ta, thầy Tamdul kể câu chuyện. Như khi đi xa nhà 10 năm, quay trở về, nhìn trước sân thấy cây táo cao lớn mọc xum xuê xinh đẹp, ta kinh ngạc và vô tình cảm thấy cây đột nhiên hiện hữu! Nhưng đó là sai lầm của tâm thức trong ta, cây không phải đột nhiên mà có, chỉ vì 10 năm đã qua, mà ta không chánh niệm đó thôi. Nhìn lại, ta thấy đời người đi rất nhanh như bóng câu, càng ngày ta càng đi đến gần về sự chết, điều đó làm tâm ta sợ hãi. Trong đời sống bận rộn miệt mài bận bịu, làm cho chúng ta thường quên lãng đi, không có chút chánh niệm nào, ngay cả với hơi thở của mình.
Nghe thầy giảng về sự vô minh mù mờ đến đây, tôi chợt nhớ lại câu chuyện thiền tông sau:
Một hôm, Bá Trượng Hoài Hải đi hầu sau Mã Tổ Đạo Nhất. Thấy một bầy vịt trời bay ngang qua đầu, Mã Tổ hỏi Bá Trượng:
– Đó là cái gì?
Bá Trượng thưa:
– Đàn vịt trời.
– Bay đi đâu?
– Bay ngang qua.
Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi Bá Trượng kéo mạnh, khiến Bá Trượng kêu thất thanh.
Mã Tổ bảo:
– Lại nói bay qua đi.
Ngay câu đó, Bá Trượng tỉnh ngộ.
Sau khi học lớp ôn giảng xong, tôi đi ra ngoài ăn một chút rồi quay lại chùa chính đi hỏi thăm tìm phòng của thầy Lati Rinpoche để đến thăm. Chư tăng cũng không rành lắm cho nên cứ chỉ lung tung, và tôi gõ tới phòng thứ năm mới đúng là phòng của thầy Lati Rinpoche. Hai vị đệ tử ra mở cửa và nói tôi vào ngồi chờ một lúc ngắn thì thầy Ngawang xuất hiện. Thầy nhìn tôi một vài giây và nhớ ra, vì tướng mạo tôi bây giờ đã thay đổi nhiều, nhưng tôi vẫn quỳ xuống đảnh lễ và thưa con là Sonam Nyima đây.
Thầy Ngawang kéo tôi đứng lên. Mấy năm rồi mà thầy vẫn y như xưa, chỉ có tôi là già đi nhiều. Thầy mừng rỡ ôm lấy tôi dẫn vào bên phòng trong, bảo tôi ngồi trên giường chờ thầy lo vài chuyện đang dở dang với vị Phật tử đến trước. Chỉ một chút sau, thầy Ngawang trở lại và dẫn tôi vào vấn an ngài Lati Rinpoche. Tôi vào phòng thầy Lati Rinpoche và đảnh lễ dâng khăn. Thầy Lati Rinpoche đưa hai tay ôm lầy đầu tôi và ban phép lành hộ trì rất lâu và sau đó ban cho sợi dây hộ trì màu đỏ để đeo vào cổ. Xong ngài hỏi thăm tôi và gia đình qua sự thông dịch của thầy Ngawang. Trước khi ra ngoài để nghe pháp buổi chiều, tôi thưa thầy Ngawang xin cúng dường, nhưng thầy Ngawang ngăn lại, nói là con cần tiền tiêu trong những ngày ở đây học đạo. Tôi năn nỉ thầy, thưa là gặp được Lati Rinpoche rất khó khăn, mà con ở đây chẳng tiêu được gì, mỗi ngày ăn một bữa thôi mà tiệm ăn thì rất rẻ, cho nên con chẳng tiêu dùng gì được và cho con cúng dường. Sau cùng Lati Rinpoche hoan hỷ nhận lời và tôi đi về chỗ ngồi để nghỉ ngơi một chút trước khi buổi thuyết pháp bắt đầu. Thầy Ngawang dặn dò tôi là từ hôm nay, mỗi tối hãy ghé qua dùng cơm tối với thầy. Tôi thưa vâng.
Trên đường đi về phòng, tôi thấy trong lòng vô cùng mừng rỡ vì được gặp thầy Lati Rinpoche và lúc nào cũng được thọ nhận từ chư vị một tình thầy trò tràn ngập thương yêu và từ bi.
Tác giả: Không Quán
Phần 3: Tu học tại Dharamsala
15. Ngày 26 tháng 2, 2008
Sáng sớm thức dậy, nhìn ra ngoài thì thấy bầu trời vẫn âm u. Lại thêm một đêm mưa dầm dề. Rửa ráy xong, tôi ngồi vào thiền định như mọi sáng. Nhưng sáng nay thì tôi cảm thấy lạnh quá. Hậu quả của những ngày ăn thiếu và nhiễm trùng cổ, ho và viêm xoang mũi. Trong người cảm thấy như không đủ năng lực. Lạnh và ẩm quá chừng cho nên tôi cứ bị sổ mũi liên miên trong tình trạng thiếu thốn năng lượng để chống đỡ. Tôi thầm nghĩ, thân mình mà còn lo chưa xong, không chịu nổi khổ cực và khó khăn thì còn mong gì cứu độ ai. Lo thân không xong, đói rét không kham nhẫn nổi! Con đường Bồ Tát đạo quá rộng lớn, mà thân mình thì quá mong manh, quá quen thuộc với tiện nghi tập khí, đắm trong đời sống lợi dưỡng thân mình...Nhìn lại chư tăng, để vai trần, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng để vai trần mà đi, nguyên một bên tay không áo che. Nhưng chư vị vẫn thản nhiên vui vẻ và tu hành tinh tấn như không.
Vậy mới ngộ ra là tất cả đều do tâm, tâm nhiễm tập khí là chủ nhân ông, khó có thể điều phục, khó kham nhẫn. Lấy gì mà tinh tấn tu trên đường đạo?
Quả tình, lúc nào mình cũng chỉ chăm chăm bo bo lo bồi dưỡng thân ngũ uẩn. Khổ thì sinh bệnh, đói cũng sinh bệnh. Thân mình là chủ, hành hạ mình lên xuống chạy theo lo cung ứng cho các đòi hỏi của ngũ uẩn. Tứ đại thì bất an vì bàn tọa ê ẩm sau mấy ngày ngồi trên sàn xi măng lạnh lẽo nghe pháp trong mưa gió...
Không chịu thua, tôi quyết tâm tọa thiền, ngồi chú tâm chánh niệm, xả bỏ tất cả những đau đớn của thân thể và của bệnh tật. Thế là tôi lại hưởng được những giây phút an lành của thiền định, và cảm nhận lòng tri ân sâu xa đối với chư tổ sư dòng truyền thừa đã ban cho những pháp môn hành trì thật là mầu nhiệm và an lạc.
Khi hành trì xong đi ra ngoài để đi nghe pháp, tôi ngạc nhiên vui thích khi thấy thời tiết đã thay đổi thật bất ngờ. Mặt trời lố dạng và chiếu muôn ngàn tia sáng thật đẹp. Mây âm u đã bay đi nhiều và chỉ còn lại một vài đám lưa thưa. Niềm vui tọa thiền được tăng trưởng thêm với ánh rực rỡ của buổi sáng đẹp trời.
Sáng nay, tôi lại nhận thấy có một sự trùng hợp khi Đức Đạt Lai Lạt Ma không giảng thẳng vào kinh Hiền Ngu, mà lại bắt đầu bằng chính bài giảng về chánh niệm. Ngài nhắc lại phần giảng kinh Pháp cú mấy ngày trước rằng chính nhờ chánh niệm (mind consciousness) và tỉnh giác (alertness) mà hành giả đạt đến giác ngộ, ngài sách tấn chúng ta hãy hoan hỷ tinh tấn hành trì gìn giữ hai phương pháp thiền định quý giá đó và nhận chân tất cả các khoái cảm cũng như đau đớn đều xuất phát từ duyên khởi. Do nhân duyên này mà ta thọ nhận thứ này, do nhân duyên kia mà ta thọ báo thứ kia... Vì thế mà hãy luôn luôn tỉnh giác và chánh niệm gìn giữ để tâm thức mình không khởi lên phiền não trong mọi hoàn cảnh. Khi phiền não đoạn diệt thì chứng giác ngộ. Hãy tiêu trừ tâm tập khí bất trị và đoạn diệt phiền não.
Tôi nghe những lời pháp này mà thấy như dòng nước cam lồ tuôn chảy trong thân. Chẳng phải là sáng nay tôi vừa mới trải qua một trường tranh đấu với thân tâm bất trị sao? Quả là mầu nhiệm khi mỗi bài pháp ngài ban cho chính là những hành trì từng ngày. “Nhật tân nhật nhật tân, hựu nhật tân”, mỗi ngày ngài lại ban cho một bài pháp khuyến tu, khế hợp với sự hành trì...
Ngài giảng, như khi giặt sạch quần áo, có những vết bẩn thô, dễ gột sạch, cũng có những vết bẩn vi tế khó tẩy trừ. Các lậu hoặc trong tâm cũng phân làm hai loại, thô và vi tế:
1. Nghiệp bất thiện: là những lậu hoặc thô
2. Đắm nhiễm luân hồi: vi tế hơn, vì phải xả bỏ tất cả các dục lạc trong sáu cõi, ngay cả hỷ lạc của các từng trời cao nhất cũng phải xả bỏ.
Chính là nhờ thiền định mà có thể chuyển hóa tâm thức, qua phương pháp chánh niệm và tỉnh giác, mà thuần hóa các tập khí bất trị trong tâm.
Ngài nhấn mạnh thêm: ngoài ra, tinh tấn huân tập và thiền quán khởi sinh tâm thiện không phải chỉ là ngồi yên thiền định, mà chính là sự gìn giữ chánh niệm và tỉnh giác tâm thức trong suốt mọi thời. Như thế mới chứng đắc giác ngộ. Trăm năm qua đi như bóng câu qua cửa sổ, thế mà tất cả mọi tranh chấp trên thế giới đều gây ra từ những con người với mạng sống trăm năm đó, thật là phi lý.
Sau đó, ngài giảng tiếp qua phần hôm trước, phẩm 16 - Ấu thuần điểu, cho đến phẩm 21 – Truyện Bồ Tát Kuddhabodhi. Đặc biệt, phẩm 19 – Liên hoa căn (Lotus roots) kể một câu chuyện cực kỳ cảm động và đã làm tôi rơi nước mắt. Khi ngài giảng đến đoạn vị tu sĩ khổ hạnh trải qua ngày thứ năm không có thức ăn và chỉ còn da bọc xương mà vẫn an vui và từ bi với mọi người thì tôi cảm động quá và chảy nước mắt nghẹn ngào...
Sau đó là giờ nghỉ trưa, đặc biệt, hôm nay chư tăng mang những thùng canh lớn và bánh mì phát cho mọi người ở lại không ra ngoài được. Có lẽ đức Đạt Lai Lạt Ma thấy tình cảnh khó khăn của Phật tử nghe pháp mà không ra ngoài ăn trưa được nên phân phát chút thức ăn. Tôi cũng xin được chén canh cải bắp chay và miếng bánh mì ăn đỡ đói.
Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma giảng sang phẩm 22 – Nga điểu vương, cho đến hết phẩm 23 - Đại Bồ Đề hiền giả. Phẩm 23 này là một câu chuyện thật hay và có ý nghĩa cực kỳ thâm sâu. Vị hiền giả Đại Bồ Đề đã sử dụng biện chứng pháp để thuyết giảng những tư tưởng về nhân quả và phá tà hiển chánh của Phật giáo một cách thật là cao diệu.
Sau đó đức Đạt Lai Lạt Ma dặn dò đôi điều về Lễ Quán Đảnh Thập Lục Tổ Kadampa trong ba ngày 27, 28 và 29 vào buổi chiều. Ba ngày đó sẽ không có thuyết giảng trong buổi sáng vì đức Đạt Lai Lạt Ma cần phải cầu nguyện và sửa soạn cho Lễ Quán Đảnh.
Hôm nay, trong buổi học ôn giảng, vì có nhiều câu hỏi liên hệ đến Lễ Quán Đảnh Thập Lục Tổ Kadampa[52]cho nên thầy Tamdul bắt đầu buổi học bằng lời giải thích những tiêu chuẩn cho phép một Phật tử thọ lễ này. Tóm lại, thầy khuyên nên xét kỹ trước khi quyết định xin thọ lễ hay không, như sau :
1. Vị nào mới đi vào theo Mật tông hay tương đối mới làm quen với tông phái không nên thọ lễ, bởi vì thọ lễ này là một hành động khá quan trọng, cần phải suy xét kỹ lưỡng và không nên thọ lễ bừa bãi. Nếu chỉ vì thấy đức Đạt Lai Lạt Ma quá siêu phàm, và chỉ vì ưa thích nhân cách của ngài mà thọ lễ ngày mai, rồi sau đó về nhà và quên khuấy đi, hoặc không còn ưa thích nữa thì không nên chút nào. Điều nên nhớ, khi quý vị đi nghe pháp thì đức Đạt Lai Lạt Ma chưa phải là đức bổn sư, nhưng khi đã thọ lễ quán đảnh thì vị thầy ban lễ sẽ trở thành đức bổn sư chính thức của quý vị. Mối liên hệ “bổn sư - đệ tử” cần phải gìn giữ cho tuyệt đối thanh tịnh và tôn kính, nếu không thì sẽ tạo nghiệp xấu.
2. Quý vị nào hành trì Shudgen Dorje không nên dự lễ này.
3. Quý vị nào muốn thọ lễ phải tìm học kỹ càng hai đề mục “Ba nguyên tắc của đạo lộ” và “Tứ diệu đế”.
4. Sau khi thọ lễ thì phải hành trì mỗi ngày:
– Lục thời du già quán tụng (tối thiểu là bản rút ngắn)
– Bồ tát giới
– Mật tông giới.
Rồi thầy Tamdul ôn lại “Phật giáo Tứ ấn” (trang 116), và giải thích rõ thêm hai ấn đầu như sau:
Ấn thứ nhất, pháp hữu vi là vô thường, bởi vì hữu vi nghĩa là giả hợp từ nhân duyên, do đó sinh diệt, và sinh diệt thì vô thường. Sinh diệt thì chuyển biến từng sát na, thân hiện tại này chính là thân của sát na ngay trước đó, mỗi mỗi sát na đều già cỗi đi, để cuối cùng đi vào nghĩa địa (hủy diệt theo nghĩa thế gian). Pháp hữu vi không những bao gồm các sự vật, mà còn bao gồm cả tâm thức. Cũng y như vậy, tâm thức sinh diệt vô thường. Tâm ngày hôm nay là tâm của 24 giờ trong ngày, là tổng hợp của tâm mỗi giây phút. Rồi đi sâu hơn nữa thì tâm hiện tại này chính là tâm của sát na ngay trước đó. Tâm sau chẳng thể có nếu tâm trước chưa sinh, niệm niệm sinh khởi, sát na sinh diệt. Do đó, thân và tâm đều sinh diệt vô thường.
Ấn thứ hai, pháp hữu lậu là khổ, vì hữu lậu nghĩa là rò rỉ, chỉ cho tâm phiền não khởi sinh, mà có phiền não tức là có khổ. Phiền não phá hoại đê điều chánh niệm bảo vệ thân tâm và tổn hại thiện căn. Tỷ dụ như khi phiền não khởi sinh thì đang ăn miếng ngon cũng không còn thấy ngon, vì phiền não che lấp tất cả. Cả tâm chấp trước cũng là hữu lậu, chấp vào vật thì sinh tham ái và phóng đại sự vật qua lòng tham ái.
Sự liên hệ của hai ấn đầu tiên là: 1. Ta luôn luôn chuyển biến về một chỗ nào đó[53]mà vì vô minh, ta mù mờ không nhận thức rõ, 2. Ta bị kiềm chế bởi phiền não, và luôn luôn chạy đuổi theo tâm vô minh này. Do đó mà ta luôn luôn chuyển biến (theo ấn thứ nhất).
Để thí dụ cho dễ hiểu sự vô minh mù mờ về sinh diệt chuyển biến của ta, thầy Tamdul kể câu chuyện. Như khi đi xa nhà 10 năm, quay trở về, nhìn trước sân thấy cây táo cao lớn mọc xum xuê xinh đẹp, ta kinh ngạc và vô tình cảm thấy cây đột nhiên hiện hữu! Nhưng đó là sai lầm của tâm thức trong ta, cây không phải đột nhiên mà có, chỉ vì 10 năm đã qua, mà ta không chánh niệm đó thôi. Nhìn lại, ta thấy đời người đi rất nhanh như bóng câu, càng ngày ta càng đi đến gần về sự chết, điều đó làm tâm ta sợ hãi. Trong đời sống bận rộn miệt mài bận bịu, làm cho chúng ta thường quên lãng đi, không có chút chánh niệm nào, ngay cả với hơi thở của mình.
Nghe thầy giảng về sự vô minh mù mờ đến đây, tôi chợt nhớ lại câu chuyện thiền tông sau:
Một hôm, Bá Trượng Hoài Hải đi hầu sau Mã Tổ Đạo Nhất. Thấy một bầy vịt trời bay ngang qua đầu, Mã Tổ hỏi Bá Trượng:
– Đó là cái gì?
Bá Trượng thưa:
– Đàn vịt trời.
– Bay đi đâu?
– Bay ngang qua.
Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi Bá Trượng kéo mạnh, khiến Bá Trượng kêu thất thanh.
Mã Tổ bảo:
– Lại nói bay qua đi.
Ngay câu đó, Bá Trượng tỉnh ngộ.
Sau khi học lớp ôn giảng xong, tôi đi ra ngoài ăn một chút rồi quay lại chùa chính đi hỏi thăm tìm phòng của thầy Lati Rinpoche để đến thăm. Chư tăng cũng không rành lắm cho nên cứ chỉ lung tung, và tôi gõ tới phòng thứ năm mới đúng là phòng của thầy Lati Rinpoche. Hai vị đệ tử ra mở cửa và nói tôi vào ngồi chờ một lúc ngắn thì thầy Ngawang xuất hiện. Thầy nhìn tôi một vài giây và nhớ ra, vì tướng mạo tôi bây giờ đã thay đổi nhiều, nhưng tôi vẫn quỳ xuống đảnh lễ và thưa con là Sonam Nyima đây.
Thầy Ngawang kéo tôi đứng lên. Mấy năm rồi mà thầy vẫn y như xưa, chỉ có tôi là già đi nhiều. Thầy mừng rỡ ôm lấy tôi dẫn vào bên phòng trong, bảo tôi ngồi trên giường chờ thầy lo vài chuyện đang dở dang với vị Phật tử đến trước. Chỉ một chút sau, thầy Ngawang trở lại và dẫn tôi vào vấn an ngài Lati Rinpoche. Tôi vào phòng thầy Lati Rinpoche và đảnh lễ dâng khăn. Thầy Lati Rinpoche đưa hai tay ôm lầy đầu tôi và ban phép lành hộ trì rất lâu và sau đó ban cho sợi dây hộ trì màu đỏ để đeo vào cổ. Xong ngài hỏi thăm tôi và gia đình qua sự thông dịch của thầy Ngawang. Trước khi ra ngoài để nghe pháp buổi chiều, tôi thưa thầy Ngawang xin cúng dường, nhưng thầy Ngawang ngăn lại, nói là con cần tiền tiêu trong những ngày ở đây học đạo. Tôi năn nỉ thầy, thưa là gặp được Lati Rinpoche rất khó khăn, mà con ở đây chẳng tiêu được gì, mỗi ngày ăn một bữa thôi mà tiệm ăn thì rất rẻ, cho nên con chẳng tiêu dùng gì được và cho con cúng dường. Sau cùng Lati Rinpoche hoan hỷ nhận lời và tôi đi về chỗ ngồi để nghỉ ngơi một chút trước khi buổi thuyết pháp bắt đầu. Thầy Ngawang dặn dò tôi là từ hôm nay, mỗi tối hãy ghé qua dùng cơm tối với thầy. Tôi thưa vâng.
Trên đường đi về phòng, tôi thấy trong lòng vô cùng mừng rỡ vì được gặp thầy Lati Rinpoche và lúc nào cũng được thọ nhận từ chư vị một tình thầy trò tràn ngập thương yêu và từ bi.
Gửi ý kiến của bạn