Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ngày 24 tháng 2, 2008

18/03/201114:53(Xem: 3353)
13. Ngày 24 tháng 2, 2008

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 3: Tu học tại Dharamsala

13. Ngày 24 tháng 2, 2008

Sáng sớm thức dậy, cảm thấy thật là lạnh. Cả đêm qua tôi vẫn bị ho thật nhiều và có đờm, dù sáng sớm cũng như đêm tối trước khi ngủ, tôi đã súc miệng cẩn thận bằng thuốc rửa miệng tiệt trùng cực mạnh “Listerine”.

Thời tiết buốt giá vì mấy hôm liền mưa liên miên và gió rét thổi rất mạnh. Trong phòng trên lầu 3, suốt đêm gió thổi đùng đùng tứ phía. Phòng không có lò sưởi nên chỉ nhờ ánh mặt trời để sưởi ấm được chút nào hay chút ấy, mà mấy hôm nay vì không có mặt trời nên nhiệt độ trong phòng hạ xuống rất thấp. Lạnh đến mức mà tôi không dám thả mép mền ngoài thành giường vì hơi lạnh từ sàn bốc lên trong đêm làm tôi không ngủ được. Kinh nghiệm cho biết là muốn giữ hơi ấm trong giường ở đây, tôi phải quấn mép chăn chung quanh người để thân nhiệt được giữ lại trong chăn, như thế ban đêm tôi mới ngủ được, mặc dù cả đêm không dám thay bộ quần dài và áo bông cho thoải mái.

Tuy vậy, sáng nay tôi vẫn thức sớm để thiền tọa. Thân và tâm cũng đã huân tập phần nào với cái lạnh buốt xương, thịt da đã cảm thấy quen thuộc dần với cái lạnh cắt buốt, các cảm giác của thân thể đã bớt than vãn kêu la. Tất cả chỉ là huân tập, chỉ là tập khí, và tạng thức chứa các tập khí ấy. Rửa sạch tập khí đi để mà an tĩnh...

Sau khi rửa ráy sạch sẽ, tôi an ổn thiền tọa. Lòng hướng về đức Đạt Lai Lạt Ma, với tâm niệm an bình, với một ngày mới, như sự sống khởi sinh – sinh và diệt – chuyển hóa. Vô thường chẳng phải là vô thường, vô thường chỉ là chuyển hóa giữa các sinh khởi và diệt. Dòng chuyển hóa không ngừng là đặc tính nhất thiết của luân hồi.

Tôi tự nhiên khởi lên, làm trong tâm bài thơ:

Chuyển hóa

Giữa giòng chuyển hóa,
Sinh và diệt không ngừng.
Tịch mặc an nhiên.
Dòng sống bình thản,
Thường chuyển buông trôi.
Mỉm cười,
Giăng tâm ôm vòng vũ trụ,
vuốt ve dòng chuyển hóa.
Sự sống,
Ôi, niềm nhiệm mầu sáng ngời...

Sau đó tôi đi vào hành trì thiền quán các pháp môn hứa nguyện. Niềm mầu nhiệm vẫn ngời sáng trong tâm như ánh sáng mặt trời. Dòng sống đang khởi sắc trong bài cầu nguyện nghi thức hành lễ cho đến khi có tiếng gõ cửa.

Theo lệnh của thầy viện trưởng, vị thầy phụ tá mang cho tôi ít nước sôi để uống cà phê bột sáng sớm cho tỉnh, miếng bánh mì phô mai và ít mứt gừng giúp chống ho. Hôm qua, khi tôi ghé phòng thầy để vấn an, ngài đã dặn tôi đừng làm việc quá sức vì lớp học ôn giảng kéo dài đến hơn 6 giờ tối. Ngài muốn tôi nghỉ ngơi vì các điều kiện ẩm thực ở Dharamsala không cho phép phung phí sức khoẻ. Nhưng tôi vẫn cảm thấy rất thích đi học lớp ôn giảng vì Geshe Tamdul rất uyên bác.

Rời phòng lúc 7 giờ 45 sáng, tôi ghé sang phòng thầy cảm ơn và lên đường đi đến chùa chính sau đó.

Buổi sáng, đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu bằng bài học: “đừng làm bạn với người ác, mà hãy gần gũi với thiện tri thức”. Mặc dầu vậy, ngài dặn thêm là đừng phân biệt, hãy mở rộng vòng tay ôm lấy tất cả mọi người, đối xử với mọi chúng sinh như nhau. Nhưng khi học hỏi thì hãy chọn gần gũi các thiện tri thức, chọn các bậc thầy chứ đừng theo bạn xấu.

Sau đó ngài giảng sang kinh Pháp cú, phẩm 24 – Bỉ dụ[40]cho đến phẩm cuối cùng là phẩm 33 – Bà-la-môn. Như vậy đức Đạt Lai Lạt Ma đã giảng hết kinh Pháp cú.

Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma giảng kinh Hiền ngu, phẩm 1 – Hổ mẫu,[41]cho đến phẩm 7 – Ajastya, vị tu sĩ khổ hạnh.

Sau đó tôi đi học lớp ôn giảng. Buổi chiều hôm nay, Geshe Tamdul tiếp tục ôn lại phần đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về đề tài chấp ngã. Chúng sinh khổ vì phiền não khởi sinh. Chấm dứt mọi phiền não là Niết-bàn tịch tĩnh. Phiền não đến từ 4 tà kiến (những cái nhìn điên đảo, sai lầm), có thể tóm gọn như sau:

1. Thấy cái bất tịnh, mà cho là tịnh.

(Thân xác của mình vốn bất tịnh, mà mê đắm vào thân xác, cho là thơm tho sạch sẽ.)

2. Thấy cái khổ, mà cho là sướng.

(Cảm thọ luôn luôn đưa đến khổ đau, trừ cảm thọ vô ký.)

3. Thấy cái vô thường, mà cho là thường còn mãi mãi.

(Tâm thức thay đổi, mới sướng đây đã thành khổ, nhưng lúc sướng thì cứ nghĩ là sướng mãi, còn lúc khổ thì thấy quá khổ, không thoát ra được, phát điên luôn.)

4. Thấy cái vô ngã mà cho là có tự ngã.

(Thấy thân mình có thật, có cái tôi, thấy mọi sự vật có thật, chẳng biết là người và vật đều tùy duyên mà sinh, cho nên chấp vào ngã, chấp vào pháp, chẳng biết là nhân vô ngã, pháp vô ngã.)

Nhưng tựu trung lại thì tà kiến nặng nhất vẫn là chấp ngã, cho rằng cái tự ngã của mình là có thật, rồi từ đó mà suy nghĩ hành động ích kỷ để thỏa mãn những đòi hỏi của tự ngã. Chính nơi đó mà tạo tâm phiền não biến kế.[42]Bản chất tâm biến kế có 3 đặc điểm:

1. Là tâm khái niệm: tà kiến cho là mọi sự vật đều có thật, từ ngã đến chư pháp đều thấy có. Không hiểu mọi sự vật đều là do duyên hợp, cho nên giả huyễn. Còn cái thấy có thật đó chỉ là sự gán ghép sai lầm của tâm thức. Như khi nhìn đóa hoa trên mặt bàn, thấy hoa có thật, khởi tâm tham ái chiếm đoạt.

2. Là tâm phóng đại (hoặc hạ thấp): khi ưa thích thì phóng đại, khi ghét thì hạ thấp, thí dụ là nhìn đóa hoa trên bàn thấy là đẹp vô cùng mà thực ra hoa chỉ tương đối.

3. Là tâm cố chấp: tâm này đưa đến hành động và tạo nghiệp. Khi ưa thích thì tìm cách thủ hữu, khi ghét thì tìm cách tống khứ đi hoặc hãm hại.

Như vậy, tiến trình của phiền não khởi lên trong tâm và gây nghiệp là:

1. Nhận thức và quy kết (gán ghép), (perceive and impute),

2. Ngộ nhận và biến kế, (misconceive and mental fabrication),

3. Phóng đại, (exaggerate),

4. Tạo tác, (create action),

5. Tích nghiệp, (accumulate karma).

Gốc rễ của tất cả các phiền não trên là vô minh.

Geshe Tamdul nhắc lại, hôm qua đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về chấp ngã có nói là “quý vị thấy tôi có thực quá”. Thầy giải thích thêm là khi thấy đức Đạt Lai Lạt Ma là có thật, quý vị khởi tâm tham ái được gần bên ngài và quý vị bon chen, giành giựt để được diện kiến, để được ngài ban phép lành hay là nắm tay ngài. Tất cả đều đến từ cái nhìn sai lầm điên đảo, thấy có, và chấp là có thực. Không hiểu là tất cả như trong mộng huyễn: như khi ngủ mơ, quý vị thấy bị hại, khởi tâm vô cùng sợ hãi, giật mình tỉnh giấc, thấy là không thật.

Khi nghe đến đây, tôi lại không khỏi nghĩ là thực tâm, tôi không ưa thích bon chen, và nhớ đến lần tôi được mời sang vùng Đông Hoa Kỳ để diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc đầu thì tôi nhận lời, nhưng sau đó tôi đã từ chối không đi. Lý do là vì tôi không có nhiệm vụ gì thiết thực trong buổi họp, mà thấy số người xin được về diện kiến quá đông, ban tổ chức phải lo liệu chỗ ăn ở. Sau này, có vài người bạn hỏi tại sao tôi “gàn” thế, có dịp được diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma mà bỏ qua. Tôi chỉ cười và nghĩ là, nếu cứ lấy tâm đời mà xét thì quả là tôi kỳ cục thật.

Tôi nhớ đến chuyện của ngài Tu Bồ Đề:

“...Tương truyền một hôm Tu Bồ Đề đang ngồi vá áo trong động Kỳ Xà trên núi Linh Thứu thì bỗng nhiên ngài quán thấy Phật du hóa phương xa đang trên con đường trở về. Ngài định rời động xuống núi đón Phật, nhưng lại nghĩ rằng Phật dạy không có cái ta, cũng không có cái của ta. Đã không có cái ta và cái của ta thì tướng các pháp vốn không tịch vắng lặng. Phật đã chứng được thật tánh không tịch vắng lặng tuyệt đối ấy mà thực hiện tự ngã vô ngã siêu tuyệt không hai trong nhân loại, thì không có cái gì mà không phải là Phật, không ở đâu mà không có Phật. Vậy hà tất phải xuống núi mới gọi là đi đón Phật. Nghĩ như thế xong, ngài bình thản ngồi tiếp tục vá áo.

“Bấy giờ Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc nhờ đã chứng được thần thông như Mục Kiền Liên, biết được Phật sắp về, liền xuống núi nghênh đón. Bà lấy làm tự hào nghĩ rằng trong Thánh chúng chỉ có mình bà hay tin Phật về và đi đón Phật trước hơn ai hết. Phật nhìn Liên Hoa Sắc mỉm cười bảo rằng: Trước nhà ngươi đã có Tu Bồ Đề đón ta rồi...”[43]

Tôi nhớ thêm đến kinh Kim Cang, đức Phật đã dạy:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã;
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai”
Dịch nghĩa là:
(Nếu nhìn ta qua sắc tướng,
Nếu cầu ta qua âm thanh,
Những kẻ đó hành tà đạo,
Không thể thấy được Như Lai)

Ngày hôm nay, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhắn nhủ: “quý vị thấy tôi có thực quá..., chấp vào thân tôi qua hình danh sắc tướng. Mà đó chỉ là thân giả duyên, sinh diệt ngũ uẩn.”

Ngay ở Dharamsala đây, tôi cũng đã thấy một lần, cô Phật tử đòi chỗ ngồi hôm trước, đột nhiên đứng dậy và đẩy mọi người ra, đạp lên cả giày dép của mọi người mà chạy lại phía hàng rào nơi mọi người đang sắp hàng chờ đức Đạt Lai Lạt Ma đi ngang... Hoặc trong chùa, tôi cũng thấy những mẫu người bon chen tu học, trong các buổi tụng kinh, họ thường đóng các kinh sách lại để trước mặt để kín đáo khoe rằng, tôi thuộc kinh gốc bằng tiếng Tây Tạng, tôi hành trì giỏi nhất, trong khi thầy Geshe Tây Tạng chính gốc, thuộc lòng kinh như cháo, thì vẫn mở cuốn kinh để trước mặt và lật từng trang để đọc tụng. Nhìn những cảnh tượng như vậy, tôi thường rút lấy bài học cho bản thân, sờ lên gáy mình và tự nhắc nhủ: cẩn thận nhé, hãy cẩn thận... hãy nhìn cho kỹ cái bản ngã của mình xem nó đang làm gì...

Và chính như là bài giảng “hãy thấy mọi chuyện như mộng huyễn” của đức Đạt Lai Lạt Ma dạy, trong kinh Kim Cang, đức Phật cũng nói:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Dịch nghĩa là:

(Tất cả các pháp hữu vi, sanh diệt
Đều như mộng huyễn, bọt, ảnh
Như sương mai, và cũng như ánh chớp
Hãy nên luôn quán chiếu như thế.)

Thật tình, đức Phật đã dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Tất cả rồi sẽ tuần tự thành tựu Phật quả mà thôi, vậy thì có gì mà phải bon chen? Chẳng qua là mạt-na thức[44]của mình thúc đẩy, muốn làm thỏa mãn tâm tự ngã. Cho nên mình cần nhìn kỹ lại mình trong hành động của đời sống hằng ngày. Cần giữ chánh niệm (awareness), và tỉnh giác (alertness), đâu phải chỉ cứ trong lúc thiền tọa mới chánh niệm.

Trước khi dứt buổi học ôn, thầy Tamdul nhắc lại lời của tổ Long Thọ, nói là “Vị hành giả nào, khi nhập vào được tánh không mà vẫn tôn trọng, tuân thủ luật nhân quả, thì mới thực sự chứng ngộ Tánh Không.” và kể câu chuyện lý thú như sau:

Một vị học trò theo lời dạy của thầy mình, ngồi thiền định vào Tánh Không. Khi hết sức chú tâm vào Tánh Không, vị học trò thấy mình bị mất tiêu luôn, sợ quá, ngồi khóc hu hu vì đã đánh mất mình. Vị thầy đi ngang qua, hỏi chuyện gì? Học trò vừa khóc vừa nói “Con bị mất tiêu rồi (không còn tồn tại)”. Thầy liền hỏi: “Vậy ai đang khóc thế?” Học trò nói “Con đang khóc.” Thầy trả lời ngay “Ồ, vậy thì con làm gì có mất tiêu hồi nào đâu!”

Mọi người đều cười ồ lên vui vẻ, và sau đó ra về.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3566)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3801)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 3173)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
29/12/2010(Xem: 8943)
51 Địa Danh Bạn Cần Đến Thư Giản và Thưởng Ngoạn
26/12/2010(Xem: 4413)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
16/12/2010(Xem: 6159)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
28/10/2010(Xem: 4230)
Pháp Hội Thủy Lục khởi đầu từ đời Vua Lương Võ Đế. Nhà vua phát tâm Bồ Đề thành kính cung thỉnh Hòa Thượng Chí Công định chế nghi thức lập đàn tràng “Thủy Lục” để cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Các chiến sĩ trận vong trong chiến tranh, xả thân báo quốc, nhưng hương hồn của họ vất vưỡng không nơi nương tựa, những cô hồn vô chủ lang thang khắp nơi, những người chết vì bị trúng đạn, tai nạn trên không, dưới nước, đất bằng, chết vì bệnh dịch, chết oan, chết đuối trên đường vượt biển, các thai nhi sản nạn v.v… Chúng ta đều tác lễ cầu siêu cứu độ tất cả, giúp họ sớm thác sanh về cõi giới an lành. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đều hàm triêm lợi lạc.
26/10/2010(Xem: 5636)
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
19/10/2010(Xem: 5890)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]