Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1: Về tu viện Sera Mey

18/03/201114:53(Xem: 2886)
Phần 1: Về tu viện Sera Mey

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 1: Về tu viện Sera Mey

1. Cảm nghĩ trước khi đi

Thực tình mà nói, tôi đã cố tình đi tìm về chuyến đi học đạo này. Bởi vì tôi đã cảm thấy một sự chín muồi trong tâm thức nhàm chán đời sống thế gian, nhàm chán những chuyện thế sự thăng trầm.

Tôi vẫn thường đọc thầm trong đầu bài thơ Ngán đời của Cao Bá Quát, và trong lòng chỉ muốn rút lui ra khỏi chuyện thế sự ta bà.

Ngán đời

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu[1]
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt[2]
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu[3]
Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương Tiến Tửu”[4]
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy
thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”[5]
Làm chi cho mệt một đời!

Cao Bá Quát

Đã từ mấy năm nay, tôi chủ trương sống cuộc đời ẩn dật, rút lui khỏi chuyện thế sự. Đối với bao nhiêu bạn bè, tôi đều từ chối tham gia những buổi họp mặt vui chơi. Chỉ trừ khi bạn bè yêu cầu tham dự các buổi trình diễn giúp vui cho cộng đồng, hoặc những hoạt động từ thiện tôi mới tham dự.

Một lần, một ông bạn già trong nhóm tam ca mà tôi là thành viên tha thiết mời tôi tham dự đám cưới con trai ông ta, tôi từ chối không đi. Ông bạn nói: “Để mai mốt con gái anh làm đám cưới chúng tôi còn đi chung vui với anh.” Tôi cười nói: “Nếu cháu có làm đám cưới thì tôi cũng chẳng biết là sẽ có được phép mời các bạn bè không. Hay là chúng nó chỉ ra Tòa thị sảnh ký tên và đi hưởng tuần trăng mật riêng của hai đứa là xong, chẳng chắc là chính tôi có sẽ được mời đi ăn cưới hay không nữa. Cho nên xin anh đừng buồn và chấp làm gì.” Ông bạn tôi không còn ý kiến gì nổi!

Một lần, một người bạn khác bảo tôi: “Tôi thành thật khuyên anh đừng sống quá lập dị và không giống ai.” Tôi chỉ cười.

Trong thâm tâm, tôi chán ngán những buổi xã giao và tiệc tùng, nhất là đám cưới, đôi khi ngồi tại một bàn ăn chẳng quen thân gì những người cùng bàn, phải cười nói vỗ tay, tôi cảm thấy quá mất thì giờ và ngán ngẩm. Tôi thích trầm lặng ngồi viết vài ba câu thơ hay là một đoản văn, hoặc vào phòng thờ tụng kinh, tọa thiền hơn rất nhiều những xã giao bon chen trong sự giao tiếp của đời sống. Phải ngồi chịu trận nghe những lời khoe khoang kín đáo về gia đình con cái hay thương mại thành đạt.... Ngày xưa, khi tôi còn tham dự những buổi tiệc ấy, thường là chấm dứt rất khuya, mỗi lần đi là mỗi lần tôi về nhà dằn vặt mình với câu hỏi: “Ta đã làm gì cho đời ta, đánh mất chính mình trong những ta bà thị phi của thế sự?” Cho đến khi tôi phải nói một lời xin lỗi với các bạn bè, xin đừng mời tôi tham dự vì không thấy thích hợp.

Lâu dần bạn bè không còn thấy lạ và để tôi yên trong những trầm tư riêng của mình về cuộc đời. Từ đó, tôi xa lánh dần chuyện thế sự.

Dĩ nhiên là tôi cảm thấy sung sướng trong cuộc sống rút lui ấy. Thì giờ, tôi để hết vào việc hành trì và viết sách Phật hoặc dịch kinh Phật, cũng như làm thơ đạo. Tôi chủ trương thuần túy là “văn dĩ tải đạo”. Và nếu tôi không được học đạo thì có lẽ tôi chẳng sáng tác được gì. Vì tất cả các nguồn cảm hứng của tôi đều đến từ những suy tư và thiền quán về đạo.

Vào cuối năm 2007, chùa nơi tôi đến hành trì tổ chức một chuyến đi hành hương các thánh tích của Phật giáo. Tôi chưa được đi đến những nơi đó bao giờ và đương nhiên là tôi rất thích đi. Nhưng khi chương trình đi hành hương được in ra thì tôi hỡi ôi, cảm thấy thất vọng: vì lý do là giá của chuyến đi hành hương quá cao với tôi. Ước lượng sơ khởi của chuyến đi là 5.000$ (đô-la) chưa kể vé máy bay từ Bắc Mỹ về Ấn Độ. Ngày đó, khi đọc tờ chương trình và ước định giá, tôi thầm nghĩ, giá như số tiền này dành để cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma, để ngài dùng trong việc đào tạo chư tăng, hoặc là cúng dường chư tăng để dùng trong việc Đại lễ Cầu nguyện an cư kiết hạ[6]mỗi năm tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Rồi sau mấy ngày suy tư mà không quyết định được gì cả, tôi bèn liên lạc với vị bổn sư và thưa với ngài về nỗi băn khoăn của tôi. Ngài cười ha hả trong điện thoại vào bảo tôi rằng: “Được, con hãy theo ta về cúng dường chư tăng tại Dharamsala trong kỳ thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhân tiện ở lại Dharamsala học đạo luôn trong một tháng.” Và nhất là khi ngài nói thêm: “Kỳ này ta sẽ dẫn con về Dharamsala như là một tăng sĩ.” Bởi vì tôi mang trong người một chứng bệnh trầm kha là bệnh vảy nến,[7]bệnh di truyền từ cha tôi, người cũng đã từng mắc bệnh này khi còn trẻ. Bệnh của tôi nặng lắm và không có thuốc gì chữa được. Bệnh viện phải gửi tôi vào một trung tâm Nghiên cứu chữa bệnh bằng tia cực tím,[8]cho nên tôi đã phải cạo đầu từ 4 tháng nay để chiếu tia cực tím trên toàn châu thân chữa bệnh, và vì vậy, thầy bổn sư đã thấy tôi giống như là một tăng sĩ.

Trời đất, tôi thầm nghĩ, được theo vị bổn sư đi về nơi đất thánh Dharamsala, nơi trú ngụ của đức đương kim Đạt Lai Lạt Ma và được học đạo, và nhất là sẽ theo thầy về như là một tăng sĩ, còn ước nguyện nào bằng! Tôi hoan hỷ đi mua vé máy bay sửa soạn theo ngài về vùng đất thánh Dharamsala.

Ngày lên máy bay, tôi cảm thấy nao nao trong dạ. Tôi ôm ấp trong tâm cái cảm giác của một thiếu nữ từ giã gia đình, “xuất giá tòng phu” lên xe hoa về nhà chồng, hay đúng hơn tôi mang cái cảm giác của một người sắp sửa xuất gia, xuống tóc để vào trong chùa làm tỳ kheo. Cái cảm giác nao nao trong dạ, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ.

Để tránh phiền nhiễu ở nơi đất lạ, chương trình của tôi là đi theo phái đoàn hành hương về tu viện Sera Mey, nơi vị bổn sư của tôi làm viện trưởng và từ đó sẽ theo ngài để đi về Dharamsala học đạo, chứ không đi theo phái đoàn đi hành hương. Tiền tiết kiệm được nhờ không đi hành hương, tôi sẽ nhờ vị bổn sư mang về cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma, hoặc là cúng dường chư tăng an cư kiết hạ tại Dharamsala.

Máy bay hạ cánh tại phi trường Bangalore lúc 1 giờ 50 phút rạng ngày 12 tháng 2, 2008. Khi lấy được hành lý và chờ tất cả mọi người đến đầy đủ thì đã gần 3 giờ sáng và phái đoàn đi về khách sạn nghỉ ngơi tại Bangalore để đến chiều hôm đó, thuê xe buýt đi về tu viện Sera Mey.

Tại Bangalore, hai thầy Geshe Chopel và Phuntsok dẫn chúng tôi đi đổi tiền. Khi đi ngang các đường phố chính của Bangalore, cũng như đi ngang khách sạn và quán ăn quen thuộc trong lần ghé về tu viện Sera Mey năm 2002 để dự lễ khánh thành Đại Hùng Bảo Điện mới, và được thầy đương kim viện trưởng[9]Lobsang Jamyang dẫn đi chơi tại Bangalore, tôi cảm thấy thật là bồi hồi và nghe tim thắt lại. Mới đây mà đã 6 năm qua đi. Tôi bây giờ đã thay đổi hình dạng rất nhiều so với 6 năm trước vì mắc bệnh “tự thể miễn dịch tính” (auto-immune disease). Nhưng đường sá và khách sạn tôi đến ở lần trước chung với thầy viện trưởng còn y nguyên, lòng cảm khái dâng trào trong tâm vì cảm nhận sự chóng vánh vô thường của đời người.

Điều thật lạ lùng là lần năm 2002 đó, tôi đã mắc bệnh nan y này rất nặng mà không biết, nhưng trong suốt thời gian đi thăm tu viện Sera Mey, tu viện Ganden va Dreypung, bệnh hoàn toàn không hề phát tác. Cho đến ngày tôi bước chân xuống máy bay về đến nhà, và hôm sau thì bệnh phát tác ngay lập tức, làm tôi ngã quỵ trên chuyến xe buýt trên đường đi làm và phải đưa cấp tốc vào bệnh viện chữa trị. Thế mới biết là thần lực hộ trì của Tam Bảo không phải là chuyện nhỏ!

Chuyến xe buýt khởi hành sau bữa ăn trưa và mãi đến 7 giờ tối mới đến thành phố gần tu viện Sera gọi là Kushinagar. Vì luật của tu viện không cho phép phụ nữ trú ngụ lại ban đêm cho nên phái đoàn thuê khách sạn cho các vị phụ nữ tại Kushinagar, và sau đó cùng nhau vào tu viện thăm thầy viện trưởng. Ba người đàn ông trong phái đoàn, trong đó có tôi, sẽ được phép ngủ lại tu viện trong các phòng của khu nhà Chungpa.

Thầy viện trưởng tiếp đãi chúng tôi thật là nồng hậu. Sau phần trao khăn trắng (khata) ban phép lành, chúng tôi được dùng bữa cơm tối thật ngon miệng với ngài. Thầy dặn dò chúng tôi đủ mọi điều, và sau đó phái nam được cho phòng nghỉ ngơi, còn các phụ nữ thì phải quay trở lại khách sạn tại Kushinagar để ngủ qua đêm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2015(Xem: 5716)
Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói, bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.
18/05/2015(Xem: 3862)
Đã bước qua Cổng Chính và đã thấy “vườn địa đàng trên trái đất” mà vua Shah Jahal thực hiện khi xây ngôi mộ cho hoàng hậu Mumtaz Mahal, mời bạn tiếp tục hành trình thăm viếng. Một hồ nước nhân tạo hàng trăm mét chạy dài từ cổng tới lăng, hai bên hồ là những bãi cỏ với hàng cây trắc bá thẳng tắp. Mời bạn đi trên con đường lót gạch ở hai bên hàng cây dành cho người đi bộ, ngắm vườn cỏ trải dài tới các bờ tường thành và chiếm hơn một phần tư diện tích của khu phức hợp Taj Mahal, nơi đây những cây cảnh được cắt tỉa xen lẫn cây có tàn lá rộng trong đó có những cây phượng đang trổ hoa đỏ giữa mùa hè. Cảnh vật trong vườn là một sự hài hòa cân xứng với hồ nhân tạo nằm ở giữa.
16/05/2015(Xem: 3571)
Máy bay từ Kathmandu đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi (Tân Đề Li) khoảng 5 giờ chiều sau chuyến bay dài chừng 1 tiếng rưỡi. Khí hậu đã thay đổi rõ rệt như trên Đà Lạt xuống Sài Gòn. Bạn đang từ vùng nhiệt độ dưới 30 lên quá 40 độ. Sự khác biệt giữa hai nước còn rõ vì bạn đang từ một phi trường “đèo heo gió hút” tới một nơi nhộn nhịp như New Delhi. Trời nóng nực nên chúng tôi chỉ muốn làm sao về khách sạn thật nhanh. Một khách đồng hành người Ấn nói với chúng tôi cứ việc ra bên ngoài hỏi quầy taxi trả tiền trước (prepaid).
27/04/2015(Xem: 9908)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
26/03/2015(Xem: 9585)
Hình ảnh Phái Đoàn hành hương Nhật Bản từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015 do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
08/02/2015(Xem: 8248)
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
28/01/2015(Xem: 5792)
- Trong kinh, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyển Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”. - Trước khi lên đường chiêm bái Phật tích, tôi tập hợp sách của nhà nghiên cứu, giới xuất gia, cư sĩ, nhà báo…, viết về những Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal; nhưng rồi tôi quyết định không đọc. Tôi muốn cảm thụ Phật tích với góc nhìn và cảm xúc của một hài nhi. - Bài này tôi viết cho những người trẻ chưa quy y Tam Bảo và những doanh nhân hiểu về Phật Pháp sơ khai như tôi. Thông qua bài viết này, tôi còn có mong muốn giới thiệu với độc giả sự tương kính, tương thân, tương ái, tương trợ, của từng thành viên trong đoàn với nhau, với xứ Phật và Đức Phật.
21/01/2015(Xem: 5672)
Chưa bao giờ tôi thấy câu “Muốn một đằng lại ra một nẻo“ chính xác như lần đi hành hương với Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác tại Hannover từ ngày mùng 1 tháng 9 đến 19 tháng 9 năm 2014. Lần này Thầy trò chúng tôi muốn vãn cảnh những ngôi chùa thơ mộng trên sườn núi vào mùa thu ở Đại Hàn một tuần, rồi sau đó sẽ dồn hết tiền tài và sức lực để chiêm bái “Tứ Đại Danh Sơn“ của 4 vị Đại Bồ Tát lừng danh kim cổ ở Trung Quốc. Cứ nghĩ đến cảnh được lạy ngài Bồ Tát Quán Âm ngay tại chân núi Phổ Đà là chúng tôi đã ghi tên ầm ầm lên đến trên 8 chục người rồi.
11/12/2014(Xem: 5131)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
26/09/2014(Xem: 6926)
20/3/2015: Khởi hành từ Đức/Mỹ/Úc. Đáp máy bay đi Osaka, Kansai International Airport.. 21/3/2015: Đến Osaka và xe đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Khởi hành đi Hiroshima, nơi xưa kia bị Hoa Kỳ dội bom nguyên tử. Viếng thăm chùa và ngài Địa Tạng không đầu ở vùng Fuchu và cầu nguyện. Trở về lại Hiroshima và nghỉ lại khách sạn. 22/3/2015: Khởi hành đi Hyogo. Nghỉ lại khách sạn. Chiêm bái Vương đường Phật giáo. Một tự viện hiện đại với những công trình kỷ lục: Chánh điện trang nghiêm trang trí 10.450 hoa văn gỗ chạm khắc và 320.000 hoa văn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567