Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 9274)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI SÁU: CHÂN SƯ K. H. TẠI LAHORE

I.

Trong một chuyến đi miền Trung Ấn, khi đến Sholapore, có một người cộng tác mới là bạn W. T. Brown quê tại Glasgow (Anh quốc) tháp tùng với chúng tôi. Anh ta từ Anh quốc sang đây do sự thúc đẩy của lòng mong muốn phụng sự, và vừa mới đến Madras. Anh có viết thư cho tôi, bày tỏ thiện chí tình nguyện trợ giúp tôi trong công việc.

Tôi đã trả lời anh ta bằng một bức thư lời lẽ lịch sự nhưng rất thẳng thắn, cảnh giác về những sự hy sinh mà anh ta phải gánh chịu khi chấp nhận dấn thân vào; cùng với sự vô ơn bạc nghĩa của người đời; những sự lừa đảo phản trắc cá nhân, vị kỷ; những sự vu khống bôi nhọ thanh danh; sự nghi ngờ bất công về ý đồ hay mục đích của mình; và những chuyến đi vất vả mệt nhọc đêm cũng như ngày, bằng đủ mọi thứ phương tiện di chuyển thô sơ và thiếu tiện nghi. Tôi cũng khuyên y nên trở về xứ nhà nếu y thấy có triển vọng nào khác, để cho bà Blavatsky và tôi tiếp tục công việc mà chúng tôi đã bắt đầu với một tinh thần tỉnh táo chứ không ảo vọng.

Anh ta trả lời bằng một bức điện tín cho biết là sẽ đến và đợi tôi tại ga Sholapore.

Đây nhắc lại trường hợp của Damodar Mavalankar. Khi người bạn trẻ này gia nhập Hội Thông thiên học và đặt hết cả tâm hồn vào công việc phụng sự, y được cha y cho phép đến sống chung với chúng tôi, bất chấp cả những qui luật hạn chế về giai cấp và sống theo giới luật khổ hạnh giống như của một tu sĩ xuất gia.

Theo tập quán của người Bà-la-môn, Damodar đã có đính hôn ngay từ khi còn nhỏ, đương nhiên là không có sự chấp thuận của chính anh. Đến giai đoạn trưởng thành là thời kỳ anh phải bước vào đời sống gia đình. Tuy nhiên, nguyện vọng duy nhất của anh trong đời là sống một đời sống tâm linh thoát tục, nên anh xem hôn nhân như một chướng ngại ghê gớm. Anh cảm thấy mình là nạn nhân của phong tục tập quán, và rất muốn được giải thoát khỏi sự giao kết ràng buộc kia để có thể trở thành một đệ tử chân chính của chân sư K. H. mà anh đã nhìn thấy linh ảnh khi còn bé thơ, và lại có dịp nhìn thấy ngài sau khi y đến với chúng tôi.

Cha của Damodar vốn là một người hiểu rộng và khôn ngoan, nên sau cùng đã bằng lòng. Damodar bèn ký thác cho người cha phần gia tài ruộng đất của anh do tổ phụ để lại, mà nếu tôi nhớ rõ, thì trị giá đến năm mươi ngàn ru-pi, với điều kiện là người vị hôn thê từ thời thơ ấu của anh phải được đưa về nhà nuôi dưỡng tử tế.[6]

Khi đến Kanpur, tôi đã có những bằng chứng về sự phát triển tâm linh mau chóng của Damodar. Như đã nói trước đây, trong một cơn bệnh nặng hồi còn thơ ấu, anh ta được sự viếng thăm của một đấng cao cả mà nhiều năm về sau anh đã có lần nhận ra như một trong các đấng chân sư, sau khi gia nhập Hội Thông Thiên Học. Kể từ đó, mối liên hệ mật thiết giữa chân sư và đệ tử đã được thiết lập, và Damodar đã đặt hết cả tâm hồn vào việc tu luyện, ăn uống đạm bạc, tham thiền đúng giờ khắc, luyện đức tính hoàn toàn vị tha vô kỷ, và làm việc ngày đêm không quản công lao khó nhọc để làm tròn chức vụ mà tôi giao phó trong Ban quản trị Hội Thông thiên học.

Damodar tham gia chuyến đi này của tôi là thừa lệnh sư phụ, và trong suốt thời gian hành trình, chúng tôi đã có nhiều bằng chứng về sự tiến bộ tâm linh mà anh ta đã có được.

Tôi còn nhớ rằng vào buổi chiều chúng tôi vừa đến Kanpur, anh ta đã làm tôi ngạc nhiên bằng cách nhắn miệng với tôi một thông điệp của chân sư để trả lời tôi về một việc mà tôi đang băn khoăn do dự không biết phải giải quyết bằng cách nào. Anh ta còn nói thêm rằng tôi sẽ thấy bức thông điệp ấy viết trên một tờ giấy nằm trong một hộc tủ có khóa cẩn thận, mà chìa khóa nằm trong túi áo của tôi.

Khi tôi đi mở hộc tủ, tôi thấy bản thông điệp viết tay mà Damodar vừa nói, và đó chính là thông điệp của đức chân sư K. H. gửi cho tôi.

Vào ngày thứ hai sau khi đến Kanpur, tôi nhận được một số thư tín chuyển đến cho tôi từ Adyar. Trong số đó có một bức thư của ông Sam Ward gửi từ Capri, có kèm theo một thông điệp gửi cho chân sư K. H. mà ông ta yêu cầu tôi chuyển đạt đến ngài nếu có thể.

Vì lúc ấy Damodar mỗi đêm đều xuất hồn đi đến đạo viện của chân sư, nên tôi đưa bức thư ấy cho y, và nói rằng y có thể hỏi ngài xem có nên đem theo bức thư ấy hay không.

Đó là vào buổi trưa ngày 4 tháng 11 năm 1883, và chúng tôi đang ở tại Kanpur, thuộc vùng Tây Bắc. Độc giả hãy nhớ rõ chi tiết này để theo dõi phần nối tiếp ở một đoạn sau. Sau một buổi thuyết trình và làm các công việc khác, chúng tôi từ Kanpur đi theo lộ trình đã vạch sẵn, qua các thị trấn Lucknow, Bareilly và Moradabad. Ở mọi nơi, chương trình hoạt động thường gồm có việc tiếp khách, thảo luận về đạo lý, và diễn thuyết công cộng.

Tại Moradabad, bạn Damodar đã cho tôi thấy một bằng chứng khác nữa về khả năng xuất hồn của anh. Anh đã xuất hồn đi đến Adyar, nói chuyện với bà Blavatsky, nghe giọng nói của một vị chân sư thốt ra một thông điệp gửi cho tôi, và yêu cầu bà Blavatsky hãy gửi điện tín cho tôi phần nội dung của bức thông điệp ấy để chứng tỏ cho tôi thấy tính cách chính xác của các sự việc xảy ra.

Khi anh ta trở về và báo cáo lại với tôi mọi việc, anh đọc lại bức thông điệp của chân sư bằng trí nhớ, và tất cả mọi người có mặt trong gian phòng đều ký tên vào một bản chứng thư để chứng nhận việc ấy.

Sáng hôm sau, người đưa thư của Sở Bưu điện mang đến cho tôi bức điện tín của bà Blavatsky. Bức điện tín ấy xác nhận nội dung bản thông điệp như Damodar đã đọc ngày hôm trước, và các nhân chứng có mặt trong phòng cũng lại đồng ký tên vào phía sau bức điện tín để xác nhận việc ấy.

Trạm kế đó trên lộ trình là Aligarh, và tại đây vào ngày 12 tháng ấy, sự việc đã diễn biến tiếp nối theo vụ bức thư của ông Sam Ward gửi cho chân sư K. H.

Tại Bưu điện, tôi nhận được thư tín từ Adyar, trong số đó có một bức thư của bà Blavatsky đề ngày 5 tháng 11, kèm theo với bức thư của ông Sam Ward gửi cho chân sư K. H. mà tôi đã nhận được trước đây từ Capri (nước Ý) và đã đưa cho Damodar tại Kanpur vào chiều ngày 4 tháng 11, tức là cách một đêm trước khi bà Blavatsky gửi thư ấy tại Adyar. Bức thư của bà có đóng dấu gửi đi tại Bưu điện Adyar, ngày 5 tháng 11, và con dấu nhận được tại Aligarh ngày 10 tháng 11, hai địa điểm này cách xa nhau năm ngày đường xe lửa. Bức thư ấy đã nằm tại Bưu điện Aligarh hai ngày trước khi tôi đến nhận thư.

Đây là một trường hợp có thể chứng minh cho khả năng chuyển di tức khắc một vật thể giữa hai địa điểm cách xa nhau trong không gian. Không thể có sự giả mạo hay ngụy tạo trong vấn đề này, do bằng chứng rõ rệt là những con dấu Bưu điện đóng ở ngoài bì thư như đã diễn tả ở trên.

Damodar có kể cho tôi nghe một việc lý thú liên quan đến chuyến đi bằng thể vía của anh. Như thường lệ, khi thể xác đã ngủ mê anh mới xuất hồn vượt không gian bay thẳng đến nơi ở của chân sư trên dãy núi Tuyết sơn. Nhưng khi đến nơi, anh mới thấy rằng chân sư cũng đã xuất hồn đi đâu đó rồi! Kế đó, do quyền năng hấp dẫn của ngài đối với người đệ tử, thể vía Damodar đã bị cuốn hút mãnh liệt và đến với ngài tức khắc chẳng khác nào bị giòng nước xoáy mạnh và sâu thẳm cuốn trôi đi. Trong giây phút, Damodar đã thấy mình ở tại Adyar, đứng trước mặt chân sư và bà Blavatsky.

Khi đi ngủ, Damodar đã cầm trong tay bức thư của ông Ward, và thư ấy dường như đã cùng với y đi lên cõi Trung giới, lẽ tất nhiên là đã chuyển biến từ trạng thái vật chất cụ thể sang trạng thái khinh thanh của chất dĩ thái hay chất thanh khí của cõi Trung giới.

Khi anh ta nói với chân sư về bức thư ấy, vẫn cầm nó trong tay và trao cho ngài. Kế đó, ngài bảo anh hãy quay trở về nhà. Do một quyền năng bí hiểm thuộc về khoa vật lý hay hóa học siêu hình, bức thư bằng chất dĩ thái khinh thanh đã được phục hồi trở lại trạng thái đông đặc vật chất, được bà Blavatsky cầm lấy, và ngày hôm sau, được gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ của tôi ở Aligarh. Việc gì xảy ra sau đó thì độc giả cũng đã biết rồi.

Nếu tôi có được kiến thức uyên bác về khoa học hơn, có lẽ tôi đã dùng sự việc này, cùng với hiện tượng cái khăn vấn đầu mà một vị chân sư khác đã cho tôi khi ngài đến viếng tôi bằng thể vía ngay trong phòng của tôi tại New York trước đây, và những trường hợp chuyển di các đồ vật khác nữa... để làm một đề tài thảo luận về khả năng biến đổi những đồ vật từ trạng thái vật chất cụ thể, hữu hình sang trạng thái khinh thanh, vô hình vô ảnh của những vật thể trong cõi Trung giới. Sự biến thể đó có thể tác động theo cả hai chiều, tức là từ trạng thái vật chất hữu hình trở thành siêu hình và từ trạng thái khinh thanh quay ngược trở về trạng thái vật chất hiển hiện cụ thể. Các nhà khảo cứu uyên bác về những hiện tượng thông linh đều biết rõ vấn đề này.

Kế đó, chúng tôi đi Delhi, Meerut và Lahore. Tại đây đã diễn ra những sự việc độc đáo. Giữa hai trạm sau này, Damodar đã thực hiện một chuyến đi khác bằng thể vía cũng rất lý thú và đáng ghi nhớ. Chúng tôi ba người, kể cả bạn Narain Swamy Naidu cùng đi chung trong một toa xe lửa. Damodar có vẻ thẫn thờ dường như buồn ngủ, và bước lên một băng ghế dài để nằm ngủ, còn tôi ngồi đọc sách dưới ánh đèn của toa xe.

Thình lình, Damodar bước đến gần tôi để hỏi giờ, tôi nhìn đồng hồ thì thấy đã gần sáu giờ chiều. Anh ta cho tôi biết rằng anh vừa từ Adyar trở về, tại đó bà Blavatsky vừa bị một tai nạn mà anh cũng chưa rõ là nặng hay nhẹ, nhưng anh nghĩ là bà đã vấp chân vào tấm thảm lót và té quỵ trên đầu gối bên tay mặt.

Độc giả sẽ thấy rằng Damodar chỉ là một người sơ cơ trên đường huyền môn và không thể nhớ rõ một cách chính xác việc gì đã xảy ra ở cảnh giới bên kia khi trở về tâm thức ngoại giới hồng trần.

Khi tôi nghe anh ta kể chuyện ấy, tôi làm ngay hai việc sau đây để biết rõ sự thật. Tôi viết một bản chứng thư về sự việc này và yêu cầu bạn Narain Swamy hãy cùng tôi ký tên vào đó, có ghi rõ giờ khắc. Đến nhà ga kế đó, tức ga Saharanpore, tôi gửi điện tín hỏi bà Blavatsky: “Tai nạn gì đã xảy ra tại Adyar lúc sáu giờ chiều nay?”

Chúng tôi đến Lahore vào lúc chín giờ sáng ngày hôm sau, và được đưa đến một trại lộ thiên gồm có sáu chiếc lều cá nhân dùng để ở và bốn chiếc lều công cộng căng bằng vải cứng dùng làm chỗ hội họp và chỗ diễn thuyết, dựng trên một khoảnh đất trống ở ngoại ô phía bắc thành phố.

Chúng tôi kể cho các bạn đạo nghe câu chuyện xảy ra đêm hôm trước trên xe lửa, và đưa tờ chứng thư ra cho họ xem: tôi yêu cầu các bạn có mặt lúc ấy ký tên vào đó và ghi nhận rằng lúc ấy bức điện tín mong đợi của bà Blavatsky vẫn chưa đến.

Kế đó mọi người từ giã tôi để đi tắm và ăn sáng. Trong khi tôi đang ngồi trong lều vải với ông R. C. Bary, chủ bút tạp chí Arya, thì một người đưa thư của Sở Bưu điện bước vào, tay cầm một bức điện tín có bọc trong bao giấy màu nâu. Tôi yêu cầu bạn Ruttan Chand hãy giữ lấy bức điện tín để chờ đến khi những người bạn khác trở lại sẽ mở ra đọc trước mặt mọi người.

Việc này được thực hiện vào đúng mười hai giờ trưa, do ông R. C. Bary và chín bạn đạo có mặt đồng ký tên phía sau bức điện tín để chứng thực các sự việc.

Nội dung bức điện tín như sau:

“Tôi vấp phải chiếc ghế bành, té nặng trên đầu gối tay mặt, ngã vào mình bà Coulomb, làm ông bà Morgan hốt hoảng. Damodar làm chúng tôi giựt mình.”

Bức điện tín của tôi gửi từ Saharanpore đến tay bà Blavatsky vào đêm 17; điện tín trả lời của bà Blavatsky đề ngày 18 tại Adyar lúc 7 giờ 55 phút và tôi nhận được tại Lahore vào giữa trưa hôm ấy. Sự sai biệt về chi tiết giữa câu chuyện tường thuật của Damodar và bà Blavatsky cũng không làm ai ngạc nhiên vì trình độ sơ cơ của Damodar lúc ấy, còn sự việc chính, tức là việc bà bị té nặng và bị thương trên đầu gối bên tay mặt được xác nhận hoàn toàn là đúng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 4937)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
25/09/2015(Xem: 3912)
Chùa Đá Vàng hay còn gọi là chùa Kyaiktiyo ở Myanmar khiến nhiều du khách lo lắng vì có vẻ sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào. Các tín đồ đổ về đây cầu nguyện và dâng lá vàng thật.
25/09/2015(Xem: 4318)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.
25/09/2015(Xem: 7602)
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
12/09/2015(Xem: 5201)
Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
31/08/2015(Xem: 5588)
Ngôi đại Già lam Phật địa “Niệm Phật tông Tam Bảo Sơn Vô Lượng Thọ Tự” tọa lạc tại 1136 Kamimikusa, Kato, Hyogo Prefecture 673-1472, Nhật Bản. Chùm ảnh một góc tuyệt đẹp của ngôi đại Già lam Niệm Phật tông Vô Lượng Thọ Tự, trân trọng kính mời quý đọc giả vòng quang thưởng lãm:
21/08/2015(Xem: 5785)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
09/08/2015(Xem: 3735)
Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ.Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó, tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.
31/07/2015(Xem: 20055)
Hành Hương Âu Châu - Dự Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Minh Tâm & Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc Khởi hành: 31/7/2015 Kết thúc: 19/08/2015 Tu Viện Quảng Đức & Công ty Du Lịch Triumph Tours (do Phật tử Tony Thạch làm giám đốc) sẽ tổ chức chuyến tham quan 10 quốc gia thuộc miền Tây Âu Châu, bao gồm: 1. Hà Lan; 2. Đức; 3. Ý; 4.Vatican; 5. Áo; 6. Thụy Sỹ; 7. Luxemburg; 8. Bỉ; 9. Anh; 10. Pháp. Mục đích chính của chuyến đi này là dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1948-2013) và Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, ngôi chùa VN lớn nhất ở Âu Châu hiện nay, cũng do HT Minh Tâm khai sơn & xây dựng trong 20 năm qua. Đây là một Phật sự quan trọng mà các chùa VN trên toàn thế giới sẽ cùng về tham dự và cầu nguyện. Nhân dịp này TV Quảng Đức sẽ hướng dẫn Phật tử đến tham dự và tham quan các quốc gia lân cận Pháp Quốc.
03/07/2015(Xem: 4613)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567