Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 8676)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG HAI: HÀNH TRÌNH SANG ẤN ĐỘ

I.

Ngày dời Trụ sở Hội quán của chúng tôi càng đến gần thì bà Blavatsky càng phấn khởi hơn trong việc ca tụng xứ Ấn Độ cũng như những người Ấn giáo và toàn thể người Đông phương nói chung. Bà cũng hăng hái hơn trong việc chỉ trích người Tây phương với những tập quán xã hội, óc độc tài tôn giáo và những tư tưởng hẹp hòi nói chung của họ.

Có những đêm hào hứng sôi nổi diễn ra tại “Lạt-ma Viện”. Trong những đêm đó, có xảy ra một chuyện đáng kể. Nhà nghệ sĩ Walter Paris, một trong những hội viên đắc lực nhất đã từng sống vài năm ở Bombay với chức vụ kiến trúc sư của chính phủ, đã thích thú nói chuyện với chúng tôi về xứ Ấn Độ. Nhưng ông ta không có lòng kính trọng đặc biệt đối với Ấn Độ và lòng ưu ái đối với dân tộc xứ ấy như chúng tôi, nên ông thường làm phật lòng bà Blavatsky với những lời lẽ mà tôi cho rằng theo lập trường của giới cai trị Anh Ấn.

Một đêm nọ, ông ta kể chuyện về một việc lỗi lầm ngu ngốc của người giúp việc trong khi thắng yên ngựa, và thản nhiên nói rằng ông đã quất người ấy bằng roi vọt. Ngay tức khắc, dường như bị những roi vọt ấy quất vào mặt mình, bà Blavatsky chồm hẳn dậy, đứng ngay trước mặt người kia, và trong một tràng độc thoại kéo dài độ năm phút, bà cho y một trận sửa sai và quở trách nặng nề đến mức làm cho ông ta ngồi im không thốt ra được một lời nào. Bà lên án hành động của ông ta như một cử chỉ hèn mạt, và nhân dịp ấy bà ứng khẩu thốt ra một bài luận thuyết hùng hồn chỉ trích cách đối xử của giới cai trị Anh Ấn đối với các chủng tộc Đông phương.

Đó không phải là một trường hợp duy nhất cho thấy mối bất bình của bà đối với cách xử sự của người Tây phương. Bà vẫn luôn bày tỏ thái độ đó trong nhiều dịp khác nữa, và tôi đã từng thấy bà biểu lộ hào khí và cách nói năng bạo dạn y như vậy trong nhiều lần tiếp xúc với những viên chức cao cấp Anh Ấn ở Allahabad, Simla, Bombay, Madras, và ở các nơi khác.

Khi cuộc hành trình sang Ấn Độ của chúng tôi đã được quyết định, tôi bắt đầu thu xếp mọi công việc riêng vào mùa thu năm 1878. Việc trao đổi thư từ vẫn tiếp tục với các bạn đạo ở Bombay và Tích Lan (Śrỵ Lanka). Chúng tôi không công khai tuyên bố ý định xuất hành, nhưng các bạn bè thân hữu đã đến rất đông khi biết tin chúng tôi sắp ra đi. Những ghi chép của bà Blavatsky trong tập nhật ký của tôi khi tôi thường vắng mặt tại New York trong những tuần lễ cuối cùng cho thấy sự hối thúc của các chân sư mong muốn chúng tôi lên đường càng sớm càng hay.

Ngày 22 tháng 10, bà viết: “N. xuất ra và S. nhập vào (thể xác của bà) với mật lệnh của Quần tiên hội, dạy phải hoàn thành tất cả mọi việc vào đầu tháng 12.”

Câu ấy ngụ ý có sự thay đổi cá tính các nhân vật mượn xác bà Blavatsky, và các đoạn nhật ký với những lời ghi bằng tuồng chữ khác nhau cũng xác nhận việc ấy.

Một đoạn nhật ký tương tự ngày 14 tháng 11 nói rằng chúng tôi phải cố gắng tối đa để lên đường trước ngày 20 tháng 12 như kỳ hạn cuối cùng.

Ngày 22 tháng 11, những thượng lệnh khẩn cấp khác nữa cũng đến bằng một đường lối ấy, và chúng tôi được lệnh phải bắt đầu chuẩn bị đầy đủ hành lý.

Nhiều bạn đạo muốn tháp tùng chúng tôi sang Ấn Độ, và vài người cũng đã cố gắng sửa soạn chuyến đi, nhưng sau cùng chỉ có hai người là cô Bates, một cô giáo người Anh, và ông Wimbridge, một họa sư kiêm kiến trúc sư, cùng đi với chúng tôi. Kể từ đó, các thượng lệnh vẫn tiếp tục đến luôn không ngớt và hối thúc chúng tôi lên đường.

Những quan khách đến viếng thăm tới lui dồn dập, nhộn nhịp. Có những bài viết xuất hiện trên các báo nói về chuyến đi của chúng tôi và những bài trả lời của bà Blavatsky.

Ngày 13 tháng 12, tôi nhận được một bức thư viết tay của Tổng thống Hoa Kỳ[1]giới thiệu tôi cho tất cả các viên đại sứ và lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngoại; và một thẻ thông hành đặc biệt của Bộ Ngoại giao, giống như những thẻ thông hành cấp cho các nhà ngoại giao Mỹ, với sứ mạng tường trình cho chính phủ Mỹ về triển vọng và khả năng nới rộng những quyền lợi thương mãi của Hoa Kỳ ở châu Á.

Những văn kiện này về sau đã tỏ ra có tác dụng hữu ích ở Ấn Độ, khi bà Blavatsky và tôi bị nghi ngờ là gián điệp của Nga! Những chi tiết của diễn biến khôi hài này sẽ được tường thuật ở một chương sau.

Trong những ngày cuối cùng, tôi không nghỉ ngơi được chút nào, thường ngồi suốt đêm để viết thư, hoặc di chuyển thường xuyên đến các thành phố xa gần để thu xếp công việc, và ăn uống rất thất thường trong khi đi lại. Trong khi đó thì vẫn luôn vang dội những mật lệnh hối thúc chúng tôi phải lên đường trước ngày 17 tháng 12 là kỳ hạn chót.

Tuồng chữ của bà Blavatsky có vẻ nguệch ngoạc, và trong đoạn nhật ký đề ngày 15 tháng 12, tôi nhận thấy có hai lối viết khác nhau của tuồng chữ bà như đã nói trước đây, chứng tỏ rằng có hai vị chân sư đã mượn xác của bà trong đêm hôm đó.

Ngày 17 tháng 12 là ngày cuối cùng của chúng tôi trên đất Mỹ. Đoạn nhật ký của bà Blavatsky viết:

“Một ngày đáng ghi nhớ! Olcott trở về lúc bảy giờ tối với những vé tàu Canada và ngồi viết thư đến 11 giờ 30. Maynard mời Blavatsky dùng cơm tối tại nhà y. Bà về nhà lúc chín giờ. Đến gần mười hai giờ đêm, Olcott và Blavatsky rời khỏi nhà bước lên xe ngựa để ra bến tàu.”

(Hãy lưu ý là người viết luôn đề cập đến bà Blavatsky bằng đại từ ngôi thứ ba, như thể đây là một người khác viết về bà!)

Thế là chấm dứt giai đoạn đầu tiên của lịch sử Hội Thông thiên học, với cuộc khởi hành của hai nhà sáng lập rời khỏi Mỹ Quốc. Sau lưng chúng tôi là một dĩ vãng ba năm tranh đấu, với những chướng ngại đã vượt qua, những kế hoạch đã thực hiện được vài phần, những nỗ lực trước tác sách vở, những bạn bè bỏ cuộc nửa chừng, những kẻ thù nghịch phải đối phó, và trọng trách thiết đặt nền tảng rộng lớn cho một cơ cấu vĩ đại được xây dựng lên trải qua thời gian để qui tụ các quốc gia. Thành quả này, quả thật ban đầu chúng tôi không thể nào ngờ trước được. Bởi vì chúng tôi đã xây dựng được một công trình qui mô rực rỡ và tốt đẹp hơn nhiều so với dự tưởng, hay ít ra cũng phải nói là tốt đẹp hơn nhiều so với là sự tưởng tượng của riêng tôi.

Những gì thuộc về tương lai chúng tôi không thể tiên liệu trước. Ý nghĩ về sự phát triển kỳ diệu và lạ lùng của Hội Thông thiên học không hề thoáng qua ngay cả trong những ước mơ của chúng tôi.

Một bạn đạo của chúng tôi tuyên bố rằng Hội Thông thiên học đã chết một cách tự nhiên trước khi chúng tôi lên đường sang Ấn Độ. Sự thật là trong những năm đầu ở New York, Hội tương đối bất động và không có hoạt động gì đáng kể, nhưng lại bắt đầu hồi phục kể từ khi Trụ sở Hội được dời sang Ấn Độ.

Chiếc tàu “Canada” rời bến vào ngày 18 và phải đợi cho nước thủy triều lên cao mới ra khơi vào trưa ngày 19 tháng 12. Sau cùng, chiếc tàu đã vượt ra giữa đại dương màu xanh biếc, thẳng hướng về vùng “đất hứa” của chúng tôi.

Lòng tôi tràn đầy một niềm hứng khởi và triển vọng tương lai, đến nỗi tôi không còn muốn đứng trên boong tàu để ngắm nhìn cảnh tượng đất Mỹ lui dần rồi tan biến khỏi tầm mắt, mà liền đi xuống phòng “cabin” để tìm vị trí hải cảng Bombay trên tấm bản đồ Ấn Độ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 4950)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
25/09/2015(Xem: 3927)
Chùa Đá Vàng hay còn gọi là chùa Kyaiktiyo ở Myanmar khiến nhiều du khách lo lắng vì có vẻ sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào. Các tín đồ đổ về đây cầu nguyện và dâng lá vàng thật.
25/09/2015(Xem: 4327)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.
25/09/2015(Xem: 7617)
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
12/09/2015(Xem: 5224)
Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
31/08/2015(Xem: 5606)
Ngôi đại Già lam Phật địa “Niệm Phật tông Tam Bảo Sơn Vô Lượng Thọ Tự” tọa lạc tại 1136 Kamimikusa, Kato, Hyogo Prefecture 673-1472, Nhật Bản. Chùm ảnh một góc tuyệt đẹp của ngôi đại Già lam Niệm Phật tông Vô Lượng Thọ Tự, trân trọng kính mời quý đọc giả vòng quang thưởng lãm:
21/08/2015(Xem: 5815)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
09/08/2015(Xem: 3745)
Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ.Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó, tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.
31/07/2015(Xem: 20147)
Hành Hương Âu Châu - Dự Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Minh Tâm & Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc Khởi hành: 31/7/2015 Kết thúc: 19/08/2015 Tu Viện Quảng Đức & Công ty Du Lịch Triumph Tours (do Phật tử Tony Thạch làm giám đốc) sẽ tổ chức chuyến tham quan 10 quốc gia thuộc miền Tây Âu Châu, bao gồm: 1. Hà Lan; 2. Đức; 3. Ý; 4.Vatican; 5. Áo; 6. Thụy Sỹ; 7. Luxemburg; 8. Bỉ; 9. Anh; 10. Pháp. Mục đích chính của chuyến đi này là dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1948-2013) và Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, ngôi chùa VN lớn nhất ở Âu Châu hiện nay, cũng do HT Minh Tâm khai sơn & xây dựng trong 20 năm qua. Đây là một Phật sự quan trọng mà các chùa VN trên toàn thế giới sẽ cùng về tham dự và cầu nguyện. Nhân dịp này TV Quảng Đức sẽ hướng dẫn Phật tử đến tham dự và tham quan các quốc gia lân cận Pháp Quốc.
03/07/2015(Xem: 4627)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567